Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 34

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 34

Toán:

Tiết 169: ÔN TẬP VỀ SỐ TRUNG BÌNH CỘNG

I. Mục tiêu:

- Năm lại được cách giải bài toán về tìm số trung bình cộng.

- Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng. (Bài 1, bài 2, bài 3)(tr175)

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34:
Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 169: ÔN TẬP VỀ SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu:
- Năm lại được cách giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
- Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng. (Bài 1, bài 2, bài 3)(tr175)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu quy tắc diện tích hình bình hành và diện tích hình chữ nhật?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Theo dõi nhắc nhở h/s làm bài.
- GV yêu cầu h/s nêu cách tìm số trung bình cộng.
Bài 2 : 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Cần tìm gì trước?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Theo dõi gợi ý h/s yếu.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- GV gợi ý - phân tích đề bài.
- Cần tìm gì trước, bằng phép tính gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4**:
- G gợi ý – phân tích đề bài.
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nêu các bước giải.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách tính trung bình cộng? 
- Nhận xét tiết học, dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu quy tắc.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở.
a. ( 137 + 248 + 395 ) : = 260
b. ( 348 + 219 + 560 + 725 ) : 4 = 463.
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
 Số người tăng trong 5 năm là :
158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635(người)
Số người tăng trung bình hàng năm là :
635 : 5 = 127 ( người)
 Đáp số : 127 người 
- 2 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Tổ Hai góp được số vở là:
36 + 2 = 38 (quyển)
Tổ Ba góp được số vở là:
38 + 2 = 40 ( quyển)
Cả ba tổ góp được số vở là:
36 + 38 + 40 = 114 ( quyển)
Trung bình mỗi tổ góp được số vở là:
114 : 3 = 38 (quyển)
 Đáp số: 38 quyển vở.
- 2 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS làm vào vở.
Bài giải:
Lần đầu 3 ô tô chở được là:
16 3 = 48 (máy)
Lần sau 5 ô tô chở được là:
24 5 = 120 (máy)
Số ô tô chở máy bơm là:
3 + 5 = 8 (ô tô)
Trung bình mỗi ô tô chở được là:
(48 + 120) : 8 = 21 (máy)
 Đáp số : 21 máy bơm
_________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 68: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I. Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (trả lời CH Bằng gì? Với cái gì?-ND Ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện (BT2).
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu từ miêu tả tiếng cười, đặt câu với từ đó?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. HD làm bài tập:
Bài 1:
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV mời 2 h/s lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong 2 câu văn đã viết trên bảng lớp.
- GV nhận xét kết luận lời giải. 
Câu a: Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em
Câu b: Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên
Bài 2:
- GV treo một số ảnh các con vật đã sưu tầm (trên bảng lớp).
- Yêu cầu các em viết một đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
* Lưu ý khi trình bày chỉ rõ câu nào trong đoạn văn có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- GV nhận xét.
Ví dụ : Bằng đôi cánh to rộng, gà mái che chở cho đàn con.
C. Củng cố dặn dò:
- Đặt câu có trạng ngữ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu và đặt câu.
- 1 h/s đọc nội dung bài tập.
- Suy nghĩ, tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu.
- 2 h/s lên bảng thực hiện.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS quan sát ảnh minh hoạ các con vật trong SGK, ảnh những con vật khác.
- HS đặt câu văn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật.
_________________________________
Tập làm văn:
Tiết 68: ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN 
I. Mục tiêu:
Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước; biết 
điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu Điện chuyển tiền đi, Giấy mua báo chí trong nước- phô tô cỡ to hơn trong SGK, phát đủ cho từng h/s.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Đọc lại Thư chuyển tiền đã điền nội dung trong tiết TLV trước.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn h/s điền những nội dung cần thiết vào tờ in sẵn.
Bài 1:
- Gọi h/s nêu yêu cầu.
- GV giải nghĩa những chữ viết tắt trong Điện chuyển tiền đi.
- GV hướng dẫn cách điền.
- GV mời 1 h/s khá, giỏi đóng vai em HS viết giúp mẹ điện chuyển tiền – nói trước lớp cách em sẽ điền nội dung và mẫu Điện chuyển tiền đi như thế nào ?
- GV nhận xét.
Bài 2:
- GV giúp h/s giải thích các chữ viết tắt, các từ ngữ khó.
+ Tên báo chọn đặt mình, cho ông bà, bố mẹ, anh chị.
+ Thời gian đặt mua báo (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng)
- GV nhận xét chốt lại bài hay đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- GV mời h/s nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn h/s chuẩn bị tiết sau.
- HS đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và mẫu Điện chuyển tiền đi.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS chú ý.
- 1 HS trìnhg bày.
- Cả lớp làm việc cá nhân.
+ 1 số h/s đọc trước lớp mẫu Điện chuyển tiền đi đã điền đầy đủ nội dung.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm bài cá nhân.
- 1 số h/s đọc trước lớp Giấy đặt mua báo chí trong nước.
- HS nhận xét.
- HS nêu nội dung bài.
________________________________
Khoa học:
Tiết 68: ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
Ôn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật thường được bắt đầu từ đâu?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 2: Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên.
* Mục tiêu: Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 * Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu h/s quan sát các hình trang 136, 137 SGK.
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ? 
+ Dựa vào hình trên, bạn hãy nói chuỗi thức ăn, trong đó có con người.
- GV kiểm tra giúp đỡ các nhóm. 
Bước 2 : Hoạt động cả lớp.
- GV mời 1 số h/s lên trả lời các câu hỏi đã nêu trên. 
 ( Các loài tảo Ò Cá Ò Người (ăn cá hộp)
 Cỏ Ò Bò Ò Người
- GV: trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình, con người đã tăng gia.
- GV hỏi cả lớp :
+ Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? (Nếu không có cỏ thì ).
+ Chuỗi thức ăn là gì ?
+ Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất?
Kết luận :
- Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
- Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng.
C. Củng cố dặn dò:
- Cần làm gì để bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên?
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS trình bày.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý bên cùng với bạn.
(Hình 7 : Người đang ăn cơm và thức ăn, hình 8 : Bò ăn cỏ, hình 9: Các loài tảo Ò Cá Ò Cá hộp (thức ăn của người).
- HS nêu câu trả lời trước lớp.
- HS nêu ý kiến.
- Là những mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu nội dung ôn.
__________________________________________________________________ 
TUẦN 34:
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 170: ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG
 VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu:
- Củng cố giải toán. 
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.( Bài 1, bài 2, bài 3)(tr175)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu cách tính trung bình cộng ? 
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: 
- GV kẻ bảng ( như SGK) lên bảng lớp
- Tổ chức cho h/s nhắc lại cách làm và làm bài.
- GV yêu cầu h/s nêu cách làm.
Bài 2:
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Bài toán dạng gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Theo dõi nhắc nhở.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3:
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Cần thực hiện thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi gợi ý.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 5**:
- HD h/s khá giỏi làm bài.
- Theo dõi nhắc nhở.
- GV kết luận : Phân thắng thua.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại cách tìm hai số biết tổng và hiệu?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s chuẩn bị bài sau.
 - HS phát biểu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Tổng hai số
318
1945
3271
Hiệu hai số
42
87
493
Số lớn
180
1016
1882
Số bé
138
929
1389
- HS nêu ý kiến.
- HS đọc đề bài.
- HS lên bảng làm bài – cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Đội thứ nhất trồng được là :
( 1375 + 285) : 2 = 830 (cây)
Đội thứ nhất trồng được là :
830 – 285 =545 cây)
 Đáp số : Đội 1 : 830 cây
 Đội 2 : 545 cây
- 1 h/s đọc đề bài.
- HS làm vào vở, 1 h/s lên làm trên bảng lớp.
Bài giải:
Nửa chu vi của thửa ruộng là :
530 : 2 = 265 (m)
Chiều rộng của thửa ruộng là :
(265 – 47 ) : 2 = 109 (m)
Chiều dài của thửa ruộng là :
109 + 47 = 156 (m)
Diện tích của thửa ruộng là :
156 x 109 = 17004 (m2)
 Đáp số : 17004 m2
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài..
Bài giải:
Số lớn nhất có ba chữ số là 999. Do đó tổng của hai số đó là 999.
Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Do đó hiệu của hai số là 99.
Số bé là :
(999 – 99) : 2 = 450
Số lớn là :
450 + 99 = 549
 Đáp số : Số lớn : 549
 Số bé : 450
____________________________________
Chính tả:
Tiết 34: NÓI NGƯỢC
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát.
- Làm đúng BT2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn).
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV đọc một số từ có tr/ch.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe viết:
- GV đọc bài Nói ngược.
- Vì sao gọi những điều nhắc tới trong bài là nói ngược? 
- Em hiểu thế nào là nói ngược?
- Những từ nào khó dễ lẫn khi viết?
- GV đọc cho h/s viết một số từ dễ viết lẫn.
- GV đọc bài cho h/s viết.
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
- Đọc và phân tính một số từ khó.
- GV thu 7- 8 chấm – chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
- GV gọi 1 h/s đọc yêu cầu của bài.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng; mời 3 nhóm lên thi tiếp sức.
- GV chốt lại lời giải đúng: giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị – theo dõi – bộ não - kết quả - bộ não- bộ não – không thể.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn h/s luyện viết, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng viết.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm bài vè.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu ý kiến.
- HS viết bảng con, bảng lớp.
- HS viết bài.
- HS chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở.
- 3 nhóm lên thực hiện.
- Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn Vì sao ta chỉ cười khi bị người khác cù? 
- Cả lớp nhận xét.
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 34
I.Mục tiêu: 
 - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 34.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp: 
- Các tổ trưởng tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học34. Nêu ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 35.
- Lớp trưởng nhận xét tình hình lớp trong tuần.
- Lớp nêu ý kiến bổ sung.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các nhược điểm của học sinh trong tuần 34.
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 35: 
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục tồn tại cố gắng học tập tốt hơn. Rèn ý thức tự học, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Tích cực ôn tập cuối năm chuẩn bị kiểm tra định kì vào tuần 35.
- Timg hiểu về ngày 30/4.
2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s vui chơi trò chơi theo hình thức thi đua đọc các bảng nhân chia và quy tắc toán nối tiếp. Ai bị mắc sẽ phải hát một bài hoặc kể một câu chuyện. 
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia tích cực nhiệt tình vui vẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34 LOP 4.doc