Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 7 đến tuần 12

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 7 đến tuần 12

Tiết 1 : Giáo dục tập thể: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

 Tiết 2: Tập đọc : TRUNG THU ĐỘC LẬP

 I. Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

 - Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 II. Chuẩn bị:

- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đo87

- c.

 

doc 154 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 7 đến tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
gggg o0ohhhh
 Thứ hai ngày 08 tháng10 năm 2012
 	Tiết 1 : Giáo dục tập thể: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 Tiết 2: Tập đọc : TRUNG THU ĐỘC LẬP 
 	I. Mục tiêu: 
 	- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
 	- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 	II. Chuẩn bị: 
Bảng ï viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đo87
ïc.
 	III. Hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
12’
10’
7’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc chuyện Chị em tôi và TLCH .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc.
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1
-Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt?
+Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui?
+Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?
-Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
-Đoạn 1 nói lên điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 1.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
-Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
-Đoạn 2 nói lên điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 2.
Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: 
+Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?
+Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào?
-Ý chính của đoạn 3 là gì?
-Ghi ý chính lên bảng.
-Đại ý của bài nói lên điều gì?
* Đọc diễn cảm:
-Gọi 3 HS tiếp nối đọc tứng đoạn của bài.
-Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm.
 -Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm đoạn văn.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nêu lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học
-Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
-HS đọc tiếp nối theo trình tự:
+Đoạn 1: Đêm nayđến của các em.
+Đoạn 2: Anh nhìn trăng  đến vui tươi.
+Đoạn 3: Trăng đêm nay  đến các em.
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS trả lời câu hỏi.
- Đoạn 1 nói lên cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đọc thầm và trả lời.
+Ứơc mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
-2 HS nhắc lại.
-Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
-2 HS nhắc lại.
-3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra giọng dọc của từng đoạn (như đã hướng dẫn)
-Đọc thầm và tìm cách đọc hay.
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
 	Tiết 3 : Toán : LUYỆN TẬP 
 	I.Mục tiêu: 
 	- Cĩ kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
 	- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
 	II. Chuẩn bị: 
 	- Bộ đồ dùng Toán 4 .
 	III.Hoạt động trên lớp: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
10’
8’
10’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách thực hiên phép trừ.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1
 -GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thự hiện phép tính.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai.
 -GV hỏi: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?
 -GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
 -GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.
 -GV yêu cầu HS làm phần b.
 Bài 2
 -GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai.
 -GV hỏi: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?
 -GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
 -GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên.
 -GV yêu cầu HS làm phần b.
 Bài 3
 -GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình
 x + 262 = 4848
 x = 4848 – 262
 x = 4586
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -Nêu lại nội dung đã luyện tập trong tiết.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học
 - Dặn về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-2 HS nhận xét ?
-HS trả lời.
-HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng.
-HS thực hiện phép tính 7580 – 2416 để thử lại.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-2 HS nhận xét.
-HS trả lời.
-HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép trừ.
-HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Tìm x.
-2 HS lên bảng , HS cả lớp làm vào VBT.
 x – 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
 	Tiết 4 : Khoa học PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
 	I/ Mục tiêu:
 	- Nêu cách phịng bệnh béo phì:
 	- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
 	- Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
 	II/ Chuẩn bị:
 	-Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
 	III/ Hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
12’
12’
5’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách phòng bệnh do thiếu DD.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học. * Hoạt động 1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng:
1) Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là:
 a) Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
 b) Mặt to, hai má phúng phíng, bụng to phưỡn ra hay tròn trĩnh.
 c) Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5kg trở lên.
 d) Bị hụt hơi khi gắng sức.
2) Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gặp những bất lợi là:
 a) Hay bị bạn bè chế giễu.
 b) Lúc nhỏ đã bị béo phì thì dễ phát triển thành béo phì khi lớn.
 c) Khi lớn sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn về khớp xương.
 d) Tất cả các ý trên điều đúng.
3) Béo phì có phải là bệnh không ? Vì sao ?
 a) Có, vì béo phì liên quan đến các bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn khớp xương.
 b) Không, vì béo phì chỉ là tăng trọng lượng cơ thể.
 -GV kết luận bằng cách gọi 2 HS đọc lại các câu trả lời đúng.
 * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. 
 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi:
 1) Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì ?
 2) Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì ?
3) Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ?
 -GV nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS.
 * GV kết luận 
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
 * GV chia nhóm thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống. 
- GV cho học sinh nêu ra các ý kiến khi bị béo phì .
- Học sinh bày tỏ ý kiến.
- GV nhận xét bổ sung và chốt lại .
 3.Củng cố- dặn dò:
-Nêu lại nội dung ghi nhớ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học
- Dặn về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
-Hoạt động cả lớp.
-HS suy nghĩ.
-1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp theo dõi và chữa bài theo GV.
-HS trả lời.
1) 1a, 1c, 1d.
2) 2d.
3) 3a.
-2 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trả lời.
-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình.
- HS trả lời.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
Tiết 5: Âm nhạc: Giáo viên chuyên trách dạy
^^^^^^^^^^^*************************************^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
 Thứ ba ngày 09 tháng 10 năm 2012
 	Tiết 1: Đạo đức TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
 	I.Mục tiêu:
 	- Nêu được ví dụ về tết kiệm tiền của.
 	- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
 	- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.
 	II.Chuẩn bị:
 	-SGK Đạo đức 4
	- Bảng lớp ghi sẳn gợi ý bài học.
 	III.Hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’ ... điểm , tính chất và tập đặt câu với từ tim được.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bảng lớp viết sẵn nội dung BT.III.1 .
 - Một vài tờ phiếu khổ to , từ điển dùng cho BT.III.2 .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3phút
10phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Mở rộng vốn từ : Ý chí – Nghị lực 
- 2 em làm lại BT3,4 tiết trước .
3. Bài mới : Tính từ (tt) .
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động 
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
MT : Giúp HS nắm được một số cách thể hiện đặc điểm , tính chất sự vật .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bài 1 : 
+ Kết luận : Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tính từ đã cho .
- Bài 2 : 
- 2 học sinh thực hiện yêu cầu 
Học sinh lắng nghe
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm việc cá nhân , phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
10phút
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK .
- Cả lớp theo dõi , đọc thầm lại .
10phút
3phút
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Phát bút dạ đỏ và phiếu khổ to cho vài em .
+ Chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 : 
+ Phát phiếu + từ điển cho các nhóm làm bài .
+ Khen tìm được đúng , nhiều từ .
- Bài 3 : 
4. Củng cố dặn dò :
- Đọc lại ghi nhớ SGK .
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở những từ ngữ vừa tìm được ở BT3 ( viết ít nhất 15 từ ) .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở .
- Những em làm bài ở phiếu trình bày kết quả .
- Trọng tài nhận xét , tính điểm .
- Đọc yêu cầu BT .
- Các nhóm thảo luận , làm bài .
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung thêm những từ ngữ mới .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , tiếp nối nhau đọc câu mình đặt .
- Cả lớp nhận xét nhanh .
2 học sinh lần lượt nêu ghi nhớ
Học sinh lắng nghe
Ghi yêu cầu về nhà vào vở
 Tiết 3 : Tập làm văn KỂ CHUYỆN : KIỂM TRA VIẾT
 I. MỤC TIÊU :
 - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu của đề bài , có nhân vật , sự việc , cốt truyện ; (Mở bài, diển biến, kết thúc) 
 - Diển đạt thành câu trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng 120 chữ( Khoảng 12 câu) .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Giấy , bút làm bài KT .
 - Bảng lớp viết đề bài , dàn ý vắn tắt của một bài văn KC .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3phút
30phút
3phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Kết bài trong bài văn kể chuyện .
- 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : Kể chuyện : kiểm tra viết .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Làm một trong 3 đề bài sau :
4. Củng cố dặn dò : 
- Thu bài cả lớp .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà ôn lại văn kể chuyện .
- 2 học sinh thực hiện yêu cầu 
Học sinh lắng nghe
- Hoạt động cá nhân
+ Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật : bà mẹ ốm , người con hiếu thảo và một bà tiên .
	+ Kể lại truyện Oâng Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền . Chú ý kết bài theo lối mở rộng .
	+ Kể lại truyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp . 
Lớp trưởng thu bài nộp cho gioá viên 
Học sinh lắng nghe
Ghi yêu cầu về nhà vào vở
 Tiết 4 : Địa lí ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 I. MỤC TIÊU :
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng bắc bộ.
 + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta
 + Đồng bằng Bác Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh là Việt Trì, cạnh đáy là bờ biển
 + Đồng bằng Bác Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thông đê ngăn lũ
 - Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN . 
 - Chỉ một số công trình chính trên bản đồ: sông Hồng và sông Thái Bình
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
 - Tranh , ảnh về đồng bằng Bắc Bộ , sông Hồng , đê ven sông .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3phút
10phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Oân tập .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : Đồng bằng Bắc Bộ .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Đồng bằng lớn ở miền Bắc .
MT : Giúp HS chỉ đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ .
- Chỉ bản đồ và cho HS biết : Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển .
- 2 học sinh thực hiện yêu cầu 
Học sinh lắng nghe
Hoạt động lớp .
- Dựa vào kí hiệu , tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ SGK .
- Lên chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ở bảng .
10phút
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp , bằng phẳng , sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co . Những nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Các nhóm dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ và nội dung SGK , trả lời các câu hỏi :
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên ?
+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ?
+ Địa hình của đồng bằng có đặc điểm gì?
- Trình bày kết quả làm việc .
- Chỉ trên bản đồ vị trí , giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng , diện tích , sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ .
5phút
Hoạt động 3 : Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý : Tại sao sông có tên gọi là “sông Hồng” ?
- Nói thêm về hiện tượng lũ lụt của đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê . 
Hoạt động lớp .
- Trả lời câu hỏi của mục II , sau đó lên chỉ bản đồ vị trí một số sông của đồng bằng Bắc Bộ .
- Vì có nhiều phù sa nên nước sông quanh năm có màu đỏ , do đó sông có tên là sông Hồng .
- Dựa vào vốn hiểu biết , trả lời câu hỏi : Khi mưa nhiều , nước sông ngòi , ao , hồ thường như thế nào ?
- Dựa vào SGK , trả lời các câu hỏi :
5phút
3phút
Hoạt động 4 : 
MT : Giúp HS Giúp HS nắm các đặc điểm sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
4. Củng cố dặn dò : 
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dựa vào nội dung SGK và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý :
+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ?
sử dụng nước các sông cho sản xuất ?
- Các nhóm trình bày kết quả .
- Thảo luận cả lớp để tìm kiến thức đúng 
2 học sinh lần lượt nêu ghi nhớ
Học sinh lắng nghe
Ghi yêu cầu về nhà vào vở
 	Tiết 5 : Giáo dục tập thể : SINH HOẠT LỚP
	I .MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 	- Đánh giá lại các hoạt động cũng như các kết quả làm được và các mặt còn thiếu sót trong tuần 12
 	- Xây dựng kế hoạch hoạt động và rèn luyện tuần 13
	II. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
20’
10’
5’
Phần mở đầu
- Ôån định tổ chức lớp học : 
- Cho học sinh hát .
II. Phần cơ bản
A. Đánh giá tình hình trong tuần : 
. Về học tập : 
+ Giáo viên nhận xét và bổ sung những thiếu sót 
- Trong tuần qua , đã có nhiều cố gắng trong học tập , đi học chuyên cần , hăng say phát biểu xâydựng bài .
- Duy trì được nề nếp lớp học như đầu giờ .
 2. Về vệ sinh : 
- Tổ trực đã quét dọn lớp học sạch sẽ , lao động vệ sinh lớp học .
- Nhặt giấy, rác theo đúng lịch , sạch sẽ .
3. Các hoạt động khác : 
- Mọi hoạt động của nhà trường đã diển ra trong tuần qua các em đã thực hiện nghiêm túc .
- Đã tham gia sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 
B. Kế hoạch tuần tới : 
- Giáo viên nêu các hoạt động chính của tuần tới
- Tập trung các hoạt động tổ chức ngày 20-11û.
- Tiếp tục vận động những bạn còn vắng đến lớp 
- Nâng cao hơn nữa chất lượng học tập , hăng say phát biểu xây dựng bài .
- Đi học chuyên cần , đúng giờ .
- Duy trì công tác vệ sinh cá nhân .
- Lao động vệ sinh lớp học , sân trường theo đúng lịch quy định .
III. Phần kết thúc
- Giáo viên chốt lại kế hoạch hoạt động tuần 13
- Dặn học sinh chuẩn bị các điều kiện cũng như cần lư ý các hoạt động của lớp
- Lớp hát tập thể 1 bài
+ Lớp trưởng đánh giá lại mọi hoạt động trong tuần qua và tình hình nghỉ học trong lớp .
Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe thảo luận các biện pháp thực hiện
Học sinh lắng nghe
Ghi chép vào vở
^^^^^^^^^^^*************************************^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4B TUAN 7-12.doc