Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 18

Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 18

TUẦN 18

Thứ hai ngày 05 tháng 01 năm 2009

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP CUỐI KÌ 1

I. Mục tiêu

- Kiểm tra, lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng trên các nội dung: đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng

- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm "Giữ lấy màu xanh"

- Nhận xét về nhân vật bạn nhỏ trong bài "Người gác rừng tí hon"

II. Chuẩn bị.

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc – HTL để HS rút thăm đọc bài.

- Kẻ sẵn bảng thống kê theo yêu cầu bài tập 2.

 

doc 16 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 18
Thứ hai ngày 05 tháng 01 năm 2009
tập đọc
ôn tập cuối kì 1
I. Mục tiêu 
- Kiểm tra, lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng trên các nội dung: đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng	
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm "Giữ lấy màu xanh"
- Nhận xét về nhân vật bạn nhỏ trong bài "Người gác rừng tí hon"
II. Chuẩn bị.
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc – HTL để HS rút thăm đọc bài.
- Kẻ sẵn bảng thống kê theo yêu cầu bài tập 2.
III. Hoạt động dạy – học 
ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ học
Dạy bài mới.
 a; Giới thiệu bài.
 b; Kiểm tra tập đọc – HTL.
- GV gọi từng HS lên bốc thăm để đọc bài
- HS lên bốc thăm và đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm
- Lớp nhận xét.
 c; Luyện tập 
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày trên bảng lớp thông qua bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV giữ lại bảng nhóm bài làm đúng – 2 HS nhìn bảng , đọc lại kết quả.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu và nội dung 
- GV và học sinh trao dổi về yêu cầu của bài tập: Bài tập có 3 yêu cầu
+ Coi nhân vật là bạn mình
+ Nhận xét về nhân vật
+ Nêu được ưu diểm của nhân vật kèm theo dẫn chứng minh họa nhằm tăng tính thuyết phục
- Gọi một số HS thực hiện yêu cầu bài tập bằng cách thuyết trình
- HS khác nhận xét, bổ sung
VD: bạn em là con một bác gác rừng. Bạn ấy rất yêu rừng và rất dũng cảm. Có lần, khi cha đi vắng, bạn ấy đã phối hợp cùng các chú công an bắt quả tang bọn trộm gỗ. Em thấy nể bạn ấy quá, vì đêm tối trong rừng thật đáng sợ, còn bọn phá rừng thì rất độc ác,....
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho bai sau.
	_________________________________
Toán
Diện tích hình tam giác
I. Mục tiêu:
Giúp HS
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác
- Biết vận dụng quy tắc để tính S hình tam giác
II. Chuẩn bị
- 2 hình tam giác bằng nhau
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm của hình tam giác?
- Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
1. Cắt hình tam giác
- Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau.
- Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
- Cắt theo đường cao, được hai mảnh tam giác ghi 1,2
2. Ghép thành HCN
- GV hướng dẫn HS
+ Ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD
- Vẽ đường cao EH
- Hình chữ nhật ABCD có chiều dài
D C như thế nào so với đáy DC của hình tam giác EDC
- Bằng nhau
- Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng DC như thế nào so với đáy DC của hình tam giác EDC
- Bằng nhau
- S của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần S hình tam giác EDC?
 - 2 lần
- S hình chữ nhật ABCD là bao nhiêu? 
- DC x AD =DC x EH
- Vậy S hình tam giác EDC là bao nhiêu?
- Muốn tính S hình tam giác ta làm thế nào?
- HS nêu
* Quy tắc SGK
- 3 HS đọc
S = a x h : 2 ( S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao )
4. Luyện tập:
Bài 1: HS đọc YC và nội dung
Vở + BL
a. S hình tam giác là: 8 x 6 : 2 = 24 (cm2)
b. S hình tam giác là: 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
Bài 2: HS đọc YC và nội dung
Vở + BL
Đổi 24dm = 2,4m
a. S hình tam giác là: 5 x 2,4 : 2 = 6 (m2)
b. S hình tam giác là: 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (dm2)
5. Củng cố, dặn dò
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài + chuẩn bị bài sau.
chính tả
ôn tập cuối kì 1
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng
- Thực hiện tốt các bài tập 2 và 3 trong sgk
II. Chuẩn bị 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học để HS lên bốc thăm 
III, Hoạt động dạy – học 
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra trong giờ học
3. Dạy bài mới.
 a; Giới thiệu bài.
 b; Kiểm tra tập đọc – HTL.
- GV gọi từng HS lên bốc thăm để đọc bài
- HS lên bốc thăm và đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm
- Lớp nhận xét.
 c; Luyện tập
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày trên bảng lớp thông qua bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ xung.
- GV giữ lại bảng nhóm bài làm đúng – 2 HS nhìn bảng , đọc lại kết quả.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu và nội dung
- HS có thể tự do đọc các câu thơ mình thích ở bất kì bài nào và nêu cảm nghĩ của mình về chúng
*VD: Bài "Hạt gạo làng ta" có câu: Cua ngoi lên bờ
	 Mẹ em xuống cấy
- Đó là hình ảnh đối lập, vừa có tác dụng khảng định nghị lực vượt khó của mẹ, vừa thể hiện được lòng khâm phục tác giả dành cho mẹ.
 Bài "Về ngôi nhà đang xây" có câu: Ngôi nhà như trẻ nhỏ
	 Lớn lên với trời xanh
- Đó là hình ảnh so sánh rất đáng yêu, khiến ngôi nhà trở nên thân thương, gần gũi, khiến cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn,...
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho bài sau.
	___________________________________
đạo đức
thực hành cuối học kì một
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức phân môn Đạo đức đã học. Giúp HS nắm được nội dung đã học.
- Nêu được một số nét về vai trò trách nhiệm của HS lớp 5; có ý chí trong học tập, yêu quý gia đình và bạn bè, kính trọng người già, phụ nữ, biết hợp tác với người xung quanh.
- Biết cách thực hiện các hành vi, đồng tình ủng hộ những việc làm đúng, không đồng tình với những viêc làm sai trái.
II. Tài liệu và phương tiện
 	SGK đạo đức 5
	Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. không
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS thực hành 
* Bài 1: Em là học sinh lớp 5
- Theo em, HS lớp 5 cần phải có hành động, việc làm nào?
- Hãy nêu những điểm mà em thấy mình còn phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5?
* Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình
- Thế nào là người sống có trách nhiệm?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm?
* Bài 3: Có trí thì nên
- Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn?
- Kể một vài khó khăn của em trong cuộc sống? Cách khắc phục?
- Kể một số tấm gương vượt qua khó khăn trong sách, báo, thực tế mà em biết?
* Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên
- Thế nào là biết ơn tổ tiên?
- Kể về truyền thống của gia đình em và dòng họ?
* Bài 5: Tình bạn
- Điều gì xảy ra nếu xung quanh em không có bạn bè?
- Em hãy kể những việc đã làm và sẽ làm để có một tình bạn tốt đẹp?
* Bài 6: Kính già, yêu trẻ
- Đối với người già và em nhỏ chúng ta cần có thái độ như thế nào?
- Kể những việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng người già và giúp đỡ em nhỏ?
* Bài 7: Tôn trọng phụ nữ
- Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
- Kể những việc em làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ?
* Bài 8: Hợp tác với những ngời xung quanh.
- Kể những việc làm thể hiện sự hợp tác với người xung quanh?
- Nêu tác dụng của việc hợp tác với người xung quanh trong công việc?
* HS thảo luận trả lời các câu hỏi
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Liên hệ giáo dục HS.
4. Củng cố – dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS hăng hái xây dựng bài, có cách ứng xử tốt.
- Dặn về học bài, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Chuẩn bị bài để kiểm tra định kì lần 1.
Thứ ba ngày 06 tháng 1 năm 2009
luyện từ và câu
ôn tập cuối kì 1
I. Mục tiêu
- Ôn luyện tập đọc, học thuộc lòng
- Củng cố vốn từ về môi trường 
II. Chuẩn bị 
- Kẻ sẵn bảng tổng kết vốn từ về môi trường (BT2) vào bảng phụ 
III, Hoạt động dạy – học 
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:Không
3. Dạy bài mới.
 a. Giới thiệu bài.
b. Ôn tập 
Bài tập 1: Ôn tập các bài tập đọc và học thuộc lòng
Bài tập 2: Điền những từ em biết vào bảng: Tổng kết vốn từ về môi trường 
- HS đọc yêu cầu và nội dung 
* Giải nghĩa từ: Sinh quyển (Môi trường động, thực vật)
 Thủy quyển (Môi trường nước)
Khí quyển (Môi trường không khí)
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Sinh quyển (môi trường động, thực vật
Thủy quyển (môi trường nước)
Khí quyển (môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
Rừng; con người; thú (hổ, báo, cáo, chồn, nai, hươu, rắn, thằn lằn, dê, bò, ngựa, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, ...); chim (cò, vạc, bồ nông, sếu, đại bàng, đà điểu,...); cây lâu năm (Lim, gụ, sến, táu, thông,...); cây ăn quả (Cam, quýt. soài, chanh, ổi, mận, mít, na, ...); cây rau (rau muống, cải cúc, rau cải, rau ngót, bí đao, bí đỏ, xà lách,....); cỏ
Sông, suối, ao, hồ. biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi, rạch, lạch, ...
Bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu, ...
Những hành động bảo vệ môi trường
Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn, chống đánh cá bằng mìn, bằng điện, chống săn bắn thú rừng, chống buôn bán động vật hoang dã,....
Giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp, ....
Lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí,...
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho bài sau.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Rèn luyện kỹ năng tính diện tích HTG.
- Giới thiệu cách tính S hình tam giác vuông.
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn tính S hình tam giác ta làm như thế nào?
- Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Nội dung
Bài 1: HS đọc YC
- Vở + BL
a. S hình tam giác là: ( 30,5 x 12 ) : 2 =183 (dm2)
b. S hình tam giác là: (16 x 53 ): 2 = 424 (dm2)
Đổi 5,3 m = 5,3 dm
Bài 2: HS đọc YC
Tam giác ABC: AC là đáy
AB là đường cao tương ứng
Bài 3: HS đọc YC
- Vở + BL
a. S tam giác vuông ABC
( 4 x 3 ) : 2 = 6 ( cm2)
b. S hình tam giác vuông DGE
5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
Bài 4: HS đọc đề toán: h = 3cm, a = 4 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. S hình tam giác ABC là: 4 x 3 : 2 =6 (cm2)
b. MN = PQ = 4cm
MQ = NP = 3cm
ME = 1cm
EN = 3cm
Giải
Diện tích HCN MNPQ là: 4 x 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình tam giác MEQ là: 3 x 1 : 2 =1,5 (cm2)
Tổng S hình tam giác MQE và S hình tam giác NEP là: 1,5 + 4,5 =6 (cm2)
S hình tam giác EQP là:
12 - 6 = 6 (cm2)
Hoặc S hình DEQP là: 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
 Đáp số: 	6cm2
6cm2
4. Củng cố, dặn dò
- Muốn tính S hình tam giác ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài + chuẩn bị bài sau.
	_______________________________________
Kể chuyện
ôn tập cuối kì 1
I. Mục tiêu
	- Nghe - viết đúng, trình bày bài chính tả "Chợ Ta - sken"
	- Viết đúng một số âm đầu dễ lẫn x/s, ch/ tr
III, Hoạt động dạy – học 
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở chín ... . Mục tiêu
	- Củng cố kĩ năng viết thư: Biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em
II. Đồ dùng dạy - học
	- Giấy kiểm tra
III. Hoạt động dạy – học 
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới.
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung
- Gv chép đề lên bảng
- HS đọc đề và nêu nội dung yêu cầu của đề
- Một vài HS đọc lại yêu cầu của bài và gợi ý
- Cả lớp theo dõi trong sgk 
* GV lưu ý HS: Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì 1 vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân
	- HS viết thư - GV quan sát chung
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc lá thư đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết thư hay nhất.
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho bài sau.
______________________________________________
Địa lý
Bài 18: Kiểm tra định kỳ
( Đề của trường)
______________________________________________
khoa học
sự chuyển thể của chất
I. Mục tiêu Sau giờ học HS biết
	- Phân biệt 3 thể của chất
	- Nêu được điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Kể tên được một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác
II. Đồ dùng học tập
	- Phiếu học tập, bảng nhóm 
III. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: Không
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Trò chơi " Nào ta cùng viết"
- HS đọc phần bài tập trong sgk - 72
- GV phổ biến luật chơi
+ Chia lớp thành 4 nhóm. phát bảng nhóm có kẻ sẵn 3 cột "3 thể của chất". Khi GV hô bắt đầu thì các nhóm bắt đầu viết tên một chất bất kì vào cột tương ứng trong bảng
- HS thảo luận nhóm - ghi kết quả vào bảng nhóm
- Nhóm nào song trước và ghi được nhiều ý đúng là thắng cuộc
- Thể rắn: cát trắng, đường nhôm, nước đá, muối
- Thể lỏng: Cồn, dầu ăn, nước, xăng.
- Thể khí: Hơi nước, ô - xy, khí ni - tơ
Hoạt động 2: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" 
- HS đọc trong sgk
- GV phổ biến luật chơi: GV đọc câu hỏi - HS chọn đáp án đúng ghi vào bảng con, nếu em nào nhanh và đúng nhất là thắng cuộc và được ghi điểm
- GV đọc câu hỏi - HS tham gia trò chơi
- Đáp án: 1 - a 2 - c 3 - a
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận 
- HS QS Hình 1, 2, 3 trong sgk 
- Mô tả sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày?
- ở ĐK bình thường, nước đá (thể rắn) chuyển sang thể lỏng. ở nhiệt độ cao, nước ở thể lỏng bốc hơi chuyển sang thể khí
- Lấy ví dụ cho thấy sự chuyển thể của chất trong tự nhiên?
- VD: Nước khi đun sôi thì bốc hơi, để trong tủ lạnh ( nhiệt độ thấp) thì đông đặc thành thể rắn 
GVKL: Các chất có thể thay đổi thể, từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi vật lí
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm 4 HS đọc yêu cầu trong sgk 
	- Ghi nội dung vào bảng nhóm
	- Đại diện nhóm báo cáo
	- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* HS đọc mục bạn cần biết trong sgk
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
 	- Chuẩn bị cho bài sau.
Thứ năm ngày 08 tháng 1 năm 2009
tập làm văn
ôn tập cuối kì 1
I. Mục tiêu
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng
	- Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm
II. Chuẩn bị 
	- Bảng phụ viết các câu hỏi a, b, c, d của bài tập 2
III, Hoạt động dạy – học 
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra trong giờ học
3. Dạy bài mới.
 a; Giới thiệu bài.
 b; Kiểm tra tập đọc – HTL.
- GV gọi từng HS lên bốc thăm để đọc bài
- HS lên bốc thăm và đọc bài.
- GV nhận xét, ghi điểm
- Lớp nhận xét.
 c; Luyện tập
* Đọc và trả lời câu hỏi bài "Chiều biên giới" 
	- HS đọc bài trong sgk ( đọc thành tiếng + đọc thầm)
	- Thảo luận nhóm 4
	- Đại diện nhóm báo cáo
a. Từ đồng nghĩa với từ biên cương là biên giới
b. Trong khổ thơ 1: Từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển
c. Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ là: em và ta
d. Viết câu miêu tả hình ảnh " Lúa lượn bậc thang mây"
VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô, uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
- GV nhận xét
	4. Củng cố - dặndò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho bài sau.
	___________________________________
Toán
Kiểm tra định kỳ
( Đề của trường)
	___________________________________
Luyện từ và câu
Kiểm tra đọc
( Đề của trường)
	___________________________________
khoa học
Bài 36: hỗn hợp
I. Mục tiêu 
	- Sau giờ học HS biết
	- Tạo ra được một hỗn hợp
	- Kể tên được một số hỗn hợp 
	- Nêu được cách tách các chất trong một hỗn hợp 
II. Đồ dùng học tập
	- Bộ thí nghiệm đủ cho các nhóm:
	+ Muối tinh, mì chính, tiêu bột, đĩa nhỏ, thìa nhỏ
	+ Cát, nước, phiễu, giấy lọc, bông thấm nước
	+ Dầu ăn, nước, cốc
	- Phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: Không
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thực hành: Tạo một hỗn hợp gia vị
- Để tạo ra hỗn hợp cần có những chất nào?
- GV nêu câu hỏi hỏi lại
+Để tạo ra hỗn hợp cần có những chất nào?
+Hỗn hợp là gì?
*GVKL:Hai hay nhiều chất trộn lại với nhau có trể tạo ra hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó 
- HS đọc gợi ý trong sgk - 74
- Nhận phiếu học tập + Đặt các gia vị đã có lên bàn
- Lần lượt từng em nếm vị của từng loại
- Ghi nhận xét vào bảng báo cáo
- Dùng thìa lấy các chất gia vị cho vào đĩa rồi trộn đều
- Thống nhất vị thích hợp cho cả nhóm
- Đại diện các nhóm cầm hỗn hợp gia vị của nhóm lên nêu công thức trộn
- Các nhóm khác nếm thử và nhận xét.
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm đôi 
HS thảo luận nhóm 
- Không khí có phải là hỗn hợp không?
- Hãy kể tên các hỗn hợp mà em biết?
- Không khí là hỗn hợp:Có các thành phần khí như khí ni tơ, ô xi, các bô níc, hơi nước, bụi,...
- Các hỗn hợp : Gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo, đường lẫn cát, nước lẫn các chất rắn không tan.
Hoạt động 3: Trò chơi tách các chất ra khỏi hỗn hợp
- Nội dung của các tranh:
+ Tranh1: Làm lắng; để cho chất rắn trong nước từ từ lắng xuống đáy cốc
+ Tranh 2: Sàng, sảy: Dùng cái sàng và cái dần để làm cho vỏ trấu bay ra ngoài theo nhịp lắc tròn
+ Tranh 3: Lọc; Cho nước qua một bình lọc có nhiều lớp, nước sẽ trong trở lại
- HS quan sát các bức tranh trong sgk
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
- N1+2: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng
N3+4: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp nước và dầu ăn.
N5+6: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn
- Thảo luận nhóm 4
- Các nhóm thực hành theo nội dung GV yêu cầu và ghi nội dung thảo luận vào phiếu có nội dung sau
+ Tách .... ra khỏi hỗn hợp ....
+ Chuẩn bị ......
+ Cách tiến hành .....
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Với những dạng hỗn hợp nào thì ta chọn cách lọc; làm lắng, sàng sảy?
- Nên lọc khi hỗn hợp gồm chất rắn và chất lỏng không hòa tan
- Nên làm lắng nếu hỗn hợp gồm 2 chất lỏng không hòa tan
- Nên sàng sảy nếu hỗn hợp gồm các chất rắn lẫn vào nhau
	4. Củng cố - dặn dò
	- Qua bài học hôm nay chúng ta thấy có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách nào?	
	- GV nhận xét giờ học
 	- Chuẩn bị cho bài sau. 
Thứ sáu ngày 09 tháng 01 năm 2009
Thể dục
Bài 36
I. Mục tiêu
- Sơ kết học kì một. Yêu cầu hện thống được những kiến thức, kỹ năng đã học.
- Chơi trò chơi" Chạy tiếp sức theo vòng tròn"
II.Hoạt động dạy- học
1. Tập hợp lớp - điểm số báo cáo
- GV nhận lớp - Phổ biến nội dung giờ học
- GV kiểm tra trang phục - Sức khoẻ của HS
2. Khởi động : Xoay các khớp
3. Kiểm tra bài cũ
- Cả lớp ôn lại bài thể dục phát triển chung.
- GV nhận xét.
4. Bài mới
- GV cho HS chưa hoàn thành giờ kiểm tra trước lên kiểm tra lại.
- Sơ kết HK I: GV chop HS hệ thống lại những kiến thức đã học trong học kì I.
+ Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái quay sau, đi đều vòng phải, trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp và cách báo cáo, xin phép ra vào lớp. 
+ Ôn bài thể dục phát triển chung.
+ Ôn một số trò chơi đã học.
- HS ôn theo tổ
- GV quan sát và nhận xét kết quả của từng tổ.
5. HS chơi trò chơi" Chạy tiếp sức vòng tròn"
- Cả lớp cùng chơi.
- GV quan sát
6. Hồi tĩnh
- Thả lỏng chân tay.
7. Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
	_____________________________________
Toán
Hình thang
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Hình thành được biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Biết vẽ hình để rèn kỹ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
II. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- HS lên bảng tính
- Tính S hình tam giác biết
- Đáy là 5m chiều cao 4 m
- Muốn tính S HTG ta làm như thế nào?
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Nội dung
- GV cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang.
- HS quan sát hình thang ABCD trong SGK
- Hình thang có mấy cạnh?
- 4 cạnh
- Có hai cạnh nào song song với nhau?
- AB và DC
- Cạnh AD và BC như thế nào? 
- Đối diện và song song với nhau
- GVKL: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy( đáy lớn và đáy nhỏ); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên( AD và AD)
- GV cho HS quan sát hình thang ABCD ở dưới GV giới thiệu đường cao AH và chiều cao của hình thang
- HS nhận xét đường cao AH, quan hệ giữa đường cao AH và hai đáy.
- GVKL: Hình thang có 4 cạnh, hai cạnh đáy song song , hai cạnh bên đối diện nhau và 1 đường cao.
- HS lên bảng chỉ và nhắc lại đặc điểm của hình thang.
4. Luyện tập
Bài tập 1:HS đọc yêu cầu
- HS làm vở
- HS nêu miệng
- Đáp án: H1,2,4,5,6
Bài 2: HS đọc yêu cầu
- Vở + BLớp
+ H1,2,3 có 4 cạnh và 4 góc
+ H1 có hai cặp cạnh đối diện song song.
+ H2,3 chỉ có một cặp cạnh song song.
+ H1 có 4 góc vuông
Bài 3: HS đọc yêu cầu
- Vở + BLớp
Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu
- HS nêu miệng
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét và KL: Góc A và góc D là góc vuông, cạnh AD vuông góc với hai đáy.
- Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
5. Củng cố, dặn dò
- Nêu đặc điểm của hình thang?
- Hình thang có mấy dạng
- Nhận xét giờ học
- về ôn bài, chuẩn bị bài sau
Tập làm văn 
 Kiểm tra viết
( Đề của trường)
Lịch sử
Kiểm tra định kỳ
( Đề của trường )
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 18.doc