Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 8 năm 2011

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 8 năm 2011

TIẾT 1: TẬP ĐỌC

 Nếu chúng mình có phép lạ

 I. MỤC TIÊU: 1. Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ.

 Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước về một tương lai tươi đẹp.

 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. Trả lời được câu hỏi 1,2,4 học thuộc 1,2 khổ thơ trong bài (HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời câu hỏi 3)

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 28 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 8 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
 Thứ hai, ngày17 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
 Nếu chúng mình có phép lạ
 I. Mục tiêu: 1. Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ.
 Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước về một tương lai tươi đẹp.
 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. Trả lời được câu hỏi 1,2,4 học thuộc 1,2 khổ thơ trong bài (HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời câu hỏi 3)
 II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk.
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: GọiHS đọc phân vai :"ở Vương quốc Tương Lai"và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài học. 
Treo tranh minh hoạ, hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Những ước mơ đó thể hiện khát vọng gì?
Từ đó giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ 1: Luyện đọc. 
*Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (3 lượt).
* GV treo bảng phụ để định hướng HS đọc đúng
* Gọi 3 HS đọc bài thơ.
* GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. 
Câu thơ nào được gặp lại nhiều lần trong bài?
Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
Các bạn nhỏ ước điều gì qua từng khổ thơ?
- GV ghi bảng ý chính đoạn 1
- Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. GV ghi bảng 4 ý chính của từng khổ
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi trong SGK
- Câu thơ: Hoa trái bom trở thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
- Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ?
- Bài thơ nói lên điều gì?
- GV ghi ý chính của bài thơ.
HĐ 3: Đọc diễn cảm. 
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau đọc tựng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét giọng đọc và cho điểm.
- GV yêu cầu HS cùng học thuộc lòng.
-GVtổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng toàn bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc toàn bài.
-Hỏi:Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Màn1: 8 HS đọc
- Màn2: 6 HS đọc
- Cả lớp theo dõi và trả lời. 
- Lắng nghe.
- 4HS đọc nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ
- 3HS nối tiếp nhau đọc bài
- 1HS đọc thành tiếng.
Đọc thầm,trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời.
- 2HS nhắc lại 4 ý chính của từng khổ thơ
-HS trả lời
- 2 HS nhắc lại ý chính 
Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp
- 4HS đọc tiếp nối từng khổ thơ.
-HS luyện đọc.
- 2HS ngồi cạnh nhau cùng đọc
 - Nhiều lượt HS đọc.
 - 5HS thi đọc thuộc lòng.
- HS đọc.
Tiết2: Chính tả (Nghe - viết)
 Trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
 1. Nghe - viết đúng bài chính tả sạch sẽ, đoạn từ Ngày mai, các em có quyền....đến to lớn, vui tươi trong bài Trung thu độc lập.
 2.Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi trong bài tập 2a, 3a
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết ghi nội dung bài tập 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ. Gọi 3HS lên bảng viết:
Trung thực, chung thuỷ, khai trường, rướn cổ...
GV nhận xét, cho điểm.
2/ Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài. Giới thiệu bài chính tả Nghe - viết: Trung thu độc lập
b. Hướng dẫn viết chính tả.
HĐ 1: Trao đổi nội dung đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần viết (trang 66)
Hỏi: Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào?
Đất nước giờ đã thực hiện được ước mơ đó chưa?
HĐ 2: Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV yêu cầu HS tìm từ khó và luyện viết.
 - Giáo viên nhận xét.
HĐ 3 Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết.
HĐ4: Thu và chấm , chữa bài
- GV chấm một số bài, nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Làm BT2,BT3 VBT
 - GV nhận xét, cho điểm
 3/ Củng cố, dặn dò: .
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- 3HS lên viết
- Cả lớp viết vào nháp.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng
- HS trả lời.
- HS tìm và viết từ khó vào nháp.
 HS đọc từ khó 
- HS viết vào vở.
- Từng cặp trao đổi vở khảo bài.
- Cả lớp làm vào vở1 em làm bảng phụ 
- Lớp nhận xét
Tiết3: Toán
 Luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
- tính được tổng của 3 số, vận dụng tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất . Làm bài1(b),bài 2(dòng 1,2)
- giải bài toán có lời văn. Làm bài 4(a). 
 II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gọi HS nêu ghi nhớ về tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi mục bài
HĐ1: Bài1: Hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì?
Đặt tính nhiều số hạng ta cần chú ý điều gì?.
GV cho học sinh làm bài.
 - Yêu cầu HS nhận xét. GV nhận xét, chữa bài.
HĐ 2: Bài2: Hãy nêu yêu cầu bài tập?
Tính bằng cách thuận lợi nhất.
- GV hướng dẫn học sinh làm.
_ Cho HS làm bài vào vở BT
 - Yêu cầu HS nhận xét. GV chữa bài.
HĐ 3: Bài4: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
Hướng dẫn HS tìm cái cần tìm, tóm tắt bài toán.
 - Cho HS tự làm sau đó chữa bài 
HĐ4: Bài3,5(KG): GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Muốn tính chu vi hình CN ta làm ntn?
 - Cho HS làm bài sau đó chữa.
- GV nhận xét cho điểm.
.3. Củng cố dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS lnêu. Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS làm vào vở, 2HS làm bảng phụ 
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của BT
- Cả lớp làm vào vở , 2 HS chữa bài bảng lớp
-HS tự tóm tắt bài toán, sau đó làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
 - 2HS làm bài 3
- 2 HS làm bài 5
Tiết4: đạo đức
 Bái 4: Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)
 I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
1. Nhận thức được: Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
2. HS biết tiết kiệm , giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi...trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Biết đồng tình,ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
 II. đồ dùng dạy- học: Phiếu học tập; mỗi HS 3 tấm bìa màu.
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung bài học "Tiết kiệm tiền của".
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài, ghi mục bài.
HĐ1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?
- GV y/c HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm.
- Y/c HS trình bày phiếu của mình.
- GV nhận xét kết luận.
 HĐ2: Em đã tiết kiệm chưa?
- GV cho HS làm bài tập 4 sgk.
? Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết kiệm? Và những việc nào không tiết kiệm?
- GV cho HS trình bày. GV nhận xét.
HĐ3: Em xử lý thế nào?
- GV cho HS thảo luận nhóm nêu ra cách xử lý các tình huống ở phiếu học tập.
- GV gọi HS báo cáo, GV nhận xét kết luận.
HĐ4: Dự định tương lai.
- GV cho HS viết dự định của mình sẻ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập ra giấy.
- Y/ C HS trình bày ý kiến của mình.
- GV cho HS nhắc lại phần ghi nhớ 
 C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
 -HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS làm việc với phiếu quan sát.
- HS lần lượt trình bày
- HS làm bài tập. 
- HS trình bày. HS khác nhận xét.
- HS thảo luận và nêu cách xử lý. Sau đó đại diện nhóm báo cáo.
 - HS viết và trao đổi với nhau.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
 Thứ ba, ngày 181tháng 10 năm 2011
 Tiết1: Thể dục(Bài 15)
Quay sau. Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
Trò chơi: “ Ném bóng trúng đích”
 I. Mục tiêu:
 - Thực hiện động tác quay sau cơ bản đúng
 - Thực hiện cơ bản đúng đi đều vòng phải, vòng trái- đứng lại và giữ được khoảng cách các hàng trong khi đi.
 - Biết cách chơi và tham gia trò chơi một cách tích cực
 II. đồ dùng dạy- học: - Chuẩn bị1còi
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Phần mở đầu:
 Tập hợp, phổ biến nội dung, chẩn chính đội ngũ.
 - Chơi trò chơi:"Làm theo hiệu lệnh".
 - Ôn động tác quay sau, đi đều vòng phải, trái.
 - GV nhận xét.
 B. Phần cơ bản:
 HĐ1: Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, 
- GV điều khiển lớp tập 1 - 2 lần
- GV chia tổ tập luyện. Do tổ trưởng điều khiển.
- GV quan sát, nhận xét.
- Cho cả lớp tập
HĐ2: Trò chơi vận động: "Ném trúng đích"
- GV tập hợp đội hình chơi nêu tên, giải thích cách chơi, luật chơi. 
Sau đó cho chơi thử.
- Cho cả lớp tiến hành chơi.
 -Gv theo dõi nhận xét. Biểu dương tổ thắng 
C. Phần kết thúc:
- Gv cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả,
- GV giao bài tập về nhà ôn các nội dung quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại
- HS tập hợp 3 hàng ngang
- HS chơi trò chơi
- HS ôn tập 
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- Lớp tập luyện theo 4 hàng dọc.
- Tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển.
- HS tập theo lớp
- HS theo dõi
- Cả lớp chơi thử 
- Tiến hành chơi
- HS vừa hát vừa vỗ tay
- HS tự ôn ĐHĐN.
Tiết2: Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách. 
- biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó.
II. đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: HS làm bài tập 5 Sgk 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài 
- Ghi mục bài lên bảng 
 HĐ2: Giới thiệu bài toán.
 GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
HĐ3: Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán.
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ. 
HĐ4: Hướng dẫn cách giải bài toán (cách 1).
GV y/c HS quan sát kỹ sơ đồ và suy nghĩ cách tìm 2 lần số bé.
Y/c HS lần lượt tìm số bé, sau đó tìm số lớn.
Rút ra : Số bé = (Tổng - Hiệu ) : 2
HĐ5. Hướng dẫn cách giải bài toán (cách 2)
HD tương tự cách 1. Sau đó rút ra:
Số lớn = (Tổng + Hiệu ) : 2 
HĐ6: Luyện tập.
Cho HS làm lần lượt các bài tập: 1, 2, 
Cho HS làm, sau đó chữa.
 3)Củng cố,dăn dò: 
- Yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Nhận xét giờ học. 
Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
- 1HS lên bảng làm.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS đọc lại mục bài.
- HS đọc ví dụ
- HS trả lời.
- HS vẽ sơ đồ bài toán.
- HS trả lời.
 - HS tìm.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài ... có thể là một đoạn văn.
Hoạt động2: Bài2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập. Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
+ GV kết luận: Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi dẫn lời trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. Nó được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi dẫn lời trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
Hoạt động 3: Bài3. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV giới thiệu con tắc kè.
? Từ "lầu" chỉ cái gì?
? Tắc kè hoa có xây được "lầu" theo nghĩa trên không?
? Từ "lầu" trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
- GV kết luận.
Hoạt động 4: Ghi nhớ.
- Gọi Hs đọc ghi nhớ, yêu cầu tìm ví dụ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 5: Luyện tập
Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV phát phiếu bài tập. HS trao đổi và tìm lời nói trực tiếp.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài2: Yêu cầu HS đọc đề bài. Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- GV kết luận lời giải đúng.
? Tại sao từ "vôi vữa" lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
3. Củng cố, dặn dò:. 
- Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Nhận xét tiết học. 
-Dăn HS về nhà làm lại bài tập 3. Học thuộc ghi nhớ.
- 1HS đọc cho 3HS lên bảng viết. 
- HS dưới lớp viết vào vở.
- HS trả lời 
- HS đọc câu văn
- HS trả lời
- 2HS đọc bài.
- HS trao đổi nhóm đôi và trả lời.
- HS lắng nghe.
- 2HS đọc.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- 3HS đọc ghi nhớ.
- HS lấy ví dụ.
- 2HS đọc, lớp đọc thầm. Thảo luận làm vào phiếu, trình bày lên bảng.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trả lời.
- 1HS đọc, lớp theo dõi.
- 1HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- HS trả lời.
Tiết5: Lịch sử
Ôn tập
I. Mục tiêu : Học xong bài này HS biết:
 - Từ bài 1 đến bài 5 học 2 giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
 - Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về: Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang; hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bặch Đằng.
 II. ĐÔ DUNG DAY - học: - Phiếu học tập; Trục vẽ thời gian.
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gọi 2HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 2
 - GV nhận xét chung.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
- Gọi HS đọc yêu cầu 1 trong Sgk trang 24
GV y/ c HS làm, GV vẽ bảng thời gian.
Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sữ nào của dân tộc , nêu thời gian từng giai đoạn.
- GV nhận xét ghi bảng.
HĐ2: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- Gọi HS đọc yêu cầu 2 Sgk.
-HS làm việc theo cặp đôi thực hiện y/c bài.
GV vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian
Y/ c đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung.
 HĐ3: Thi hùng biện.
GV chia lớp thành 3 nhóm để thực hiện.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bài thi hùng biện theo:
+ Chủ đề: Đời sống người Lạc Việt.
+ Chủ đề: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Chủ đề: Chiến thắng Bạch Đằng.
- GV nhận xét bổ sung.
3.Cũng cố, dặn dò: GV tổng kết giờ học và dặn HS ghi nhớ các sự kiện lịch sử vừa học.
- 2HS trả lời. HS khác nhận xét
 - HS đọc SGK, cả lớp theo dõi
 - HS trả lời
- HS đọc yêu cầu.
-Thảo luận nhóm đôi , đại diện trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận tên và thực hiện theo yêu cầu.
- Mỗi nhóm cử một bạn làm ban giám khảo.
- Đại điện các nhóm trình bày.
- HS trả lời.
 Thứ sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Tập làm văn
 Luyện tập phát triển câu chuyện
 I. Mục tiêu:
 - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai ( bài TĐ tuần 7) - BT1.
 - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3)
 - Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
 II. Đồ dùng Dạy- học Bảng phụ ghi chuyện.
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ: HS lên kể 1 chuyện mà em thích.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài -Ghi mục bài 
b. Hướng dẫn HS làm bài.
HĐ1: Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu.
Hỏi: +Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- Gọi 1HS kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể. Y/c HS kể trong nhóm.
- Tổ chức thi kể từng màn.
HĐ2.Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- GV nêu các câu hỏi gợi ý để hướng dẫn HS kể chuyện. 
- GV nhận xét, cho điểm HS.
HĐ3. Bài3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Treo bảng phụ HS đọc,trao đổi trả lời câu hỏi.
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối hai đoạn?
GV nhận xét ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò: Có những cách nào để phát triển câu chuyện? Những cách đó có gì khác nhau?
- 3 HS lên bảng kể chuyện. HS khác nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS trả lời câu hỏi.
- HS kể.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- 3-5 HS thi kể
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS kể theo nhóm, đại diện lên kể
- HS thi kể chuyện.
- HS đọc bài.
- Đọc trao đổi và trả lời.
- HS trả lời.
Tiết2: Toán
 Hai đường thẳng vuông góc
 I. mục tiêu: Giúp học sinh :
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc 
- Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
 II. đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ.
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: GV gọi HS lên bảng vẽ góc nhọn, góc bẹt, góc tù.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2) Bài mới: 
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc. 
Gv vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình và cho biết là hình gì?
- Các góc A,B,C,D của HCN ABCD là góc gì?
Sau đó GV vừa thực hiện thao tác vừa nêu để rút ra hai đường thẳng vuông góc.
Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
Các góc này có chung đỉnh nào?
- GV chốt 2 ĐT vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông.
- Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc.
HĐ3: Thực hành.
Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
-Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra
Bài2,3: GV cho HS dùng ê ke kiểm tra nêu kết quả
Bài 4( K,G): Gọi HS đọc nội dung BT
- Yêu cầu HS thảo luận làm nhóm
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học.
- Dăn học sinh về chuẩn bị bài tiết sau.
 - 2HS lên bảng vẽ. Cả lớp vẽ vào vở nháp.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
 A B
 D C M
 N 
- HS trả lời
- HS vẽ
- HS dùng ê ke kiểm tra và trả lời
- HS làm theo nhóm. Các nhóm trình bày kết quả trên bảng phụ .
- Trình bày kết quả
Tiết 3: Khoa học
 Ăn uống khi bị bệnh
 I. mục tiêu: 1. Sau bài học học sinh biết:
 - Người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha dung dịch ô- rê- dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy
	2. Rèn kĩ năng sống:- Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường; kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh.
II. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
Thảo luận nhóm, thực hành, đóng vai
III. đồ dùng dạy- học: - Hình trong SGK, phiếu BT
 IV. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: Hỏi:Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị ốm?
- Khi bị bệnh cần phải làm gì?
 - GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: a) Khám phá: 
- Khi em hoặc người thân bị bệnh ăn, uống như thế nào ? khi bị bệnh em phải làm gì ?
GV chuyển tiếp Giới thiêu, ghi mục bài.
b) Kết nối:
HĐ1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh thông thường
Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường
 - Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường
- Yêu cầu HS quan sát tranh , thảo luận nhóm:
+Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?; Người ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao?; + Người ốm không muốn ăn nên cho ăn ntn?; Người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn ntn? Làm thế nào để chống mất nước? 
- GV kết luận. Cho HS đọc mục Bạn cần biết.
 HĐ 2: : Chăm sóc người bị tiêu chảy.
- HS hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS xem kỹ hình minh hoạ và tiến hành thực hành 
- GV nhận xét, kết luận.
 c) Thực hành
HĐ3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ
Mục tiêu: kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh
- Gv cho HS thi đóng vai.
+ Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm
Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
d) Vận dụng
- GV nhận xét giờ học 
-Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Luôn có ý thức chăm sóc mình và người thân.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm trả lời.
- HS khác bổ sung.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- HS thảo luận nhóm
- HS tham gia thực hành.
- HS khác nhận xét.
 - HS tiến hành trò chơi. 
- Các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống. Tập diễn vai
HS về học thuộc mục bạn cần biết
 Tiết 4: Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp tuần 8
I. Mục tiêu:
- Đánh giá nhận xét ưu điểm, khuyết điểm và rút kinh nghiệm về tình hình học tập , rèn luyện của lớp trong tuần qua (Tuần 8).
- Triển khai một số công việc tuần tới (Tuần 9) 
II. Nội dung:
HĐ1. Giới thiệu nội dung tiết học: 
 - HS hát bài tập thể
HĐdumsBan cán sự lớp, GV đánh giá nhận xét ưu điểm, khuyết điểm tuần qua:
a. Cụ thể nhận xét chung về các mặt sau:
- Nề nếp chuyên cần, nề nếp trong giờ học của lớp. 
- ý thức học tập tốt. Học bài, làm bài đầy đủ trước khi lên lớp. 
- Nề nếp sinh hoạt Đội, sinh hoạt 15 phút đầu buổi học và nội dung sinh hoạt.
- Vệ sinh trực ban, trực nhật, vệ sinh cá nhân.
- Bảo vệ cây xanh, cơ sở vật chất của lớp và nhà trường.
- Các hoạt động khác.
b. Nhận xét cụ thể từng học sinh về các mặt trên.
HĐ3. GV Triển khai kế hoạch tuần9:
 - Duy trì tốt các nề nếp dạy và học. Phát huy ưu điểm, mặt mạnh. Khắc phục những sai sót tồn đọng.
 - Phát động phong trào thi đua chăm ngoan học giỏi, làm nghìn việc tốt . Luyện tập văn nghệ biểu diễn nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
HĐ4. Bầu danh hiệu thi đua trong tuần: 
 - Bầu danh hiệu HS xuất sắc nhất trong tuần (2 em)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan8.doc