Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 31

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 31

TUẦN 31:

Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2013

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 154: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( TIẾP )

I. Mục tiêu:

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.( Bài 1, bài 2, bài 3)(tr161)

- Thực hành dấu hiệu chia hết.

II. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra:

- Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?

- Nhận xét cho điểm.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1:

- Yêu cầu h/s làm bài.

- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu.

- GV củng cố lại: Dấu hiệu chi hết cho 2; 5 xét chữ số tận cùng.

- Dấu hiệu chia hết cho 3, 9 xét tổng các chữ số của số đã cho.

Bài 2:

- Yêu cầu h/s làm bài.

- Yêu cầu HS trình bày cách làm.

- Nhận xét chữa bài.

Bài 3:

- GV gợi ý phân tích đề bài.

- HD làm bài miệng.

- GV chốt lại kết quả.

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?

Bài 5**:

- GV gợi ý phân tích đề bài.

- GV mời HS nêu cách làm bài.

- Yêu cầu h/s làm bài.

- Nhận xét chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò:

- GV mời 1-2 h/s nhắc lại dấu hiệu chia hết 2, 3, 5, 9?

- GV nhận xét tiết học.

- 1 HS nêu kết hợp so sánh 12560 và 12650

- 1 HS đọc nội dung bài tập 1

- HS làm bài vào vở

- Vài HS lên bảng làm bài.

a, Những số chia hết cho 2: 7362; 2640; 4136.

- Những số chia hết cho 5: 2640; 605.

b, Số chia hết cho 3: 7362; 2640; 20601.

- Số chi hết cho 9: 7362; 20601.

c, Chi hhết cho 2 và 5: 2640

d, Chi hết cho 5 không chia hết cho 3: 605

e, Không chia hhết cho2 và 9: 7362

- HS phát biểu.

- 2 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS lên bảng làm bài.

a, 252 ; 552; 852; b, 108; 198

c, 920 ; d, 255

- 2 HS đọc nội dung của bài.

- HS suy nghĩ, trình bày miệng.

- x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5; x là số lẻ, vậy x có cữ số tận cùng là 5.

 

doc 7 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31:
Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 154: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( TIẾP )
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.( Bài 1, bài 2, bài 3)(tr161)
- Thực hành dấu hiệu chia hết.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu cách so sánh hai số tự nhiên? 
- Nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
- GV củng cố lại: Dấu hiệu chi hết cho 2; 5 xét chữ số tận cùng.
- Dấu hiệu chia hết cho 3, 9 xét tổng các chữ số của số đã cho.
Bài 2: 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày cách làm.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
- GV gợi ý phân tích đề bài.
- HD làm bài miệng.
- GV chốt lại kết quả.. 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?
Bài 5**: 
- GV gợi ý phân tích đề bài.
- GV mời HS nêu cách làm bài.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV mời 1-2 h/s nhắc lại dấu hiệu chia hết 2, 3, 5, 9?
- GV nhận xét tiết học. 
- 1 HS nêu kết hợp so sánh 12560 và 12650
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1
- HS làm bài vào vở
- Vài HS lên bảng làm bài.
a, Những số chia hết cho 2: 7362; 2640; 4136.
- Những số chia hết cho 5: 2640; 605.
b, Số chia hết cho 3: 7362; 2640; 20601.
- Số chi hết cho 9: 7362; 20601.
c, Chi hhết cho 2 và 5: 2640
d, Chi hết cho 5 không chia hết cho 3: 605
e, Không chia hhết cho2 và 9: 7362
- HS phát biểu.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
a, 252 ; 552; 852; b, 108; 198
c, 920 ; d, 255
- 2 HS đọc nội dung của bài.
- HS suy nghĩ, trình bày miệng.
- x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5; x là số lẻ, vậy x có cữ số tận cùng là 5.
Vì 23 < x < 31 nên x là 25.
- 2 HS đọc nội dung bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 3. Xếp mỗi đĩa 5 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 5. Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy số cam là 15 quả.
 _________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 62: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời CH Ở đâu?); nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); 
- Bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra:
- GV kiểm tra 2 HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần em đi chơi xa, trong đó ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần luyện tập:
Bài1: 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong câu.
- GV theo dõi gợi ý.
- GV nhận xét chốt lại lời giải.
Bài 2:
- GV gợi ý: Phải thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
- GV dán 3 băng giấy lên bảng(bảng phụ), yêu cầu 3 HS lên làm.
* GV chốt lại kết quả.
Bài 3: 
- Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Gọi h/s đọc bài làm.
* GV nhận xét chốt lại.
C. Củng cố, dặn dò:
- nêu ví dụ về trạng ngữ chỉ nơi chốn?
- Nhận xét tiết học.
- 2HS trình bày.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1.
- 1 HS lên bảng làm.
+ Trước rạp, người....
+ Trên bờ, ....
+ Dưới những mái nhà ẩm nước,....
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài.
a, Ở nhà,....
b, Ở lớp,...
c, Ngoài vườn,....
- Một HS đọc nội dung bài tập.
- Đó là thành phần chính: CN, VN trong câu)
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- 1 số HS trình bày bài làm.
VD: Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập.
- HS phát biểu.
 _________________________________
Tập làm văn:
Tiết 62: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết các câu văn của Bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV gọi 2 HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV gợi ý - phân tích yêu cầu.
+ Yêu cầu: Xác định các đoạn văn 
trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn. 
- Gọi h/s làm bài miệng.
* GV chốt lại lời giải.
Bài 2: 
- Yêu cầu xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí.
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 câu văn ; mời 1 h/s lên bảng đánh số thứ tự để sắp xếp các câu văn theo trình tự đúng, đọc lại đoạn văn.
Bài 3:
- GV nhắc HS: 
+ Mỗi em phải viết một đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
+ Viết tiếp câu mở đoạn bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống.
- Yêu cầu viết bài.
- GV theo dõi nhắc nhở gợi ý h/s yếu.
- GV nhận xét cho điểm.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách miêu tả con vật?
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài chuẩn bị.
- 1 HS đọc nội dung BT 1.
- HS đọc kĩ bài con chuồn chuồn nước.
- HS phát biểu.
- 1 HS đọc lại lời giải.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS thực hiện.
( Thứ tự đoạn văn: b, a, c )
- 1 HS đọc nội dung BT 3.
- HS theo dõi.
- HS làm bài vào vở
- Một số HS trình bày bài làm của mình.
________________________________
Khoa học:
Tiết 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. Mục tiêu:
Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
 - Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
* Mục tiêu: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm thí nghiệm chứng minh cây cần gì để sống?
- Trong thí nghiệm đó ta có thể chia thành 2 nhóm:
+ 4 cây được dùng làm thí nghiệm.
+ 1 cây được dùng làm đối chứng . 
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
+ Đọc mục quan sát trang 124 SGK để xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
+ Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
+ Dánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con vật và thảo luận, dự đoán kết quả thí nghiệm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV điền ý kiến của các em vào bảng lớp.
3. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
* Mục tiêu: Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp làm 6 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Dự đoán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước? Tại sao? 
+ Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
+ Kể ra những yếu tố cần để 1 con vật sống và phát triển bình thường?
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
- GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi chép vào bảng.
* Kết luận: Mục bạn cần biết trang 125 SGK.
C. Củng cố, dặn dò:
- Động vật cần gì để sống?
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị tiết sau.
- 1 HS trình bày.
- HS nêu lại thí nghiệm.
- 4 nhóm thực hiện yêu cầu.
- Nhóm trưởng điều khiển
- Đại diện nhóm nhắc lại công việc đã làm.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận theo nhóm dựa vào câu hỏi trang 125 SGK. Dự đoán kết quả.
- Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả.
_________________________________________________________________
TUẦN 31:
Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 155: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.( Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2, bài 4 (dòng 1), bài 5)(tr162)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Những số như thế nào thì vừa chia hết cho 3; vừa chia hết cho 9? 
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu nêu cách đặt tính và cách thực hiện.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3**: 
- GV chuẩn bị đầu bài trên bảng.
- Yêu cầu h/s đại diện tổ lên bảng làm bài.
- Nhận xét kết quả. 
Bài 4b: 
- Yêu cầu làm bài.
- GV theo dõi gợi ý h/s yếu.
- Nhận xét chữa bài.
- Yêu câu HS nêu cách làm.
Bài 5: 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV chấm một số bài.
- Nhận xét chữa bài bảng phụ.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách đạt tính cộng trừ và tính; cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết?
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS nêu ý kiến.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở.
- Vài HS lên bảng chữa.
a. 6195 
 + 
 2785 
 8980
KQ: a. 53245; 90030
 b) 1157 ; 23054 ; 61006 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
a, x + 126 = 480
 x = 480 - 126
 x = 354
b, x – 209 = 435
 x = 435 + 209
 x = 644
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận theo cặp.
- Đại diện vài cặp lên bảng điền kết quả.
a + b = b + a; a - 0 = a
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở.
b, 168 + 2080 +32 = (168 + 32) + 2080
 = 200 + 2080 = 2280
87 + 94 + 13 + 6 = (87 + 13) + (94 + 6)
 = 100 + 100 = 200
121 + 85 + 115 + 469 
 = (121 + 469) + (85 + 115)
 = 590 + 200 = 790
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở.
- 1 HS làm bài bảng phụ.
Bài giải
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là :
 1475 -184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
 1475 + 1291 = 2766 (quyển)
 Đáp số: 2766 quyển
____________________________________
Chính tả:
Tiết 31: NGHE LỜI CHIM NÓI
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV đọc một số từ ngữ có gi/ r/d cho h/s viết
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc bài chính tả Nghe lời chim nói.
+ Nội dung bài thơ nói gì?
- Yêu cầu h/s nêu từ khó, viết bảng.
- GV đọc cho HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha.
- GV đọc từng câu.
- Đọc c ho h/s chữa lỗi.
- Thu 7-8 bài chấm và chữa bài cho HS
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: 
- GV phát bảng phụ cho 4 nhóm thi làm bài.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- GV khen ngợi nhóm tìm đúng nhiều tiếng (từ). Viết đúng chính tả.
C. Củng cố, dặn dò:
- Vì sao cần bảo vệ môi trường thiên nhiên và các loài chim cũng như động vật khác? Em và mọi người đã làm được những gì?
- Nhận xét tiết học, dặn ghi nhớ chính tả, chuẩn bị bài sau.
- HS viết nháp, bảng con.
- Chú ý theo dõi SGK.
- HS đọc lại bài.
- Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
- HS nêu từ từ khó, 1-2 em lên bảng.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi chính tả.
- HS đổi vở soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 4 nhóm làm bài.
- Các nhóm làm bài xong trước lên bảng đọc kết quả .
- HS làm vào vở khoảng 15 từ. 
làm ăn, làm bài,...
- Vài học sinh nêu.
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 31
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 31.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp: 
- Các tổ trưởng tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 31. Nêu ‏ý kiến về 
phương hướng phấn đấu tuần học 32.
- Lớp trưởng nêu ý kiến nhận xét.
- Lớp nhận xét bổ sung.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các nhược điểm của học sinh trong tuần 31, bổ sung cho phương hướng tuần 32.
- Nêu gương các em chăm học trong tuần ở lớp để lớp học tập noi gương. Rút kinh nghiệm các h/s còn chưa chăm học hay quên đồ dùng.
2. Hoạt động tập thể:
 - Tổ chức cho h/s vui chơi theo hình thức đố nhau đọc các bảnh nhân chia. 
 - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia tích cực nhiệt tình vui vẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31 LOP 4.doc