Tập đọc
BỐN ANH TÀI
I. Mục tiu:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng với những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*KNS: + Hợp tc với cc bạn trong nhĩm.
II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh trong SGK
TUẦN 19: Thứ hai, ngày 14 tháng 01 năm 2013 Tập đọc BỐN ANH TÀI I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng với những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). *KNS: + Hợp tác với các bạn trong nhĩm. II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh trong SGK III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Mở đầu: - Gọi hs đọc các Chủ điểm trong sách Tiếng Việt. - Đây là những chủ điểm phản ánh phương diện khác nhau của con người. Chủ điểm Người ta là hoa đất giúp các em hiểu (năng lực tài trí con người). Chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu (biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, biết sống đẹp. Chủ điểm Những người quả cảm (có tinh thần dũng cảm). Chu điểm Khám phá thế giới (ham thích du lịch, thám hiểm). Chủ điểm Tình yêu cuộc sống (lạc quan, yêu đời) B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: - Y/c hs xem tranh chủ điểm và cho biết tranh vẽ gì? - Các bạn nhỏ là tượng trưng hoa của đất. Bài học đầu tiên của chủ điểm Người ta là hoa đất ca ngợi bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp lại nhau làm việc nghĩa. 2) HD đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: *KNS1 - Gọi hs đọc cả bài - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài - HD hs đọc các từ khó trong bài: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. - HD hs nghỉ hơi sau câu dài : Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé lấy vàng tai tát nước suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. - Gọi hs đọc lượt 2 - Giúp hs hiểu nghĩa từ mới trong bài : Cẩu Khây, yêu tinh, tinh thông - Y/c hs luyện đọc theo nhóm 5 - 1 hs đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể khá nhanh b) Tìm hiểu bài: *KNS2 - Các em hãy đọc thầm phần đầu truyện và tìm những chi tiết nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây? (HS K-G) - Có chuyện gì xảy ra với quê hương cẩu khây? - Các em hãy đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: + Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai? + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? C/ Hd đọc diễn cảm: - Gọi 5 hs nối tiếp nhau đọc lại 5 đoạn của bài - Y/c hs lắng nghe, nhận xét bạn đọc để tìm ra giọng đọc phù hợp - Kết luận giọng đọc đúng: đoạn 2 đọc nhanh hơn đoạn 1, căng thẳng hơn để thể hiện sư căm giận yêu tinh, ý chí quyết tâm trừ ác của Cẩu Khây. - HD đọc 1 đoạn - Gv đọc mẫu - Y/c luyện đọc diễn cảm theo cặp - Gọi hs thi đọc diễn cảm trước lớp - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. C/ Củng cố, dặn dò: *KNS3 - Gọi hs nêu nội dung bài - Rút nội dung bài (mục I) - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Bài sau: Chuyện cổ tích về loài người - 1 hs đọc . Người ta là hoa đất . Vẻ đẹp muôn màu . Những người quả cảm . Khám phá thế giới . Tình yêu cuộc sống - Lắng nghe - Lắng nghe - Những bạn nhỏ đang nhảy múa, hát ca - Lắng nghe - 1 hs đọc cả bài - 5 hs nối tiếp nhau đọc + Đoạn 1: Từ đầu...võ nghệ + Đoạn 2: Tiếp theo...yêu tinh + Đoạn 3: Tiếp theo...diệt trừ yêu tinh + Đoạn 4: Tiếp theo...lên đường + Đoạn 5: Phần còn lại - Lắng nghe - Chú ý nghỉ hơi đúng câu dài - HS đọc lượt 2 - Đọc ở phần chú giải - Đọc trong nhóm 5 - 1 hs đọc toàn bài - Lắng nghe - Đọc thầm, sau đó trả lời + Về sức khoẻ: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18. Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn-quyết trừ diệt cái ác. - Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. - Đọc thầm - Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. - Nắm Tay Đócg Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tay Tát Nước có thể dùng tay để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. - 5 hs nối tiếp nhau đọc - Lắng nghe, nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - Luyện đọc diễn cảm theo cặp - Vài hs thi đọc diễn cảm - Nhận xét - HS trả lời theo sự hiểu - Vài hs đọc Tốn KÍ – LÔ – MÉT VUÔNG I/ Mục tiêu: - Biết kí-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích. - Đọc, viết đúng các số đi diện tích theo đơn vị ki-lô mét vuông. - Biết 1km2 = 1 000 000 m2. - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. -Diện tích Thủ đơ Hà Nội năm 2009: 3.324,92 Km2. Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4b. Bài 3 dành cho HS khá, giỏi. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC- giới thiệu bài mới: Gọi hs nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học - Hôm nay, các em sẽ làm quen với một đơn vị đo diện tích nữa đó là km2 B/ Bài mới: 1) Giới thiệu ki-lô-mét vuông Để đo giện tích lớn hơn như diện tích thành phố, khu rừng,... người ta thường dùng đơn vị đo diện tích là ki-lô-mét vuông - Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki-lô-mét - Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2 - 1 km bằng bao nhiêu mét? - Hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000m - Vậy 1km2 bằng bao nhiêu m2 ? - Ghi bảng: 1km2 = 1.000.000 m2 2) Thực hành: Bài 1: Y/c hs tự làm vào SGK - Gọi 2 hs lên bảng, 1 hs đọc,hs kia viết. Bài 2: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, y/c hs thực hiện vào B (HS TB_Y) - Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần? * Bài 3: Gọi hs đọc y/c (HS K-G) - Gọi hs nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. - Gọi 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở - Cùng hs nhận xét, kết luận bài giải đúng Bài 4b: Gọi hs đọc y/c và đề bài - Để đo diện tích phòng học người ta thường sử dụng đơn vị đo nào? - Để đo diện tích một quốc gia người ta thường sử dụng đơn vị nào? - Gọi hs trả lời C/ Củng cố, dặn dò: - 1 km2 = ? m2 - Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau mấy lần? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Luyện tập - HS nối tiếp trả lời: cm2, dm2; m2 - Lắng nghe - Hs đọc: ki-lô-mét vuông - 1km = 1000m - HS tính: 1000m x 1000m = 1000000 m2 1km2 = 1.000.000 m2 - Vài hs đọc - HS tự làm bài - 2 hs thực hiện theo y/c - HS thực hiện B 1 km2 = 1.000.000 m2 1m2 = 100dm2 1.000.000m2 = 1km2 5km2 = 5 000 000m2 32m249dm2 = 3249dm2 2000.000m2 = 2km2 - Hơn kém nhau 100 lần (Vài hs lặp lại) - 1 hs đọc y/c - Ta lấy chiều dài nhân chiều rộng. - HS làm bài Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là: 3 x 2 = 6 (km2) Đáp số: 6 km2 - 1 hs đọc đề bài - đơn vị m2 - Đơn vị km2 b) Diện tích nước VN là: 330.991 km2 - 1 hs trả lời - 100 lần Chính tả KIM TỰ THÁP AI CẬP I/ Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2). II/ Đồ dùng dạy-học: - Ba bảng nhóm viết nội dung BT2, 3 bảng nhóm viết nội dung BT 3a hay 3b III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Mở đầu: Nêu gương một số hs viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng ở HKI, khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở HKII B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học 2) HD hs nghe-viết - Đọc bài Kim tự tháp Ai Cập - Y/c hs đọc thầm để nắm được nội dung đoạn văn, phát hiện những từ viết hoa trong bài, những từ khó dễ viết sai - Đoạn văn nói điều gì? - Gọi hs nêu từ viết hoa trong bài và các từ khó. - Giảng nghĩa các từ: lăng mộ, nhằng nhịt, vận chuyển. - HD hs phân tích và lần lượt viết vào B các từ khó trên - Gọi hs đọc lại các từ khó. - Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý điều gì? - GV đọc lần lượt từng cụm từ, câu - Đọc lần 2 - Gv chấm bài, Y/c hs đổi vở nhau kiểm tra - Nhận xét, tuyên dương những hs viết đúng, đẹp 3) HD hs làm bài tập chính tả Bài tập 2 : Nêu y/c: Trong ngoặc đơn có 2 chữ, chữø nào viết đúng, các em chọn thì để nguyên, chữ nào sai thì các em gạch ngang, chọn xong, các em đọc thầm lại cả bài - Dán 3 bảng nhóm đã viết nội dung bài, y/c 3 dãy cử thành viên lên thi tiếp sức - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm chọn từ đúng, phát âm đúng Bài tập 3a: Gọi hs đọc y/c - Trong câu a có các từ viết sai chính tả, có các từ viết đúng chính tả, các em hãy xếp các từ viết đúng chính tả vào 1 cột, sai chính tả vào 1 cột. - Dán 3 bảng nhóm lên bảng, gọi 3 hs lên bảng thi làm bài - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn làm đúng, nhanh. C/ Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ những từ ngữ luyện tập để không viết sai chính tả - Bài sau: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Lắng nghe - Đọc thầm - Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. - Lần lượt nêu từ viết hoa: Ai Cập, các từ khó: lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở , vận chuyển... - Lắng nghe - Phân tích và viết vào B - Vài hs đọc lại - Nghe, viết, kiểm tra - HS viết vào vở - Soát lại bài - Đổi vở nhau kiểm tra - Lắng nghe, thực hiện vào VBT - Cử thành viên lên thực hiện, sau đó đại diện đọc lại toàn bộ đoạn văn. Sinh vật, biết, biết, sáng tác, tuyệt mĩ, xứng đáng. - Tự làm bài (HS TB-Y) - Lắng nghe, thực hiện vào VBT - 3 hs lên thực hiện và đọc kết quả - Nhận xét * Từ viết đúng chín ... III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Giới thiệu bài: - Gọi hs giới thiệu nghề nghiệp của ba, mẹ mình - Ba mẹ của các em đều là những người lao động làm các công việc ở những lĩnh vực khác nhau. Nhưng dù làm bất cứ việc gì thì cũng đều đem lại lợi ích cho xã hội. Vậy chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với người lao động? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. B/ Bài mới: * Hoạt động 1: Phân tích truyện" Buổi học đầu tiên". - Gv kể chuyện "Buổi học đầu tiên" - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời 2 câu hỏi sau: 1) Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình? 2) Nếu em là bạn cùng lớp với bạn Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao? - Gọi đại diện nhóm trình bày Kết luận: Các em cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. * Hoạt động 2: Ai là người lao động? *KNS1 - Gọi hs đọc bài tập 1 - Các em hãy thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe trong số những người nêu trong BT1, ai là người lao động? Vì sao? - Gọi nhóm trình bày (mỗi nhóm nêu 2 người lao động) Kết luận: Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (trí óc hoặc chân tay) - Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội. * Hoạt động 3: Ích lợi do người lao động mang lại cho xã hội. - Các em hãy thảo luận nhóm 6 (mỗi bạn nói 1 tranh, sau đó các bạn nhận xét) cho biết 1) Những người lao động trong tranh làm nghề gì ? 2) Nghề đó mang lại ích lợi gì cho xã hội? - Gọi đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 tranh) - Y/c các nhóm khác nhận xét sau câu trả lời của nhóm bạn Kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội * Hoạt động 4:Bày tỏ thái độ *KNS2 - Gọi hs đọc y/c - Các em hãy suy nghĩ xem những việc làm trong BT3, việc làm nào thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động. - Gọi hs trình bày ý kiến - Cùng hs nhận xét Kết luận: Các việc làm a, c, đ, d, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động. C/ Củng cố, dặn dò: - Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều do người lao động làm ra. Các em phải kính trọng và biết ơn họ. Bài học hôm nay đã được tóm tắt trong phần ghi nhớ SGK/28 - Gọi hs đọc ghi nhớ - Chuẩn bị BT 5,6/30 - Về nhà thực hiện những lời nói và việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. - HS nối tiếp nhau giới thiệu: . Mẹ mình là cô giáo, ba mình là nông dân nhà máy rau, quả. . Ba mình là tài xế xe khách, mẹ mình là y tá... - Lắng nghe - Lắng nghe - Chia nhóm, thảo luận - Trình bày 1) Vì các bạn đó nghĩ rằng: bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm? 2) Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là người lao động chân chính, cần được tôn trọng. Sau đó em đứng lên nói điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận lỗi sai của mình và xin lỗi bạn Hà - Lắng nghe (HS TB-Y) - HS nối tiếp nhau đọc BT1 - Chia nhóm, thảo luận - Trình bày và giải thích. - Lắng nghe - Chia nhóm 6 thảo luận * Tranh 1: Đó là bác sĩ. Nhờ có bác sĩ chữa bệnh cho mọi người, mọi người mới khỏe mạnh để làm việc. *Tranh 2: Đó là thợ xây. Nhờ có thợ xây, xã hội, thành phố mới có những nhà cao tầng, nhà máy, xí nghiệp để sản xuất, công viên để vui chơi, giải trí. * Tranh 3: đây là thợ điện. Nhờ có chú, xã hội mới có điện để thắp sáng thành phố, để sản xuất các mặt hàng khác như thực phẩm... * Tranh 4: Đây là ngư dân. Nhờ có bác ngư dân mà chúng ta mới có các sản phẩm, thức ăn từ biển như: các loại cá, tôm, mực... * Tranh 5: Đây là kiến trúc sư. Nhờ có chú, chúng ta mới có nhà đẹp, thành phố đẹp. * Tranh 6: Đây là các bác nông dân. Nhờ có bác nông dân chúng ta mới có lúa, có gạo, có cơm ăn hàng ngày. - Nhận xét - lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc - Làm bài cá nhân (HS K-G) - HS nối tiếp nhau trình bày - Nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - Vài hs đọc - Lắng nghe, thực hiện Khoa học GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO I/ Mục tiêu: Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của. Nêu cách phòng chống: + Theo dõi bản tin thời tiết. + Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi. + Đến nơi trú ẩn an toàn. II/ Các hoạt động dạy-học: II/ Đồ dùng dạy-học: - Phiếu học tập đủ dùng cho các nhóm - Các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra - Ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến bão III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió - Vì sao có sự chuyển động của không khí? - Không khí chuyển động theo chiều như thế nào? - Sự chuyển động của không khí tạo ra gì? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Bài học trước các em đã biết tại sao có gió. Vậy gió có những cấp độ nào? Ở cấp độ gió nào sẽ gây hại cho cuộc sống của chúng ta? Chúng ta sẽ làm gì để phòng chống khi có gió bão? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2) Vào bài * Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió - Gọi hs đọc trong SGK/76 về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia cấp gió thành 13 cấp độ - Em thường nghe nói đến các cấp độ gió trong chương trình nào? - Các em làm việc nhóm 6, quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong SGK để hoàn thành phiếu học tập sau: Viết tên cấp gió phù hợp với đoạn văn mô tả về tác động của cấp gió đó. (phát phiếu học tập cho các nhóm) - Treo bảng phụ, gọi các nhóm trình bày, ghi vào cột thích hợp - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Kết luận lời giải đúng Kết luận: Gió được chia thành 13 cấp độ, có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu, gió càng lớn càng gây tác hại cho con người * Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão - Gọi hs đọc mục Bạn cần biết SGK/77 - Các em thảo luận nhóm 4 dựa vào mục bạn cần biết , sử dụng tranh, ảnh đã sưu tầm để trả lời các câu hỏi: 1) Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? 2) Nêu tác hại do bão gây ra? 3) Nêu một số cách phòng chống bão mà địa phương em áp dụng? - Gọi hs trình bày - Nhận xét về sự chuẩn bị của hs và khả năng trình bày của nhóm Kết luận: Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão to có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền. Vì vậy, cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần, mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. Ở thành phố cần cắt điện. Ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to. - Gọi hs đọc mục Bạn cần biết * Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình - Dán 4 hình minh họa như SGK/76 lên bảng - Nêu y/c: thầy có những tấm phiếu rời ghi các ô chữ: gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ các em hãy thi ghép chữ vào các hình cho phù hợp. Bạn nào gắn nhanh, đúng bạn đó thắng cuộc. (y/c các nhóm cử thành viên) - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc C/ Củng cố, dặn dò: - Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây thiệt hại về người và của? - Về nhà nói những hiểu biết của mình cho ba mẹ nghe - Bài sau: Không khí bị ô nhiễm 3 hs lên bảng trả lời - Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm cho không khí chuyển động. - Chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng - Sự chuyển động của không khí tạo ra gió - Lắng nghe - 1 hs đọc - Làm việc nhóm 6, mỗi em đọc 1 thông tin trao đổi và hoàn thành phiếu - Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 ý) - Nhận xét - Lắng nghe ( HS TB-Y) - 1 hs đọc to trước lớp - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày kèm theo tranh ảnh - Lắng nghe - Vài hs đọc - Quan sát - Lắng nghe, cử thành viên - Từ cấp 9 trở lên Phiếu học tập Cấp gió Tác động của cấp gió Cấp 5: Gió khá mạnh Khi có gió này, mây bay, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn Cấp 9: gió dữ Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái cấp 0: không có gió Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im cấp 7: gió to Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió cấp 2: gió nhẹ Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể cảm thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN 19 Rút kinh nghiệm tuần qua: -Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập thi đua theo dõi trong tuần. -GV nhận xét thành tích của từng tổ. --Giáo viên đề nghị các tổ bầu thi đua. GV nhận xét. .Phát động thi đua tuần 20: -GV phổ biến một số công tác tuần tới.
Tài liệu đính kèm: