Tập đọc:
Tiết 11: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A- PÁC- THAI
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài đọc, đúng A - pác - thai, Nen - xơn, Man - đê - la, các số liệu thống kê .
- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
TUẦN 6: Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc: Tiết 11: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A- PÁC- THAI I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài đọc, đúng A - pác - thai, Nen - xơn, Man - đê - la, các số liệu thống kê . - Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. - Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra: - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng 1 đoạn trong bài thơ : Ê-mi-mi, con và nêu nội dung bài. - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc: - Y/c 1 HS đọc bài. - Tóm tắt nội dung bài. Chia đoạn. + Đoạn 1: Nam Phi tên gọi a-pác-thai. + Đoạn 2: Ở nước nàydân chủ nào. + Đoạn 3: Còn lại - Hướng dẫn đọc đúng: a - pác - thai; Nen - xơn Man - đê - la, . - Yêu cầu HS luyện đọc tiếp nối theo đoạn và kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV HD đọc, đọc mẫu. 3. Tìm hiểu bài: - Em biết gì về nước Nam Phi? - Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? - Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? - Nội dung bài này nói lên điều gì? 4. Đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. Y/c HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, ghi điểm. C. Củng cố dặn dò - Hãy nêu cảm nghĩ của em qua bài tập đọc này ? - Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài ,kể lại câu chuyện cho người thân nghe , chuẩn bị bài sau: Tác phẩm của Si –le và tên phát xít . - 2 HS lên đọc thuộc lòng bài và nêu nội dung bài. - 1 HS đọc bài. + Luyện đọc đúng từ khó đọc. - HS luyện đọc tiếp nối kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó. - Đọc chú giải. - HS luyện đọc theo cặp. -1-2HS đọc cả bài - Nam Phi là một nước nằm ở Châu Phi. Đất nước này có nhiều vàng, kim cương và cũng rất nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. - Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do dân chủ nào. +Ý 1: Người dân Nam Phi dưới chế độ a-pác -thai - Họ đứng lên đòi quyền bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được nhiều người ủng hộ và cuối cùng họ đã giành được chiến thắng. +Ý2 : Cuộc đấu tranh dưới chế độ a-pác- thai thắng lợi - HS giới thiệu - Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu giọng đọc của bài. - 3 HS thi đọc diễn cảm, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. ___________________________________ Toán: Tiết 26: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan. Bài 1a (2 số đo đầu), bài 1b (2 số đo đầu), bài 2, bài 3 (cột 1), bài 4-(tr28) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS - Nhận xét- ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Luyện tập: Bài 1: a. Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị đo là là m2 - GV hướng dẫn. - Yêu cầu h/s làm bài. b.Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là dm2 - GV tổ chức làm bài cá nhân, chữa bài. - Nhận xét- sửa sai cho HS. Bài 2: - Để khoang vào được ta làm thế nào? - Yêu cầu h/s ghi kết quả bảng con. - Nhận xét- sửa sai. Bài 3: - HD học sinh làm bài. - Yêu cầu làm bài. - Nhận xét- sửa sai. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề. - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Tóm tắt và giải. - Chấm chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Hai đơn vị đo diện tích liền kề đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé ? đơn vị bé bằng 1 phần mấy đơn vị lớn ? - Nhận xét tiết học, dặn HS về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau . - 2HS lên bảng làm bài: 12000 hm2 = 120 km2; 90000 m2 = 9 hm2; 150 cm2 = 1 dm250 cm2; 2010 m2 = 20 dam210m2; - HS làm. a.8m2 27 dm2 = 8m2 + m2= 8m2 16m2 9dm2= 16m2+m2 = 16m2 b.4dm265cm2= 4dm2+dm2= 4dm2 95cm2= dm2 - Nêu đầu bài. - HS nêu ý kiến. - HS làm. B 305mm2 - Nêu đầu bài. - HS làm bảng phụ. 2dm27cm2 = 207cm2 300mm2 > 2cm289mm2 - Đọc đầu bài. - Nêu ý kiến. - Làm bài. Tóm tắt: 1 viên có cạnh : 40cm 150 viên :.m2? Bài giải: Diện tích của một viên gạch lát nền là: 40 x 40 = 1600 ( cm2 ) Diện tích căn phòng là: 1600 x 150 = 240 000( cm2 ) 240 000 cm2 = 24m2 Đáp số: 24m2 ____________________________________ Đạo đức: Tiết 6: CÓ CHÍ THÌ NÊN(TIẾT 2) I. Mục tiêu - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn. II. Chuẩn bị: Phiếu bài tập, thẻ chữ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Khi bạn bè gặp khó, chúng ta phải biết làm gì? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hoạt động1 : Làm bài tập 3 SGK * Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được tấm gương tiêu biểu kể cho lớp cùng nghe . * Cách tiến hành: - GV tổ chức hoạt động cả lớp. + Yêu cầu HS kể một số tấm gương vượt khó trong học tập ở xung quanh hoặc HS biết qua báo chí, đài, truyền hình - Hỏi: + Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì? + Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập? + Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì? + GV kể cho HS nghe một câu chuyện về một tấm gương vượt khó. GV nhận xét. 3. Hoạt động 2:Tự liên hệ * Mục tiêu :HS biết cách liên hệ bản thân và nêu được những khó khăn trong cuộc sống ,trong học tập và đề ra được cách vượt qua khó khó khăn. * Cách tiến hành: - GV tổ chức hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu HS mỗi nhóm đưa ra những thuận lợi và khó khăn của mình. - GV tổ chức hoạt động cả lớp. - GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét- Bổ sung. 4. Hoạt động 3: Trò chơi “ Đúng- Sai ’’ - GV tổ chức cho HS làm việc theo cả lớp. + Phát cho HS cả lớp mỗi em 2 miếng giấy xanh đỏ. + GV hướng dẫn cách chơi. - GV nhận xét và kết luận SGK 5. Hoạt động tiếp nối: Củng cố dặn dò. - Khi gặp khó khăn trong cuộc sống em cần làm gì ? - Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS trả lời - HS tiến hành hoạt động cả lớp. - HS kể cho các bạn trong lớp cùng nghe. - Các bạn đã khắc phục những khó khăn của mình, không ngừng học tập vươn lên. - Là biết khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu và học tập, không chịu lùi bước để đạt được kết quả tốt. - Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và được mọi người yêu mến, cảm phục. - HS lắng nghe. - HS hoạt động theo nhóm. - HS Cả lớp thảo luận, liệt kê các việc có thể giúp được bạn có nhiều khó khăn nhất về vật chất và tinh thần. - HS trình bày kết quả. - HS nhận miếng giấy xanh đỏ và chuẩn bị chơi. - HS thực hiện chơi. - 2 h/s nêu. ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Hằng soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012 BUỔI 1: Toán: Tiết 29: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Biết: - Tính diện tích các hình đã học. - Giải các bài toán liên quan đến diện tích. Bài 1, bài 2-(tr31) II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng làm bài tập - Gv chấm vở 2 HS . - Gv nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:- ghi đầu bài : 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi h/s đọc đề toán. - Gọi HS tóm tắt. - Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? - Muốn biết cần bao nhiêu gạch để lát kín nền căn phòng ta làm thế nào? + Cho h/s tự làm bài. + Gv nhận xét, sửa sai. Bài 2: - Gọi hs đọc đề toán. - Gọi HS tóm tắt. - Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? - Muốn tính diện tích thửa ruộng đó ta làm như thế nào? - Muốn biết thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ta làm như thế nào? + Cho HS tự làm bài. + GV nhận xét, đánh giá . Bài 3**: - Gọi h/s đọc đề toán. - Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? + GV hướng dẫn HS có thể giải bài toán theo các bước sau: - Tìm chiều dài , chiều rộng thật của mảnh đất. - Tính diện tích mảnh đất đó . - Cho hs tự làm bài - GV nhận xét, chữa. Bài 4**: + Cho h/s làm ra nháp rồi khoanh kết quả đúng . + KQ khoanh vào + GV nhận xét sửa sai C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông? - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn bài chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chung - 2 h/s lên bảng làm, cả lớp làm nháp. 2500dm2 = ... m2 90m2 5 dm2 = ... m2 45dm2 = m2 5dm2 2cm2 = dm2 - 1 HS đọc đề toán. - 1 h/s lên bảng tóm tắt. - HS nối tiếp nhau trả lời. - 1 HS lên làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở. Bài giải: Diện tích của một viên gạch là: 30 30 = 900 (cm2) Diện tích nền căn phòng: 9 6 = 54 (m2) 54m2 = 540 000 cm2 Số viên gạch dùng để lát kín nền căn phòng là: 540 000 : 900 = 600 (viên ) Đáp số: 600 viên. - 1 HS đọc đề toán. - HS tóm tắt. - HS nối tiếp nhau trả lời. - 1HS lên làm bảng lớp, lớp làm vào vở. Bài giải a) Chiều rộng của thửa ruộng là: 80 : 2 = 40 (m) Diện tích của thửa ruộng là : 80 40 = 3200 (m2) b) 3 200 m2 gấp 100 m2 số lần là: 3 200 : 100 = 32 (lần ) Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là : 50 32 = 1 600 (kg ) 1 600 kg = 16 tạ Đáp số: a, 3200m2 b, 16 tạ - HS đọc đề toán. - HS tóm tắt. - HS nối tiếp nhau trả lời. - 1 HS khá giỏi làm. Bài giải: Chiều dài của mảnh đất đó là : 5 1 000 = 5 000 (cm) 5 000 cm = 50 m Chiều rộng của mảnh đất đó là : 3 1 000 = 3 000 (cm) 3 000 cm = 30 m Diện tích của mảnh đất đó là : 50 30 = 1 500 (m2) Đáp số: 1 500m2 - 1 HS đọc yêu cầuYC bài tập. - HS khá giỏi làm ra nháp khoanh kết quả rồi nêu. C. 224 cm2 _____________________________ Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ ( Không dạy- giảm tải ) Thay bằng: LUYỆN TẬP TỪ TRÁI NGHĨA I. Mục tiêu: - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3. - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d). - Đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm đuợc ở BT4 (BT5). * Đối với hs khá, giỏi thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập. - Chép bài 1, 2, 3 lên bảng. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Thế nào là từ đồng âm? - GV nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tìm những từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau: - Thế nào là từ trái nghĩa? - Cho h/s làm và chữa bài. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Em hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào? Bài 2: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống. + GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài. + GV nhận xét và chốt lời giải đúng. Bài 3: + GVgiải thích có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; Có thể đặt 2 câu mỗi câu chứa 1 từ. + GV nhận xét . C. Củng cố dặn dò: - Gọi hs nêu lại nội dung bài? - GV nhận xét tiết học, nhắc HS học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1, 2 - Chuẩn bị tiết sau: Từ nhiều nghĩa. - HS nêu ý kiến. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS trả lời. - 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở Lên thác xuống ghềnh. Sớm nắng chiều mưa. Khoai đất lạ, mạ đất quen. Thắng không kiêu, bại không nản. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. Lời giải: a, Một miếng khi đói bằng một gói khi no b. Nói lời phải giữ lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. c. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. d.Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tiếp nối trình bày câu của mình. - HSviết bài vào vở. - Đọc câu. Tập làm văn: Tiết 12: LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1). - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2). II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh sông, nước biển, hồ đầm - Giấy khổ to bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài- ghi đầu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - Cho h/s thảo luận nhóm 2. Đoạn a: - Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? - Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì? và vào những thời điểm nào? - Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào? - GV giải nghĩa từ liên tưởng: từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác,... Đoạn b: - Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày? - Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? - Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh? Bài 2: - Hướng dựa trên kết quả quan sát, HS tự lập dàn ý vào vở. - Gọi h/s nối tiếp nhau trình bày. - GV nhận xét. chấm điểm những dàn ý tốt. - YC 2 HS làm trên bảng phụ dán lên bảng. - GV nhận xét, bổ sung, xem như là một mẫu để cả lớp tham khảo. C. Củng cố dặn dò: - Gọi h/s nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học. Dặn h/s về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh - HS thảo luận nhóm 2. - Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời. - Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: Khi bầu trời xanh thẳm , khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió. - Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. - Con kênh được quan sát trong mọi thời điểm trong ngày: Suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. - Tác giả quan sát bằng thị giác: để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất, bốn bề trống huếch, trống hoác; thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày: buổi sáng phơn phớt màu đào; giữa trưa hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; về chiều: biến thành một con suối lửa. - Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa. - HS đọc những câu văn thể hiện liên tưởng của tác giả: ánh nắng....mặt đất; con kênh phơn phớt màu đào; hoá thành.... loá mắt; biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. - Tác dụng: Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS lập dàn ý vào vở. - 2 HS làm bảng phụ. - HS trình bày. - HS nhận xét. ________________________________ Khoa học: Tiết 12: PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét; Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét. - Có ý thức bảo vệ môi trường: vệ sinh nhà cửa, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm ngăn chặn không cho muỗi sống và sinh sản. II. Đồ dùng dạy học: - GV : Phiếu học tập ghi các câu hỏi (hoạt động 2) III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra : - Chỉ nên dùng thuốc khi nào? - Khi dùng thuốc chúng ta cần chú ý điều gì? - Nhận xét đánh giá. B. Dạy bài: 1. Giới thiệu bài : 2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK * Mục tiêu: HS nhận biết được 1 số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. * Cách tiến hành: - Yêu cầu thảo luận nhóm 2: - Nêu 1 số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? - Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? - Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? - Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? - GV nhận xét, chốt lại. 3. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: HS biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi; Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn và mặc quần áo dài khi trời tối. Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * Cách tiến hành: - Tổ chức lớp thảo luận N4. + Muỗi A - nô - phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà? +Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? +Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? + Bạn có thể làm gì để ngăn không cho muỗi sinh sản? + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người? - Nhận xét, chốt lại. C. Củng cố, dặn dò: - Em cần làm gì để phòng bệnh sốt rét? - Yêu cầu h/s về nhà vệ sinh nhà ở, trường lớp, ...; Chuẩn bị bài: Phòng bệnh sốt xuất huyết. - HS đọc thông tin trong SGK - Thảo luận nhóm 2; nêu kết quả - Bắt dầu rét run. Sau là rét, sốt cao. Cuối cùng người bệnh ra mồ hôi và hạ sốt, ... - Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người (vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau cơn sốt rét). - Do 1 loại kí sinh trùng gây ra. - Muỗi A - nô - phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét và lây sang cho người lành. - HS thảo luận N.4 bằng phiếu bài tập. - ... nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm, nơi nước đọng, ... - Vào buổi tối và ban đêm. - Phun thuốc trừ muỗi (H.3) tổng vệ sinh (H.4). - Giữ vệ sinh môi trường sống: vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm; Chôn rác thải, dọn sạch nơi nước đọng, thả cá ăn bọ gậy, ... - Ngủ màn, mặc quần áo dài khi trời tối, tẩm màn (H.5). - HS đọc mục “bóng đèn toả sáng”. ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Hằng soạn giảng)
Tài liệu đính kèm: