Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần học số 29

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần học số 29

I. MỤC TIÊU:

 - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.

 - Giải được bài toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó".

 - Yêu thích học toán.

II. CHUẨN BỊ

 1. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Phiếu BT

 - HS: bảng con

 2. Phương pháp dạy học: Quan sát, Thảo luận, đàm thoại,

 Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

 

doc 31 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần học số 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29. Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013.
 Tiết 2: Toán
 Đ 141: Luyện tập chung.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó".
i. Mục tiêu:
 - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
	- Giải được bài toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó".
 - Yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phiếu BT
 - HS: bảng con
 2. Phương pháp dạy học: Quan sát, Thảo luận, đàm thoại,
 Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi...
 III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ 1. Khởi động.
- Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó? Nêu ví dụ và giải?
- 1 số học sinh nêu, lớp cùng giải ví dụ, nx, bổ sung.
- Gv nx chữa bài, ghi điểm.
*HĐ 2. Luyện Tập
Bài 1.a.b
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài bảng con:
- Gv nx chốt bài đúng.
- Cả lớp làm, một số Hs lên bảng làm bài, lớp nx chữa bài.
- Chú ý : Tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số.
a.
( Bài còn lại làm tương tự).
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài toán.
- Tổ chức Hs trao đổi tìm các bước giải bài toán:
Các bước giải bài toán: Xác định tỉ số; vẽ sơ đồ; tìm tổng số phần bằng nhau; tìm mỗi số.
- Làm bài vào nháp:
Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài bạn.
- Gv cùng Hs nx, chữa bài.
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài. 
Bài giải
Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai.
Ta có sơ đồ:
Số thứ nhất:
Số thứ hai:
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là:
1080 : 8 = 135
Số thứ hai là:
1080 - 135 = 945
Đáp số : Số thứ nhất: 135
 Số thứ hai : 945.
Bài 4. Làm tương tự bài 3.
-Lớp làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng chữa .
- Gv thu chấm một số bài.
Gv cùng Hs nx, chữa bài.
*HĐ 3. Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học, BTVN bài 5/149.
Bài giải
Ta có sơ đồ:
 Chiều rộng:
Chiều dài:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
125 : 5 x2 = 50(m).
Chiều dài hình chữ nhật là:
125 - 50 = 75 (m)
Đáp số: Chiều rộng : 50m
 Chiều dài: 75 m
	--------------------------------------------------------------------
 Tiết 4: Tập đọc
 Đ57: Đường đi Sa Pa.
A. Mục tiêu.
	- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
	- Hiểu ND,ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.TL được các CH, thuộc hai đoạn cuối bài.
B. Đồ dùng dạy học.
GV:- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. 
HS: sgk
C. Các hoạt động dạy học.
HĐ của GV
HĐ của HS
ổn định tổ chức: 
II. KTBC:
III. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm : Khám phá Thế giới và giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- Hát
- 1 Hs đọc.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn: Đ1: Đầu ... liễu rủ.
 Đ2: Tiếp ...sương núi tím nhạt.
 Đ3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 lần
- 3 Hs đọc / 1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp sửa phát âm.
- 3 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa.
- 3 HS khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Đọc cả bài:
- 1 Hs đọc.
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
- Hs đọc câu hỏi 1.
- Đọc thầm đoạn 1: trả lời:
- Nói điều các em hình dung khi đọc đoạn 1?
- Du khách đi trong những đám mây trăng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xoá tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm...
- ý đoạn 1?
- ý 1: Phong cảnh đường đi SaPa.
- Đọc thầm đoạn 2 nói điều em hình dung được về 1 thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa?
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng heo; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
- ý đoạn 2?
- ý 2: Phong cảnh 1 thị trấn trên đường đi SaPa.
- Đọc lướt đoạn còn lại và miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp SaPa?
- Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu....
- ý đoạn 3?
- ý 3: Cảnh đẹp SaPa.
- CH2: Nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế bằng lời của tác giả?
- Nhiều Hs tiếp nối nhau trả lời: 
VD: + Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ôtô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
+ Những bông hoa chuối rực lên như ...
+ Nắng phố huyện vàng heo.
+ Sương núi tím nhạt....
- Vì sao tác giả gọi SaPa là "món quà tặng diệu kì của thiên nhiên"?
- Vì phong cảnh SaPa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa ở SaPa rất lạ lùng, hiếm có.
- Tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với SaPa ntn?
- Ca ngợi SaPa là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước.
- Nêu ý chính bài?
- ý chính: MĐ, YC.
c. Đọc diễn cảm và HTL.
- Đọc nối tiếp cả bài:
- 3 HS đọc.
- Tìm cách đọc bài:
- Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, âm âm, rực lên, lướt thướt, vàng heo, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng kì diệu...
- Luyện đọc diễm cảm Đ1:
- Luyện đọc theo cặp.
- Gv đọc mẫu.
- Hs nêu cách đọc đoạn và luyện đọc.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm thi đọc.
- Gv cùng Hs nx, bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt, ghi điểm.
- Học thuộc lòng từ : Hôm sau ... đi hết"
- Nhẩm học thuộc lòng.
- Thi HTL:
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng.
Gv cùng Hs nx, ghi điểm Hs đọc tốt.
IV. Củng cố, dặn dò.
* Qua bài văn cho em biết điều gì?
- Nx tiết học, vn đọc lại bài. Chuẩn bị bài 58.
	---------------------------------------------------------------------------	
 Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2013
 Tiết 1: Toán
 Đ143: Luyện tập
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS
- Giải được bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
i. Mục tiêu:
- Giải được bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Vận dụng thành thạo.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phiếu BT
 - HS: bảng con
 2. Phương pháp dạy học: Quan sát, Thảo luận, đàm thoại,
 Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi...
 III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ 1. Khởi động.
- Nêu cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
*HĐ 2. Luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc bài toán.
- Phân tích và nêu cách giải bài:
- Vẽ sơ đồ, tìm hiệu số phần bằng nhau; tìm số bé, tìm số lớn.
- Vẽ sơ đồ bài:
Ta có sơ đồ:
Số bé:
Số lớn:
- Giải bài toán dựa vào sơ đồ?
- Gv chốt lại cách giải bài toán.
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 
8 - 3 = 5 ( phần)
Số bé là:
85 : 5 x 3 = 51
Số lớn là: 
85 + 51 = 136
Đáp số: Số bé: 51; Số lớn: 136.
Bài 2: Làm tương tự.
*HĐ 3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, Vn làm bài tập Tiết 143 VBT
- Hs trao đổi cách giải bài, tự làm bài vào nháp, lên bảng chữa bài.
Đáp số: Đèn màu: 625 bóng; 
 Đèn trắng: 375 bóng.
 ---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Luyện từ và câu
 Đ 57: Mở rộng vốn từ: Du lịch - thám hiểm.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS
- Biết một số nơi du lịch
- Hiểu các từ ngữ du lịch thám hiểm
i. Mục tiêu.
	- Hiểu các từ ngữ du lịch thám hiểm (BT1,2) bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho đúng với lời giải câu đố BT4.
	- Vận dụng được vào BT
 - Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phiếu BT
 - HS: bảng con
 2. Phương pháp dạy học: Quan sát, Thảo luận, đàm thoại,
 Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi...
 III. Các hoạt động dạy học:
2. Bài tập.
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ 1. Khởi động.
*HĐ 2. Luyện tập.
Bài 1. Tổ chức Hs làm bài miệng.
- Hs đọc yêu cầu bài. Lớp suy nghĩ và trả lời, cùng trao đổi nx, bổ sung.
- Gv nx chung chốt ý đúng:
- b. Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
Bài 2. Làm tương tự bài 1.
- ý đúng: c, Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
Bài 3. Tổ chức Hs trao đổi nêu miệng cả lớp:
- Gv cùng Hs nx, chốt ý đúng.
- Nhiều Hs trả lời, lớp nx, bổ sung:
 Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn,...
Bài 4.- Tổ chức trò chơi theo nhóm 4:
- Các nhóm tổ chức đố nhau:
- Lần lượt 1 nhóm đố, nhóm còn lại trả lời nhanh, đúng tính điểm.
- Gv cùng Hs nx, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*HĐ 3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học, VN HTLbài tập 4, chuẩn bị bài sau.
a. Sông Hồng; b. Sông Cửu Long
c. Sông Cầu; d. Sông Lam
đ. Sông Mã; e. Sông Đáy.
g. Sông Tiền, sông Hậu;
h. Sông Bạch Đằng. 
	-------------------------------------------------------------------------- 
Tiết 4: Tập đọc
 Đ 58: Trăng ơi...Từ đâu đến?
A. Mục tiêu.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu ND: tình cảm yêu mến; gắn bó của nhà thơ với trăng. Và thiên nhiên đất nước.TL được các CHsgk. Thuộc 3,4 khổ thơ trong bài.
B. Đồ dùng dạy học.
GV:- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
HS: sgk
C. Các hoạt động dạy học.
HĐ của GV
HĐ của HS
I. ổn định tổ chức: Hát
 II. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc bài Đường đi SaPa? Vì sao tg gọi SaPa là món quà tặng kì diệu mà thiên nhiên tặng cho?
- 2 Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nx, bổ sung, ghi điểm.
III. Bài mới.
Giới thiệu bài.
Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc.
- Đọc toàn bài thơ:
- 1 Học sinh khá đọc.
- Chia đoạn:
- Mỗi khổ thơ là một đoạn.
- Đọc nối tiếp: 2 Lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hựp sửa phát âm.
- 6 Học sinh đọc.
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.
- 6 Học sinh khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp: 
- Đọc toàn bài thơ:
- Từng cặp đọc bài.
- 1 Học sinh đọc.
- Nx đọc đúng và gv đọc mẫu bài thơ.
- Học sinh nghe.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời: Trăng được so sánh với những gì?
- Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
- Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
- Vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
Đọc lướt 4 khổ thơ còn lại, trả lời:
- Vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể đó là những gì và những ai?
- Sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, cú Cội, đường hành quân, chú bộ đội, ... học tập.
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức: Hát
II. KTBC:
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Đọc bài chính tả:
- 1 Hs đọc to.
- Đọc thầm đoạn văn:
- Cả lớp đọc thầm.
? Mẩu chuyện có nội dung gì?
- Mẩu chuyện nhằm giải thích các chữ số 1,2,3,4,... không phải do người ả Rập nghĩ ra mà đó là do một nhà thiên văn học người ấn Độ khi sang Bát- đa đã ngẫu nhiên truyền bá 1 bảng thiên văn có các chữ số ấn Độ.
? Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết bài?
- Hs tìm và nêu, lớp viết :
VD: ả - rập, Bát - đa, dâng tặng, truyền bá rộng rãi,...
- Viết chính tả: Gv đọc cho Hs viết:
- Hs viết bài.
- Gv đọc toàn bài.
- Hs soát lỗi.
- Gv thu chấm một số bài:
- Hs đổi chéo vở soát lỗi.
- Gv cùng Hs nx chung, ghi điểm.
3. Bài tập.
Bài 2a. ( Lựa chọn theo giảm tải)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức Hs thi làm bài tập nhanh theo nhóm 4:
- Các nhóm thi làm bài vào phiếu.
- Trình bày: 
- Đại diện các nhóm lên dán phiếu và trình bày. Lớp nx bổ sung, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm, khen nhóm làm bài tốt.
- VD: Chai, trai, chàm, chan, trâu, trăng, chân.
IV. Củng cố, dặn dò.	
Nx tiết học, ghi nhớ các từ khó viết để viết đúng chính tả
 ____________________________________
Tiết 1: Hát nhạc
Tiết 29: Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Tập đọc nhạc: TĐN số 8.
I. Mục tiêu: 
	- Hs trình bày bài hát thiếu nhi thế giới liên hoan theo những cách hát như hoà giọng, lĩnh xướng và đối đáp.
	- Hs đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN số 8.
II. Chuẩn bị: 	
	- GV: Nhạc cụ quen dùng. 
 Động tác phụ hoạ bài hát. 
 Tranh ảnh minh hoạ cho bài hát.
	- Hs: Nhạc cụ gỗ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu nội dung tiết học:
+Ôn tập BH: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Tập đọc nhạc: TĐN số 8 
2. Phần hoạt động:
a. Nội dung 1: Ôn bh: Thiếu nhi thế giới liên hoan. 
* Hoạt động 1: Ôn BH: 
- Hát đối đáp:
- Chia lớp thành 2 nửa: Đ1: hát đối đáp, Đ2: Tất cả cùng hoà giọng.
- Tập hát lĩnh xướng: 
- 1 Hs hát tốt lĩnh xướng đoạn 1, Đ2 cùng hoà giọng.
- Hát kết hợp gõ đệm: Gv hát mẫu:
- Hs lĩnh xướng vừa hát vừa tự gõ đệm.
* Hoạt động 2: Tập động tác phụ hoạ cho bài hát:
- 1,2 Hs khá lên bảng trình bày lời 1 và động tác phụ hoạ.
- Gv đàn:
- Hs thể hiện hát và động tác phụ hoạ.
b. Nội dung 2: TĐN số 8:
* Hoạt động 1: 
- Gv giớí thiệu bài TĐN là đoạn trích trong bài: Bầu trơì xanh
- Hình tiết tấu của bài:
* Hoạt động 2: Tập đọc tên nốt nhạc:
- Hs đọc theo gv.
-Đọc mẫu:
- Chia bài thành 4 câu ngắn, hs luyện đọc.
* Hoạt động 3: TDN và hát lời:
- Nửa lớp đọc nhạc nửa hát lời sau đổi lại.
- Tất cả cùng đọc nhạc rồi hát.
3. Phần kết thúc.
- Mỗi tổ trình bày bàiTĐN, 
- Gv đánh giá chung.
Tiết 1: Thể dục
Bài 57: Môn tự chọn - Nhảy dây.
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn và học một số nội dung của môn tự chọn. Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
 2. KN: Biết thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
3. TĐ: Hs yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: 1 Hs /1 dây, 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6 - 10 p
- ĐHT + + + +
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Khởi động xoay các khớp.
* Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
G + + + + 
 + + + + 
- ĐHTL 
2. Phần cơ bản:
18 - 22 p
a. Đá cầu:
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Học đỡ và chuyển cầu bằng má hoặc mu bàn chân.
- Ôn cách cầm bóng:
b. Nhảy dây.
- ĐHTL: 
- Cán sự điều khiển.
- Chia tổ tập luyện.
- ĐHTL: + + + + 
 G + + + +
- Người tâng, người đỡ và ngược lại.
- Gv nêu tên đt, làm mẫu, uốn nắn Hs tập sai.
- Gv chia tổ Hs tập theo N 2.
- Thi đồng loạt theo vòng tròn ai vướng chân thì dừng lại.
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Gv cùng Hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học, vn tập chuyền cầu bằng má trong hoặc mu bàn chân.
- ĐHTT:
	*****************************
Tiết 1: Mĩ thuật
Bài 29: Vẽ tranh: Đề tài an toàn giao thông.
I. Mục tiêu: 
- Hs hiểu được và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
- Hs biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
- Hs có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị:
	- Sưu tầm hình ảnh về giao thông đường bộ, thuỷ...
	- Hình gợi ý cách vẽ: SGK. Tranh vẽ của hs.
	- Hs chuẩn bị vở vẽ, đồ dùng cho tiết học.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu tranh ảnh về đề tài an toàn giao thông:
- Hs quan sát,
? Tranhvẽ đề tài gì? Ttrong trnh có các hình ảnh nào?
- Hs nêu cụ thể từng tranh.
- Tranh vẽ đề tài giao thông thường có các hình ảnh: xe ôtô, xe máy, xe đạp đi trên đường, người đi bộ, trên vỉa hè có cây, nhà ở hai bên đường. Tàu, thuyền, ...
3. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Chọn nội dung để vẽ tranh:
- Hs chọn nội dung theo ý thích.
? Vẽ tranh giao thông cần có những hình ảnh gì?
- Đường phố, cây nhà, xe đi dưới lòng đường, người đi trên vỉa hè.
? Vẽ cảnh xe người lúc có tín hiệu đèn đỏ?...
? Nêu cách vẽ?
4. Hoạt động 3: Thực hành.
- Vẽ hình ảnh chính trước(xe, tàu thuyền,) Vẽ hình ảnh phụ sau ( Cây, người, nhà..). Vẽ màu theo ý thích.
- Hs tìm nội dung và vẽ theo ý thích.
- Hs thực hành vẽ vào vở.
+ Vẽ hình ôtô tải, ôtô khách, xích lô, xe máy,.. Có hình ảnh phụ, có màu đậm nhạt,...
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Hs trưng bày bài vẽ.
- Gv cùng hs nx đánh giá bài theo tiêu chí:
- Nội dung rõ hay chưa; các hình ảnh đẹp chưa; Màu sắc có đậm nhạt rõ nội dung không;
- Gv tổng kết khen học sinh có bài vẽ tốt.
6.Dặn dò.
	- Thực hiện an toàn giao thông, Chuẩn bị bài 30.
Tiết 1: Thể dục
Bài 58: Môn tự chọn - Nhảy dây.
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn và học một số nội dung của môn tự chọn. Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
 2. KN: Biết thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
3. TĐ: Hs yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: 1 Hs /1 dây, 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6 - 10 p
- ĐHT + + + +
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
- Khởi động xoay các khớp.
+ Kiểm tra bài TDPTC.
G + + + + 
 + + + + 
- ĐHTL :
2. Phần cơ bản:
18 - 22 p
a. Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
- Ôn chuyền cầu:
- Ném bóng:
+ ÔN động tác bổ trợ:
- Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị, ngắm đích, ném đích.
b. Nhẩy dây.
- ĐHTL: 
- Cán sự điều khiển.
- Chia tổ tập luyện.
- ĐHTL: N2.
- Người tâng, người đỡ và ngược lại.
- Gv nêu tên đt, làm mẫu, uốn nắn hs tập sai.
- Gv chia tổ hs tập 2 hàng dọc.
 - Thi đồng loạt theo vòng tròn ai vướng chân thì dừng lại.
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học, VN tập chuyền cầu bằng má trong hoặc mu bàn chân.
- ĐHTT:
	 Tiết 3: Địa lí.
Đ 29: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằngduyên hải miền Trung (Tiếp theo).
A. Mục tiêu:
	Sau bài học, hs có khả năng:
- Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số nghành kinh tế ở ĐBDHMT.
	- Sử dụng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía.
	- Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
B. Đồ dùng dạy học.
	- Bản đồ Việt Nam.
	- Tranh ảnh một số địa điểm dụ lịch ở ĐBDHMT. 
C. Các hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức: Hát
 II. Kiểm tra bài cũ.
? Giải thích vì sao người dân ở ĐBDHMT lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối?
- 1,2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
III. Bài mới.
1, Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Hoạt động du lịch.
	* Mục tiêu: Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế du lịch.
	* Cách tiến hành:
- Gv treo lược đồ :
- Hs quan sát và nêu:
? Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch?
- ...nằm ở sát biển.
- Vị trí này có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch.
- Hs trao đổi theo cặp kể tên những bãi biển mà mình biết?
- Hs thực hiện.
- Trình bày trước lớp:
- VD: Bãi biển Sầm Sơn ( Thanh Hoá), Cửa lò( NGhệ AN); Thiên Cầm (Hà tĩnh); Lăng Cô( Thừa Thiên Hếu)...
- Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được về bãi biển:
- Lần lượt nhiều hs giới thiệu.
? Điều kiện phát triển du lịch ở ĐBDHMT có tác dụng gì đối với người dân?
- Người dân có thêm việc làm tăng thêm thu nhập...
	* Kết luận: Gv tóm tắt lại ý trên.
3. Hoạt động 2: Phát triển công nghiệp.
	* Mục tiêu: Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế : công nghiệp. Sử dụng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía.
* Cách tiến hành: 
? ở ĐBDHMT phát triển loại đường giao thông nào?
- Giao thông đường biển.
? Việc đi lại bằng tàu thuyền là điều kiện phát triển nghành công nghiệp nào?
- ...công nghệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền.
? Kể tên các loại hàng hoá, sản phẩm làm từ mía đường?
- ...bánh kẹo, sữa, nước ngọt,...
? Quan sát H11, nêu một số công việc sản xuất đường từ cây mía?
- Thu hoặch mía, vận chuyển mía, sản xuất đường thô, đường kết tinh, đóng gói sản phẩm.
? Cho biết khu vực này còn phát triển nghành công nghiệp gì?
- ...nghành công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất.
? Người dân ở ĐBDHMT có những hoạt động sản xuất nào?
- ...hoạt động kinh tế mới: pục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy, đóng sửa, chữa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp.
	* Kết luận: Gv tóm tắt ý chính trên.
4. Hoạt động 3: Lễ hội ở ĐBDHMT.
	* Mục tiêu: Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
	* Cách tiến hành:
? Kể tên cá lễ hội nổi tiếng ở vùng ĐBDHMT?
- Lễ hội Tháp Bà, lễ hội cá Ông, lễ hội Ka-tê mừng năm mới của người Chăm.
? Mô tả Tháp bà H13?
- Tháp Bà là khu di tích có nhiều ngọn tháp nằm cạnh nhau. Các ngọn tháp không cao nhưng trông rất đẹp có đỉnh nhọn...
? Kể các hoạt động lễ hội Tháp Bà?
- Lễ ca ngợi công đức Nữ thần; 
-Thể thao: bơi thuyền, đua thuyền, cầu chúc cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
	* Kết luận: Hs nêu ghi nhớ bài.
IV. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, Vn học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc