I.MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
-Chỉ ra và nêu tên được các bộ phận bên ngoài cơ thể thú nuôi trong nhà.
-Nêu được vai trò, ích lợi của thú nuôi, kể tên một vài loài.
-Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ thú nuôi trong nhà.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các hình minh họa trang 104, 105 SGK.
-Giấy bút màu để vẽ.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1 KIỂM TRA BÀI CŨ
-Bên ngoài cơ thể của chim có những bộ phận nào?
-Toàn thân chim được phủ bằng gì?
-Nêu ích lợi của chim?
Tiết 54 Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2005 Tự nhiên và xã hội THÚ I.MỤC TIÊU Giúp học sinh: -Chỉ ra và nêu tên được các bộ phận bên ngoài cơ thể thú nuôi trong nhà. -Nêu được vai trò, ích lợi của thú nuôi, kể tên một vài loài. -Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ thú nuôi trong nhà. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Các hình minh họa trang 104, 105 SGK. -Giấy bút màu để vẽ. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1 KIỂM TRA BÀI CŨ -Bên ngoài cơ thể của chim có những bộ phận nào? -Toàn thân chim được phủ bằng gì? -Nêu ích lợi của chim? 2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Thú HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Cacù bộ phận bên ngoài của thú -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa trong SGK và thảo luận các câu hỏi: +Gọi tên các con vật trong hình. +Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật. +Nêu điểm giống và khác nhau của các con vật này. +Nhớ lại về các vật nuôi trong nhà và cho biết khắp người chúng có gì? chúng đẻ con hay đẻ trứng? Chúng nuôi con bằng gì? +Thú có xương hay không? -Làm việc cả lớp: +Yêu cầu đại diên các nhóm trả lời câu hỏi. +Kết luận: Thú có đặc điểm chung là: Cơ thể chúng có lông mao bao phủ, thú đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thú là loài vật có xương sống. Ích lợi của thú nuôi -Yêu cầu HS các nhóm làm việc và thảo luận trả lời câu hỏi: Người ta nuôi thú làm gì? Kể tên một vài thú nuôi làm vì dụ. -Yêu cầu các nhóm lần lượt kể các ích lợi của thú và nêu ví dụ. -GV nhận xét và kết luận: Nuôi thú có nhiều ích lợi: Lấy lông, da, sữa, thịt, lấy sức kéo, trông nhà, bắt chuột,.. -Chúng ta có cần bảo vệ thú nuôi không? -Làm thế nào để bảo vệ thú nuôi? -GV kết luận: Thú nuôi đem lại nhiều ích lợi. Chúng ta phải bảo vệ chúng bằng cách: cho ăn đầy đủ, giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tiêm thuốc phòng bệnh, Trò chơi: Ai là họa sĩ -Yêu cầu các nhóm thảo luận, chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó. -Sau 5 phút, yêu cầu các nhóm dán hình vẽ lên bảng-cử đại diện giới thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ. -GV tổ chức cho HS nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt, kết luận nhóm nào vẽ đúng, vẽ đẹp, vẽ nhanh được phong danh hiệu nhóm” họa sĩ”. -Học sinh làm việc theo nhóm. +Mỗi học sinh giới thiệu về một con vật cho các bạn trong nhóm nghe. Ví dụ: Đây là con trâu, con trâu có các bộ phận là đầu, mình, chân, đuôi. Trên đầu có sừng, +Một số điểm giống: Đẻ con, có 4 chân, có lông. + Một số điểm khác nhau: Nơi sống khác nhau, thức ăn khác nhau; có con có sừng có con không có sừng; +Cơ thể thú có xương. +Đại diện các nhóm trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. + 2 HS nhắc lại -Các nhóm thảo luận, trả lời vào giấy, ví dụ: +Người ta nuôi thú để: *Lấy thịt (Lợn, bò,) *Lấy sữa (bò, dê,..) *Lấy da và lông (lông cừu, da ngựa) *Lấy sức kéo (Trâu, bò, ngựa,..) -Các nhóm lần lượt kể (mỗi nhóm nêu 1 ích lợi) -HS lắng nghe. -Chúng ta cần phải bảo vệ thú nuôi. -Chúng ta cho thú ăn đầy đủ, làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú để không bị bệnh, lai tạo ra giống mới -Các nhóm thảo luận, chọn 1 con vật, vẽ hình, tô màu, chú thích các bộ phận cơ thể. -Các nhóm dán kết quả lên bảng. Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên giới thiệu về con vật được vẽ. IV CỦNG CỐ - DẶN DÒ: -Nhìn vào tranh vẽ các loài thú nuôi hãy chỉ ra và nêu tên được các bộ phận bên ngoài cơ thể thú nuôi trong nhà. -Nêu ích lợi của thú nuôi, kể tên một vài loài? -Về nhà tiếp tục sưu tầm tranh, ảnh về một số thú rừng chuẩn bị cho bài sau. -Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: