Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 12

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 12

Tập đọc:

 Tiết 23: MÙA THẢO QUẢ

 I. Mục tiêu:

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dể lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. Đọc diễn cảm toàn bài.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp.

- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

-**HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ trong SGK

 - Đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

 

doc 11 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12:
Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
 	Tiết 23: MÙA THẢO QUẢ
	I. Mục tiêu:
	- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dể lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp. 
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
-**HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ trong SGK
	- Đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
	III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
Đọc và trả lời câu hopỉ bài trước.
- Nhận xét đânh giá. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc:
- GV chia đoạn.
+ Đoạn 1: Thảo quả trên rừng ....nếp áo, nếp khăn.
 + Đoạn 2: Thảo quả trên rừng....lấn chiếm không gian.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc.
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm và TLCH.
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+** Việc lặp lại các từ ngữ đó có tác dụng gì ?
+Nêu ý 1?
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?
+ Nêu ý 2 ?
- Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
+ Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
+*** Đọc đoạn văn em cảm nhận được điều gì?
+ Nêu ý 3 ?
- Nội dung bài nói lên điều gì?
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS khá luyện đọc tiếp nối 3 đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- cho điểm.
C. Củng cố dặn dò:
-**Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào? 
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc bài.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
-1HS đọc chú giải
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe.
- Đọc tầm trả lời:
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa , làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
- Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
- Để miêu tả sự vật sinh động hơn.
+ Ý 1: Thảo quả vào mùa.
- Những chi tiết: qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn, xoè lá lấn chiếm không gian.
+Ý2: Sự phát triển nhanh chóng của thảo quả.
- Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
- Khi thảo quả chín dưới đáy rừng rực lên những chùm hoa đổ chon chót, như chứa lửa, chiếm nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đóm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
- HS tự nêu .
+Ý3 :Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi chín 
- Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
- HS nêu và ghi nhanh vào vở.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
___________________________________
Toán:
Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu:	
Biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. Bài 1, bài 2(tr57)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như thế nào?
- Nhận xét đáhn giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10 , 100, 1000....
a. Ví dụ 1:
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân: 
27,687 10 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi HS nêu nhận xét. 
b.Ví dụ 2:
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân:
53,286 100 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. 
- Gọi HS nêu nhận xét.
- Vậy muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... ta phải làm như thế nào?
3. Luyện tập:
Bài 1: Nhân nhẩm.
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 2: Viết các số dưới dạng số đo là cm.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 3**: (Nếu còn thời gian )
- Y/c HS đọc đề.
- Phân tích đề.
-Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
- HS làm bài vào vở
GV chấm 5-7 bài sau đó nhận xét
C. Củng cố dặn dò: 
- Nêu cách nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
 27,867 10 = ?
 27,867
 10
 278,670
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta cũng được số 278,67 .
53,286 100 = ?
 53,286
 100
 5328,600
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta cũng được số 5328,6
- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100 ,1000..... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba .....chữ số.
- Nêu yêy cầu.
- HS làm miệng.
a, 1,4 10 = 14 b, 9,63 10 = 96,3
2,1 100 = 210 25,08 100 = 2508
7,2 1000 =7200 ; 5,32 1000 = 5320
c, 5,328 x 10 = 53, 28
4,061 x 100 = 406,1
0,894 x 1000 = 894
- Nêu yêu cầu.
- HS làm.
10,4 dm = 104 cm ; 0,856 m = 85,6 cm
12,6 m = 1260 cm ; 5,75 dm = 57,5 cm
- Đọc đầu bài.
- Thực hiện bài.
 Bài giải:
 10 lít dầu nặng là:
 10 0,8 = 8 ( kg )
 Can dầu hoả 10 l nặng là:
 8 + 1,3 = 9,3 ( kg )
 Đáp số: 9,3 kg
____________________________________
Đạo đức:
 Tiết 12: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết1)
I. Mục tiêu:
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người gài, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. 
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. Chuẩn bị: 
- Một số tranh ảnh để đóng vai. 
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
- Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Sau đêm mưa.
* Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:
- GV đọc truyện: sau đêm mưa.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ?
+ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
* GV kết luận: Cần tôn trong người già, em nhỏ ...
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
3. Hoạt động 2: Thế nào là thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ:
* Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc bài tập 1.
- GV đọc từng ý cho HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ:
+Thẻ đỏ là đồng ý
+Thẻ xanh là không đồng ý.
+Thẻ vàng là phân vân.
- Sau mỗi lần giơ thẻ GV cho HS giải thích tại sao em lại có ý kiến như vậy?
- GV kết luận chung:
+Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
+Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
4. Hoạt động tiếp nối: Củng cố dặn dò.
- Vì sao chúng ta cần phải kính già yêu trẻ? 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS nghe.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
- Các bạn trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé, Bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ. Bạn Hương nhắc bà cụ đi lên lề cỏ cho khỏi trơn.
- Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
- Các bạn đã làm một việc làm tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
- 2- 3h/s đọc.
- HS đọc.
-HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ.
-HS giải thích.
- 2 h/s nêu.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 57: LUYỆN TẬP
	I. Mục tiêu
	Giúp HS biết :
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm. 
 - Giải bài toán có ba bước tính. Bài 1 (a), bài 2 (a, b), bài 3(tr58)
	II. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra:
- Muốn nhân một số tập phân với 10, 100, 1000.. ta làm thế nào?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
- GV nhận xét.
- Nhận xét- bổ xung.
b, Số 8,05 phải nhân với số nào để được tích là: 80,5 ; 805; 8050; 80500.
GV HD: 8,05 10 = 80,5
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS làm vào bảng con.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm chữa bài.
Bài 4**: 
- Tìm số tự nhiên x, biết: 2,5 X < 7
- Yêu cầu 1 h/s khá lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Nhận xét- ghi điểm.
C. Củng cố dặn dò: 
- Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10,100.1000?
- Muốn nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên ta làm như thế nào ? 
- Nhận xét tiết học, dặn HS về ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- Nêu yêu cầu.
a, Tính nhẩm.
1,48 10 = 14,8 ; 5,12 100 = 512
15,5 10 = 155 , 0,9 100 = 90
2,5711000= 2571; 0,1 1000 =100
- HS theo dõi.
b, 8,05 100 = 805 
 8,05 1000 = 8050
 8,05 10 000 = 80 500
- Nêu y êu cầu.
- HS làm bài bảng con.
a, 7,69 12,6 82,14 12,82 
 50 800 600 40 
 384,5 10080 49 284 152, 8
 - HS nêu yêu cầu bài.
- Nêu ý kiến.
- Làm bài vào vở. 
 Bài giải:
3 giờ đầu đi được quãng đường là.: 3 10,8 = 32,4 ( km)
 4 giờ sau đi được quãng đường là:
 4 9,52 = 38,08 ( km )
 Người đó đi được quãng đường là:
 32,4 + 38,08 = 70,48 (km )
 Đáp số: 70,48 km
- Nêu yêu cầu.
- Nếu x = 0 ta có:
2,5 0 = 0 < 7
- Nếu x = 1 ta có:
2,5 1 = 2,5 < 7
- Nếu x = 2 ta có:
2,5, 2 = 5 < 7
-Nếu x= 3 ta có
2,5 3 = 7,5 7 ( loại)
* Vậy số tự nhiên x là 0;1; 2.
_____________________________ 
Luyện từ và câu:
Tiết 23: MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.
- Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2). Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
-**HS khá, giỏi nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2. 	 
- Giáo dục lòng yêu quí, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu bài tập dành cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu các quan hệ từ mà em biết?
- Nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
a, Gọi HS đọc nội dung của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bài tập.
b, Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét- sửa sai.
+ Tất cả những từ ngữ trên đều nói 
Về môi trường và là những yếu tố của môi trường.
Bài 3:
- Gọi HS đọc Yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét - sửa sai.
4. Củng cố- Dặn dò
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài,chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , tìm nghĩa của các cụm từ đã cho.
+ Khu dân cư : khu vực dành cho nhân dân ăn, ở, sinh hoạt.
+ Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó có các loài vật, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
+ Sinh vật: Tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh đẻ, lớn lên và chết.
+ Sinh thái : Quan hệ giữa sinh vật với môi trường xung quanh.
+ Hình thái: Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.
- 1 HS đọc thàng tiếng cho cả lớp cùng nghe.
+ Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
_________________________________
Chính tả:
Tiết 12: MÙA THẢO QUẢ
	I. Mục đích:
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu bài tập dành cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hỏi: Em hãy nêu nội dung của đoạn văn?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Yêu cầu HS viết từ vừa tìm được.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV quan sát- uấn nắn.
- Đọc soát lỗi.
- Thu chấm 1/3 số vở của HS.
- Đánh giá- nhận xét cho điểm.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
a. Gọi HS đọc y/c của bài tâp.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Nhận xét – sửa sai.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa. kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và vẻ đẹp đặc biệt.
- HS tìm các tiếng khó và viết vào bảng con.
+ sự sống, nảy mầm, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng, đỏ chon chót.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- HS làm bài tập theo nhóm.
 Sổ – xổ
 Sơ - xơ
 su - xu
 sứ– xứ
sổ sách- sổ số
vắt sổ- xổ lông
sổ mũi- xổ chăn
cửa sổ- chạy xổ ra
sổ sách- xổ tóc
sổ tay- xổ khăn
sơ sài- xơ múi
sơ lược- xơ mít
sơ qua- xơ xác
sơ sơ- xơ gan
sơ sinh- xơ cua
sơ suất – xơ hoà.
su su- đồng xu
su hào- xu nịnh
cao su – xu thời
su sê- xu xoa
bát sứ – xứ sở
đồ sứ – tứ xứ;sứ giả - biệt xứ.
b. – HD về tự làm bài.
- HS theo dõi.
 Bát – bác
 mắt – mắc
 tất – tấc
 mứt – mức
Bát ngát- chú bác
bát ăn –bác trừng
cà bát - bác học
bác đàn- bác ái
bác chữ - bác bỏ
đôi mắt – mắc màn
mắt mũi – mắc áo
mắc na – giá mắc
mắt lưới – mắc nợ
mắt cá - mắc mưu
tất cả - tấc đất
tất tả - một tấc
tất bật – gang tấc
mứt tết – mực độ
hộp mứt – vượt mức
mứt dừa – mức ăn
Bài 3:
a. Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
Hỏi: Nghĩa của mỗi dòng có gì khác nhau?
- Nhận xét- kết luận.
b. HD về nhà làm bài.
+ an- at: man mát, ngan ngát, san sát, chan chát, dan dát..
+ ang – ac: khang khác, nhang nhác, bang bác , cang các...
+ ôn- ôt: công cốc , mồn một...
 C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét bài viết, nhận xét tiết học, nhắc HS về ghi nhớ các tiếng có s/x, at/ac, chuẩn bị bài sau.- Làm têm bài 2b; 3b.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- HS làm bài tập theo nhóm.
- Dòng thứ nhất các tiếng đều chỉ con vật, dòng thứ hai các tiếng đều chỉ loài cây.
+ Xóc: ( xóc đông xu, đòn xóc....)
+ Xói: ( xói mòn, xói lở...)
+ Xẻ: ( xẻ núi, xẻ gỗ...)
+Xả : ( xả thân ...)
+Xi: ( xi đánh giầy.,.)
+Xung ( nổi xung, xung trận, xung kích )
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- HS theo dõi.
________________________________
Khoa học:
Tiết 23: SẮT, GANG, THÉP
	I. Mục tiêu
	Sau bài học , HS có khả năng:
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
 - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép.
	- Có ý thức tuyên truyền việc khai thác, sử dụng hợp lí khoáng sản; tránh làm suy thoái nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường do sản xuất nguyên liệu
 II. Đồ dùng dạy học:
	- Thông tin trong SGK
	- Phiếu bài tập dành cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra:
- Hãy nêu một số đồ dùng được làm bằng mây, tre song và biện pháp bảo quản các đồ dùng đó?
- Nhận xét đânh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép:
+ Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS chia nhóm và thảo luận theo phiếu bài tập. 
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS chia nhóm và thảo luận để hoàn thành các nội dung trong phiếu bài tập.
 PHIẾU HỌC TẬP
 Bài: Sắt, Gang, Thép.
 Nhóm: ..
 Sắt
 Gang
 Thép
Nguồn gốc
Có trong thiên thạch và trong quặng sắt
Hợp kim của sắt và các bon
- Hợp kim của sắt, các bon và thêm một số chất khác.
Tính chất
- Dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, đập.
- Có mầu trắng xám, có ánh kim.
- Cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi.
- Cứng, bền, dẻo.
- Có loại bị gỉ trong không khí ẩm, có loại không.
- Gang, thép được làm ra từ đâu?
- Gang, thép có đặc điểm nào chung?
- Gang, thép, khác nhau ở điểm nào?
3. Hoạt động 2: Ứng dụng của gang, thép trong đời sống.
+ Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
- Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng gang, thép.
+ Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong sgk và trả lời các câu hỏi. 
+ Tên sản phẩm là gì? chúng được làm từ vật liệu gì?
+ Em còn biết sắt, gang thép còn được dùng sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc nào nữa?
+ Hãy nêu các cách để bảo quản đồ dùng các dồ dùng được làm bằng gang, sắt, thép?
C. Củng cố dặn dò:
- Chúng ta cần làm gì để nguồn tài nguyên quặng không bị cạn kiệt ?
- Cần làm gì để những đồ dùng bằng gang, thép sử dụng được lâu dài?
- Chúng ta cần làm gì để tránh suy thoái nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường do sản xuất các nguyên liệu như sắt, gang, thép?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Gang, sắt, thép được làm ra từ quặng sắt.
- Gang, thép đều là hợp kim của sắt và các bon.
- Gang rất cứng và không thể uốn hay kéo dài thành sợi. thép có ít các bon hơn gang và có thêm một vài chất khác nên bền và dẻo hơn gang.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi.
- 6 HS tiếp nối nhau trình bày.
+ Hình 1: Đường day xe lửa được làm từ thép hoặc hợp kim của sắt.
+ Hình 2: Ngôi nhà có lan can được làm bằng thép.
+ Hình 3: Cầu sử dụng thép để xây dựng.
+ Hình 4: Nồi được làm bằng gang.
+ Hình 5: Dao, kéo, cuộn dây thép chúng được làm bằng thép.
+ Hình 6: Cờ le, mỏ lết được làm từ thép.
- Sắt và các hợp kim của sắt còn dùng để sản xuất các đồ dùng: cày, cuốc, dây phơi quần áo, cầu thang, hàng sắt.....
- Các vật dụng được sản xuất từ gang, sắt, thép chúng ta phải bảo quản bằng cách : khi sử dụng xong chúng ta phải cất ở nơi khô ráo và rửa sạch.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12 LOP 5.doc