Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học đến tuần 3

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học đến tuần 3

(T1) Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

-Đọc rành mạch, trôi chảy.Bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

-Phát hiện được những lời nói,cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn;bước đấu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.(trả lời được các câu hỏi(CH)trong SGK).

-Biết bênh vực những người yếu thế .

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ trong SGK.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 76 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học đến tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO GIẢNG
TUẦN:1
Từ ngày 24/ 08 /2009 đến ngày 28/08 /2009
Thứ
ngày
Tiết
TT
Tiết
PPCT
Môn
Tên bài dạy
Hai
24/08
01
02
03
04
05
01
01
01
01
01
SHTT
Tập đọc
Khoa học
Toán 
Đạo đức
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
Con người cần gì để sống ?
Ôn tập các số đén 100 000
Trung thực trong học tập (T1)
Ba
25
01
02
03
04
05
01
01
01
02
01
Lịch sử - Đlý
LT&C
Chính tả
Toán
Mĩ thuật
Môn Lịch sử và Địa lý
Cấu tạo của tiếng
(ngh-v) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
Ôn tập các số đén 100 000
Vẽ trang trí : Màu sắc và cách pha màu 
Tư
26
01
02
03
04
05
01
02
01
03
01
Thể dục
Tập đọc
TLV
Toán
Âm nhạc
Giơiù thiệu chương trình-TC “ Chuyền bóng tiếp sức”
Mẹ ốm 
Thế nào là kể chuyện ?
Ôn tập các số đén 100 000
Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạcđã học ở lớp 3
Năm
27
01
02
03
04
05
02
04
01
01
02
Thể dục
Toán
L sử-Địa lý
Kỹ thuật 
LT & câu
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng ghiêm,
Biểu thức có chứa một chữ 
Làm quen với bản đồ 
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu thêu .
Luyện tập về cấu tạo của tiếng 
Sáu
28
01
02
03
04
05
02
05
02
01
01
Khoa học
Toán
TLV
Kể chuyện
SHL
Trao đổi chất ở người 
Luyện tập
Nhân vật trong truyện
Sự tích Hồ Ba Bể 
Thứ 2 ngày 24 tháng 08 năm 2009
(T1) Tập đọc 
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
-Đọc rành mạch, trôi chảy.Bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.
-Phát hiện được những lời nói,cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn;bước đấu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.(trả lời được các câu hỏi(CH)trong SGK).
-Biết bênh vực những người yếu thế .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
1. Ổn định lớp : 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. 
b. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài 
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài 
+Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện ) 
+Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng Nhà Trò) 
+Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (lời Nhà Trò ) 
+Đoạn 4: Phần còn lại (lời Nhà Trò )
-Kết hợp giải nghĩa từ: ngắn chùn chùn (rất ngắn, trông khó coi ), cô đơn (một mình lặng lẽ.) 
-GV nhận xét, hướng dẫn sửa lỗi cho HS (phát âm, giọng đọc, ngắt nghỉ hơi.)
- GV đọc diễn cảm bài văn 
c. Tìm hiểu bài
-HS đọc thầm đoạn 1 và cho biết Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
-HS đọc thầm đoạn 2 và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
-HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp như thế nào?
-HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Những cử chỉ và lời nói nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
-HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
- 1 HS đọc toàn bài – Lớp tìm NDC của bài 
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.(Đọc chậm đoạn tả hình dáng, lời kể Nhà
Trò với giọng đáng thương, giọng Dế Mèn giọng mạnh mẽ)
- GV đọc mẫu
-Từng cặp HS luyện đọc (Nhìn bảng phụ)
-Một vài HS thi đọc diễn cảm (GV theo dõi, uốn nắn, sửa chữa.)
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nêu tên bài , NDC của bài ?
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
-Nhận xét tiết học.Chuẩn bị đọc tiếp theo của câu chuyện sẽ được học trong tuần 2.
- Lớp đọc thầm
-Học sinh đọc 2-3 lượt.
-Học sinh đọc.
-Lớp theo dõi
(Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu bên tảng đá cuội.)
(Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.)
(Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường đe bắt chị ăn thịt)
(Lời nói của Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm.
Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: Phản ứng mạnh mẽ xoè cả hai càng ra; hành động bảo vệ che chở : dắt Nhà Trò đi.)
(Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn thích hình ảnh này vì Nhà Trò là một cô gái đáng thương yếu đuối)
- HS theo dõi 
- HS luyện đọc
Học sinh đọc 
(T1)KHOA HỌC 
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG 
I- MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết:
-Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
-Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên cần thiết cho con người .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình 4, 5 SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Bài mới:
- Giới thiệu: “Con người cần gì để sống”
HĐ1:Động não (nhằm giúp hs liệt kê tất cả những gì hs cho là cần có cho cuộc sống của mình) 
-Hãy kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống?
-Ghi những ý kiến của hs lên bảng.
-Rút ra kết luận:Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là:
+Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại..
+Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội: tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí
HĐ2:Làm việc với phiếu học tập và SGK (nhằm giúp hs phân biệt những yếu tố mà chỉ có con người mới cần với những yếu tố con người và vật khác cũng cần) 
-Phát phiếu học tập(Kèm theo) cho hs, hướng dẫn hs làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
-Hướng dẫn hs chữa bài tập.
-Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
-Cho hs thảo luận cả lớp:
+Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sộng của mình?
+Hơn hẳn những sinh vật khác cuộc sống con người cần những gì?
2. Củng cố – Dặn dò :
- Nêu tên bài học ? Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sộng của mình?
- Cần có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu sống của con người .
- Về học bài, chuẩn bị bài sau Trao đổi chất ở người .
- HS nhắc lại tên bài 
-Kể ra(nhiều hs)
-Tổng hợp những ý kiến đã nêu
-Bổ sung những gì còn thiếu và nhắc lại kết luận.
- HS làm việc theo nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc với phiếu học tập, hs bổ sung sửa chữa.
-Thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Con người cũng như các sinh vật khác đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình.
-Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người còn cần nhà ở, quần áo, phương tiện đi lại và những tiện nghi khác. Ngoài nững yêu cầu về vật chất, con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội.
(T1)TOÁN 
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 
I . MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về:
- Đọc,viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số .
- Ham mê học toán .
II .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Bài mới :
- Giới thiệu:Ôn tập các số đến 100 000
HĐ1: Ôn lại cách đọc số, viết số & các hàng
-GV viết số: 83 251
-Yêu cầu HS đọc số này
-Nêu rõ chữ số các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm)
-Muốn đọc số ta phải đọc từ đâu sang đâu?
-Tương tự như trên với số: 83001, 80201, 80001
-Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau?
-Yêu cầu HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn (GV viết bảng các số mà HS nêu)
-Tròn chục có mấy chữ số 0 tận cùng?
 -Tròn trăm có mấy chữ số 0 tận cùng?
-Tròn nghìn có mấy chữ số 0 tận cùng?
HĐ 2: Thực hành
Bài tập 1:HS xác định yêu cầu 
-GV cho HS nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong tia số 9 đếm thêm 100 000
- 1 HS lên bảng viết 
Bài tập 2:HS xác định yêu cầu
Cho HS lên bảng điền, lớp làm vào vở 
- Nhận xét 
Bài tập 3:HS xác định yêu cầu 
- GV thực hiện mẫu : 8723= 8000+700+20+3
- Cho HS làm bài vào vở , lên bảng viết 
Yêu cầu HS phân tích cách làm & nêu cách làm.
- Nhận xét , chữa bài 
2.Củng cố – dặn dò :
- Nêu các hàng của số có 4 chữ số ?
-Nêu ví dụ số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn
Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100 000 (tt)
- HS đọc : Tám mươi ba nghìn hai trăm năm mươi mốt
HS nêu : 1 đơn vị, 5 chục, 2 trăm 
-Đọc từ trái sang phải
-Quan hệ giữa hai hàng liền kề nhau là:
+ 10 đơn vị = 1 chục
+ 10 chục = 1 trăm
.
HS nêu ví dụ
-Có 1 chữ số 0 ở tận cùng
-Có 2 chữ số 0 ở tận cùng
-Có 3 chữ số 0 ở tận cùng
a. Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số
 0 100 000 200 000 300 000 
b.Viết số thích hợp vào chỗ chấm :36000; 37000; 38000; 39000; 40000; 41000 
HS nhận xét:
2. Viết theo mẫu :
Viết số
Chục
nghìn
nghìn
Trăm
chục
Đơn vị
Đọc số
42571
4
2
5
7
1
Bốn mươi 
63850
6
3
8
5
0
Sáu mươi
91907
16212
8105
Tám nghìn
40008
4
0
0
0
8
Bốn mươi 
- HS đọc đề – làm bài 
a. Viết mỗi số sau đây thành tổng ( theo mẫu )
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2 ; 7006 = 7000 + 6
b. Viết theo mẫu 
7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
6000 + ... ếu sắt gây thiếu máu.
+Thiếu can-xi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây loãng xương ở người lớn.
+Thiếu I-ốt sinh ra bướu cổ.
*Chất xơ và nước:
-Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ?
-Hàng ngày chúng ta cần uống bao nhiêu nước ? tại sao cần uống đủ nước?
* Kết luận: Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá giúp việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải các chất cặn bã ra ngoài.
-Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hằng ngày chúng ta cận uống đủ nước.
3. Củng cố: Dặn dò:
- Nêu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ ?
-Cần ăn thức ăn có đủ chất để đảm bảo cơ thể phát triển bình thường – Về học bài, chuẩn bị bài sau : 
- 2 HS trả lời 
- HS nhác lại tên bài .
-Các nhóm thi đua điền vào bảng và trình bày sản phẩm.
-Kể tên và nêu vai trò.
-Nêu tên chất khoáng.
(T15) Toán
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I - MỤC TIÊU : Giúp HS:
-Biết sử dụng mười chữ sốđể viết số trong hệ thập phân.
-Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Ham mê học toán .
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KT bài cũ: Viết các số liền trước vào ô trống 
12
100
1000
1002
-GV nhận xét
2. Bài mới: 
- Giới thiệu: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân . 
- Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân
+GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 10 đơn vị = . Chục
 10 chục = .. trăm
 .. trăm = .. 1 nghìn
-Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?)’
-GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó.
Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân
-Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi?
-Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó)
-GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên
-Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng
-GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại)
-Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số?
*GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
 Thực hành
Bài tập 1:Viết theo mẫu 
-GV nêu mẫu , HS lên bảng thực hiện
Bài tập 2:HS xác định yêu cầu 
- Cho HS làm theo mẫu. 
Bài tập 3: HS xác định yêu cầu 
-Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng
3..Củng cố - Dặn dò: 
- Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
-Phụ thuộc vào đâu để xác định giá trị của mỗi số?
-Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên
- 4 HS lên bảng làm bài 
- HS nhắc lại tên bài .
HS làm bài tập
-Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
Vài HS nhắc lại
10 chữ số
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
-HS nêu ví dụ
-Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại.
-Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS nêu yêu cầu BT
Đọc số 
Viết số 
Số gồm có 
Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai
8 0712
8chục nghìn,7 trăm,1 chục, 2 đơn vị
Năm nghìn tám trăm sau mươi tư 
5 864
5 nghìn, 8trăm, 6chục, 2 đơn vị
Hai nghìn không trăm hai mươi 
2 020
2 nghìn, 2 chục
Năm mười lăm nghìn năm trăm 
55 500
5mươi nghìn, 5 nghìn, 5 trăm .
Chín triệu không trăm nghìn năm trăm linh chín
9 000 509
9 triệu, 5 trăm, 9 chín đơn vị 
- HS làm vào vở , 4 HS lên bảng làm 
387 = 300 + 80 + 7 ; 873 = 800 + 70 + 3
4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8 
10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7
- 2 HS lên bảng làm bài .
Số
45
57
561
Giá trị của chữ số 5
 5
50
500
(T6) Tập làm văn
VIẾT THƯ .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
-Học sinh nắm chắc hơn ( so với lớp 3 ) mục đích của việc viết thư ,nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhớ).
-Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi , trao đổi thông tin với bạn (mục III).
- Biết vận dụng vào thực tế .
II.CHUẨN BỊ:
-1 phong bì, tem.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
1.KT bài cũ: 
-Lời nói, ý nghĩ của nghân vật nói lên điều gì ? 
- Có mấy cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật ? 
-GV nhận xét
2. Bài mới: 
- Giới thiệu: Viết thư 
* Nhận xét 
- Cho HS đọc đề bài( Dựa vào bài tập đọc Thư thăm bạn , trả lời các câu hỏi sau :
-Người ta viết thư để làm gì ? 
- Một bức thư cần có những nội dung gì ?
-Một bức thư thường có phần mở đầu và kết thúc như thế nào ?
- HS đọc ghi nhớ SGK 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Luyện tập 
- HS xác định yêu cầu : Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kẻ cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay .
- Phân tích yêu cầu đề bài.
- Cho HS thực hành viết thư.
- GV gợi ý :
- Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì.
- Cuối cùng HS nộp thư đã được đặt vào trong phong bì của GV.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Một bức thư thường gồm có những phần nào ?
- Về tập viêt thư. Chuẩn bị: luyện tập phát triển câu chuyện
2 HS trả lời 
- HS nhắc lại tên bài 
- HS đọc yêu cầu. 
+ HS trả lời câu hỏi :
-Để thăm hỏi, thông báo tình hình, nêu ý kiên hoặc bày tỏ ý kiến .
- Đầu thư, phần chính thư, cuối thư .
- Phần mở đầu : Địa điểm, thời gian viết thư , lời thưa gửi 
Phàn cuối thư : Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn, chữ ký và tên, họ .
+ Nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư.
(ghi nhớ viết thư)
- HS đọc đề bài :
+ Viết thư cho người thân ở xa.
- Xác định người nhận thư.
- Tin cần báo.
- Thực hành viết thư.
Phần đầu thư:
- Nêu địa điểm và thời gian viết thư.
- Chào hỏi người nhận thư.
Phần chính: 
Nêu mục đích lí do viết thư: 
- Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin nầy là một câu chuyện em có thể viết nó dưới dạng kể chuyện.
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư.
Phần cuối thư:
- Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào.
- Ghi tên người gởi phía trên thư.
- Tên người nhận phía dưới giữa thư.
- Dán tem bên phải phía trên.
(T3) Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc có nhân vật , có ý nghĩa , nói về lòng nhân hạu (Theo gợi ý ở SGK).
-Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
-HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KT bài cũ : HS kể lại chuyện Nàng tiên Ốc 
2. Bài mới :
- Giới thiệu :Kể chuyện đã nghe, đã đọc .
* Hướng dẫn hs hiểu đề bài
-Yêu cầu hs đọc lại đề và gạch dưới những từ quan trọng của đề.
-Yêu cầu hs đọc bốn gợi ý của bài
-Yêu cầu hs làm theo gợi ý, hs nên kể các câu chuyện ngoài dựa trên hiểu biết về biể hiện của lòng nhân hậu, hs cũng có thể kể các truyện trong sách. Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện của mình.
-Dán bảng dàn bài một câu chuyện và nhắc nhở hs khi kể cần:
+Giới thiệu câu chuyện.
+Kể phải có đầu có đuôi, có diễn biến ,có kết thúc.
-Với những chuyện dài hs chỉ cần kể vài đoạn.
*Hs thực hành kể chuyện,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho đại diện các nhóm lên thi kể.
-Các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm lên kể.
-Tổ chức cho hs bình chọn theo các tiêu chí GV nêu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện mà em vừa kể nói lên điều gì ?
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.Chuẩn bị bài sau Kể chuyện Một nhà thơ chân chính 
- 2 HS kể chuyện
- HS nhắc lại tên bài .
-Đọc và gạch dưới những từ quan trọng : Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.
-HS đọc:
+Nêu một số biểu hiện của lòng nhân hậu.
+Tìm truyện về lòng nhân hậu ở đâu?
+Kể chuyện-trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Giới thiệu về câu chuyện mình sắp kể.
-HS kể chuyện theo cặp.
-Binh chọn hs kể hay, kể truyền cảm, hấp dẫn
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
1/ ĐÁNH GIÁ TÌNH HINH:
HS đến lớp đầy đủ , thưc hiện đúng giờ giấc.
Còn một số em chưa có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập .
Thực hiện vệ sinh trường lớp , vệ sinh cá nhân tốt.
Còn nhiều hs đọc , viết yếu .
2/ PHƯƠNG HƯỚNG:
Duy trì sĩ số lớp.
Thực hiện đúng giờ giấc .
Phụ đạo hs đọc , viết yếu .
HD hs thực hiện an toàn giao thông đường thuỷ , đường bộ .
3/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Tận dụng thời gian đầu giờ, giữa giờ, cuối buổi rèn cho HS độc, viết, làm toán 
Gập gỡ gia định HS nhắc nhỡ việc học tập của các em 

Tài liệu đính kèm:

  • docL4 TUAN 1-2-3.doc