TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK).
- HSKT ngåi nghe gi¶ng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
TUẦN 17 THỨ HAI NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 2012 CHÀO CỜ Học sinh tập trung trước cờ _____________________________ MĨ THUẬT (GV chuyên soạn giảng) __________________________________ TẬP ĐỌC RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG I. MỤC TIÊU - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện. - Hiểu ND: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK). - HSKT ngåi nghe gi¶ng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: Trong quán ăn " Ba cá bống" Gọi hs lên bảng đọc theo cách phân vai - Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú. - Nhận xét – ghi điểm. 2. Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Y/c hs xem tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Việc gì xảy ra đã khiến cả vua và các vị đại thần đều lo lắng đến vậy? Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng sẽ giúp các em hiểu điều đó. 2) HD đọc và tìm hiểu bài a) luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài - HD hs cách ngắt nghỉ hơi đúng giữa những câu dài - HD luyện đọc các từ khó trong bài : xinh xinh, vương quốc, khuất, vui sướng, kim hoàn - Gọi hs đọc 3 đoạn lượt 2 - Giải nghĩa từ khó trong bài: vời - Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi - Gọi hs đọc cả bài - Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan trong triều, sự buồn bực của nhà vua. Đọc đoạn sau: phân biệt lời chú hề (vui, điềm đạm) với lời nàng công chúa (hồn nhiên, ngây thơ), đọc đoạn kết giọng vui, nhịp nhanh hơn b) Tìm hiểu bài - Y.c hs đọc thầm đoạn 1 TLCH: + Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? + Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? + Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa? + Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được? - Yc hs đọc thầm đoạn 2, trả lời các câu hỏi: + Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học? + Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? - Chú hề hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng: nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ của người lớn, của các quan đại thần và các nhà khoa học. - Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH: + Sau khi biết rõ công chúa muốn có một "mặt trăng" theo ý nàng, chú hề đã làm gì? + Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà? c) HD đọc diễn cảm - Gọi hs đọc truyện theo cách phân vai - Yc hs lắng nghe, theo dõi tìm giọng đọc thích hợp - Kết luận giọng đọc đúng (mục 2a) - Hd hs luyện đọc diễn cảm 1 đoạn + Gv đọc mẫu + Gọi hs đọc +Y/c hs luyện đọc trong nhóm 3 + Tổ chức thi đọc diễn cảm - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay Bài văn nói lên điều gì? - Kết luận nội dung đúng (mục I) C/ Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Giáo dục HS và liên hệ thực tế. - Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể câu chuyện trên cho người thân nghe - Bài sau: Rất nhiều mặt trăng (tt) Từng tốp 4 hs lên đọc theo cách phân vai . Chi tiết Bu-ra-nô chui vào chiếc bình bằng đất, ngồi im thin thít. . Hình ảnh ông lão Ba-ra-ba uống rượu say rồi ngồi hơ bộ râu dài - Vẽ cảnh vua và các vị cận thần đang lo lắng, suy nghĩ, bàn bạc một điều gì đó. - Suy nghĩ HSKT ngåi nghe gi¶ng - HS nối tiếp nhau đọc + Đoạn 1: Từ đầu...nhà vua + Đoạn 2: Tiếp theo...bằng vàng rồi + Đoạn 3: Phần còn lại - HS luyện đọc cá nhân - HS đọc trước lớp 3 đoạn của bài - Đọc ở phần chú giải - Luyện đọc trong nhóm đôi - HS đọc cả bài - Lắng nghe - Đọc thầm + Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng + Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa + Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được + Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. - Đọc thầm đoạn 2 + Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã, chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn + Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. - Lắng nghe - Đọc thầm đoạn 3 + Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ. + Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn. - 1 lượt 3 hs đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, nàng công chúa nhỏ) - HS trả lời - Lắng nghe - HS đọc - Đọc phân vai trong nhóm 3 - Lần lượt một vài nhóm thi đọc diễn cảm - HS trả lời - Vài hs đọc lại . Cô công chúa nhỏ rất đáng yêu, ngây thơ . Các vị đại thần và các nhà khoa học không hiểu trẻ em . Chú hề thông minh . Trẻ em suy nghĩ rất khác người lớn - HS lắng nghe và thực hiện. ____________________________________ TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. Biết chia cho số có ba chữ số. # Giảm tải: Không làm cột b bài tập 1, bài tập 3. - HSKT làm bài tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: Chia cho số có ba chữ số (tt) - Gọi hs lên bảng tính và đặt tính - Nhận xét – ghi điểm. 2. Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu: Tiết toán hôm nay các em sẽ được rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số và giải một số bài toán có lời văn 2) Luyện tập Bài 1: Y/c HS thực hiện vào bảng con. - Giúp HS yếu tính được. Bài 2: Y/c hs đọc đề toán - Gọi hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp Bài 3: (dành cho HS khá, giỏi) Gọi hs đọc đề toán - Y/c hs tự làm bài - Gọi hs lên bảng sửa bài - Chấm bài, y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra - Nhận xét, tuyên dương hs làm bài đúng, sạch đẹp 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi hs lên thi đua - Giáo dục HS và liên hệ thực tế. - Về nhà tự làm bài vào VBT - Bài sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học - HS lên bảng tính 10488 : 456 = 23 31 458 : 321 = 98 35490 : 546 = 56 - Lắng nghe - HSKT làm bài tập 1 - HS thực hiện bảng con. a) 54322 : 346 = 157 25275 : 108 = 234 (dư 3) 86679 : 214 = 405 (dư 9) - HS đọc đề toán - Cả lớp làm vào vở nháp 18 kg = 18000 g Số gam muối trong mỗi gói là: 18000 : 240 = 75 (g) Đáp số: 75 g - HS đọc đề bài - Tự làm bài - HS lên bảng sửa bài - Đổi vở nhau để kiểm tra Giải Chiều rộng của sân bóng đá 7140 : 105 = 68 (m) Chuvi sân bóng đá: (105 + 68) x 2 = 346 (m) Đáp số: 346 m - HS lên thực hiện 4725 : 15 = 315 - HS lắng nghe và thực hiện. _______________________________ LỊCH SỬ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - Hệ thống những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối the61 kỉ XIII: Nước Văn Lang, Au Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần. - HSKT ngồi nghe giảng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: Gọi hs trình bày 1) Nhà Trần đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu? 2) Nêu kết quả của cuộc kháng chiến? 3) Cuộc kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa gì? - Nhận xét – ghi điểm. 2. Ôn tập: Hoạt động1: Hoạt động theo nhóm - GV phát cho mỗi nhóm một bản thời gian và các nhóm ghi nội dung của mỗi giai đoạn . - GV treo trục thời gian lên bảng va yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN , 179 TCN , 938 . - GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận . GV nhận xét * Hoạt động 2: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến TK XV - Treo băng thời gian lên bảng. - Các em hãy suy nghĩ, xem lại bài, sau đó thầy gọi các em lên gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian trong bảng. - Gọi hs lên thực hiện - Cùng cả lớp nhận xét, sau đó gọi hs nói sự kiện lịch sử với thời gian tương ứng. - Gọi hs đọc lại toàn bộ bảng. Các em hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Buổi đầu độc lập, thời Lý, Trần đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kì đó là gì? Câu hỏi này thầy đã kẻ thành bảng thống kê, nhiệm vụ của các em là hoàn thành bảng và dựa vào bảng để TLCH trên. - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Cùng hs nhận xét, bổ sung đi đến kết quả đúng. - Cùng hs nhận xét, bổ sung * Hoạt động 4: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. - Treo bảng phụ viết định hướng kể, gọi hs đọc to trước lớp - Thầy sẽ tổ chức cho các em thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. Các em nên kể theo định hướng trên bảng. Bạn nào kể đúng, lưu loát, hấp dẫn sẽ là người thắng cuộc. - Cùng hs nhận xét, tuyên dương hs kể tốt. C/ Củng cố, dặn dò: - Giáo dục HS và liên hệ thực tế. - Về nhà học thuộc ghi nhớ - Nhận xét tiết học. - Bài sau: Kiểm tra cuối HKI - HS lên bảng thực hiện 1) Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui. 2) Cả 3 lần xâm lược nước ta chúng đều thất bại, không dám xâm lược nước ta nữa. 3) Nước ta sạch bóng quân thù, độc lập được giữ vững - HS hoạt động theo nhóm . - Đại diện nhóm báo cáo sau khi thảo luận . - HSKT ngồi nghe giảng HS lên bảng ghi lại các sự kiện tương ứng Nhóm 1: Vẽ tranh về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. Nhóm 2: kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa & kết quả của cuộc khởi nghĩa? Nhóm 3: Nêu diễn biến & ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng - Đại diện nhóm báo cáo - Lắng nghe - Quan sát - Suy nghĩ, nhớ lại bài - Lần lượt lên bảng gắn nội dung sự kiện - HS đọc to trước lớp - Lắng nghe, thảo luận nhóm đôi . - Lần lượt trình bày (mỗi nhóm 1 ý) - Nhận xét - HS đọc to trước lớp: + Sự kiện lịch sử: Sự kiện đó là sự kiện gì? xảy ra lúc nào? xảy ra ở đâu? Diễn biến chính của sự kiện? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc. + Nhân vật lịch sử: Tên nhân vật đó là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà? - HS lần lượt xung phong kể (có thể dùng thêm tranh, ảnh) về sự kiện, nhân vật lịch sử mà mình chọn. ... sau đó cho cả lớp cùng chơi. 12-14p 2-3 lần 2-3 lần 1 lần 4-7p X X X X X X X X X X X X X X X X r B X X X A C XP r III.Kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học. - Về nhà ôn tập bài RLTTCB đã học. 1p 1p 1-2p X X X X X X X X X X X X X X X X r THỨ SÁU NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2012 ÂM NHẠC (GV bộ môn soạn giảng) ____________________________ TOÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I _____________________________ TẬP LÀM VĂN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I _____________________________ CHÍNH TẢ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu: Nêu MĐ, YC của tiết ôn tập 2. KT tập đọc và HTL: - Gọi những hs chưa có điểm lên bốc thăm đọc và TLCH - Nhận xét – ghi điểm. * Bài tập 2 : (Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật. - Gọi hs đọc y/c - Y/c hs làm bài vào VBT - Gọi hs đọc các câu văn mình đã đặt. *Bài tập 3 (chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn) - Gọi hs đọc y/c - Các em đọc lại bài tập đọc Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết. - Y/c hs tự làm bài (phát phiếu cho 2 hs) - Gọi hs trình bày kết quả a) Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao? b) Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn? c) Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác? 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo dục HS và liên hệ thực tế. - Những em chưa có điểm kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc - Bài sau: Ôn tập - HS lên bốc thăm đọc và TLCH - HS đọc y/c - Tự làm bài - Nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt. a) Nguyễn Hiền rất có chí./ Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao./ Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. b) Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ mới thành tài. c) Xi-ôn-cốp-xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có./ Xi-ôn-cốp-xki đã đạt được ước mơ từ thuở nhỏ nhờ tài năng và nghị lực phi thường. d) Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ./Nhờ khổ công luyện tập, từ một người viết chữ rất xấu, Cao Bá Quát nổi danh là người viết chữ đẹp. e) Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn./ Bạch Thái Bưởi đã trở thành anh hùng kinh tế nhờ tài năng kinh doanh và ý chí vươn lên, thất bại không nản. - HS đọc y/c - Tự làm bài - Trình bày a) Có chí thì nên. . Có công mài sắt, có ngày nên kim. . Người có chí thì nên Nhà có nền thì vững. b) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. . Lửa thử vàng, gian nan thử sức. . Thất bại là mẹ thành công. . Thua keo này, bày keo khác. c) Ai ơi ....tròn vành mới thôi! - Hãy lo bền chí câu cua Dù ai câu cạch câu rùa mặc ai! - HS lắng nghe và thực hiện. ___________________________________ KHOA HỌC KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I. MỤC TIÊU - Nêu được con người, động vật, thực vật, phải có không khí để thở thì mới sống được. - BVMT : Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Cây, con vật nuôi, trồng đã giao từ tiết trước. -GV sưu tầm tranh, ảnh về người bệnh đang thở bình ô-xi, bể cá đang được bơm không khí. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định 2.KTBC: GV gọi HS trả lời câu hỏi : -Khí ô-xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy ? -Khí ni-tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy ? -Tại sao muốn sự cháy được liên tiếp ra cần phải liên tục cung cấp không khí ? GV nhận xét và ghi điểm. 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Chúng ta đã làm thí nghiệm để chứng minh rằng không khí cần cho sự cháy. Vậy đối với đời sống của con người, động vật, thực vật thì không khí có vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. *Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người. -GV yêu cầu cả lớp để tay trước mũi, thở ra và hít vào. Sau đó hỏi HS nhận xét gì ? -Khi thở ra , hít vào phổi của chúng ta sẽ có nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc. -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn bịt mũi nhau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại. Sau đó GV hỏi HS bị bịt mũi: +Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại ? +Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người ? -GV nêu : không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô-xi, con người không thể sống thiếu khí ô-xi quá 3 – 4 phút. -Không khí rất cần cho hoạt động hô hấp của con người. Còn đối với các sinh vật khác thì sao ? Các em cùng tìm hiểu tiếp . *Hoạt động 2: Vai trò của không đối với thực vật, động vật. -Cho HS các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước. -GV yêu cầu đại diên mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà. +Với những điều kiện nuôi như nhau : thức ăn, nước uống tại sao con sâu này lại chết ? Còn hạt đậu này, vì sao lại không được sống bình thường ? BVMT : +Vai trò của không khí đối với động vật, thực vật +Nếu không khí từ môi trường bị ô nhiễm thì sự sống của động vật, thực vật sẽ như thế nào ? +Con người cần không khí từ môi trường để làm gì ? +Nếu nguồn không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống con người ? -Kết luận: Không khí rất cần cho sự sống của con người. Nếu thiếu không khí trong môi trường con người không sống được. Môi trường trong lành thì con người sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh, từ đó tạo điều kiện cho học tập và làm việc tốt hơn. *Hoạt động 3: Ứng dụng vai trò của khí ô-xi trong đời sống. -Khí ô-xi có vai trò rất quan trọng đối với sự thở và con người đã ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống. Các em cùng quan sát H.5,6 SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan. -GV cho HS phát biểu. -Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn. -GV nhận xét và kết luận : Khí ô-xi rất quan trọng đối với đời sống sinh vật. Không khí có thể hoà tan trong nước. Do vậy người ta đã giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước bắng cách thở bằng bình ô-xi hay dùng máy bơm không khí vào nước trong bể nuôi để giúp cá hô hấp. Một số loài động vật và thực vật có khả năng lấy ô-xi hoà tan trong nước để thở như :rong, rêu, san hô. Các loại tảo hay các loại cá -GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi. GV ghi câu hỏi lên bảng. +Những VD nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật ? +Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thỏ ? +Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi ? -Gọi HS trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét và kết luận : Người, động vật, thực vật muốn sống được cần phải có ô-xi để thở. 4.Củng cố-Dặn dò: Hỏi : -Không khí cần cho sự sống của sinh vật như thế nào? -Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở ? - Giáo dục HS và liên hệ thực tế. GV nhận xét. -Về học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị mỗi em 1 cái chong chóng để tiết sau học bài : “Tại sao có gió”. -Nhận xét tiết học. -HS trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -Cả lớp làm theo yêu cầu của GV và trả lời: +Em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi. -HS nghe. -HS tiến hành cặp đôi và trả lời. +Cảm thấy tức ngực; bị ngạt; tim đập nhanh, mạnh và không thể nhịn thở lâu hơn nữa. +Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết. -HS lắng nghe. -4 nhóm trưng bày các vật lên bàn trước lớp. -HS các nhóm đại diện cầm vật của mình lên nêu kết quả. +Nhóm 1: Con cào cào của nhóm em vẫn sống bình thường. +Nhóm 2: Con vật của nhóm em nuôi đã bị chết. +Nhóm 3:Hạt đậu nhóm em trồng vẫn phát triển bình thường. +Nhóm 4: Hạt đậu nhóm em gieo sau khi nảy mầm đã bị héo, úa 2 lá mầm. +Các nhóm trao đổi và trả lời: con cào cào này bị chết là do nó không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín, lượng ô-xi trong không khí trong lọ hết là nó sẽ chết. -Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô-xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ bị chết. - Quá trình sống của động vật, thực vật sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. + Con người cần không khí từ môi trường để tồn tại và phát triển. +Có nhiều dịch bệnh xuất hiện, sức khỏe giảm ảnh hưởng đến kết quả lao động. -HS nghe. -Quan sát và lắng nghe. -HS chỉ vào tranh và nói: +Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước là bình ô-xi mà họ đeo trên lưng. +Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước. -HS nhận xét. -HS nghe. -HS các nhóm trao đổi, thảo luận và cử đại diện lên trình bày. +Không có không khí con ngưòi, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3 – 4 phút. +Trong không khí ô-xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở của người, động vật, thực vật. +Người ta phải thở bằng bình ô-xi : làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, -HS nghe. -HS trả lời. -Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và thực hiện. _____________________________________ SINH HOẠT LỚP TUẦN 18 I.MỤC TIÊU - Nhận xét đánh giá tuần 18. Đưa ra kế hoạch tuần 19. Tiếp tục rèn kĩ năng tự quản. - Giáo dục HS ngoan ngoãn lễ phép có tinh thần làm chủ tập thể, có tinh thần phê và tự phê. II. NỘI DUNG: 1. Lớp phó nhận xét công tác thi đua trong tuần. 2. Gv nhận xét chung * Tồn tại. - Trong tuần còn có học sinh chưa tích cực tham gia hoạt động của lớp III. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 19: - Tiếp tục duy trì nề nếp và sĩ số. -Trong giờ học chú ý nghe giảng bài, tích cực xây dựng bài,phát biểu ý kiến. - Thực hiện thi đua giữa các tổ dành nhiều điểm 10 . - Luyện đọc nhiều hơn. - Học bài và chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trứơc khi đến lớp. - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Hưởng ứng tốt các phong trào do nhà trường tổ chức - Lao động dọn vệ sinh trường lớp
Tài liệu đính kèm: