Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 29 năm 2013

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 29 năm 2013

TUẦN 29:

Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013

BUỔI 1:

Chào cờ:

TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG

__________________________________

Tập đọc:

 Tiết 51: MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng DH:

 - Tranh minh hoạ SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 9 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 29 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29:
Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
 	Tiết 51: MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. Đồ dùng DH:
 - Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra:
- Thông báo kết quả kiểm tra GKII.
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài học.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc: 
- Yêu cầu đọc.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu đọc nối tiếp.
HD phát âm từ ngữ khó.
- Yêu cầu đọc lần 2.
- Yêu cầu đọc trong nhóm.
- Bài này thuộc thể văn gì? Giọng đọc ntn?
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
+ Rút ý 1:
- Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
+Rút ý 2:
+ Tai nạn bất ngờ sảy ra như thế nào?
+ Ma -ri -ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu?
- Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện?
+ Rút ý 3:
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HD luyện đọc đoạn từ: Chiếc xuồng cuối cùngđến hết 
- Đoạn này đọc với giọng thế nào? 
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện trên em thấy Ma-ri-ô và Giu- li- ét-ta là người thế nào?
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau: Con gái.
- Chú ý theo dõi.
- 1 h/s khá đọc toàn bài.
- Đoạn1: Từ đầu ... họ hàng.
- Đoạn 2: Tiếp ... băng cho bạn.
- Đoạn 3: Tiếp... hỗn loạn.
- Đoạn 4: Tiếp ... tuyệt vọng.
- Đoạn 5: Phần còn lại
- Đọc nối tiếp.
- HS nêu: Li - vơ - pun, Ma - ri - ô, Giu - li - ét - ta
- 5 HS nối nhau đọc.
- 1 HS nêu chú giải SGK
- Đọc nhóm 2.
- 1,2 HS đọc cả bài, HS khác nhận xét
- Theo dõi SGK.
- HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi.
- Ma-ri-ô bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà, gặp lại bố mẹ.
+ Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
- Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi dụi, Giu-li-ét-ta hốt hoảng chạy lại
+ Ý2: Sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta.
- Cơn bão dữ dội ập tới ,sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi... mặt biển.
- Ma -ri -ô quyết định nhường chỗ cho bạn... thả xuống nước.
- Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
- Ma-ri-ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng. Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu t/c..
+ Ý3: Sự hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
- 2 HS đọc lại.
- HS nối tiếp đọc bài.
- 4-5 HS đọc.
- Lớp nhận xét.
___________________________________
Toán:
Tiết 141: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( TIẾP)
	I. Mục tiêu: 
Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. Bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a(tr149)
	II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Yêu cầu rút gọn phân số 
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1: Khoanh vào trước câu trả lời đúng.
- Hướng dẫn HS làm bài SGK.
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 2: Khoanh vào trước câu trả lời đúng.
- Hướng dẫn HS làm bài SGK.
- Nhận xét – bổ sung. 
Bài 3: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau: ( Nếu còn thời gian )
- Rút gọn các phân số chưa tối giản thành phân số tối giản rồi tìm các phân số bằng nhau.
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 4: So sánh hai phân số.
- Cần so sánh thế nào?
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét – cho điểm.
Bài 5:
- Hướng dẫn HS quy đồng mẫu số các phân số và viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Nhận xét – ghi điểm.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
+ Khoanh vào D
- HS làm bài.
+ Khoanh vào B
- HS làm bài.
 = = = 
 = 
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
a. và 
 = ; = Vì > nên >
b. < 
c. > 
- Nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
a. < < 
b. > > 
____________________________________
Đạo đức:
 Tiết 29: Em tìm hiểu về Liên hợp quốc( tiết 2 )“ Giảm tải- không dạy”
THAY BẰNG: THĂM QUAN QUANG CẢNH XUNG QUANH TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
 - Củng cố, luyện tập cho h/s về các kiến thức bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp.
 - Kết hợp các môn học khác có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường sống.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức- Giới thiệu bài: 
- HD HS hoạt động theo tổ nhóm ( Nhóm trưởng điều khiển).
- GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Tiến hành thăm quan.
 GV tổ chức h/s thăm quan theo nhóm.
- Mỗi tổ là 1 nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thăm quan và ghi chép:
- Các nhóm thực hiện.
GV tới các nhóm nhắc nhở. 
Quan sát và trao đổi đánh giá quang cảnh xung quanh trường học của em:
- Đã xanh, sạch, đẹp chưa? Tại sao?
- Tổng số cây cho bóng mát, Tổng số cây non? 
- Cần chăm sóc bảo vệ cây xanh bồn cỏ như thế nào?
- Cần làm gì cho quang cảnh trường lớp em luôn sạch - đẹp?
- Báo cáo kết quả.
- GV nhận xét kết luận chung và tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
3. Họat động tiếp nối: Củng cố dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học, cần giữ gìn quang cảnh trường học luôn xanh-sạch- đẹp.
- Lớp tập trung, nhóm trưởng điều khiển cử đại diện báo cáo kết quả, lớp trao đổi nhận xét, bổ sung.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Liên soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
 Tiết 142: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
 I. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố về số thập phân.
- Biết cách đọc, viết, số thập phân và so sánh các số thập phân. Bài 1, bài 2, bài 4a, bài 5(tr150) 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Muốn quy đồng mẫu số hai phân số ta làm như như thế nào?
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1: Đọc số thập phân, nêu phần nguyên, phần thập phân và giái trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó.
- Gọi h/s đọc miệng.
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 2: 
- GV đọc cho h/s viết số thập phân.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 4: Viết các số sau đây dưới dạng số thập phân.
- Thực hiện viết thê nào?
- Cho h/s làm bài vào vở.
- Nhận xét - bổ sung.
Bài 5:
- Cần so sánh thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét – bổ sung.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn so sánh hai số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài làm bài 3 và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
HS nêu yêu cầu.
- Nhiều HS làm miệng.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS viết bảng con, bảng lớp..
- Nêu đầu bài.
- HS làm bài.
a. = 0,3 ; = 0,03 
 4 = 4,25 ; = 2,002 
b. = 0,25 ; = 0,6 ; = 0,875
1 =1,5
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
78,6 > 78,59 28,300 = 28,3
9,478 0,906
_____________________________ 
Luyện từ và câu:
 Tiết 57: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN)
	I. Mục tiêu:
Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (NT3).
	II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
Nhận xét bài kiểm tra giữa kì của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Kỉ lục thế giới. 
- Gợi ý HS cách làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Câu chuyện có gì đáng cười?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và bài văn Thiên đường của phụ nữ.
- Hỏi: Bài văn nói về điều gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Tỉ số chưa được mở.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gọi HS giải thích tại sao lại sửa dấu câu của từng câu như vậy.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Câu 1 là câu hỏi
Hai dấu? ! dùng ở dòng cuối là đúng. Dấu chấm hỏi dùng để diễn tả điều thắc mắc cần được giải đáp, dấu chấm than diễn tả cảm xúc của Nam.
Hỏi: Em hiểu Tỉ số chưa được mở là như thế nào?
C. Củng cố dặn dò:
- Dấu chấm? dấu chấm hỏi? dấu chấm than được dùng để làm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dăn HS về nhà kể lại các mẩu chuyện vui cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS tự làm bài cá nhân.
- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, các HS khác bổ sung để đi đến thống nhất ý kiến.
+ Dấu chấm: được đặt cuối các câu1,2,9. Dấu này dùng để kết thúc các câu kể. Các câu 3,6,8,10 cũng là các câu kể, nhưng cuối câu được đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.
+ Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối các câu7,11. Dấu này dùng để kết thúc các câu hỏi.
+ Dấu chấm than: được đặt ở cuối các câu 4,5. Dấu này dùng để kết thúc câu cảm(câu 4)và câu cầu khiến(câu 5).
- Vận động viên lúc nào cũng nghĩ đến kỉ lục nên khi bác sĩ nói anh ta sốt 41 độ anh ta hỏi ngay: Kỉ lục thế giới là bao nhiêu?.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Trả lời: Bài văn kể chuyện thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng đặc quyền, đặc lợi.
- HS làm trên bảng lớp. Mỗi HS làm 1 đoạn văn. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm trên bảng phụ hoặc giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 4 HS nối tiếp nhau giải thích
- Chữa bài(nếu sai).
- Nghĩa là Hùng được điểm 0 cả 2 bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán.
_________________________________
Chính tả:
 Tiết 29: ĐẤT NƯỚC
	I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng CT 3 khổ thơ cuối bài Đất nước.
- Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
	II. Đồ dùng dạy-học:
 	 Bảng phụ ghi sẵn: tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa các chữ 
	cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
	III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra:
Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài kiểm tra giữa kì.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối bài đất nước.
- Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.
- Yêu cầu nhớ viết.
- Nhắc HS lùi vào 1 ô rồi mới viết chữ đầu tiên của mỗi dòng thơ, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng.
- Đọc lại cho h/s soát lỗi.
- Chấm chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn Gắn bó với miền Nam.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn?
+ Dùng gạch chéo( / ) phân cách các bộ phận tạo thành tên đó.
+ Viết lại tên các danh hiệu cho đúng.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
C. Củng cố dặn dò:
- Khi viết tên các huân chương, danh
 hiệu, giải thưởng ta viết như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Đoạn thơ nói lên lòng tự hào khi đất nước tự do, nói lên truyền thống bất khất của dân tộc ta.
- HS tìm và nêu các từ khó. VD: rừng tre, phấp phới, bát ngát, phù sa, rì rầm, ...
- HS viết bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
+ Cụm từ chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
+ Cụm từ chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động.
+ Cụm từ chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
+ Mỗi cụm từ trên đều gồm 2 bộ phận
Huân chương/Kháng chiến.
Huân chương/Lao động.
Giải thưởng/Hồ Chí Minh.
Nên khi viết phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên này.
- Nêu yêu cầu.
- HS nêu ý kiến.
- HS làm bài.
Anh hùng/Lực lượng vũ trang nhân dân.
Bà mẹ/Việt Nam/Anh hùng.
________________________________
Khoa học:
 Tiết 57: SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
	I. Mục tiêu:
	Sau bài học học sinh biết : 
- Đặc điểm sinh sản của ếch.
 - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
	II. Đồ dùng dạy học:
	Hình trang 116, 117 SGK
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Hãy viết sơ đồ chu trình sinh sản của một số loại côn trùng?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch.
*Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm sinh sản của ếch.
*Cách tiến hành: 
- Bước 1: Tổ chức cho h/s làm việc theo cặp.
- GV theo dõi gợi ý.
+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
+ Ếch để trứng ở đâu?
+ Trứng ếch nở thành gì?
+ Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc?
- Nòng nọc sống ở đâu? ếch sống ở đâu?
 Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi một số hs trả lời câu hỏi.
*Kết luận: Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua cuộc sống trên cạn( giai đoạn nòng nọc chỉ sống ở dưới nước)
3. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
* Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Hướng dẫn, góp ý cho h/s.
Bước 2:
- Theo dõi, chỉ định h/s giới thiệu sơ đồ của mình.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu chu trình sinh sản của ếch ?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện thảo luận.
- HS hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Mùa hạ.
- Ếch đẻ trứng ở ao, hồ; trứng ếch tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
- Trứng ếch nở ra nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch.
+ Hình1: ếch đực đang gọi ếch cái với hai cái túi kêu phía dưới miệng phồng to, ếch cái ở bên cạnh không có túi kêu.
+ Hình 2: Trứng ếch
+ Hình 3: Trứng ếch mới nở.
+ Hình 4: Nòng nọc con( có đầu tròn, đuôi dài và dẹp).
+ Hình 5: Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra hai chân sau.
+ Hình 6: Nòng nọc phát triển hai chân phía trước.
+ Hình 7: ếch con đã hình thành đủ 4 chân, đuôi ngắn dần và bắt đầu nhảy lên bờ.
+ Hình 8: ếch trưởng thành.
- Nòng nọc sống dưới nước, ếch sống trên bờ.
- HS trả lời câu hỏi.
- Từng h/s vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
- HS giới thiệu sơ đồ với bạn.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29 LOP 5.doc