Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 34 - Trường tiểu học Đa Thiện

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 34 - Trường tiểu học Đa Thiện

I- Mục tiêu:

- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).

- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: tóc để trái đào, vườn ngự uyển

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 35 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 34 - Trường tiểu học Đa Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 02 tháng 5 năm 2011
Bài: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (tt) 
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết: 63
I- MỤC TIÊU: 
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).
- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thốt khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: tóc để trái đào, vườn ngự uyển 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Ổn định lớp, hát: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
3/ Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay, chúng ta đọc tiếp phần còn lại của câu chuyện Vương quốc vắng nụ cười
 Dạy bài mới
1/ Hướng dẫn luyện đọc :
 - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. 
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
+ Con người phi thường mà cả triều đình háo hức nhìn là ai vậy?
+ Thái độ của nhà vua như thế nào khi gặp cậu bé?
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười?
+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
+ Em hãy tìm nội dung chính của đoạn 1, 2 và 3?
- Ghi ý chính từng đoạn lên bảng
+ Phần cuối truyện cho ta biết điều gì?
- Ghi ý chính của bài lên bảng
3/ Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai: người dẫn chuyện, nhà vua, cậu bé. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc.
- Gọi HS đọc phân vai lần 2
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc
- Nhận xét , cho điểm từng HS
- 4 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
+ HS 1: Cả triều đình  trọng thưởng
+ HS 2: Cậu bé ấp úng  đứt dải rút ạ
+ HS 3: Triều đình  nguy cơ tàn lụi
- 1 HS đọc phần chú giải
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối 
- 2 HS đọc toàn bài
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
+ Đó chỉ là một cậu bé chừng mười tuổi, tóc để trái đào
+ Nhà vua ngọt ngào nói với cậu và nói sẽ trọng thưởng cho cậu
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở xung quanh cậu: nhà vua quên lau miệng, bên mép vẫn dính một hạt cơm. Quả táo cắn dở dang căng phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển. Cậu bé bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt dải rút.
+ Những chuyện ấy buồn cười vì vua ngồi trên ngai vàng mà quên không lau miệng, bên mép vẫn dính một hạt cơm. Quan coi vườn ngự uyển lại ăn vụng dấu quả táo cắn dở trong túi áo . Cậu bé đứng lom khom vì bị đứt dải rút quần
+ Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe
+ Đoạn 1, 2: tiếng cười có ở xung quanh ta
Đoạn 3: Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống u buồn
+ Phần cuối truyện nói lên tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi
- 2 HS nhắc lại ý chính
- Đọc và tìm giọng đọc
- 4 HS đọc bài trước lớp
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc 
- 3 HS thi đọc 
3
Nối tiếp:
- Gọi 5 HS đọc phân vai toàn truyện: người dẫn chuyện, nhà vua, vị đại thần, viên thị vệ, cậu bé
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Về nhà đọc bài kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài Con chim chiền chiện
- Nhận xét tiết học.
Bài: NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ
Môn: CHÍNH TẢ 
Tiết: 33
I- MỤC TIÊU: 
- Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Ổn định lớp, hát: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra HS đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt của tiết chính tả trước
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
3/ Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay các em nhớ viết hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác và làm các bài tập chính tả phân biệt tr/ ch
Dạy bài mới:
1/ Hướng dẫn viết chính tả:
* Trao đổi về nội dung bài văn
- Gọi HS đọc thuộc lòng hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề 
+ Qua hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, em biết được điều gì ở Bác Hồ?
+ Qua hai bài thơ , em học được ở Bác điều gì ?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả
* Nhớ - viết chính tả
* Thu vở và chấm bài
- GV nhận xét bài viết của HS.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 : 
- GV chọn cho HS làm phần a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu các nhóm làm việc. GV nhắc HS chỉ điền vào bảng các tiếng có nghĩa
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ vừa tìm được
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được và viết một số từ vào vở
a
am
an
ang
tr
trà, trả (lời), tra lúa, tra hỏi, thanh tra, trà mi, trà trộn, dối trá, trá hàng, trá hình, chim trả, màu xanh cánh trả, trả bài, trả bữa, trả giá, trả nghĩa, 
rừng tràm, quả trám, trám khe hở, xử trảm, trạm xá, 
tràn đầy, tràn lan, tràn ngập, 
trang vở, trang nam nhi, trang bị, trang điểm, trang hoàng, trang nghiêm, trang phục, trang sức, trang trí, trang trọng, tràng hạt, tràng kỉ, trảng cỏ, trai tráng, bánh tráng, tráng kiện, tráng miệng, tráng phim, trạng nguyên, trạng ngữ, trạng sư, trạng thái
ch
cha mẹ, cha xứ, chà đạp, chà xát, chả giò, chả là, chả lẽ, chả trách, chung chạ,
áo chàm, bệnh chàm, chạm cốc, chạm nọc, chạm trán, chạm trổ,
chan canh, chan hòa, chán, chán chê, chán nản, chán ghét, chán ngán, chạn bát,
chàng trai
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Thế nào là từ láy?
+ Các từ láy ở bài tập yêu cầu thuộc kiểu từ láy nào?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
- Yêu cầu HS dán phiếu lên bảng, đọc và bổ sung các từ láy. GV ghi nhanh lên bảng
- Nhận xét các từ đúng.
- 3 HS lên bảng, 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ ngữ: khôi hài, dí dỏm, hóm hỉnh, công chúng, suốt buổi, nói chuyện, nổi tiếng
- Lắng nghe.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng từng bài thơ. Cả lớp đọc thầm theo
+ Qua hai bài thơ, em thấy Bác là người sống rất giản dị, luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống cho dù gặp bất kì hoàn cảnh khó khăn nào
+ Qua hai bài thơ, em học được ở Bác tinh thần lạc quan, không nản chí trước mọi hoàn cảnh khó khăn, vất vả
- HS đọc và viết các từ: không rượu, hững hờ, trăng soi, cửa sổ, đường non, xách bương 
- HS viết bài
- 1 em đọc yêu cầu của bài trước lớp, cảø lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm 4, trao đổi, thảo luận, tìm từ
- Dán phiếu, đọc các từ vừa tìm được. Các nhóm khác bổ sung
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp viết một số từ vào vở
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
+ Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau
+ Từ láy bài tập yêu cầu thuộc kiểu phối hợp những tiếng có âm đầu giống nhau
- HS làm bài theo nhóm 4, trao đổi, thảo luận viết các từ láy vừa tìm được vào giấy
- HS dán phiếu, đọc, bổ sung.
- HS đọc và viết vào vở
3
Nối tiếp:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
Bài: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH
PHÂN SỐ (tt)
Môn: TOÁN 
Tiết: 161
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh ôn tập về: 
- Thực hiện được nhân, chia phân số.
 - Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Ổn định lớp, hát: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 5/168.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3/ Giới thiệu bài mới: 
- Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về phép nhân, phép chia phân số.
Dạy bài mới
1/ Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân, phép chia phân số. Nhắc các em khi thực hiện phép tính nhân kết quả phải được rút gọn đến phân số tối giản.
- Nhận xét chữa bài cho điểm HS.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
a. b. c. 
- Yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- Chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm phần a.
- GV hướng dẫn phần b.
+ Muốn biết bạn An cắt tờ giấy thành bao nhiêu ô vuông em có thể làm như thế nào?
GV minh hoạ hình vẽ:
Cạnh tờ giấy gấp cạnh ô vuông số lần:
(lần)
Vậy tờ giấy được chia như sau:
- Yêu cầu HS chọn một trong các cách vừa tìm được để trình bày vào vở.
- GV gọi HS đọc tiếp phần c của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm phần c.
- Chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe giới thiệu bài.
- HS t ... u HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc bảng thống kê một số hoạt động của bạn Hà.
- GV lần lượt nêu từng câu hỏi cho HS trả lời trước lớp.
+ Hà ăn sáng trong bao nhiêu phút?
+ Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, GV dùng mặt đồng hồ để quay kim cho HS kể về các hoạt động của Hà, hoặc của em. Vừa kể vừa quay kim đồng hồ.
Bài 5:
- Yêu cầu HS đổi các đơn vị đo thời gian trong bài thành phút rồi so sánh.
- GV kiểm tra vở của một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
2kg 7hg = 2700g ; 60kg 7g > 6007g
5kg 3g < 5035g ; 12500g = 12kg 500g
- Nghe giới thiệu bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi.
- Một số HS nêu cách làm của mình trước lớp, cả lớp cùng tham gia ý kiến nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS theo dõi chữa bài của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời theo yêu cầu của GV.
+ Thời gian Hà ăn sáng là:
7 giờ - 6 giờ 30 phút = 30 phút
+ Thời gian Hà ở trường buổi sáng là:
11 giờ 30 phút – 7giờ 30 phút = 4 giờ
- HS làm bài.
600 giây = 10 phút
1/4 giờ = 15 phút
3/10 giờ = 18 phút
Ta có 10 < 15 < 18 < 20
Vậy 20 phút là khoảng thời gian dài nhất trong các khoảng thời gian đã cho.
3
NỐI TIẾP:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức vừa được ôn tập.
- Về nhà làm bài tập 3/172.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập về đại lượng (tiếp theo).
- Nhận xét tiết học.
Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết: 33
I- MỤC TIÊU: 
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nĩi về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.	- Lời kể chân thật, sinh động, giàu hình ảnh, sáng tạo.
	- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - HS chuẩn bị những câu chuyện viết về những người có tính lạc quan, luôn yêu đời, có khiếu hài hước trong mọi hoàn cảnh
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Ổn định lớp, hát:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau kể chuyện Khát vọng sống
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của truyện
- Nhận xét, cho điểm HS
3/ Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, tinh thần lạc quan, yêu đời giúp chúng ta ý chí kiên trì nhẫn nại, biết vươn lên, hy vọng ở tương lai. Các em đã từng đọc trong truyện, sách báo về những người có tinh thần lạc quan, yêu đời đã chiến thắng số phận, hoàn cảnh. Trong giờ kể chuyện hôm nay, các em cùng kể cho cô và các bạn nghe về những câu chuyện đó.
Dạy bài mới:
1/ Hướng dẫn kể chuyện 
* Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: được nghe, được đọc, về tinh thần lạc quan, yêu đời 
- Gọi HS đọc phần gợi ý
- GV gợi ý: Trong SGK đã nêu những truyện: Bác Hồ trong bài thơ Ngắm trăng, hay Giôn trong truyện Khát vọng sống, hay những người yêu văn nghệ, thể thao. Trong thực tế còn rất nhiều câu chuyện về những con người thật hay những tấm gương từ xưa và nay để nói về tinh thần lạc quan. Các em hãy kể những chuyện mà mình biết về một nhân vật nào đó. Những câu chuyện ngoài SGK luôn được hoan nghênh và cộng thêm điểm.
- GV yêu cầu: Em hãy giới thiệu về câu chuyện hay nhân vật mình định kể cho các bạn cùng biết
* Kể trong nhóm
 - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. Cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
- Gợi ý: 
+ Cần phải thấy được ý nghĩa truyện, ý nghĩa hành động của nhân vật
+ Kết truyện theo lối mở rộng
* Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể 
- GV khuyến khích HS lắng nghe
- Cho điểm HS kể tốt
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu
- 1 HS đứng tại chỗ trả lời
+ Tổ trưởng các tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên
+ Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK
- Lắng nghe
- 4 HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý trong SGK
- Lắng nghe
- 5 HS tiếp nối nhau giới thiệu truyện
+ Em xin kể câu chuyện về vua hề Sác-lô. Lên 5 ông đã lên sân khấu, mang niềm vui đến cho mọi người.
+ Em xin kể câu chuyện Hai bàn tay chiến sĩ
+ Em xin kể câu chuyện Trạng Quỳnh
- 4 HS cùng hoạt động trong nhóm, khi 1 HS kể chuyện, các em khác lắng nghe nhận xét, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện bạn kể
- 5 HS thi kể 
- Hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa, hành động của nhân vật, ý nghĩa truyện
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất
3
NỐI TIẾP:
- Dăïn học sinh về nhà kể lại truyện đã nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS
Bài: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết: 66
I- MỤC TIÊU: 
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền (Bt1).
- Bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi (BT2).
	- Hiểu các yêu cầu, nội dung trong thư chuyển tiền
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Mẫu thư chuyển tiền đủ dùng cho từng HS 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
1/ Ổn định lớp, hát:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài viết của HS tiết trước
3/ Giới thiệu bài: 
- Ở tuần 30 các em đã làm quen với loại giấy tờ in sẵn nào?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu nội dung, điền đúng nội dung vào thư chuyển tiền
Dạy bài mới:
- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Treo tờ thư chuyển tiền và hướng dẫn HS cách điền
- Hoàn cảnh viết thư chuyển tiền là em và mẹ em ra bưu điện gởi tiền về quê biếu bà. Như vậy người gửi là ai? Người nhận là ai?
- Các chữ viết tắt: SVĐ, TBT, ĐBT ở mặt trước, cột phải, phía trên thư chuyển tiền là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện. Các em lưu ý không ghi vào mục đó
- Hướng dẫn HS ghi đầy đủ những nội dung vào mặt trước mẫu thư:
+ Ngày gửi thư, sau đó là tháng, năm
+ Họ tên, địa chỉ người gửi tiền (họ tên của mẹ em)
+ Số tiền gửi (viết toàn chữ, không viết số)
+ Họ tên người nhận (là bà em). Phần này viết 2 lần, vào cả bên phải và bên trái trang giấy
+ Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa
+ Những mục còn lại nhân viên Bưu điện sẽ điền
+ Mặt sau mẫu thư em phải ghi đầy đủ các nội dung sau: Em thay mẹ viết thư cho người nhận tiền (bà em) – viết vào phần dành riêng để viết thư . Sau đó đưa mẹ kí tên
Tất cả những mục khác, nhân viên Bưu điện và bà em, người làm chứng (khi nào nhận tiền) sẽ viết
Lưu ý: Mục viết thư: các em viết ngắn gọn, có thể là lời động viên bà, nhắc bà nhớ giữ gìn sức khỏe, tình cảm của mình với bà hoặc hẹn ngày về thăm bà
- Nhận xét bài làm của HS
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS viết mặt sau thư chuyển tiền: Mặt sau thư chuyển tiền dành cho người nhận tiền.
- GV nhận xét
- Giấy khai báo tạm trú tạm vắng
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
- Quan sát, lắng nghe
+ Người gửi là em và mẹ em, người nhận là bà em
- HS tìm hiểu nghĩa một số từ:
+ Nhật ấn: dấu ấn trong ngày của bưu điện
+ Căn cước: chứng minh thư nhân dân
+ Người làm chứng: người chứng nhận việc đã nhận đủ tiền
- HS theo dõi
- 1 HS khá đọc nội dung em điền vào mẫu thư chuyển tiền cho cả lớp nghe
- HS tự làm bài
- 5 HS đọc thư chuyển tiền của mình
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
- HS làm bài:
+ Số chứng minh thư của mình 
+ Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình
+ Kiểm tra lại số tiền được lĩnh xem có đúng với số tiền ghi ở mặt trước thư chuyển tiền không
+ Kí nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, tháng, năm nào, tại địa chỉ nào
- HS đọc bài làm của mình
3
NỐI TIẾP:
- Dặn HS về nhà ghi nhớ cách điền vào Thư chuyển tiền và chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
Bài: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
Tiết 1
Môn: KỸ THUẬT
Tiết: 33
I Mục tiêu
 - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mơ hình tự chọn.
 - Lắp ghép được một mơ hình tự chọn. Mơ hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
 -Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II Đồ dùng dạy- học
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật .
III Hoạt động dạy- học
HĐ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
2
3
1.Ổn định lớp, hát:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn.
Dạy bài mới:
 a)Hướng dẫn cách làm:
Hoạt đông 1: HS chọn mô hình lắp ghép
 - GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết 
 - GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.
 - Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp.
 Nối tiếp:
- Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập cũng như kĩ năng, sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
-13	HS đ 
- HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- HS chọn các chi tiết.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L4 TUAN 33cktkn kns bvmt.doc