Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 5 năm 2011

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 5 năm 2011

Tập đọc

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. MỤC TIÊU :

Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chậm ri, phn biệt lời cc nhn vật với lời người kể chuyện.

-Hiểu ND: Ca ngợi ch b Chơm trung thực, dũng cảm, dm nĩi lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1,2, 3)

*HS khá, giỏi trả lời được CH4 (SGK

*KNS :

KN:

-Xác định giá trị

-Tự nhận thức về bản thn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 *Phương pháp :

Trải nghiệm

-Xử lí tình huống

-Thảo luận nhĩm

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

 

doc 48 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 5 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tập đọc 
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU :
Đọc rành mạch, trơi chảy ; biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
-Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chơm trung thực, dũng cảm, dám nĩi lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1,2, 3)
*HS khá, giỏi trả lời được CH4 (SGK
*KNS : 
KN:
-Xác định giá trị
-Tự nhận thức về bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	
 *Phương pháp : 	
Trải nghiệm
-Xử lí tình huống
-Thảo luận nhĩm
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài cũ : Tre Việt Nam .
	- 2 em đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam , HS1 trả lời câu hỏi 2 SGK , HS2 trả lời câu hỏi : Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì , của ai ? ( Bài thơ ca ngợi cây tre , tượng trưng cho con người VN có những phẩm chất tốt đẹp : ngay thẳng , trung thực , đoàn kết , giàu tình yêu thương nhau )
 2. Bài mới : (Những hạt thóc giống .
 a) Giới thiệu bài :
	Trung thực là một đức tính đáng quý , được đề cao . Qua truyện đọc Những hạt thóc giống , các em sẽ thấy người xưa đã đề cao tính trung thực như thế nào .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn phân đoạn : 4 đoạn .
+ Đoạn 1 : Ba dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo .
+ Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo .
+ Đoạn 4 : Bốn dòng còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
- Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ?
- Thóc đã luộc chín rồi còn nảy mầm được không ?
- Theo lệnh vua , chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao ?
- Đến kì phải nộp thóc cho vua , mọi người làm gì ?
- Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ?
- Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm ?
- Theo em , vì sao người trung thực là người đáng quý ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc toàn truyện .
- Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi .
- Đọc đoạn mở đầu .
- Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn : ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi , ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt .
- Không . Đây là mưu kế của nhà vua xem ai là người trung thực , dũng cảm .
- Đọc đoạn 2 .
- Chôm đã gieo trồng , dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm .
- Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp nhà vua . Chôm khác mọi người , Chôm không có thóc , lo lắng đến trước vua , thành thật quỳ tâu : Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được .
- Chôm dũng cảm dám nói sự thật , không sợ bị trừng phạt .
- Đọc đoạn 3 .
- Mọi người sững sờ , ngạc nhiên , sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật , sẽ bị trừng phạt .
- Đọc đoạn cuối bài .
- Vì họ bao giờ cũng nói thật , không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung . Vì họ thích nghe nói thật , nhờ đó làm được nhiều việc có lợi cho dân , cho nước . Vì họ dám bảo vệ sự thật , bảo vệ người tốt  
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài theo lối phân vai : Chôm lo lắng  thóc giống của ta .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : 
	- Hỏi : Câu chuyện này muốn nói với em điều gì ? ( Trung thực là đức tính quý nhất của con người . Cần sống trung thực  )
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai 
Chính tả (tiết 5)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU : 
-Nghe - viết đúng đúng và trình bày đúng bài CT sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn cĩ lời nhân vật; khơng mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT(2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do Gv soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .
	- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Truyện cổ nước mình .
	Đọc cho 2 , 3 em viết ở bảng , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở BT2 tiết trước .
 3. Bài mới : Những hạt thóc giống .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
MT : Giúp HS nghe để viết đúng đoạn thơ .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc toàn bài .
- Nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li . Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm , xuống dòng , gạch đầu dòng .
- Đọc bài cho HS viết .
- Đọc lại bài một lượt .
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
- Nhận xét chung .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Theo dõi .
- Cả lớp đọc thầm lại , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày bài .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( chọn 2a )
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu khổ to ở bảng , phát bút dạ cho các nhóm .
- Bài 3 : Giải câu đố .
+ Nêu yêu cầu BT .
Hoạt động cá nhân , nhóm .
- Đọc thầm đoạn văn , đoán chữ bị bỏ trống , làm bài cá nhân vào vở .
- Đại diện các nhóm lên bảng sửa thi đua tiếp sức rồi đọc lại đoạn văn .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
- Đọc các câu thơ , suy nghĩ , viết nhanh lời giải ra nháp rồi mang dán ở bảng .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Con nòng nọc – Chim én .
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS cần trung thực trong học tập .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học .
Rút kinh nghiệm :
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm khơng nhuận 
- chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kĩ nào
-Làm được BT 1,2,3 ; bt4 dành cho HS khá 
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Giây – Thế kỉ .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Luyện tập .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố về nhận biết số ngày trong tháng và chuyển đổi số đo thời gian .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
b) Giới thiệu : Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày . Năm không nhuận là năm mà tháng 2 chỉ có 28 ngày .
+ Hướng dẫn HS dựa vào phần a để tính số ngày trong một năm nhuận và không nhuận .
- Bài 2 : 
Hoạt động lớp .
- Tự đọc đề bài , làm bài rồi chữa bài :
a) Nêu tên các tháng có 30 ngày , 31 ngày , 28 ( hoặc 29 ) ngày bằng cách nắm bàn tay trái , tay phải .
- Tự làm bài rồi chữa bài lần lượt theo từng cột .
Hoạt động 2 : Củng cố cách tính mốc thế kỉ và cách xem đồng hồ .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
- Hướng dẫn xác định năm sinh của Nguyễn Trãi : 
 1980 – 600 = 1380
- Bài 4 : 
+ Hướng dẫn làm bài bằng cách so sánh .
Hoạt động lớp .
- Xác định năm 1789 thuộc thế kỉ nào ? ( XVIII )
- Xác định năm 1380 thuộc thế kỉ nào ? ( XIV )
- Đọc kĩ đề bài .
GIẢI
 phút = 15 giây 
 phút = 12 giây 
Ta có : 12 giây < 15 giây 
Vậy : Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn là : 15 – 12 = 3 (giây)
 Đáp số : 3 giây 
 4. Củng cố : 
	- Nêu lại cách tính số ngày trong tháng , cách tính mốc thế kỉ và cách xem đồng hồ .
 5. Dặn dò : 
	- Làm các bài tập tiết 21 sách BT .
Rút kinh nghiệm :
...
Đạo đức (tiết 5) 
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
I. MỤC TIÊU :
- Biết được: Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề cĩ liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, ton trọng ý kiến của người khác
- Biết: Trẻ em cĩ quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề cĩ liên quan đến trẻ em.
- Mạnh dạng bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, ton trọng ý kiến của người khác.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác .
KN:
-Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học
-Lắng nghe người khác trình bày
-Kiềm chế cảm xúc
-Biết tơn trọng và thể hiện sự tự tin
GD:
-Trẻ em cĩ quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề cĩ liên quan đến trẻ em, trong đĩ cĩ vấn đề mơi trường
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho việc Khởi động .
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ , xanh và trắng .
	- Một mi-cro không dây để chơi trò chơi Phóng viên .
	- Một số đồ dùng đe ... u đồ tranh
-Bài 1 ; Bài 2 ( a,b)
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Biểu đồ tranh Các con của năm gia đình và Các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia vẽ trên 2 tờ giấy hình chữ nhật có kích thước 80 x 60 cm .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Biểu đồ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Làm quen với biểu đồ tranh .
MT : Giúp HS nắm khái niệm biểu đồ và nội dung nó thể hiện .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Cho HS quan sát biểu đồ Các con của năm gia đình và nêu tên gọi Biểu đồ .
- Gợi ý bằng các câu hỏi giúp HS trả lời .
Hoạt động lớp .
- Biểu đồ trên có hai cột :
+ Cột bên trái ghi tên của năm gia đình .
+ Cột bên phải nói về số con trai , con gái của mỗi gia đình .
- Biểu đồ trên có năm hàng :
+ Nhìn vào hàng thứ nhất , ta biết gia đình cô Mai có 2 con gái .
+ Nhìn vào hàng thứ hai , ta biết gia đình cô Lan có 1 con trai .
+ Nhìn vào hàng thứ ba , ta biết gia đình cô Hồng có 1 con trai và 1 con gái .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : Cho HS quan sát biểu đồ Các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia rồi cho làm 2 đến 3 câu trong SGK . Có thể cho thêm :
+ Lớp 4A tham gia nhiều hơn lớp 4B mấy môn ?
+ Lớp 4A và 4B cùng tham gia những môn thể thao nào ?
- Bài 2 : 
+ Hướng dẫn cả lớp chữa bài . 
Hoạt động lớp .
HS quan sát và trả lời theo câu hỏi SGK 
- Đọc yêu cầu BT , 1 em lên bảng làm câu a , 1 em làm câu b , cả lớp làm vào vở .
 4. Củng cố : 
	- Nêu lại những kiến thức vừa học .
 5. Dặn dò : 
	- Làm các bài tập tiết 24 sách BT .
Rút kinh nghiệm :
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
 Tập làm văn (tiết 10)
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
-Cĩ hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ).
-Biết vận dụng những hiểu biết đã cĩ để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
- Yêu thích tạo dựng đoạn văn kể chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 , 2 , 3 ( phần Nhận xét ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Viết thư ( Kiểm tra viết ) .
	- Nhận xét các bức thư HS đã viết .
 3. Bài mới : (27’) Đoạn văn trong bài văn kể chuyện .
 a) Giới thiệu bài :
	Sau khi đã luyện tập xây dựng cốt truyện , các em sẽ học về đoạn văn để có những hiểu biết ban đầu về đoạn văn KC . Từ đó biết vận dụng những hiểu biết đã có , tập tạo lập đoạn văn KC . 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nhận biết một đoạn văn kể chuyện .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Bài 1 , 2 : 
+ Phát phiếu cho các nhóm .
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp, nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Đọc thầm truyện Những hạt thóc giống . Từng cặp trao đổi , làm bài trên tờ phiếu được phát .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , nêu nhận xét rút ra từ 2 BT trên :
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn KC kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện .
+ Hết một đoạn văn , cần chấm xuống dòng .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Giảng giải , đàm thoại .
- Nhắc HS học thuộc .
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ SGK .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS xây dựng được một đoạn văn kể chuyện .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Giải thích thêm : Ba đoạn văn này nói vè một em bé vừa hiếu thảo , vừa thật thà , trung thực . Em lo thiếu tiền mua thuốc cho mẹ nhưng thật thà trả lại đồ của người khác đánh rơi . Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh . Các em cần viết bổ sung để hoàn chỉnh đoạn 3 .
- Khen ngợi , chấm điểm đoạn văn viết tốt .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT .
- Làm việc cá nhân , suy nghĩ , tưởng tượng để viết bổ sung phần thân đoạn .
- Một số em nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm của mình .
- Cả lớp nhận xét . 
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS yêu thích xây dựng đoạn văn kể chuyện .
 5. Dặn dò : 
	- Nhắc HS về nhà học thuộc ghi nhớ , viết vào vở đoạn văn thứ hai với cả 3 phần : mở đầu , thân đoạn , kết thúc . 
Toán (tiết 25)
BIỂU ĐỒ (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết về biểu đồ cột.
- Biết đọc một số thơng tin trên biểu đồ
-Bài 1, Bài 2 ( a )
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Biểu đồ cột Số chuột bốn thôn đã diệt được vẽ trên tờ giấy hình chữ nhật có kích thước 80 x 60 cm .
	- Biểu đồ trong BT2 vẽ trên bảng phụ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Biểu đồ .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Biểu đồ (tt) .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Làm quen với biểu đồ cột 
MT : Giúp HS có khái niệm về biểu đồ cột và nắm nội dung nó thể hiện .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Cho HS quan sát biểu đồ Số chuột bốn thôn đã diệt được .
- Bằng các câu hỏi phát vấn , cho HS tự phát hiện .
Hoạt động lớp .
- Tên của bốn thôn được nêu trên biểu đồ 
- Ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ .
- Cách đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột 
- Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn và ngược lại .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Hỏi thêm :
@ Trong các lớp , lớp nào trồng được nhiều cây nhất ?
@ Những lớp nào trồng được ít hơn 40 cây ?
- Bài 2 : 
+ Cho HS quan sát biểu đồ ở bảng phụ .
+ Hướng dẫn cả lớp chữa bài . 
Hoạt động lớp .
- Tìm hiểu yêu cầu đề bài , làm từ 3 đến 4 câu trong SGK .
- 1 em làm câu a , 1 em làm câu b .
- Tìm hiểu yêu cầu của câu b , 1 em chữa ý 1 , 1 em chữa ý 2 .
 4. Củng cố : 
	- Nêu lại những kiến thức vừa học .
 5. Dặn dò : 
	- Làm các bài tập tiết 25 sách BT .
Rút kinh nghiệm :
 Địa lí (tiết 4)
TRUNG DU BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU :
Häc song bµi nµy HS biÕt:
 - M« t¶ ®­ỵc vïng trung du B¾c Bé.
 - X¸c lËp ®­ỵc mèi quan hƯ gi÷a thiªn nhiªn vµ ho¹t ®éng s¶n xuÊt cđa con ng­êi.
 - Nªu ®­ỵc quy tr×nh chÕ biÕn chÌ.
 - Dùa vµo tranh ¶nh, b¶ng sè liƯu ®Ĩ t×m kiÕn thøc.
 - Cã ý thøc b¶o vƯ rõng vµ tham gia trång c©y.
Gi¶m b¶ng sè liƯu .. trång rõng ..(61)
- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ hành chính VN .
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh vùng trung du Bắc Bộ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Trung du Bắc Bộ .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm của vùng đồi trung du .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK hoặc quan sát tranh , ảnh vùng trung du Bắc Bộ trả lời các câu hỏi sau :
+ Vùng trung du là vùng núi , vùng đồi hay đồng bằng ?
+ Các đồi ở đây như thế nào ?
+ Mô tả sơ lược vùng trung du .
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ .
- Gọi một vài em trả lời .
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Hoạt động cá nhân .
+ Vùng đồi , đỉnh tròn , sườn thoải , xếp cạnh nhau như bát úp .
- Chỉ trên bản đồ hành chính VN treo tường các tỉnh Thái Nguyên , Phú Thọ , Vĩnh Phúc , Bắc Giang – những tỉnh có vùng đồi trung du .
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về sản xuất của con người ở vùng đồi trung du .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Hoạt động nhóm .
- Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 SGK thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau :
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
+ Hình 1 , 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang ?
+ Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
+ Em biết gì về cây chè ?
+ Chè ở đây được trồng để làm gì ?
+ Trong những năm gần đây , ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì ?
+ Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè .
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi .
Hoạt động 3 : 
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về rừng ở vùng đồi trung du .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Cho cả lớp quan sát tranh , ảnh đồi trọc 
- Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
+ Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống , đồi trọc ?
+ Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ?
+ Dựa vào bảng số liệu , nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây .
- Liên hệ với thực tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây .
- Tổng kết bài .
Hoạt động lớp .
+ Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi ,  
- Trình bày tổng hợp về những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ .
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây .
 5. Dặn dò : 
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5CKTKN.doc