Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 10 năm 2012

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 10 năm 2012

Tiết 2: Tập đọc:

Ôn tập (tiết 1).

I- Mục tiêu:

- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI(khoảng 75 tiếng/1 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nôi dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nôi dung của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài , bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự

 - HS khá giỏi đọc tương lưu loát , diễn cảm được đoạn văn , đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 75 tiếng / phút)

II- Đồ dùng dạy - học:

 - Phiếu tên từng bài TĐ và HTL từ tuần 1 đến tuần 9.

 - Một số phiếu khổ to kẻ sẵn bảng BT 2.

 

doc 24 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 10 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10:
Ngày soạn: 10/11/2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
-------------------- & œ --------------------
Tiết 2: Tập đọc:
Ôn tập (tiết 1).
I- Mục tiêu:
- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI(khoảng 75 tiếng/1 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nôi dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nôi dung của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài , bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự 
 - HS khá giỏi đọc tương lưu loát , diễn cảm được đoạn văn , đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 75 tiếng / phút)
II- Đồ dùng dạy - học:
 - Phiếu tên từng bài TĐ và HTL từ tuần 1 đến tuần 9.
 - Một số phiếu khổ to kẻ sẵn bảng BT 2.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
-Nêu mục đich tiết học và cách bắt thăm bài học.
2.Ôn luyện Tập đọc và HTL:
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm từng HS .	
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2:
 ? Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
? Hãy kể tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ diểm “ Thương người như thể thương thân”?
 - Phát phiếu riêng cho 1 vài em.
 - HD nhận xét theo các tiêu chí: 
 + ND ghi ở từng cột có chính xác?
 + Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc?
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài (7HS) về chỗ chuẩn bị: cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu.
- Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin..
- HS đọc thầm lại các truyện, suy nghĩ, làm bài cá nhân. HS làm bài trên phiếu dán và trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực.
- Dế Mèn
- Nhà trò
- bọn nhện
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
- Tôi(chú bé)
- Ông lão ăn xin
Bài tập 3: 
 - Y/cầu HS tìm nhanh sau đó báo cáo kết quả.
 - Nhận xét, chốt lời giải.
 - Tổ chức HS thi đọc diễn cảm, thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc. Xem lại ND tiết ôn tập tiếp theo.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tìm giọng đọc tương ứng với đoạn văn:
a)... Là đoạn cuối truyện Người ăn xin.
b)...Là đoạn Nhà Trò(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu_phần 1) kể nỗi khổ của mình
c)...Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò(Phần 2)
- HS thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp nhận xét.
-------------------- & œ --------------------
Tiết 3: Toán: Tiết 46
Luyện tập (tr.55)
I- Mục tiêu : 
 - Nhận biết được góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác.
 - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a).
II. Đồ dùng dạy - học:
 -Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: 
 - 1HS vẽ hình vuông có cạnh 5 dm.
 - 1HS vẽ HCN chiều dài 7cm, chiều rộng 4cm.
2. Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: 
b)Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1 (Thảo luận nhóm.)
 - Vẽ 2 hình lên bảng.
 - Phát phiếu học tập cho từng nhóm HS, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình (SGK) 
 - GV hỏi thêm:
 ? So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
 ? 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
 Bài 2 (Làm việc cá nhân – Phiếu bài tập)
 - Phát phiếu HT cho từng HS.
 - Yêu cầu HS quan sát hình, tìm đường cao của tam giác. Sau đó đánh dấu (Đ) hoặc (S) vào ô trống trong phiếu.
 - Gọi một vài HS đọc kết quả( ? Vì sao em chọn đáp án?)
 Bài 3
 - Yêu cầu HS tự vẽ hình. 
 - Mời 1HS lên bảng vẽ hình.
 - Gọi 1HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
Bài 4 (a)
 - Yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.
 - Yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập 4(b) và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp vẽ vào vở nháp sau đó nhận xét bài làm của bạn.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm làm bài vào phiếu bài tập.
- Đại diện từng nhóm lên dán kết quả, trình bày.
a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC.
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài trên phiếu học tập.
- Một vài HS trả lời trước lớp ( AB là đường cao vì AB vuông góc với cạnh đáy BC, AH không phải là đường cao vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC ).
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS lên bảng vẽ (theo kích thước 3dm), HS cả lớp vẽ hình vào vở.
- 1HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự vẽ hình. 1HS nêu.
 6 cm
 A B
 4 cm
 D C
-------------------- & œ --------------------
Tiết 4: Đạo đức:
Tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
 - Biết được lợi ích của việc tiết kiệm thời giờ.(HS khá - giỏi biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ).
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,... hằng ngày một cách hợp lí.
 - GD HS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.	
KN:
 - Xác định giá trị của thời gian là vô giá
 - Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả
 - Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày
 - Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
Yêu cầu HS nêu lại nội dung phần ghi nhớ. 
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
(bài tập 1 –SGK)
 - GV nêu yêu cầu bài tập 1:
 Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao? a, b, c, d, đ, e
 - GV kết luận:
 + Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ. 
 + Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi
(Bài tập 4- SGK/16)
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết së dông tiết kiệm thời giờ, nhắc nhở những HS còn sử dụng lãng phí thời giờ
 *Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi
(Bài tập 6- SGK/16)
 - GV nêu yêu cầu bài tập 6. 
 ? Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình. 
 - GV gọi một vài HS trình bày trước lớp. 
 - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ. 
*Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm. 
(Bài tập 5- SGK/16)
 - GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp. 
 - GV kết luận chung:
 +Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. 
 +Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả. 
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. 
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau. 
- HS nhắc lại
- Cả lớp làm việc cá nhân. 
- HS trình bày, trao đổi trước lớp. 
- Một học sinh trình bày trước lớp
- Lớp trao đổi chất vấn nhận xét
- HS thảo luận theo nhóm đôi về việc đã sử dụng thời giờ của bản thân 
- HS trình bày . 
- Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. 
- HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được. 
- HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương  vừa trình bày. 
- HS cả lớp thực hiện. 
-------------------- & œ --------------------
Tiết 5: Khoa học:
Bài 18 - 19: Ôn tập: Con người và sức khỏe (tiếp theo).
I. Mục tiêu: 
 - Ôn tập các kiến thức về:
 + Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 + Cách phòng một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - Dinh dưỡng hợp lý.
 - Phòng tránh đuối nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí (do Bộ Y tế ban hành).
 - Các tranh ảnh, mô hình (các rau, quả, con giống bằng nhựa) về các loại thức ăn.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
2.Hoạt động 1: Trò chơi : Ai chọn thức ăn hợp lí.	
 *Mục tiêu : HS có khả năng : Áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hằng ngày.
 *Tiến hành :
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ. 
 - Nhận xét, yêu cầu cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
- HS làm việc nhóm.(có thể làm nhiều bữa ăn khác nhau)
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Các nhóm góp ý, nhận xét lẫn nhau.
*Về nhà nói lại với cha, mẹ và người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này.
3.Hoạt động 2 : Thực hành : Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
 *Mục tiêu : Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
 *Tiến hành : 
 - Phát giấy A4 cho HS.
 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
 - Tổ chức cho HS trưng bày SP của mình.
 - Nhận xét.
- HS làm việc cá nhân, ghi lại bảng “10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí” (do Bộ Y tế ban hành) để nói với gia đình thực hiện.
- Một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp.
4.Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà nói với gia đình những điều đã học và treo bảng “10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí” ở chỗ thuận tiện, dễ đọc. 
-------------------- & œ --------------------
Tiết 6: Luyện toán:
Tìm số trung bình cộng (VBT – tr.24)
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
Củng cố cho HS:
 - Cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
 - Cách tìm một số khi biết trung bình cộng của hai số và một số kia.
 - Rèn kỹ năng trình bày bài toán một cách khoa học.
II.Đồ dùng dạy- học: 
- HS: Vở bài tập Toán.
III. Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KiÓm tra bµi cò:
- Yc häc sinh nªu c¸c b­íc t×m hai sè khi biÕt tæng vµ hiÖu cña hai sè ®ã.
2. LuyÖn tËp: 
Bài 1:
Bµi yªu cÇu g×? 
- Yªu c©u 2 häc sinh lªn b¶ng lµm , d­íi líp lµm vë bµi tËp.
Bài 2:
- Học si ... lên bảng (kết hợp chỉ lược đồ) thuận lại diễn biến cuộc kháng chiến.
- Quân tống xâm lược nước ta vào đầu năm 981. Chúng theo 2 đường thuỷ và bộ ào ào xâm lược nước ta .Quân thuỷ tiến theo cửa sông Bạch Đằng. Quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn. Vua Lê trực tiếp chỉ huy binh thuyền chống giặc ở Bạch Đằng. Trên bộ quân ta chặn đánh quân tống quyết liệt ở Chi Lăng. Hai cánh quân của giặc đều bị thất bại, quân giặc chết quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc bài.
Tiết 6: Địa lí:
Thành phố Đà Lạt.
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
 + Vị trí : nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
 + Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước.
 + Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
 + Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
 - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
 - HS khá giỏi:
 + Giải thích được vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
 + Xác lâp mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên cao- khí hậu mát mẻ, trong lành - trồng nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bản đồ(lược đồ)Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt (HS, GV sưu tầm )
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC:
 ? Nêu đặc điểm, ích lợi của sông ở Tây Nguyên ?
 ? Mô tả rừng rậm nhiệt đới, rừng khộp ở Tây Nguyên ?
 ? Tại sao cần phải bảo vệ rừng, trồng lại rừng ?
2.Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Kết hợp chỉ TP.Đà Lạt trên bản đồ.
b)Phát triển bài:
 Hoạt động1. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước :
 - Y/cầu HS dựa vào hình 1(tr 94) và vốn hiểu biết, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau :
 ? Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
 ? Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét ?
 ? Với độ cao đó Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
 - Nhận xét, bổ sung.
 ØCàng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi 5 đến 6 0c .Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường rất đông du khách. Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ .Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc .
 Hoạt động 2 : Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát :
 - Yêu cầu HS đọc ND SGK, quan sát lược đồ hình 3.
 ? Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát ?
 ? Kể tên các công trình có ở Đà Lạt phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch ?
 ? Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt.
 - Mời 1HS chỉ trên lược đồ vị trí hồ Xuân Hương, thác Cam Li.
 - Cho HS đem tranh, ảnh sưu tầm về Đà Lạt lên trình bày trước lớp .
 Hoạt động 3: Hoa quả, rau xanh ở Đà Lạt
 - Y/cầu HS dựa vào vốn hiểu biết, quan sát hình 4, thảo luận nhóm các gợi ý:
 ? Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ?
 ? Kể tên các loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt.
 ? Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh ?
 ? Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
 - GV nhận xét chung.
3.Củng cố, Dặn dò:
 - Tổng kết bài.
 - Nhận xét tiết học .
- 3HS lên bảng trả lời.
-HS nhận xét và bổ sung .
-HS nhắc lại .
-HS thảo luận nhóm.
+ Cao nguyên Lâm Viên.
+ Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mặt biển.
+ Khí hậu quanh năm mát mẻ.
- HS quan sát, đọc thầm SGK
+ Nhờ có không khí trong lành, mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp
+ Các công trình như : khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, hồ Xuân Hương
+ Lam Sơn, Công Đoàn, Đồi Cù, Palace,
- 1HS lên bảng chỉ trên lược đồ.
- HS trình bày tư liệu về Đà Lạt.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Vì Đà Lạt có nhiều hoa quả và rau xanh.
+ Hoa(lan, hồng, cúc), quả và rau (dâu, mận, bắp cải, súp lơ, ).
+ Vì Đà Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ, lạnh nhưng không rét
+ Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị kinh tế cao và cung cấp cho nhiều nơi và xuất khẩu
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- 2HS đọc ND ghi nhớ(SGK_tr 96).
-------------------- & œ --------------------
Tiết 7: Sinh hoạt Đội
-------------------- & œ --------------------
Ngày soạn: 13/11/2012
Ngày giảng: Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012
Chiều:
Tiết 1: Khoa học:
Bài 20: Nước có những tính chất gì ?
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
 - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
 - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống : làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt.
*GDBVMT : GD học sinh bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Hình vẽ trang 42, 43 sgk. 
 - Chuẩn bị theo nhóm: mang đồ dùng theo hình 3, 4. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
 *Mục tiêu : 
 + Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
 + Phân biệt nước và các chất lỏng khác.
 *Tiến hành :
 - Yêu cầu các nhóm đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa đã chuẩn bị ra quan sát. Thảo luận theo 3 gợi ý trong SGK.
 - Tới từng nhóm giúp đỡ HS.
 - Ghi các ý kiến trên bảng.
Các giác quan cần sử dụng để quan sát
Cốc nước
Cốc sữa
1.Mắt_nhìn
Không có màu, trong suốt, nhìn rõ chiếc thìa.
Màu trắng đục, không nhìn rõ chiếc thìa.
2.Lưỡi_nếm
Không có vị
Có vị ngọt của sữa
3.Mũi_ngửi
Không có mùi
Có mùi của sữa
*Kết luận : Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
- HS thảo luận nhóm (sử dụng các giác quan).
- Đại diện từng nhóm trình bày :
+ Nhìn vào 2 cốc : cốc nước trong suốt, không màu và có thể thấy rõ chiếc thìa để trong cốc. Cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn rõ chiếc thìa trong cốc.
+ Nếm lần lượt từng cốc : cốc nước không có vị, cốc sữa có vị ngọt.
+ Ngửi lần lượt từng cốc : cốc nước không có mùi, cốc sữa có mùi của sữa.
- Một số HS nói về những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này.
*Trong cuộc sống rất cần thận trọng, nếu không biết chắc một chất nào đó có độc hay không, tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm.
3. Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước
 *Mục tiêu : 
 + HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất định”
 + Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước.
 *Tiến hành : 
 - Y/cầu các nhóm đem các đồ vật (Chai, lọ, cốc) có hình dạng khác nhau đặt lên bàn( Đặt ở các vị trí khác nhau) 
 ? Khi ta thay đổi vị trí của chai, cốc, hình dạng của chúng có thay đổi không?
 ? Vậy nước có hình dạng nhất định không? Các nhóm hãy làm thí nghiệm, thảo luận để rút ra KL về hình dạng của nước.
*KL : Nước không có hình dạng nhất định.
- Quan sát, KL : Không. Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định.
- HS làm thí nghiệm : đổ nước vào khoảng ½ chai, đậy nút chặt, đặt chai ở các vị trí khác nhau. Quan sát và kết luận.
- Đại diện các nhóm nêu cách thí nghiệm và kết quả. Cả lớp cùng thảo luận.
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu nước chảy như thế nào.
 *Mục tiêu: + Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía của nước.
 + Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
 *Tiến hành : 
 - Yêu cầu các nhóm chuẩn bị vật liệu và đề xuất cách làm thí nghiệm. 
 - Theo dõi cách làm của HS và giúp đỡ.
*Kết luận : Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
 ? Hãy nêu những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất này của nước?
- Chuẩn bị: vật liệu làm thí nghiệm. 
- Các nhóm thực hành. Trình bày. Nhận xét. 
- Lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nướctất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh.
5. Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật.
 *Mục tiêu :
 + Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm qua một số vật.
 + Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này.
 *Tiến hành : 
 - Nêu nhiệm vụ, kiểm tra đồ dùng thí nghiệm của HS.
- Cho các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
*Liên hệ thực tế : Nêu ứng dụng của tính chất này?
*Kết luận : Nước thấm qua một số vật.
- Đổ nước vào túi ni lông. Nhận xét, KL.
- Nhúng các vật : vải, giấy báo... NX, KL.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và rút ra kết luận.
- Vật liệu không cho nước thấm qua : làm đồ dùng chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa.
- Vật liệu thấm nước : lọc nước.
6. Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất
 *Mục tiêu : Làm thí nghiệm phát hiện tính chất hoà tan và không hoà tan một số chất của nước.
 *Tiến hành : 
 - HD làm thí nghiệm.
 ? Nhận xét và rút ra lết luận gì? 
*Kết luận : Nước có thể hoà tan một số chất.
7. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.	
- Cho một ít muối, đường, cát vao 3 cốc nước khác nhau, khuấy đều.
- Nước hoà tan muối, đường. Không hoà tan cát.
-------------------- & œ --------------------
Tiết 6: Thể dục:
(GV chuyên dạy)
-------------------- & œ --------------------
Tiết 7: Luyện chữ đẹp:
Bài 10.
I- Mục tiêu:
 - HS tiếp tục rèn chữ viết đúng, đẹp.
 - Giáo dục ý thức luyện viết chữ thường xuyên, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy – học:
 Bảng các chữ mẫu cho HS luyện viết.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
2. Hướng dẫn HS luyện viết:
2.1. Luyện viết bảng:
- Yêu cầu HS quan sát mẫu chữ viết trong vở luyện viết.
- HD HS viết trên bảng.
- GV viết mẫu
- Nhắc nhở HS cách viết.
2.2. Luyện viết vở:
- HD HS cách trình bày vở và tư thế ngồi viết.
- GV bao quát và nhắc nhở HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét bài viết của HS. Biểu dương những HS có ý thức luyện viết chữ đẹp.
- HS quan sát.
- HS quan sát GV viết.
- HS viết sai sửa lại.
- HS nêu yêu cầu và tư thế ngồi viết.
- HS luyện viết vào vở.
Ngày soạn: 14/11/2012
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán: Tiết 39
Thi giữa học kì I
-------------------- & œ --------------------
Tiết 2: Tập làm văn:
Thi giữa học kì I
-------------------- & œ --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10 lop 4.doc