Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 32

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 32

TUẦN 32:

Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2013

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 159: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ

I. Mục tiêu:

- Ôn luyện so sánh, rút gọn, qui đồng mẫu số các phân số.

- Thực hiện được so sánh, rút gọn, qui đồng mẫu số các phân số.( Bài 1, bài 3 (chọn 3 trong 5 ý), bài 4 (a, b), bài 5)(tr166)

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32:
Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 159: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Ôn luyện so sánh, rút gọn, qui đồng mẫu số các phân số.
- Thực hiện được so sánh, rút gọn, qui đồng mẫu số các phân số.( Bài 1, bài 3 (chọn 3 trong 5 ý), bài 4 (a, b), bài 5)(tr166)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi h/s nêu ví dụ về phân số.
- Nhận xét đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- HD quan sát tranh làm bài.
- GV mời h/s trình bày đã làm.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2: (Không bắt buộc)
- GV vẽ tia số ở trên bảng lớp.
- Bài yều cầu gì?
- Gọi h/s lên bảng điền vào chỗ chấm.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: 
- Yêu cầu h/s nêu cách thực hiện.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV chốt lại bài đúng.
Bài 4:
- Yêu cầu h/s nêu quy tắc: Quy đồng mẫu số các phân số ?
- Trường hợp mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia ta làm thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 5:
- GV gợi ý phân tích đề.
+ Bài yêu cầu gì ?
+ Tìm gì ?
- GV tổ chức trò chơi tiếp sức.
+ Chia lớp 2 đội (mỗi đội 3 h/s)
C. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu h/s nêu cách so sánh, rút gon phân số?
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau
- 1 h/s thực hiện nêu ví du.
- 2 h/s đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát rong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trình bày kết quả.
Khoanh vào phần C.
- 2 h/s đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát ( làm bài vào vở)
- HS nêu ý kiến.
- 1 h/s lên bảng điền: 
 - 1 h/s đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 h/s lên bảng làm bài.
; ; 
- 2 h/s đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu quy tắc.
- HS làm bài vào vở.
- 3 h/s lên bảng làm. 
a. và ;; 
b. và ; = ;
 Giữ nguyên phân số .
- 2 h/s đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu ý kiến.
- 2 đội thực hiện.
- HS nhận xét.
* Các phân số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :
 .
 _________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 64: THÊM TRANG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU
I. Mục tiêu:
- Tìm được trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu (BT2, BT3).
-** HS khá, giỏi biết đặt 2, 3 câu có trạng ngữ trả lời cho các CH khác nhau (BT3). 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Đặt 2 câu có trạng ngữ?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nhận xét+Ghi nhớ: (Giảm tải)
3. Phần luyện tập:
Bài 1:
- GV HD mẫu.
a. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
- GV mời 2 h/s lên bảng.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 :
- HD làm bài.
- Yêu cầu làm bài.
- GV mời 3 h/s làm bài trên ba băng giấy.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 : 
- Yêu cầu mỗi em đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Gọi h/s đọc câu, nhận xét cho điểm.
C. Củng cố dặn dò:
- GV cùng h/s hệ thống lại bài.
- Nhận xét tiết học, dặn học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
- 2 h/s trình bày.
- Nêu yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu.
- 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu văn.
- Lớp theo dõi nhận xét.
b. Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
c. Tại Hoa mà tổ không được khen.
- 2 h/s đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở.
- 3 h/s lên bảng làm bài.
Câu a : Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
Câu b : Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
Câu c : Tai vì (tai) mải chơi, Tuấn không làm bài tập. 
- HS nêu yêu cầu.
- HS đặt câu viết vào vở.
- Đọc câu.
Vì mài chơi nên bạn Quân về nhà bị mẹ đánh.
_____________________________________
Tập làm văn:
Tiết 64: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để 
thực hành luyện tập (BT1); 
- Bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật yêu thích (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Gọi h/s đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã quan sát?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- GV yêu cầu h/s nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài, các kiểu kết bài.
- GV kết luận câu trả lời đúng:
Ý a, b:
- Đoạn mở bài (2 câu đầu):Mở bài gián tiếp
- Đoạn kết bài (câu cuối) : Kết bài mở rộng 
Ý c:
- Để mở bài theo kiểu trực tiếp, có thể chọn những câu văn sau: Mùa xuân là mùa công múa.(bỏ đi từ cũng)
- Để kết bài theo kiểu không mở rộng, có thể chọn câu văn sau : Chiếc ô máu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng mùa xuân ấm áp.(bỏ câu kết bài mở rộng Quả không ngoa khi...)
Bài 2:
- GV gợi ý nhắc h/s một số lưu ý.
- GV phát 1 số phiếu cho h/s làm bài.
- GV mời h/s làm bài trên giấy dán bài trên bảng lớp.
- GV cùng lớp nhận xét cho điểm.
Bài 3: 
- GV hướng dẫn và nhắc h/s: Đọc thầm lại các phần đã hoàn chỉnh của bài văn.
- GV mời số h/s làm bài trên bảng phụ.
- GV cùng lớp nhận xét cho điểm.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu các cách mở bài đã học, theo em khi tả con vật nên chọn cách mở bài nào?
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 h/s trình bày.
- 1 h/s đọc nội dung của bài tập 1.
- HS nêu ý kiến.
- HS đọc thầm bài văn Chim công múa, làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS viết đoạn mở bài vào vở.
- Một số h/s viết vào phiếu. 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài của mình.
- HS nhận xét.
- 1 h/s đọc yêu cầu của bài tập.
- HS viết đoạn kết bài vào vở.
- Vài h/s làm trên bảng phụ trình bày trên bảng lớp.
- HS nhận xét bài của bạn.
________________________________
Khoa học:
Tiết 64: TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu,...
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 128, 129 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Động vật ăn gì?
- Nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
* Mục tiêu: HS tìm trong hình vẽ những gì động vật phải lấy từ môi trường và những gì thải ra môi trường trong quá trình sống.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- GV giao việc cho h/s làm việc.
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
Bước 2 : Hoạt động cả lớp
- GV gọi một số h/s lên trả lời câu hỏi.
+ Kể ra những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Quá trình trên được gọi là gì ?
* Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, không khí và thải ra ngoài các chất cạn bã, khí các- bô - níc, nước tiểu. Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
3. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất của động vật.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày so đồ trao đổi chất ở động vật 
* Cách tiến hành:
Bước 1 : Tổ chức, hướng dẫn.
- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ( Bảng phụ) cho các nhóm.
Bước 2 : 
- Yêu cầuHS làm việc theo nhóm.
- GV tới các nhóm gợi ý.
Bước 3: 
- Yêu cầu trình bày.
- GV nhận xét đánh giá. 
C. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS trả lời trước lớp.
- Lấy từ môi trường: thức ăn, nước, khí ô-xi có trong không khí.
- ĐV thải ra môi trường khí các-bon-níc, phân nước tiểu.
- Gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
- HS theo dõi.
- Các nhóm vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
__________________________________________________________________ 
TUẦN 32:
Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 160: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được cộng, trừ phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.( Bài 1, bài 2, bài 3)(tr167)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu cách cộng, trừ phân số cùng và khác mẫu số?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 :
- GV yêu cầu h/s nêu cách thực hiện.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV chốt lại kết quả.
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu ta làm thế nào?
Bài 2: 
- GV yêu cầu h/s nhận xét các phép tính trước khi làm. 
- Yêu cầu h/s nêu lại cách làm, làm bài.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 3: Tìm x.
- GV gợi ý cho giúp h/s nhận biết được từng thành phần của (x) trong từng phép tính.
 - GV yêu cầu h/s nêu cách thực hiện tìm thành phần chưa biết.
Bài 4 **:(Không bắt buộc)
- GV nêu câu hỏi phân tích đề toán:
+ Bài toán cho biết gì, yêu cầu tìm gì ?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV chấm chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết, số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học, dặn học bài, chuẩn bị bài sau.
- Một số h/s trình bày.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp.
a. ; .
b. .
- HS nêu ý kiến.
- 2 h/s đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- 2 h/s lên bảng làm bài.
a. ;
- 2 h/s nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- 3 h/s lên bảng làm.
 a. 
 = 
 = 
- HS đọc đề bài.
- HS xác định yêu cầu của bài
- 1 h/s lên bảng làm bài, lớp làm trong vở. Bài giải:
a. Số phần diện tích để trồng hoa và làm đường đi là :
 (vườn hoa)
 Số phần diện tích để xây bể là :
 (vườn hoa)
b. Diện tích vườn hoa là :
20 15 = 300 (m2)
 Diện tích để xây bể nước là :
 (m2)
 Đáp số : a, vườn hoa;
 b, 15 m2 
____________________________________
Chính tả:
Tiết 32: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Gọi h/s tìm viết từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã; thanh hỏi.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe viết:
- GV đọc đoạn viết.
- Chuyện gì xảy ra ở vưng quốc nọ?
- GV hướng dẫn viết một số từ ngữ dễ lẫn: kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, lạo xạo
- GV đọc từng câu, hoặc cụm từ cho h/s viết.
- GV đọc lại bài.
- GV thu 7 -10 bài chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2(a):
- GV HD làm bài.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
 Vì sao, năm sau, xứ sở, gắng sức, xin lỗi, sự chậm trễ.
C. Củng cố dặn dò:
 - GV yêu cầu h/s ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả trong bài để không viết sai; về nhà kể lại cho người thân câu chuyện vui “Chúc mừng...kỉ”.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 h/s lên bảng.
- 1HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài: Vương quốc vắng nụ cười.
- HS nêu nội dung đoạn văn.
- HS viết bảng con. 
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở theo cặp sửa chữa lỗi.
- HS đọc thầm câu chuyện vui, làm bài vào VBT.
- 2HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài trên phiếu đọc lại câu chuyện chúc mừng năm mới sau một ...thế kỉ.
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 32
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 32.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp: 
- Các tổ trưởng nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 32. Nêu ‏ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 33.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nêu ý kiến bổ sung.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các nhược điểm của học sinh trong tuần 32.
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 33, nhắc nhở các em tích cực ôn tập các môn học.
2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s vui chơi múa hát các trò chơi-bài hát đã học. 
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát, vui chơi tích cực nhiệt tình vui vẻ, đảm bảo an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32 LOP 4.doc