Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 10

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 10

TUẦN 10:

Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 49: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. Mục tiêu:

- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá sáu chữ số).( Bài 1, bài 3 (a))(Tr57)

- Áp dụng phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan.

 

doc 7 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10:
Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 49: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá sáu chữ số).( Bài 1, bài 3 (a))(Tr57)
- Áp dụng phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan. 
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Thông báo kết quả kiểm tra.
- Nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân:
a. Phép nhân số không nhớ.
VD1: 241324 2
- Cho h/s thực hiện phép nhân.
- HS đọc và thực hiện phép nhân.
- Cho h/s nêu miệng cách thực hiện.
- HS nhân nói ró cách nhân.
- Gọi h/s nhận xét về phép nhân.
- Nêu thành phần tên gọi của phép nhân?
- Đây là phép nhân không nhớ.
- Thừa số nhân thừa số bằng tích.
- Muốn thực hiện phép nhân ta làm 
như thế nào?
- HS nêu ý kiến.
b. Phép nhân có nhớ.
VD: 136 204 4
- GV cho h/s thực hiện.
- Gọi h/s nêu cách cách thực hiện.
- Lớp làm nháp - 1 h/s lên bảng.
- Nhận xét về phép nhân.
- Khi thực hiện phép nhân có nhớ ta làm như thế nào?
- Đây là phép nhân có nhớ.
- Thực hiện như phép nhân không 
nhớ còn nhớ sang bên trái hàng trước nó.
- Nêu cách thực hiện tìm tích.
- 1 -2 h/s nêu.
3. Luyện tập:
 Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Muốn tìm tích của phép nhân ta làm như thế nào?
- HD miệng 1 phép tính.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS làm bảng con.
 341 231 102 426
 2 5
 682 462 512 130 
 Bài 2**: (Có thể giảm)
- HD h/s khá giỏi lam thêm
- Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ô trống.
- Bài này thuộc dạng toán nào?
- Muốn tính được giá trị biểu thức ta làm thế nào?
Cho h/s làm bài vào SGK.
- Bài tập chứa 1 chữ.
- Thay số vào chữ.
- Với m = 2 thì 201 634 m = 
201634 2 = 403268
+ Với m = 3?
+ 201634 3 = 604 902
+ Với m = 4 ? 
+ 201634 4 = 806 536
+ Với m = 5 ? 
+ 201634 5 = 1008 170 
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Biểu thức không có ngoặc đơn mà có
- HS làm bài bảng phụ.
phép tính +, -, ta làm thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
321475+4235072 = 321475+847 014 
 = 1168489
609 9 - 4 845 = 5481 - 4845 = 636
 Bài 4**:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Nêu ý kiến.
 - Có 8 xã vùng thấp.
1 xã: 850 quyển truyện ? quyển truyện
9 xã vùng cao 
1 xã: 980 quyển truyện 
- Muốn biết cả huyện đó được cấp bao 
Giải:
nhiêu quyển truyện cần biết gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
 Số truyện 8 xã vùng thấp được cấp:
 850 8 = 6800 (quyển) 
 Số truyện 9 xã vùng cao được cấp:
 980 9 = 8 820 (quyển) 
- Nhận xét chữa bài.
 Tổng số truyện được cấp là: 
 8820 + 6800 = 15620(quyển)
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách thực hiện phép nhân ?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 Đáp số: 15 620 quyển truyện. 
 _________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 20: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6 )
I. Mục tiêu:
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
-** HS khá, giỏi phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn mô hình đầy đủ của âm tiết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn tập:
 Bài 1 + 2:
- Gọi h/s đọc đoạn văn.
- 2 h/s đọc đoạn văn tả chú chuồn chuồn 
- Lớp đọc thầm.
- Cho h/s làm bài.
- HS trình bày miệng.
+ Tiếng chỉ có vần và thanh.
- Tiếng: ao
 + Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh.
- Tất cả các tiếng còn lại của đoạn văn.
- GV nhận xét đánh giá chung.
 Bài 3:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Tìm 3 từ đơn, 3 từ phức, 3 từ láy.
- Thế nào là từ đơn?
- Từ chỉ gồm có 1 tiếng.
- Thế nào là từ phức?
- Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
- Thế nào là từ láy?
- Từ được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- HS làm bài, một số em đọc bài làm.
+ 3 từ đơn là? 
- Dưới, tầm, cánh, chú...
+ 3 từ phức?
- Bây giờ; khoai nước; hiện ra.
+ 3 từ láy?
- Rì rào, rung rinh, thung thăng.
 Bài 4: Yêu cầu h/s làm bài.
- HS làm bài.
- 3 danh từ là từ nào?
- 3 động từ là từ nào? 
- GV nhận xét chữa bài.
- Chuồn chuồn, tre, gió, đất nước.
 - Rì rào, rung rinh, hiện ra ( gặm, ngược xuôi, bay)
- GV nhận xét đánh giá chung. 
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu ví dụ từ đơn, từ phức?
- Nhận xét giờ học. 
 _________________________________
Tập làm văn:
Tiết 20: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - ĐỌC
(Nhà trường ra đề)
________________________________
Khoa học:
Tiết 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,...
II. Đồ dùng dạy học:
 GV:- Tranh ảnh như SGK.
 HS: - Chuẩn bị 1 chai, 1 cốc, 1 túi nilon, 1 khăn lau.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu cách phòng tránh tai nạn đuối nước?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
+ Mục tiêu: 
- Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
- Phân biệt nước với các chất lỏng khác.
+ Cách tiến hành:
- Cho h/s ngồi theo nhóm.
- HS nêu ý kiến.
- HS ngồi theo nhóm 4 và để các đồ dùng thí nghiệm đã chuẩn bị lên mặt bàn.
- GV cho các nhóm quan sát và nhận các chất trong vật đựng từng loại.
- HS thực hiện.
- HS đại diện trình bày.
- Làm thế nào để phát hiện ra các chất có trong mỗi cốc.
- Sử dụng các giác quan: mắt - nhìn; lưỡi -nếm; mũi - ngửi.
+ Kết luận: Nước có tính chất gì? 
2. Hoạt động 2: Phát hiện ra hình dạng của nước.
+ Mục tiêu : HS hiểu khái niệm: "Hình dạng nhất định" Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm để tìm hiểu hình dạng của nước.
+ Cách tiến hành:
+ Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
- Cho các nhóm đem chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau đặt lên bàn.
+ HS quan sát và đặt chai ở vị trí khác nhau.
- Khi ta đổi chỗ vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng của cốc hoặc chai có thay đổi không?
- Hình dạng của chai, cốc không thay đổi.
- Cho h/s làm thí nghiệm.
- Đổ nước vào 1/2 chai, đậy nút chặt, đặt chai ở vị trí khác nhau.
- Nhận xét về hình dạng của nước?
- Nước không có hình dạng nhất 
+ Kết luận: GV nhận xét kết luận. 
3. Hoạt động 3 : Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? 
+ Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi. Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này. 
+ Cách tiến hành:
định.
- GV kiểm tra vật liệu thí nghiệm.
- Yêu cầu h/s thực hiện thí nghiệm.
- Qua thí nghiệm em nhận xét gì?
- GV nhận xét kết luận. 
4. Hoạt động4: Phát hiện tính thấm qua hoặc không thấm của nước đối với 1 số vật. 
+ Mục tiêu: Làm thí nghiệm, phát hiện nước thấm qua và không thấm qua 1 số vật. Nêu ứng dụng thực tế. 
+ Cách tiến hành:
- HS làm thí nghiệm.
 Đổ nước vào tấm kính -> nước chảy từ cao->thấp, lan ra mọi phía.
- GV cho h/s làm thí nghiệm.
- Đổ nước vào túi ni lông.
- Nhúng các vật: vải, báo...vào nước.
- Cho h/s nhận xét và nêu ý kiến. 
+ Kết luận: Nước thấm qua 1 số vật. 
- Những vật liệu không cho nước thấm qua dùng làm đồ chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa.
5. Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan 1 số chất.
- GV tổ chức cho h/s thực hành.
- Cho h/s nhận xét.
- HS pha đường, muối, cát.
- Muối và đường tan trong nước.
- Cát không tan.
+ Kết luận: Nước còn có tính chất gì?
- Nước có thể hoà tan 1 số chất.
C. Củng cố dặn dò:
- Nước có những tính chất gì? 
- Nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài giờ sau.
- 2-> 4 học sinh đọc mục bạn cần biết .
__________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012
Toán:
Tiết 50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.( Bài 1, bài 2 (a, b))(Tr58)
II. Đồ dùng dạy học:
- Kẻ sẵn bảng số.
III. Hoạt động dạy và học:
 A. Kiểm tra: 
 - Yêu cầu đọc các bảng nhân ?
- Nhận xét nhắc nhở h/s yếu ôn bài.
	B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
a. So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau.
- GV cho h/s tính và so sánh:
 5 7 và 7 5
- HS nhẩm và so sánh.
 57 = 35 ; 7 5 = 35
 Vậy : 5 7 = 7 5
- Hướng dẫn tính và so sánh.
 4 3 và 3 4
 43 = 12 ; 34 = 12
 Vậy : 4 3 = 3 4
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì kết quả thế nào với nhau?
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
+ GV treo bảng số.
a
b
a b
b a
4
8
4 8 = 32
8 4 = 32
6
7
6 7 = 42
7 6 = 42
5
4
5 4 = 20
4 5 = 20
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a khi a = 4 và b = 8?
- Giá trị của biểu thức a b và b a đều bằng 32.
- So sánh giá trị của biểu thức ab và 
b a khi a = 6; b = 7?
- Giá trị của biểu thức a b và b a đều bằng 42.
- So sánh 54 và 45?
- Đều có giá trị 20.
=>Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn thế nào so với giá trị của biểu thức b a?
- Luôn bằng nhau.
- Ta viết: a b = b a
- Em có nhận xét gì về thừa số trong 2 tích.
- 2 tích đều có thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó như thế nào?
- Tích đó không thay đổi. 
Þ GV kết luận: Đây là tính chất giao hoán cuả phép nhân.
- 2- 4 h/s nhắc lại.
 3. Luyện tập:
Bài 1*: 
- Yêu cầu h/s làm bài miệng.
- Dựa vào đâu để em có thể nêu được kết quả
- Nhận xét đánh giá.
- Nêu yêu cầu.
- Lần lượt h/s nêu kết quả, lớp nhận xét.
a. 4; 7. b. 3; 9.
Bài 2: 
- Thực hiện thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV cùng h/s nhận xét, chữa bài.
Bài 3**:
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn mẫu.
4 2145 = (2100 + 45) 4
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
- HS đọc yêu cầu bài, tự làm bài bảng lớp.
 1357 853 40263
 5 7 7
 6785 5971 281841
- Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.
 - Nêu ý kiến.
- HS làm bài.
 3964 6 = (2 + 4) (3000 + 964)
 10287 5 = (3 + 2) 10 287
Bài 4**:
- HS đọc yêu cầu, tự làm và chữa bài:
- Cho h/s làm bài tập.
- Cho h/s nêu tính chất nhân với 1; 0.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân?
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài, Chuẩn bị bài sau.
a 1 = 1 a = a
a 0 = 0 a = 0
____________________________________
Chính tả:
Tiết 10: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ( VIẾT)
(Nhà trường ra đề)
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 10
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 10.
- Biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần 10.
- Hoạt động tập thể: tham gia múa hát hoặc chơi trò chơi.
II. Các hoạt động chính:
1. Sinh hoạt lớp:
- Các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét chung các mặt học tập và các hoạt động trong tổ ở tuần 10.
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình học tập và các hoạt động của lớp. Nêu phương hướng phấn đấu của tuần học mới.
- HS trong lớp nêu bổ sung ý kiến, hứa hen phấn đấu.
- GV nhận xét chung, bổ sung cho phương hướng của lớp tuần 10. Tuyên dương các tấm gương tiến bộ ở lớp trong tuần, rút kinh nghiệm cho h/s còn chưa tiến bộ. 
- Thông báo kết quả kiểm tra định kì.
2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s thi đọc các bảng nhân chia.
- Vui hát múa các bài hát về phụ nữ.
- GV theo dõi nhắc nhở tổ chức cho h/s tham gia múa hát nhiệt tình; đố nhau tìm và nêu tên hoặc hát các bài hát về chủ đề liên quan đến phụ nữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10 LOP 4.doc