Giáo án Tuần 22 - Lớp 5

Giáo án Tuần 22 - Lớp 5

Tập đọc

Tiết 43: Lập làng giữ biển

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi, biết phân biệt lời các nhân vật.

3. Thái độ: Học tập đức tính dũng cảm, táo bạo trong cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh SGK

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 22 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011
Chào cờ
Tập chung toàn trường
Tập đọc
Tiết 43: Lập làng giữ biển 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi, biết phân biệt lời các nhân vật.
3. Thái độ: Học tập đức tính dũng cảm, táo bạo trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh SGK 
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài Tiếng rao đêm 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
HS : Quan sát trach SGK
3.2. Luyện đọc
GV: Hướng dẫn cách đọc toàn bài và chia đoạn.
GV: Sửa lỗi phát âm và ghi bảng 
GV: Gọi 1 HS đọc chú giải.
GV: Cùng HS nhận xét bình chọn
GV: Đọc mẫu toàn bài.
3.3. Tìm hiểu bài
CH:Bài văn có những nhân vật nào?
CH: Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì ?
CH:Bố Nhụ nói ‘‘con sẽ họp làng’’, chứng tỏ ông là người thế nào ?
CH: Theo lời của ông Nhụ, việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
GV: Giảng từ làng biển
 dân chài
CH : Hình ảnh làng chài mới hịên ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ ?
CH:Những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.
CH : Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
CH :Nêu nội dung chính của bài?
3.4. Đọc diễn cảm :
CH : Bài có mấy nhân vật ?
CH :Nêu giọng đọc của từng nhân vật ?
GV:Cùng HS theo dõi và nhận xét.
GV : Nhận xét, đánh giá. 
4.Củng cố : 
-GV nhận xét giờ học. Khen HS đọc bài có tiến bộ.
5.Dặn dò : 
-Về đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau : Ông nguyễn Đăng Khoa.
Hát + sĩ số
– 2 HS đọc nối tiếp
HS : 1 HS khá đọc toàn bài.
- Đoạn 1: Từ đầu đến toả ra hơi muối.
- Đoạn 2: Tiếp để cho ai?
-Đoạn3: Tiếp đến  quan trọng nhường nào.
- Đoạn 4: Còn lại.
HS: Đọc nối tiếp theo đoạn. 
- HS thực hiện
HS: Luyện đọc theo nhóm 3
HS: Thi đọc trong nhóm.
HS: Đọc thầm toàn bài, trả lời
- Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn- 3 thế hệ trong một gia đình.
- Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
- Bố Nhụ phải là một cán bộ lãnh đạo làng, xã.
- Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. 
+ Làng xóm ở trên biển hoặc trên đảo.
+ Người dân làm nghề đánh cá.
- Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thảo sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền- có chợ, có trường học , có nghĩa trang
- Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
HS : 1 HS đọc đoạn nói suy nghĩ của Nhụ.
- Nhụ đi , sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
* Nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
- Có 4 nhân vật (người dẫn chuyện, Nhụ, bố Nhụ, ông Nhụ) 
- Giọng của Nhụ: nhẹ nhàng.
 Giọng bố Nhụ: điềm tĩnh, dứt khoát, vui ve, thân mật.
 Giọng ông Nhụ: kiên quyết, gay gắt.
 Giọng người dẫn chuyện: nhẹ nhàng
HS: Luyện đọc phân vai. 
+HS 1: Người dẫn chuyện.
+HS 2: Nhụ
+HS 3: Ông Nhụ
+ HS4: Bố Nhụ
HS: Thi đọc diễn cảm đoạn 4, cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
Toán
Tiết 106: Luyện tập 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2. Kĩ năng: Vận dụng giải một số bài toán đơn giản.
3. Thái độ: HS có ý thức trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình SGK (BT3)
III.Hoạt động dạy học:	 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Kiểm tra bài cũ: 
- CH : Nêu cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ?
( Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao 
( cùng một đơn vị đo)
- GV nhận, xét cho điểm.
 2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn bài tập 
Bài 1(110): Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có: 
GV: Nhận xét, sửa sai
Bài 2: 
GV: Cùng HS nhận xét, sửa sai.
Bài 3(52): Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Dành cho HS khá
GV: Cùng HS nhận xét.
3. Củng cố: 
- Bài học hôm nay các em củng cố những kiến thức gì?
-GV nhận xét giờ học. Tuyên dương HS có ý thức trong học tập.
4. Dặn dò: 
- Về ôn lại bài, làm bài vào vở bài tập.
1HS
HS: 1 HS đọc đề bài
HS: 2 HS lên bảng chữa bài, lớp làm vào nháp
a) Đổi: 1,5 m = 15 dm
 Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
 ( 25 + 15 ) x 2 = 80 ( dm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật: 
 80 x 18 = 1440 ( dm2)
Diện tích hai mặt đáy là:
( 25 x 15) x 2 = 750 ( dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 1440 + 750 = 2190 ( dm2)
 Đáp số: 1440 dm2 ; 2190 dm2
b) Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
 ( m)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật: (m2)
 Diện tích hai mặt đáy là:
 ( m2)
 Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: (m2) = (m2)
 Đáp số: m2; m2
HS: 1 HS nêu yêu cầu của bài.
 2 HS lên bảng chữa bài, lớp làm vào vở.
Bài giải:
 Đổi 8 dm = 0,8 m
 Chu vi đáy cái thùng là:
 ( 1,5 + 0,6 ) x 2 = 4,2 ( m)
 Diện tích xung quanh cái thùng là:
 4,2 x 0,8 = 3,36 ( m2 )
 Diện tích một mặt đáy là:
 1,5 x 0,6 = 0,9 ( m2)
 Diện tích quét sơn là:
 3,36 + 0,9 = 4,26 ( m2)
 Đáp số: 4,26 m2
HS: Quan sát hình SGK 
HS: Thảo luận nhóm 2
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Đáp án: 
S
ĐDDDDDdddD
a) b)
Đ
S
c) d) 
- HS trả lời
Đạo đức
Tiết 22: Uỷ ban nhân dân xã( phường) em 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Bước đầu biết vai trò của UBND xã phường.Cần phải tôn trọng UBND xã (phường) 
2.Kĩ năng: Kể được một số công việc của UBND xã (phường)
- Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức.
3.Thái độ: Có ý thức tôn trọng thực hiện tốt quy định của UBND xã (phường)
II.Đồ dùng dạy học:
- GV:Tranh minh hoạ SGK
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- CH: Em đã làm gì thể hiện tình yêu quê hương? ( Tham gia mọi hoạt động xây dựng quê hương như trồng cây, vệ sinh đường làng, bảo vệ nơi công cộng,)
2.Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Làm bài tập
CH:UBND phường làm các công việc gì?
CH:Mỗi người dân cần có thái độ như thế nào đối với UBND?
Bài 2: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
GV: Nhận xét, bổ sung
Bài 4
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như:
GV: Kết luận
3.Củng cố:
 - Nhắc lại nội dung bài. HS liên hệ thực tế về các công việc chăm sóc bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm.
4.Dặn dò: 
- Về nhà học bài và tìm hiểu UBND ở địa phương mình đang sinh sống.
1 HS
+xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, tổ chức tiêm chủng mở rộng,
+Tôn trọng và giúp đỡ UBND hoàn thành công việc.
HS: Nêu ghi nhớ của bài (SGK/ 32)
Ghi nhớ: Uỷ ban nhân dân xã (phường) luôn chăm sóc. làm việc.
HS: 1 HS đọc yêu cầu của bài.
HS nối tiếp nêu tình huống và xử lí từng tình huống.
- Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất đọc da cam.
- Tình huống b: Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
- Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,  ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
HS: Mỗi nhóm chuẩn bị về một vấn đề.
HS: Các nhóm chuẩn bị.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- Xây dựng sân chơi cho trẻ em; tổ chức ngày 1 tháng 6 , ngày rằm Trung thu cho trẻ em ở địa phương,
- UBND xã luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi cua rngười dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã và tham gia đóng góp ý kiến kiến là một việc làm tốt.
- HS thực hiện
Khoa học
Tiết 43: Sử dụng năng lượng chất đốt 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
2.Kĩ năng: Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng các chất đốt an toàn.
II.Đồ dùng dạy- học:
- GV:Hình và thông tin SGK.
III.Hoạt động dạy -học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- CH:Kể tên một số chất đốt mà em biết? ( than, củi, ga, rơm, )
- GV nhận xét, ghi diểm.
2.Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Quuan sát – thảo luận.
GV:Yêu cầu HS quan sát hình 7, 8 9, 10, 11, 12, trả lời:
CH:Khí đốt tự nhiên được khai thác từ đâu?
CH: Khí sinh học được tạo ra từ đâu?
CH:Khi sử dụng khí sinh học có lợi gì?
CH: Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
CH: Than, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không?
CH: Bạn và gia đình có thể làm gì để tránh lãng phí chất đốt?
CH: Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
3. Củng cố: 
- GV: Mỗi chúng ta cần có ý thức tuyên truyền và vận động mọi người cần sử dụng chất đốt tiết kiệm an toàn, phù hợp)
- GV nhận xét giờ học. Khen HS có ý thức học 
4. Dặn dò: 
- Về ôn lại bài .Chuẩn bị bài “ Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy” .
1 HS
HS:quan sát và thảo luận
- Các loại khí đốt tự nhiên được khai thác từ mỏ.
- Khi sinh học ( bi-ô-ga) được tạo ra trong các bể chứa có ủ chất thải, mùn, rác, phân súc vật,
- Phát triển khí sinh học, sản xuất khí đốt là con đường thiết thực để giải quyết sự thiếu hụt chất đốt và cải thiện môi trường ở nông thôn.
- Vì ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, tới tài nguyên rừng,..
- Than, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là nguồn năng lượng vô tận.
- Cần sử dụng chất đốt tiết kiệm, hợp lí.
- Khi sử chất đốt cần sử dụng an toàn 
- Tất cả các chất đốt khi cháy. các chất thải trong khói nhà máy. 
HS: Nêu nội dung chính của bài SGK/ 89
Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức: HS biết : Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
2. Kĩ năng: Vận dụng kĩ năng đó trong giải toán .
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ( HĐ2) 
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS
 ... ớ chuyện. Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp.
2. Kỹ năng: Biết trao đổi với bạn về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Khoa Đăng
 + Lời kể phải rành mạch rõ ý, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
 + Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3. Thái độ: Học tập noi gương tính cách của nhân vật trong chuyện.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Tranh SGK
III. Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS ớpạt động dạy -Ëp chung. TiÕt: 9
1. Kiểm tra bài cũ:
	- 1 Học sinh kể lại câu chuyện đã kể ở tiết học trước
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Nghe kể chuyện
GV: Kể chuyện lần 1 và ghi bảng những từ ngữ khó cần giải nghĩa.
- truông: vùng đất hoang, rộng, có nhiều cây cỏ.
- sào huyệt: ổ của bọn trộm cướp tội phạm.
- phục binh: quân lính nấp, rình ở những chỗ lín đáo, chờ lệnh là xông ra tấn công.
GV: Kể lần 2 , vừa kể vừa hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ SGK
HS: Nghe, quan sát.
2.3. Thực hành kể chuyện
CH: Biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắpvà trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào?
GV: Cùng HS nhận xét, bình chọn.
3. Củng cố:
- GV các em cần học đức tính gì của ông Nguyễn Khoa Đăng? 
- Giáo viên nhận xét giờ học. Khen HS có tiến bộ trong giờ học.
4. Dặn dò: 	
 - Về kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
- HS thực hiện
HS: Kể chuyện theo nhóm ( Kể từng đoạn theo tranh- mỗi HS kể 1 hoặc 2 tranh)
HS: Trao đổi trả lời câu hỏi 3
- Ông Nguyễn Khoa Đăng cho bỏ tiền vào nước để xem có váng dầu không vì đồng tiền có dầu là đồng tiền đã qua tay anh bán dầu.
HS: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
* Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp
- HS: Thi kể chuyện trước lớp- HS nối tiếp lên bảng thi kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
HS: 1 số HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Biết bảo vệ trật tự an ninh trong cuộc sống.
Thứ bảy ngày 12 tháng 02 năm 2011
Toán
Tiết 110: Thể tích của một hình 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Có biểu tượng về thể tích của một hình
2.Kĩ năng: Biết so sánh thể tích của một hình trong một số tình huống đơn giản.
3.Thái độ: Có ý thức học tập chăm chỉ.
II .Đồ dùng dạy -học : 
 - GV: Mô hình HLP ( BT3)
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
- CH: Nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
 *Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao
 *Hình lập phương đều có 6 mặt là hình vuông bằng nhau.
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hình thành về thể tích của một hình.
GV: Nêu ví dụ 1
GV: Đưa ra ví dụ 2
GV: Nêu ví dụ3
3.3. Bài tập
Bài tập1
CH: Hình hộp chữ nhật A gồm mấy hình lập phương nhỏ?
CH: Hình hộp chữ nhật B gồm mấy hình lập phương nhỏ?
CH: Hình nào có thể tích lớn hơn?
Bài tập 2.
CH: Hình A gồm mấy hình lập phương nhỏ?
CH: Hình B gồm mấy hình lập phương nhỏ?
CH: So sánh thể tích của hình A và hình B?
Bài3:Dành cho HS khá 
GV: Hướng dẫn HS thực hành xếp 6 hình lập phương trên mô hình để tạo thành 1 hình hộp chữ nhật.
CH: Có bao nhiêu cách xếp khác nhau?
GV: Nhận xét, bổ sung.
4.Củng cố: 
 - GV nhận xét giờ học, khen HS có ý thức trong giờ học.
5.Dặn dò: 
- Học bài và làm lại các bài tập. Chuẩn bị bài sau “Xăng -ti-mét khối”
- Hát+Kiểm tra sĩ số
- 2 HS nêu
HS: Quan sát hình Sgk nêu nhận xét
- Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật
- Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
HS: Quan sát hình SGK, nhận xét
- Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau và hình D cùng gồm 4 hình lập phương như thế.
- Thể tích hình C bằng thể tích hình D
HS: Quan sát hình SGK, nhận xét
- Thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M, N
HS: Quan sát hình SGKtrả lời miệng
- Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ
- Hình hộp chữ nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ.
- Hình B có thể tích lớn hơn
HS: Quan sát hình SGK trả lời miệng
- Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ
- Hình B gồm 26 hình lập phương nhỏ.
- Thể tích hình lập phương A lớn hơn thể tích hình lập phương B. 
- HS khá xếp hình
- Có 4 cách xếp 6 hình lập phương thành 1 hình hộp chữ nhật.
Tập làm văn
Tiết 44: Kể chuyện ( kiểm tra viết) 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Dựa vào những hiểu biết và kĩ năngđã có, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện.
2.Kĩ năng: Viết được bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa, lời kể tự nhiên.
3.Thaí độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Chuẩn bị một số tên truyện.
III.Hoạt động dạy- học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS làm bài.
* GV ghi đề bài lên bảng
Chọn một trong các đề sau:
1.hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
2.Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được đọc.
3.Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
GV: lưu ý HS và giới thiệu tên một số câu chuyện đã đọc.
- Đề 3 yêu cầu các em kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
GV:Giải đáp những thắc mắc của HS.
2.3. HS thực hành làm bài.
GV: Theo dõi bao quát lớp
GV: Thu bài chấm.
3. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học. Khen HS có ý thức trong khi làm bài.
4. Dặn dò: - Về viết lại bài. Chuẩn bị bài: trình Lập chương hoạt động.
HS: 2 HS đọc đề bài.
HS: Một số HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em chọn.
VD: Em muốn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn giữa em và bạn Hương- một bạn thân của em hồi em học lớp 3./ Tôi rất thích câu chuyện cổ Thạch Sanh, tôi sẽ kể câu chuyện này theo lời của Thạch Sanh
HS: Viết bài vào vở.
Khoa học
Tiết 22: Sử dụng năng lượng gió và năng 
lượng nước chảy
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức : HS biết trình bày tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
 2. Kĩ năng:. Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy.
3. Thái độ: Có ý thức được việc khai thác, bảo quản và sử dụng hợp lí nguồn năng lượng. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Hình SGK
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới :
2.1. GV giới thiệu bài.
2.2. Thảo luận về năng lượng gió
CH: Vì sao có gió? 
CH: Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?
CH: Ở địa phương em đã sử dụng năng lượng gió để làm gì?
2.3. Quan sát và thảo luận
GV: Nhận xét, bổ sung.
CH: Kể tên một số nhà máy thuỷ điện mà em biết?
CH: ở địa phương em , năng lượng gió và năng lượng nước chảy đã được sử dụng trong những việc gì?
GV: Cùng HS nhận xét.
HS: Nêu nội dung chính của bài.
3. Củng cố: 
- GV: Qua bài học các em tự ý thức được việc khai thác, bảo quản và sử dụng hợp lí nguồn năng lượng trong thiên nhiên.
- GV nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: 
 - Về ôn lại bài.Xem bài học sau: Sử dụng năng lượng điện.
HS: Đọc nội dung SGK,trả lời.
- Con người sử dụng năng lượng gió để chạy thuyền buồm, làm quay tua- bin của máy phát điện,
HS: Liên hệ thực tế trả lời năng lượng gió để làm gì?.
HS: Quan sát tranh SGK, nêu nội dung của từng tranh.
- Tranh1: Thuyền buồm đi trên biển sử dụng sức gió để di chuyển.
- Tranh 2: Sử dụng sức gió để chạy điện.
- Tranh3: Sử dụng sức gió để quạt lúa.
- Tranh 4: Sử dụng sức nước chạy máy phát điẹn của nhà máy.
- Tranh 5: Dùng sức nước để tạo ra dòng điện phục vụ sinh hoạt ở vùng núi.
- Tranh 6: Dùng sức nước quay bánh xe nước để đưa nước lên cao.
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, .
HS: Liên hệ nối tiếp trả lời.
- Năng lượng nước chảy thường dùng để chuyên chở hàng hoá xuôi dòng nước; làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao; làm quay tua- bin của các máy phát điện ở nhà máy thuỷ điện.
Kĩ thuật
Tiết 22: Lắp xe cần cẩu 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
2.Kĩ năng: Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, quy trình theo mẫu.
3.Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- CH:Nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà?
- GVnhận xét và ghi điểm
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Quan sát và nhận xét mẫu
GV:Cho HS quan sát xe cần cẩu đã lắp sẵn.
GV: Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi:
- Để lắp được xe cần cẩu theo em cần phải lắp mấy bộ phân? Hãy nêu tên các bộ phận đó?
2.3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
GV: Hướng dẫn chọn các chi tiết
GV: hướng dẫn lắp từng bộ phận
CH: Để lắp giá đỡ cẩu em phải chọn những chi tiết nào?
CH: Phải lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào hàng lỗ thứ mấy của thanh thẳng 7 lỗ?
GV: Theo dõi giúp đỡ HS.
3.Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học, khen HS có ý thức trong giờ học.
4.Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau “Lắp xe cần cẩu (tiếp ).”
- HS trả lời
- Cần lắp 5 bộ phận: giá đỡ cẩu, cần cẩu; ròng rọc; dây tời; trục bánh xe.
HS: Xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- Tấm nhỏ, thanh thẳng 9 lỗ, 7 lỗ, 5 lỗ. Thanh móc, thanh chữ U dài, thanh chữ U ngắn, bánh đai, trục dài.
+ Lắp giá đỡ:
- 4 thanh thẳng 7 lỗ, 4 thanh thẳng 5 lỗ, 2 thanh chữ U, tấm nhỏ, bánh đai.
- Phải lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào hàng lỗ thứ 4 của thanh thẳng 7 lỗ
+ Lắp cần cẩu: 
+ Lắp các bộ phận khác
+ Lắp ráp xe cần cẩu 
HS: Quan sát hình 3 và hình 4
HS: Tập thực hành lắp.
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 22
Nội dung 
1. Lớp trưởng thông báo những ưu, khuyết điểm trong tuần (thông qua kết quả theo dõi của Cờ đỏ và kiểm tra trong ngày).
2. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhận xét chung về các mặt đạo đức, học tập, thể dục vệ sinh:
- Nêu những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục như: Việc thực hiện nề nếp, học tập chuyên cần, vệ sinh trường lớp 
- Tuyên dương tên cụ thể những HS có thành tích, nêu tên những HS mắc khuyết điểm - cần sửa chữa.
3. Phương hướng tuần sau:
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục một số nhược điểm còn tồn tại.
- Duy trì nề nếp.
- Đảm bảo chất lượng học tập./.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 22 lớp 5b.doc