TUẦN 15:
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 74: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). (Bài 1, bài 2 (b) (tr83))
-** Giải bài toán về phép chia có dư.
TUẦN 15: Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012 BUỔI 1: Toán: Tiết 74: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). (Bài 1, bài 2 (b) (tr83)) -** Giải bài toán về phép chia có dư. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Tính : 2694:36 - 1 h/s lên bảng làm, lớp làm nháp. - GV cùng lớp nhận xét, chữa bài. 2694 : 36 = 74(dư )30 B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Lớp làm bài vào vở, 4 h/s lên bảng chữa. - Gọi h/s nêu cách đặt tính và tính. - Yêu cầu h/s làm bài. - GV theo dõi gợi ýý h/s yếu. - GV cùng h/s chữa bài. - KQ: a) 46 b) 273 16 (dư 3) 237 ( dư 33) Bài 2: - Nêu cách tính giá trị của biểu thức? - Hướng dẫn học sinh làm bài. - GV gợi ý các h/s còn lúng túng. - Nhận xét chữa bài. - HS đọc yêu cầu và nêu lại qui tắc tính giá trị của biểu thức (không có dấu ngoặc). - Cả lớp làm, 4 h/s lên bảng chữa bài. a. 4237 18 - 34 578 = 76 266 - 34 578 = 41 688 8 064 : 64 37 = 126 37 = 4 662. b. 46 857 + 3 444 : 28 = 46 857 + 123 = 46 980 601759 – 1988 : 14 = 601759 - 142 = 601 617 Bài 3: - HS đọc đề. - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Để biết nắp được bao nhiêu xe đạp và thừa bao nhiêu nan hoa ta làm thế nào? - HD h/s tự giải bài toán. - Theo dõi nhắc nhở. - HS nêu ý kiến. - Tìm số nan hoa mà mỗi xe đạp cần có. - Tìm số xe đạp nắp được và số nan hoa còn thừa. - Lớp giải bài vào vở, 1 h/s lên bảng chữa. Bài giải: Mỗi xe đạp cần số nan hoa là: 36 2 = 72 (cái ) Thực hiện phép chia ta có: - GV chấm bài, chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn h/s về làm lại bài 1 vào vở. 5260 : 72 = 73 (dư 4 ) Vậy lắp được nhiều nhất 73 xe đạp và còn thừa 4 nan hoa. Đáp số: 73 xe đạp, còn thừa 4 nan hoa. _________________________________ Luyện từ và câu: Tiết 30: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI I. Mục tiêu: - Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp - Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III). II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Đặt câu với các từ về đồ chơi của em? - HS làm bài miệng. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: Bài 1: - Đọc yêu cầu, suy nghĩ, trả lời. - Câu hỏi là câu nào? - Mẹ ơi, con tuổi gì? - Từ ngữ thể hiện thái độ? - Lời gọi: Mẹ ơi. Bài 2: - Yêu cầu đọc bài và làm bài. - HS đọc, tự đặt câu vào nháp. - 2 h/s làm bài vào bảng phụ. - Trình bày kết quả. - GV nhận xét chốt câu đúng. - Lần lượt h/s trình bày từng câu, trao đổi, nhận xét. a. Với cô giáo, thầy giáo. - Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất? - Thưa cô, cô thích mặc áo dài không ạ? - Thưa thầy, thầy thích xem đá bóng không ạ? b. Với bạn em. - Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không. - Bạn có thích trò chơi điện tử không? Bài 3: - HS đọc yêu cầu, trả lời. - Để giữ lịch sự cần có câu hỏi thế nào? - Tránh những câu hỏi tò mò, hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác. 3. Phần ghi nhớ: - 3,4 h/s đọc ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: Bài 1: - HD làm bài. - HS đọc thầm, trao đổi cặp viết nháp câu trả lời. - Trình bày. - Nêu miệng, nhận xét, trao đổi cả lớp. + Đoạn a: Quan hệ thầy- trò. - Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò. - Lu-i trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một học trò ngoan biết kính trọng thầy giáo. + Đoạn b. Quan hệ thù địch giữa tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước bị giặc bắt. - Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày. - Cậu bé trả lời trống không vì yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược. Bài 2: - Đọc yêu cầu bài. - Đọc các câu hỏi trong đoạn trích? - Trao đổi: - 1 h/s đọc 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau. - HS khác đọc câu hỏi bạn nhỏ hỏi cụ già. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao? - Là những câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già. - Nếu hỏi cụ già bằng 1 trong 3 câu hỏi các bạn hỏi nhau? C. Củng cố dặn dò: - Em cần đặt câu hỏi thế nào? - Nhận xét tiết học. Nhắc h/s vận dụng bài học trong cuộc sống. - Thì những câu hỏi hơi tò mò hoặc chưa tế nhị. _________________________________ Tập làm văn: Tiết 30: QUAN SÁT ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ). - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III). II. Đồ dùng dạy học: - Một số đồ chơi: Gấu bông; thỏ bông; búp bê; tàu thuỷ; chong chóng;... - Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo? - 2 h/s đọc. - GV nhận xét chung, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV kiểm tra đồ chơi h/s mang đến lớp. 2. Phần nhận xét: Bài 1: Đọc yêu cầu và các gợi ý. - HS đọc yêu cầu bài và gợi ý. - Giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đế lớp? - Lần lượt h/s giới thiệu. - Viết kết quả quan sát vào vở theo gạch đầu dòng. - HS đọc thầm yêu cầu bài và các gợi ý, quan sát đồ chơi của mình để viết. - Trình bày kết quả quan sát. - Lần lượt h/s trình bày. - GV đưa tiêu chí nhận xét: +Trình tự quan sát. + Giác quan sử dụng quan sát. + Khả năng phát hiện đặc điểm riêng. - HS dựa vào tiêu chí để nhận xét. - GV cùng h/s bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế nhất. Bài 2: Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? - HS nêu ý kiến. 3. Phần ghi nhớ: - 2, 3 h/s nêu. 4. Phần luyện tập: - Nêu yêu cầu bài tập. - Gọi h/s nêu yêu cầu. - Yêu cầu lập dàn ý. - Dựa theo kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi. - GV theo dõi gợi ý h/s còn lúng lúng. - Gọi h/s đọc bài. - HS nêu miệng. - GV cùng h/s nhận xét, chọn bạn lập dàn bài tốt nhất, tỉ mỉ, cụ thể. - GV đưa dàn ý đã chuẩn bị lên. C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách quan sát đồ vật? - Dặn h/s hoàn chỉnh dàn ý viết vào vở. Chọn trò chơi, lễ hội ở quê em để giờ sau giới thiệu với các bạn. - HS đọc dàn ý tham khảo. ________________________________ Khoa học: Tiết 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ I. Mục tiêu: Sau bài học, h/s biết: - Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. - Phát biểu định nghĩa về khí quyển. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị theo nhóm : túi ni lông; dây chun; kim khâu; chậu; cục đất khô. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Em đã làm gì để tiết kiệm nước? - HS trả lời. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật. * Mục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm theo sự chuẩn bị. - Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm mình, báo cáo. - Đọc thầm mục thực hành, quan sát hình 1,2. - Đọc theo nhóm. - Các nhóm làm, trao đổi, nhận xét theo câu hỏi sgk. - Làm thí nghiệm trước lớp. - Đại diện 2 nhóm làm theo hình 1, 2. - Thảo luận rút ra kết luận. - Các nhóm thảo luận. - Báo cáo kết quả qua thảo luận. * Kết luận: Không khí có ở xung quanh mọi vật. 2. Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. * Mục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật. * Cách tiến hành: - Đại diện nhóm. - GV hướng dẫn h/s đọc và làm thí nghiệm. - HS đọc mục thực hành sgk/64 hình 3,4.(Hình 4 thay bằng thực hành với cục đất khô ). - Giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả hai thí nghiệm trên? * Kết luận: Mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. 3. Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí. * Mục tiêu: Phát biểu định nghĩa về khí quyển. Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. * Cách tiến hành: - Trong chai không và những lỗ nhỏ ở cục đất khô chứa không khí lên khi nhúng xuống nước, nước tràn vào chiếm chỗ, không khí nhẹ bay lên (bọt nổi lên). - Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là gì? - Gọi là khí quyển. - Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật? C. Củng cố dặn dò: - Không khí có ở đâu? Cần làm gì góp phần bảo vệ bầu không khí? - Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị theo nhóm: mỗi bạn 1 quả bóng bay với hình dạng khác nhau, dây chun để buộc bóng; bơm tiêm, bơm xe đạp. - HS tìm và nêu ví dụ. __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012 Toán: Tiết 75: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). (Bài 1) (tr83) - Củng cố kĩ năng áp dụng bảng nhân chia. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Đặt tính rồi tính: 9785 : 46 - HS làm bài bảng con. KQ: 212(dư 33) - GV nhận xét chữa bài. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD chia: a. Trường hợp chia hết: Chia 10 105 : 43 = ? - Nhận xét gì về phép chia trên? - Chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số. - 1 h/s lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp. 10105 43 150 235 215 00 - Nêu cách chia? - GV cùng h/s thảo luận cách ước lượng tìm thương: - 1 số h/s nêu: Đặt tính và tính từ phải sang trái (3 lần hạ) 101 : 43 = ? Ước lượng 10 : 4 = 2(dư 2); 2 < 4. b. Trường hợp chia có dư: - HD chia tương tự. + Lưu ý : số chia > số dư. - HS thực hiện. 3. Thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi h/s nêu cách thực hiện. - GV theo dõi hướng dẫn h/s làm. - HS nêu đầu bài. - HS tự làm bài vào nháp, 2 h/s lên bảng làm. - HD chữa từng phép tính. a. 421 b. 1234 658 ( dư 44) 1149 ( dư 33) Bài 2: - Đọc yêu cầu. - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Đổi đơn vị: giờ ra phút; km ra m. - GV dướng dẫn: - Chọn phép tính thích hợp. - Tự tóm tắt và giải bài toán. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 h/s tóm tắt và giải bài toán. Bài giải: Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút - GV chấm chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn h/s làm lại bài 1 vào vở. 38 km 400m = 38 400m Trung bình mỗi phút người đó đi được là: 38 400: 75 = 512 (m) Đáp số: 512 m. Chính tả: Tiết 15: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học: - Một vài đồ chơi, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - GV đọc một số từ chứa x/s. - HS viết bảng: san sẻ, xúng xính - GV nhận xét chung. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn nghe viết: - Đọc đoạn văn cần viết: Từ đầu...những vì sao sớm. - 1 h/s đọc. - Nêu nội dung đoạn văn? - Tìm những từ ngữ dễ viết sai? - Yêu cầu viết bảng một số từ khó. - Cả lớp đọc thầm và phát biểu. - 1 số h/s lên bảng viết, lớp viết bảng con các từ khó viết. - Nêu cách trình bày đoạn văn? - GV đọc bài cho h/s viết. - HS viết bài vào vở. - GV theo dõi nhắc nhở h/s yếu, cho h/s T nhìn sách chép. - GV đọc cho h/s soát và chữa lỗi. - HS tự soát lỗi, sửa lỗi. - GV chấm 1 số bài. 3. Bài tập: Bài 2(a): - HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu h/s tự làm bài vào vở, 2 h/s làm bảng phụ. - Cả lớp làm bài. - Gọi h/s trình bày bài. - Nêu miệng, trình bày bảng. - GV cùng h/s nhận xét, bổ sung. Ch/tr Đồ chơi Trò chơi ch - chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền,... - Chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi chuyền,... tr - Trống ếch, trống cơm, cầu trượt,... - Đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại, bơi trải, cầu trượt,... Bài 3: - Yêu cầu h/s tự làm bài. - Đọc yêu cầu. - HS tự làm bài vào vở. - GV cùng h/s nhận xét bình chọn bạn miêu tả đồ chơi, trò chơi dễ hiểu, hấp dẫn. C. Củng cố dặn dò: - Em thường chơi những trò chơi gì? - Nhớ các hiện tượng chính tả để viết đúng. - HS lần lượt nêu, có thể cầm đồ chơi giới thiệu... - Nêu xong giới thiệu cho các bạn cùng chơi. _____________________________________ Âm nhạc: (Cô Trang soạn giảng) _______________________________________ Sinh hoạt lớp: SƠ KẾT TUẦN 15 I. Mục tiêu: - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 15. - Biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần 15. - Hoạt động tập thể: Vui chơi múa hát tập thể. II. Các hoạt động chính: 1. Sinh hoạt lớp: - GV tổ chức cho các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét tổng kết chung các mặt học tập và các hoạt động trong đợt thi đua tuần. Nêu ý kiến phấn đấu tuần học mới. - Lớp trưởng nêu ý kiến nhận xét chung tình hình học tập và các hoạt động của lớp. Nêu phương hướng phấn đấu của lớp trong tuần học mới. - HS trong lớp nêu bổ sung ý kiến bổ sung. - GV nhận xét chung, bổ sung cho phương hướng của lớp tuần 16. Tuyên dương các em chăm học đi học đều, có nhiều tiến bộ. Rút kinh nghiệm cho h/s còn chậm tiến bộ. - Kiểm tra việc học các bảng nhân chia và quy tắc toán. 2. Hoạt động tập thể: - GV tổng kết phong trào thi đua tháng 11. - Tổ chức HS tham gia múa hát tập thể. - GV theo dõi nhắc nhở tổ chức cho h/s tham gia nhiệt tình.
Tài liệu đính kèm: