Giáo án Tuần 12 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 12 - Dạy lớp 4

sáng. TẬP ĐỌC.

 Tiết 23 : Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi

 I.Mục tiêu.

 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.

 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ nghị lực và có ý chí vượt khó nên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng .

 II. Đồ dùng dạy học.

 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện

 III. Các hoạt động dạy học

 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài

 2.Dạy học bài mới.

 

doc 18 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 12 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009.
sáng. tập đọc.
 Tiết 23 : Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi
 I.Mục tiêu.
 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ nghị lực và có ý chí vượt khó nên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng .
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện
 III. Các hoạt động dạy học
 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài
 2.Dạy học bài mới.
 2.1,Giới thiệu bài.
 2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 *.HĐ1: Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn
 - HS chia đoạn( bài chia thành 4 đoạn ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn. HS đọc lại bài theo nhóm.
 *.HĐ2.Tìm hiểu bài.
- HS đọc yêu cầu của bài thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau:
? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
 Trước khi mở công ty đường thuỷ bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
 Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người có tài, có chí?
 Bạch Thái Bưởi mở công ti đường thuỷ vào thời điểm nào?
 Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh ngang sức với các chủ tàu nước ngoài như thế nào?
 Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”?
 Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
- Đại diện các nhóm tả lời, nhận xét. GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
- GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài 
- HS nêu nội dung của bài, nhận xét.GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đọc diễn cảm.
 - 4 HS đọc bài và nêu giọng đọc phù hợp
 - HS luyện đọc theo theo nhóm. 
 - HS thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3. Củng cố- dặn dò : GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau và đọc trước bài tiết sau.
toán.
 Tiết 56: Nhân một số với một tổng
 I.mục tiêu Giúp HS :
 - Biết cách thực hiện phép nhân một số với một tổng.
- Vận dụng nhân một số với một tổng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng con.
 III.Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở bài tập của HS.
2.Dạy – học bài mới.
2.1.Giới thiệu bài. 	 
2. Hướng dẫn HS nhân một số với một tổng.
Gv viết bảng biểu thức: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: 4 x ( 3 + 5) = 4 x 8 = 32; 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
 - HS trình bày cách tính và so sánh, kL: giá trị của hai biểu thức này bàng nhau.
 HS quan sát hai biểu thức để rút ra nhận xét: 4 x3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong BT 4 x (3+5) với các số hạng của tổng ( 3+ 5). 
 GV: Khi thực hiện nhân một số với một tổng chúng ta cần làm như thế nào?
 HS trả lời rút ra quy tắc: a x ( b + c) = a x b + a x c
3. Luyện tập
Bài tập 1
- HS nêu yêu cầu .
- HS tính nhẩm theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
 Kết luận: 207 x (2+6) = 207 x 8 = 1656
 207 x (2+6) = 207 x 2+ 207 x 6 = 414 + 1242 = 1656
 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x( 38 + 62) = 5 x 100 = 500
Bài tập 2 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở. GV chấm và chữa bài.
Kết quả : (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32; 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
 Khi thực hiện nhân một số với một tổng ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.
*Bài 3: - HS tính nhẩm bài tập theo mẫu
 - HS trình bày miệng bài tập, GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: a) 26 x 11 = 286
 35 x 101 = 35 x (100 + 1) = 35 x 100 + 35 x 1 = 3500 + 35 = 3535
 b) 123 x 11 = 123 x ( 10 +1) = 123 x 10 + 123 x 1= 1230 + 123 = 1350
 123 x 102 = 123 x ( 100 + 1) = 123 x 100 + 123 x 1= 12300 + 123 = 12430
 3.Củng cố- dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS về hoàn thiện bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
 Tiết 12 Chùa thời Lý.
I – Mục tiêu *Sau bài học HS nêu được 
- Dưới thời Lý , đạo phật rất phát triển , chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi .
 - Chùa là công trình kiến trúc đẹp , là nơi tu hành của các nhà sư , là nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng .
- Mô tả được một ngôi chùa.
II - Đồ dùng dạy học.
 Phiếu thảo luận nhóm .Bảng phụ 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
A- Kiểm tra bài cũ : 
 *GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
 - Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa?
 - GV nhận xét và ghi điểm.
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
 - GV giới thiệu : 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Đạo phật khuyên làm điều thiện , tránh điều ác 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK , GV hỏi :
 + Đạo phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào?
 + Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật ? 
- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Sự phát triển của đạo phật dưới thời Lý
 - GV chia HS thành các nhóm nhỏ , yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi : Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý , đạo Phật rất thịnh đạt?
 - GV gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến . 
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2
 * Hoạt động 3 : Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào ?
 - HS trả lời , GV gọi nhận xét rút ra kết luận 
 * Hoạt động 4 : Tìm hiểu về một số ngôi chùa thời Lý 
 - GV chia HS thành các tổ , yêu cầu HS các tổ trưng bày tranh ảnh tài liệu về các ngôi chùa thời Lý mà tổ mình sưu tầm được .
 - Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị thuyết minh về các tư liệu của mình . 
 - GV tổ chức cho các tổ lần lượt trình bày trước lớp .
 - GV tổng kết khen ngợi các tổ sưu tầm nhiều tư liệu.
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài.
Chiều Đạo đức
 Tiết 12: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ. (tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu: HS nhận thức được 
 - Hiểu công lao sinh thành , dạy dỗ của ông bà , cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà , cha mẹ.
- HS biết thực hiện những hành vi , những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống
 II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 4
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 1.Khởi động: 
Hát tập thể bài Cho con- Nhạc và lời : Phạm Trọng Cỗu.
Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình em phải làm gì để cha mẹ vui lòng?
2. Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm: Phần thưởng.
1. GV cho một số bạn trong lớp đóng tiểu phẩm: Phần thưởng.
2. HS dưới lớp xem tiểu phẩm do các bạn đóng.
3.GV cho HS phỏng vấn các HS vừa đóng tiểu phẩm.
4. Lớp thảo luận nhận xét cách ứng xử.
5.GV kết luận: Hưng là một đứa bé hiếu thảo.
3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
GV nêu yêu cầu của bài tập.
Cả lớp trao đổi, thảo luận trong nhóm.
GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. Cacs nhóm khác nhận xét , bổ sung,
 4. GV kết luận:
- Việc làm của các bạn trong tình huống b, d, dd thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà ,cha mẹ, còn việc làm của các bạn trong tình huống a,c là chưa quan tâm đến ông bà ,cha mẹ.
4.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( Bài tập 2, SGK )
 1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 2.Các nhóm thảo luận, quan sát tranh và đặt tên tranh sao cho phù hợp với nội dung tranh. 
3. Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi.
 4. GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp .
* GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5.Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
1. Sưu tầm các truyện, tấm gương về tấm lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ
2. Tự liên hệ các việc làm của bản thân xem mình đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chưa.
 . 
Tin học
GV chuyên soạn giảng. 
 Thể dục
Tiết 23: Động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời
I. mục tiêu
- Học động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung.
- Ôn lại các động tác đã học. Trò chơi “ Con cóc là cậu ông Trời”.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: Kết bạn
2. Phần cơ bản:
a) ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
b) Học động tác thăng bằng 
c.Trò chơi: Con cóc là cậu Ông Trời
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp khoảng 2 lần 8 nhịp.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu động tác.
- HS quan sát và tập theo
- GV chia tổ cho HS tập luyện
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009.
Sáng	tập đọc.
tiết 24: Vẽ trứng.
I.Mục tiêu.
 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài.Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng các tên riêng nước ngoài
 Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi, Vê – rô - ki - ô.
 - Hiểu một số từ khó trong bài. Hiểu được nội dung bài: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê- ô-nác-đô Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm
 III. Các hoạt động dạy học
 HĐ 1:.Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài ông trạng thả diều sau đó TLCH trong SGK.
 HĐ 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc.
 - HS chia đoạn để đọc., chia thành 2 đoạn
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn. 
 - HS đọc lại bài theo nhóm.
 - GV đọc ... n bị cho bài học sau.
Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2009
 Sáng toán.
 Tiết 59 Nhân với số có hai chữ số.
 I.Mục tiêu
- Biết nhân với số có hai chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học
 GV + HS: ê ke
Iii - Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra vở bài tập cho HS.
B . Dạy bài mới .
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu bài.
2.Tìm cách tính 36x 23 
- Cho HS đặt tính vào bảng con và tính: 36x 3 và 36 x 20
? 23 viết thành tổng của các chục các đơn vị như thế nào?
? Hãy thay 36 x 3 bằng tổng của 36 x 3 và 36 x 20 và tính kết quả của phép tính.
- Gọi HS lên bảng làm bài các em khác làm vào vở.
* Giới thiệu cách đặt tính và tính:
GV đặt vấn đề: để tìm 36 x 3 ta phải thực hiện hai phép nhân và một phép cộng. Để không phải đặt tính nhiều lần ta có thể viết gộp lại được không?
 Vừa hướng dẫn GV vừa viết lên bảng HS ghi vào vở cách đặt tính và tính
GV viết đến đâu giải thích đến đó , đặc biệt cần giải thích rõ :
- 108 là tích của 36 và 3
- 72 là tích của 36 và 2 chục. Vì vậy cần viết sang bên trái một cột so với 108.
3. Luyện tập
Bài tập 1 : 
- HS nêu yêu cầu .
- HS làm bài cá nhân vào bảng con.GV nhận xét và chữa bài.
Bài tập 2.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở bài tập, 1 HS làm bảng nhóm. GV chữa bài.
 Kết quả: Với a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585.
 Với a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170
 Với a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1755
Bài tập 3: 
- HS làm bài vào vở, 1 hs làm bài trên bảng lớp.
- GV chấm và chữa bài.
 Kết quả: Số trang của 25 quyển vở cùng loại là:
 48 x 25 = 1200 ( trang)
 Đáp số: 1200 trang.
3.Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 chính tả (nghe viết)
Tiết 12: Người chiến sĩ giàu nghị lực.
 I.Mục tiêu.
 - Nghe viết chính xác, đúng chính tả một đoạn trong bài Người chiến sĩ giàu nghị lực.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ch / tr , các tiếng có vần 
ươn / ương
 - Rèn kĩ năng trình bày cho HS. 
 - Rèn tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học.
 - GV: bảng nhóm
 III.Các hoạt động dạy học.
 HĐ 1:kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 HĐ 2.Dạy bài mới
 *.Hướng dẫn HS nhớ viết.
 - HS đọc Người chiến sĩ giàu nghị lực.HS tìm hiểu nội dung chính của bài.
 GV: Nội dung chính của bài là gì?
 - HS đọc thầm bài và tập viết những từ khó ra nháp.
 -HS tự nhớ và viết lạ bài.
 - GV thu bài chấm và chữa bài.
 *.Hướng dẫn HS làm bài tập.
 *Bài 2a: - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập, 2 HS trình bày bảng nhóm.
 - HS trình bày bài làm, nhận xét.
 - GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: a) ( Ngu công dời núi)): Trung Quốc – chín mươi tuổi – hai trái núi – chắn ngang- chê cười – chết – cháu – chắt – truyền nhau – chẳng thể – trời – trái núi
 b) vươn lên – chán chường – thương trường – khai trương - đường htuỷ – thịnh vượng
 3.Củng cố – dặn dò. 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
kĩ thuật
Tiết 12: Khâu viền đường gấp mép vải
bằng mũi khâu đột (tiết 2)
I- Mục tiêu:
- HS nắm được cách gấp mép vải và khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau theo đúng qui trình , đúng kĩ thuật 
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II- Đồ dùng học tập
- GV:Tranh quy trình khâu thường. Mẫu khâu đột thưa, 
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch.
- Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
III- Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Khởi động
- GV kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh
- GV đánh giá nhận xét.
2. Hoạt động 3: Thực hành khâu
- HS nhắc lại kĩ thuật khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV nhận xét và nêu một số lưu ý khi thực hành.
- HS thực hành khâu.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm cho HS yếu.
*HĐ 4: Đánh giá sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- GV gắn bảng lớp tiêu chuẩn đánh giá nhận xét sản hẩm.
- HS đọc tiêu chuẩn đánh giá.
- HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá để đánh giá nhận xét sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá chung.
.* Củng cố dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị tốt các dụng cụ cắt, khâu, thêu.
Luyện từ và câu
Tiết 24: Tính từ (tiếp)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất .
- Bước đầu biết sử dung những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm,tính chất.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết.
II- Đồ dùng dạy học.
- VBT Tiếng Việt 4
III- Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
*.Phần nhận xét: 
Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chốt lại lời giải đúng. 
- GV đưa ra kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tính từ trắng đã cho.
Bài tập 2: 
- Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
- GV đưa ra kết luận: trắng – rất trắng; trắng hơn, trắng nhất.
3. Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK về 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. Cả lớp theo dõi trong SGK.
* Phần luyện tập
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS làm bài nhóm đôi trên phiếu to.
- đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
Kết quả: lắm- ngà - ngọc – trắng ngà ngọc - đẹp hơn – lộng lẫy hơn – tinh khiết hơn
*Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu cầu của bài.
- HS lần lượt đặt từng câu hỏi
Kết quả: - đỏ: đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng đỏ chói, đỏ chót; rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá
 - Cao: cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vòi vọi; rất cao, cao quá, cao lắm; cao hơn , cao nhất, cao như núi tháI Sơn
 - Vui: vui vui, vui vẻ, vui sướng, vui mừng; rất vui, vui lắm, vui quá; vui hơn, vui nhất, vui như tết
5.Củng cố và dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
 Chiều Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
 Toán (lt)
Ôn thực hành vẽ và tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông
 I.Mục tiêu
- Củng cố cách vẽ hình chữ nhật và hình vuông .
- Nắm được công thức tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật 
- Vẽ được hình vuông và hình chữ nhật 
- Tính được diện tích hình vuông và hình chữ nhật 
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II.Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết săn yêu cầu của bài tập 3
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1.Giới thiệu bài.
 2.Hướng dẫn học sinh luyện tập.
*Bài 1:: a) Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm , chiều rộng 3 cm .
 b). Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó ?
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở
 - HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
Kết quả: a) HS tự vẽ
 b) Chu vi của hình chữ nhật đó là:
 (5 + 3) x 2 = 16 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật đó là:
 5 x 3 = 15 (cm2)
 Đáp số: 16cm; 15cm2
 *Bài 2: a) Vẽ hình vuông có cạnh dài 5 cm 
 b) Tính diện tích hình vuông đó ?
-HS đọc yêu cầu và làm bài vào nháp
- GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: Diện tích hình vuông đó là:
 5 x 5 = 25 (cm2)
 Đáp số: 25 cm2
*Bài 3: : Bài 3 : Cho hình vẽ sau 
 	 A	 I	 B
 C	 H	 D
- Trên cạnh AB lấy điểm I sao cho AI = IB , 
trên cạnh CD lấy điểm H sao cho CH = HD. Biết rằng AI = 6 cm , AIHC là hình vuông 
Tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
- HS đọc yêu cầu.HS làm bài vào vở. GV nhận xét và chữa bài
 3.Củng cố và dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
 Tiết 12: Kiểm điểm hoạt động tuần 12.
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: 
Phê bình:
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 13)
 Thể dục
Tiết 24: Động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. 
Trò chơi: “ Meò đuổi chuột”
I. mục tiêu
- Ôn tập 6 động tác của bài thể dục đã học.
- Học động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
2. Phần cơ bản:
a) ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
b) Học động tác nhảy
c.Trò chơi: Mèo đuổi chuột
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp khoảng 2 lần 8 nhịp.
- GV làm mẫu động tác nhảy, vừa tập vừa giảng giải kĩ thuật.
- HS quan sát và tập theo.
- GV chia tổ cho HS tập luyện
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan12.doc