Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 10 năm 2010

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 10 năm 2010

TUẦN 10

Ngày soạn: 26.10.2010

Ngày dạy: Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ( Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu của HS.( trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy cac bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giwac các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.

- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong sgk. Đọc diễn cảm đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.

II.Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập 2.

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 10 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày soạn: 26.10.2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1 ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu của HS.( trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy cac bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giwac các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong sgk. Đọc diễn cảm đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
II.Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập 2.
- Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ(3)
Giới thiệu nội dung ôn tập.
3. Bài mới (30)
A. Hướng dẫn ôn tập: 
B. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
( kiểm tra khoảng 1/3 số HS của lớp)
- Tổ chức kiểm tra: yêu cầu tong HS lên bốc thăm tên bài đọc, bốc được đọc bài đó.
- Sau mỗi HS đọc bài, GV đặt 1-2 câu hỏi về nội dung bài HS đọc, yêu cầu trả lời các câu hỏi đó.- GV cho điểm.
C. Bài tập:
Bài 2: - Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”
- GV nhận xét.
- HS xem lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi kiểm tra.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Những bài kể về một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
- HS nêu tên: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin.
- HS trao đổi theo cặp điền vào bảng.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhận vật
Dế Mèn mèn bênh vực kẻ yếu.
Người ăn xin
Tô Hoài
Tuốc-ghê-nhép
- Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực .
- Sự thông cảm sâu sắc của cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
- Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện.
- Tôi ( chú bé), ông lão ăn xin.
Bài 3: Tìm đoạn văn có giọng đọc:
+ Thiết tha, trìu mến.
+ Thảm thiết.
+ Mạnh mẽ, răn đe.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn tìm được.
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Luyện đọc thêm ở nhà - Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm tìm các đoạn văn theo yêu cầu.
- HS đọc từng đoạn văn thể hiện đúng giọng đọc.
---------------------------------------------------- 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác,
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Vẽ hình vuông cạnh 4 cm
- Nhận xét.
3 Bài mới (30)
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
MT: Nêu được các góc vuông, nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình vẽ.
- GV vẽ hình.
- Nhận xét.
Bài 2:
MT: Xác định được đường cao của tam giác
- Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác ABC?
- Vì sao AB là đường cao của tam giác ABC?
- Nhận xét.
Bài 3:
MT: Vẽ được hình vuông theo số đo cho trước.
- Yêu cầu HS vẽ hình.
- Nhận xét.
Bài 4:
MT: Vẽ hình chữ nhật theo số đo cho trước. Xác định được cặp cạnh song song, biết đọc tên hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò (5)- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát hình.
-HS xác định các góc nhộn, góc tù, góc bẹt,.
Có trong hình.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
+ AH không phải là đường co của tam giác ABC, vì
+ AB là đường cao của tam giác ABC.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS vẽ hình
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS vẽ hình chữ nhật.
- HS nêu tên các cặp cạnh //, vuông góc với nhau.
--------------------------------------------------
Chính tả
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1 (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Lời hứa
- Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
- bảng phụ chuyển hình thức thể hiện những bộ phận trong ngoặc kép.- Phiếu bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2)
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
2. kiểm tra bài cũ (3)
3. Bài mới (30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn ôn tập:
a, Hướng dẫn nghe viết chính tả:
- GV đọc bài Lời hứa.
- Giải nghĩa từ Trung sĩ
- Lưu ý HS cách viết các lời thoại.
- GV đọc bài cho HS viết.
- Thu một số bài chấm, chữa lỗi.
b, Dựa vào bài chính tả, trả lời sác câu hỏi
Bài tập 2:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét.
+ Em được giao nhiệm vụ gì?
+ Vì sao trời đã tối em không về?
+ Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì?
+ Có thể đưa các bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
c, Quy tắc viết tên riêng.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng.
- Nhận xét.
- Hát
- HS chú ý nghe.
- HS nghe để viết bài.
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- Gác kho đạn.
- Vì đã hứa không bỏ vị trí khi chưa có người đến thay.
- Dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
- Không được.
- HS theo dõi cách chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép để thấy rõ tính không hợp lí của cách viết ấy.
- HS nêu yêu cầu.
- HS hoàn thành nội dung bảng quy tắc.
Ví dụ
Quy tắc viết
1.Tên người,t ên địa líViệt Nam.
Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng
Nguyễn Hương Giang
2.Tên người, tên địa lí nước ngoài.
Lu-i Pa-xtơ, Bạch Cư Dị. Luân Đôn ...
4. Củng cố, dặn dò (5)- Chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------- 
Chiều
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:Giúp học sinh củng cố về:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác,
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Vẽ hình vuông cạnh 4 cm.
- Nhận xét.
3 Luyện tập:
Bài 1:
- GV vẽ hình.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác ABC?
- Vì sao AB là đường cao của tam giác ABC?
- Nhận xét.
Bài 3:
- Yêu cầu HS vẽ hình.
- Nhận xét.
Bài 4:
MT: Vẽ hình chữ nhật theo số đo cho trước. Xác định được cặp cạnh song song, biết đọc tên hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS làm bài.- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò (5)- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát hình.
-HS xác định các góc nhộn, góc tù, góc bẹt,.
Có trong hình.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
+ AH không phải là đường co của tam giác ABC, vì
+ AB là đường cao của tam giác ABC.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS vẽ hình
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS vẽ hình chữ nhật.
- HS nêu tên các cặp cạnh //, vuông góc với nhau.
--------------------------------------------------
Tập đọc
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu của HS.( trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy cac bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giwac các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong sgk. Đọc diễn cảm đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu.- Phiếu bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ(3)
Giới thiệu nội dung ôn tập.
2 Bài mới (30)
A. Hướng dẫn ôn tập: 
B. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
( kiểm tra khoảng 1/3 số HS của lớp)
- Tổ chức kiểm tra: yêu cầu tong HS lên bốc thăm tên bài đọc, bốc được bài nào , đọc bài đó.
- Sau mỗi HS đọc bài, GV đặt 1-2 câu hỏi về nội dung bài HS đọc, yêu cầu trả lời các câu hỏi đó.- GV cho điểm.
C. Bài tập:
Bài 2: 
- Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”
- GV nhận xét.
- HS xem lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi kiểm tra.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Những bài kể về một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
- HS nêu tên: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin.
- HS trao đổi theo cặp điền vào bảng.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhận vật
Dế Mèn mèn bênh vực kẻ yếu.
Người ăn xin
Tô Hoài
Tuốc-ghê-nhép
- Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực .
- Sự thông cảm sâu sắc của cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
- Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện.
- Tôi ( chú bé), ông lão ăn xin.
Bài 3: Tìm đoạn văn có giọng đọc:
+ Thiết tha, trìu mến.+ Thảm thiết.
+ Mạnh mẽ, răn đe.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn tìm được.
3. Củng cố, dặn dò (5)
- Luyện đọc thêm ở nhà.- Chuẩn bị bài sau.
- H.s nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm tìm các đoạn văn theo yêu cầu.
- HS đọc từng đoạn văn thể hiện đúng giọng đọc.
---------------------------------------------------- 
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược
lần thứ nhất (981)
I. Mục tiêu:Học xong bài này học sinh biết:
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học:- Hình sgk.- Phiếu học tập của học sinh.
III. Các hoạt dộng dạy học:
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Đinh Bộ Lĩnh có công lao như thế nào trong buổi đầu độc lập của đất nước?
- Nhận xét.
3. Bài mới (30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hoạt động 1:- Yêu cầu đọc sgk.
- Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh như thế nào?
- Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
C. Hoạt động 2:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
- Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
- Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
- Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược nước ta hay không?
D. Hoạt động 3:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Tóm tắt nội dung bài.- Chuẩn  ... c về chủ đề: Con người – sức khoẻ.
- HS có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu câu hỏi ôn tập.- Tranh, ảnh, mô hình hay vật thật về các loại thức ăn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3)
- Nêu nội dung ôn tập ở tiết trước.- Nhận xét.
2.Bài mới (30)
A. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn ôn tập tiếp.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lí?
MT: HS có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hàng ngày.
- Yêu cầu HS trình bày một bữa ăn ngon, bổ.
- Thế nào là bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng?
- Nhận xét phần trình bày của HS.
* Hoạt động 4: 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
MT: Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
- Tổ chức cho HS thảo luận về 10 lời khuyên.
- GV lưu ý HS: nên thực hiện theo 10 lời khuyên đó.
3. Củng cố, dặn dò (5)
- Khuyên mọi người trong gia đình thực hiện 10 lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng hợp lí.- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS làm việc theo nhóm.
- Mỗi nhóm chuẩn bị một bữa ăn ngon.
- HS tìm hiểu bữa ăn ngon là bữa ăn như thế nào.
- HS đọc 10 lời khuyên.
- HS thảo luận nhóm tìm cách thực hiện 10 lời khuyên.
----------------------------------------------- 
Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ (tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Hiểu được: Thơi giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. Cách tiết kiệm thời giờ.
2. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Tài liệu, phương tiện: - Bộ thẻ ba màu - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ(3)
3. Bài mới (25)
A. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn luyện tập thực hành:
Hoạt động 1: 
Bài tập 1.
MT: HS biết cách tiết kiệm thời giờ.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- Yêu cầu xác định được các việc làm đúng thể hiện tiết kiệm thời giờ.
- Nhận xét.
+ ý kiến đúng: a, c, d.
+ ý kiến sai: b, đ, e.
Hoạt động 2: 
Bài tập 4.
- Tổ chức cho HS thảo luận về việc bản thân đã sử dụng thời giờ và dự kiến thời gian biểu của cá nhân trong thời gian tới.
- Nhận xét.
Hoạt động 3: 
Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm được.
- Tổ chức cho HS trình bày.
- Tổ chức cho HS trao đổi ý kiến.
- Nhận xét, khen ngợi HS chuẩn bị tốt.
* Kết luận chung:
- Thời giờ là cái quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào những việc có ích một cách hợp lí có hiệu quả.
4. Hoạt động nối tiếp.
-Tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS xem xét các việc làm, lựa chọn việc làm đúng, sai.
- HS trình bày bài.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận theo cặp.
- Một vài cặp trao đổi trước lớp.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trình bày các tranh, ảnh các tư liệu đã sưu tầm được.
- HS trao đổi về các tư liệu, tranh, ảnh,
- HS nêu lại kết luận.
-------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 1.111.2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010
Toán
Tính chất giao hoán của phép nhân
 I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân trong một số trường hợp đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Thực hiện tính nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
3. Bài mới (30)
A. Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân
- GV kẻ bảng.
-Tính giá trị của biểu thức a x b; b x a.
- Sau mỗi lần tính, so sánh giá trị của a x b với b x a?
B. Thực hành:
MT: Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân vào làm tính.
Bài 1:
- Viết vào ô trống:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Tính:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Số?
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Tính chất giao hoán của phép nhân.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS lên bảng.
a
b
a x b
b x a
2
8
2 x 8= 16
8 x 2=16
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6= 42
5
4
5 x 4= 20
4x5 = 20.
 a x b = b x a.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài:
a, 4 x 6 = 6 x 
 207 x 7 = x 207
b, 3 x 5 = 5 x 
 2138 x 9 = x 2138.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài: 
a = d; c = g; e = b.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
a, a x 1 = 1 x a = a.
b, a x 0 = 0 x a = 0.
------------------------------------------------
Tập làm văn
Kiểm tra (viết)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra phần chính tả và tập làm văn.
- Qua kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS giữa học kỳ I.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Cách tiến hành:
	A. Chính tả (nghe – viết):
	Bài: Chiều trên quê hương:
	- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào giấy.
	B. Tập làm văn:
	Đề bài: Viết 1 bức thư ngắn khoảng 10 dòng cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
	- HS đọc kỹ đề bài và làm bài.
	- GV nhắc HS suy nghĩ kỹ rồi làm bài, không bàn bạc, quay cóp
III. GV thu bài về chấm:
IV. Nhận xét giờ kiểm tra:
V. Dặn dò:
	- Về nhà chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------- 
Chiều
Tập làm văn
ôn tập
I. Mục tiêu:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
- Lập được dàn ý ( nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đề ra.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3)
- Kể lại câu chuyện Yết Kiêu đã chuyển lời thoại từ kịch sang lời kể.
- Nhận xét.
2. Bài mới (30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn phân tích đề bài.
- GV đưa ra đề bài như sgk.
- Hướng dẫ HS xác định trọng tâm và yêu cầu của đề.
C. Xác định mục đích trao đổi.
- Gợi ý sgk.
- Nội dung trao đổi là gì?
- Đối tượng trao đổi là ai?
- Mục đích trao đổi để làm gì?
- Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
D. Thực hành trao đổi ý kiến.
- Tổ chức cho HS trao đổi theo cặp.
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
- tổ chức cho HS thi trao đổi trước lớp.
- GV đưa ra các tiêu chí nhận xét:
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ có phù hợp không?...
- Bình chọn cuộc trao đổi hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò (5)
- Khi trao đổi ý kiến cần lưu ý điều gì?
- Viết lại cuộc trao đổi ý kiến vào vở.
Chuẩn bị bài sau.
- HS kể chuyện.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS đọc các gợi ý sgk.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm môn năng khiếu của em.
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn thắc mắc anh chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng.
- Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
- HS nối tiếp nêu nguyện vọng mình lựa chọn.
- HS thực hành đóng vai để trao đổi ý kiến theo cặp.
- Một vài cặp thể hiện trước lớp.
- HS cùng nhận xét, đánh giá phần trao đổi ý kiến của các nhóm.
-------------------------------------------------------- 
Khoa học
Nước có tính chất gì?
I. Mục tiêu:
Học sinh phát hiện ra các tính chất của nước bằng cách:
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía,thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình sgk.
- 2 cốc thuỷ tinh, 1 cốc đựng nước,1 cốc đựng sữa.
- Chai và một số vật dụng khác bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn rõ nước đựng ở trong.
- 1 tấm kính hoặc mặt phẳng không thấm nước và 1khay đựng nước.
- 1 miếng vải, bông, giấy them, bọt biển, túi ni lông.
- 1 ít đường, muối, cát,và thìa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
3. Bài mới (30)
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
MT: Sử dụng các giác quan để phát hiện tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.Phân biệt nước với các chất lỏng khác.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Cốc nào là cốc nước, cốc nào là cốc sữa?
+ Làm thế nào để biết điều đó?
- GV chốt lại ghi bảng.
- Kết luận: Nước trong suốt không màu, không mùi, không vị.
Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước:
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Quan sát các chai, lọ, cốc đã chuẩn bị.
- Khi thay đổi vị trí của chai, lọ hình dạng của chúng có thay đổi không?
- Chai, lọ, cốc, có hình dạng nhất định.
- Làm thí nghiệm.
- Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm
- GV quan sát hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
- Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
- Liên hệ: ứng dụng tính chất này của nước trong thực tế.
Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật.
 - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
- Kết luận: Nước them qua một số vật.
- ứng dụng tính chất này trong thực tế.
Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất:
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
- GV quan sát, hướng dẫn HS rút ra nhận xét.
- Kết luận: Nước có thể hoà tan một số chất
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Nêu mục Bạn cần biết.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 3 HS lên bảng trình bày
- HS làm việc theo nhóm.
- Nhìn, ngửi, nếm.
- HS thảo luận nhóm, làm thí nghiệm.
- HS nêu nhận xét sau khi làm thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm.
- HS rút ra kết luận.
- HS nêu ứng dụng tính chất này của nước:lợp nhà, đặt máng nước,..
- HS làm thí nghiệm.
- HS nêu ứng dụng
- HS làm thí nghiệm.
- Rút ra nhận xét
- Hs nêu
------------------------------------------ 
Sinh hoạt
Sơ kết tuần
I. Chuyên cần.
Nhìn chung các em đi học đều, trong tuần không có bạn nào bỏ học hay nghỉ học không lý do. 
II. Học tập.
Một số em đã có nhiều cố gắng trong học tập song bên cạnh đó vẫn còn một số bạn lười học. Chưa có ý thức học và chuẩn bị bài ở nhà, trong lớp chưa chú ý nghe giảng.
- Giờ truy bài còn mất trật tự. Một số bạn còn thiếu đồ dùng học tập.
III. Đạo đức.
- Ngoan ngoãn lễ phép.
IV. Các hoạt động khác.
- Thể dục đều đặn, có kết quả tốt.
Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
V. Phương hướng tuần tới.
- Thi đua học tốt giữa các tổ.
- Rèn chữ đẹp vào các buổi học.
- Tham gia các hoạt động Đoàn Đội của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc