Giáo án Tuần 3 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 3 - Dạy lớp 4

sáng. TẬP ĐỌC.

 Tiết 4: Thư thăm bạn

 I.Mục tiêu.

 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn

 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn với bạn.Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

 II. Đồ dùng dạy học.

 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện

 III. Các hoạt động dạy học

 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài

 2.Dạy học bài mới.

 2.1,Giới thiệu bài.

 2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.

 

doc 23 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 3 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009.
sáng. tập đọc.
 Tiết 4: Thư thăm bạn
 I.Mục tiêu.
 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn
 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn với bạn.Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện
 III. Các hoạt động dạy học
 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài
 2.Dạy học bài mới.
 2.1,Giới thiệu bài.
 2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 *.HĐ1: Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn
 - HS chia đoạn( bài chia thành 3 đoạn ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn
 - HS đọc lại bài theo nhóm.
 *.HĐ2.Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1(SGK): Không, Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong.
- HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH 2(SGK): Lương viết thư để chia sẻ đau buồn với bạn.
- Đọc thầm đoạn 3 và thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi 3 + 4(SGK) : Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư chia buồn với bạn...)
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết an ủi bạn Hồng?
Lương gợi cho Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc Hồng cũng tự hào...nước lũ.Lương khuyến khích Hồng noi gương cha: Mình tin rằng theo gương ba...
- GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài 
- HS nêu nội dung của bài, nhận xét.
- GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đọc diễn cảm.
 - 3HS đọc bài và nêu giọng đọc phù hợp
 - HS luyện đọc theo theo nhóm. - HS thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3. Củng cố- dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau và đọc trước bài tiết 2.
toán.
	Tiết 11: Triệu và lớp triệu.(tiếp)
 I.mục tiêu Giúp HS :
 - Biết đọc , viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố về các hàng , lớp đã học.
- Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng con.
 III.Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ - HS viết bảng con: 123 460 800 
 4 752 606
2.Dạy – học bài mới.
2.1.Giới thiệu bài.
 2.2: GV hướng dẫn đọc, viết số đến lớp triệu.
- GV đọc HS viết và bảng con số : 342 157 413
- HS nêu cách đọc , viết số đến lớp triệu.HS thực hành thao tác chia số trên thành ba lớp đã được học ở những tiết trước.GV hưỡng dẫn HS cách đọc
- HS đọc, viết số 342 157 413.
- HS đọc , viết số 475 056 700.
- HS đọc ,viết số 134 248 450
2.4)Luyện tập 
 Bài1: - HS nêu yêu cầu .
 - HS làm bài vào phiéu, 1 HS làm vào phiếu to..
 - HS đọc số viết được. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài 2 : HS làm bài nhóm đôi, 
 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
 *Bài 3: - HS đọc yêu cầu 
 - GV viết bảng các số cho HS luyệnđọc cá nhân và đồng thanh. 
 Kết quả: 70 215 214; 253 564 888; 400 036 105; 700 000 231 
 3.Củng cố- dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS về hoàn thiện bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
 Tiết 3 Nước Văn Lang
I - Mục tiêu
 Sau bài học HS nêu được 
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang 
Tổ chức xã hội của nhà nước Văn Lang 
Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt 
Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay 
II - Đồ dùng dạy học
Các hình minh hoạ trong SGK. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
A- Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sách vở của HS
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1 : Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang 
 - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay ,treo bảng phụ và nêu yêu cầu : Hãy đọc SGK ,xem lược đồ và trả lời câu hỏi: 
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ?
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ?
+ Hãy lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian?
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào ?
 + Hãy chỉ trên lược đồ khu vực hình thành nước Văn Lang .
- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang 
 - GV yêu cầu HS : Hãy đọc SGKvà điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào phiếu học tập sau đó trả lời câu hỏi sau :
+ Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp , đó là những tầng lớp nào ?
+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai ? Tầng lớp sau vua là ai ? 
+ Người dân thường trong xã hội Văn Lang gọi là gì ?
+ Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là tầng lớp nào ?
 * Hoạt động 3 : Đời sống vật chất , tinh thần của người Lạc Việt 
- GV treo các tranh ảnh về các cổ vật và hoạt động của người Lạc Việt
 - GV giới thiệu về từng hình sau đó phát phiếu thảo luận 
 - GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời của em 
- HS trình bày trước lớp . GV nhận xét tuyên dương những HS nói tốt 
 * Hoạt động 4 : Phong tục của người Lạc Việt
 - GV hỏi : Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích , truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết 
- GV hỏi : Địa phương chúng ta còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt ?
3. Củng cố – Dặn dò : GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài .
Chiều Đạo đức
 Tiết 3: Vượt khó trong học tập.
I. Mục đích, yêu cầu
- HS có khả năng nhận thức được : mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
- Xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 4
- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó tong học tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc ghi nhớ bài 1: Trung thực trong học tập
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó
- GV kể chuyện lần 1, lần 2 cho 1 HS đọc lại câu chuyện.
Bước 3: 1-2 HS kể tóm tắt lại câu chuyện
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm câu hỏi 1,2 SGK trang 6
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ.
Bước 2: Các nhóm thảo luận câu hỏi 1,2 trong SGK
Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến
- GV ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
* GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn 
Hoạt động 3: Thảo luận theo cặp câu hỏi 3 SGK
* Mục đích: HS biết nêu cách giải quyết cảu bản thân khi gặp khó khăn
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS thảo luận theo cặp
Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết.
- GV ghi vắn tắt lên bảng
Bước 3: HS cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết.
* GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân ( bài tập 1 SGK)
*Mục đích: HS biết cách chọn cách giải quyết khó khăn cụ thể trong học tập
* cách tiến hành:
Bước 1: HS tự làm bài 1.
Bước 2: HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do.
* GV kết luận: (a), (b), (đ) là những cách giải quyết tích cực
* GV hỏi: qua bài học hôm nay chúng ta có thể rút ra được điều gì?
* Một số HS đọc mục Ghi nhớ SGK
Hoạt động tiếp nối
Chuẩn bị bài tập 3,4 SGK.
Thực hiện các hoạt động ở mục “Thực hành” trong SGK
 ........................................................................................
Tin học
GV chuyên soạn giảng
 Thể dục
Tiết 3: Quay phải, quay trái, dãn hàng, dồn hàng- Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh.
I. mục tiêu
- Củng cố và năng cao kỹ thuật: quay phải, quay trái, dãn hàng, dồn hàng.
- Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh. Yêu cầu học sinh nắm cách chơi, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi
2. Phần cơ bản:
a) ôn quay phải, quay trái, dãn hàng, dồn hàng.
b.Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
2-3
 8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 2 tháng 9 năm 2009.
Sáng	tập đọc.
tiết 6: Người ăn xin
 I.Mục tiêu.
 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài với giọng nhẹ nhàng thương cảm, thể hiênj được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.
 - Hiểu một số từ khó trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước lỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm
 III. Các hoạt động dạy học
 HĐ 1:.Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Thư thăm bạn
 HĐ 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc.
 - HS chia đoạn( bài chia thành 3 đoạn, mỗi đoạn là một khổ thơ ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn. HS đọc lại bài theo nhóm.
 - GV đọc lại bài.
 *.Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bài và thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi trong SGK
Câu 1: ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi hình dán ...  ý thức thực hiện an toàn lao động.
II- Đồ dùng học tập
- GV:Tranh quy trình khâu thường. Mẫu khâu thường, một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường. 
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch
III- Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
 - GV giới thiệu mũi khâu thường và giải thích 
- Hướng dẫn HS quan sát mặt phải, mặt trái của mẫu khâu thường, kết hợpquan sát hình 3a,3b, để nêu nhận xét về đương khâu mũi thường.
- GV bổ sung và kết luận đặc điểm của đường khâu mũi thường.
- GV nêu vấn đề: vậy thể nào là khâu thường?
- HS đọc mục 1 của phần ghi nhớ
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 a.GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản.
- HS quan sát hình 1 nêu cách cầm vải cầm kim khi khâu.
- GV nhận xét và hướng dẫn thao tác.
- HS quan sát hình 2a, 2b nêu cách lên kim, xuống kim khi khâu.
- Một HS lên bảng thực hiện các thao tác vừa hướng dẫn
- GV kết luận .
b. GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường
- GV treo tranh quy trình khâu.
- HS quan sát tranh nêu các bước khâu thường
- HS quan sát hình 4 nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu thường.
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ
- GV hướng dẫn hai lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường.
-GV nêu câu hỏi khâu đến cuối đường ta phải làm gì? 
- GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ ở cuối đường khâu.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
* Hoạt động 4: HS thực hành
- HS tập khâu mũi thường trên giấy kẻ ô li.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS yếu
* Củng cố dặn dò.
	 GV nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị tốt các dụng cụ cắt, khâu, thêu.
 Luyện từ và câu
Tiết 6: Mở rộng vốn từ nhân hậu và đoàn kết
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Nhân hậu - đoàn kết
- Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên
- Có lòng nhân hậu bao dung
II- Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ để ghi bài tập 1
III- Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
 *Bài tập 1: làm việc cá nhân
- Một HS đọc yêu cầu bài 1
- GV hướng dẫn HS tìm từ trong từ điển
- HS tra từ điển để tìm từ viết ra nháp
- Đại diện một số em trình bày kết quả.
- GV nhận xét đánh giá
.*Bài tập 2: Làm việc theo nhóm
- Một HS đọc yêu cầu của bài 2
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập.
Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: nhân ái, tàn ác, bất hoà, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.
+
-
Nhân hậu
M : nhân từ
M : độc ác
Đoàn kết
M : đùm bọc
M: chia rẽ
- Các nhóm thảo luận làm bài vào phiếu. Thi nhóm nào làm nhanh và đúng nhất.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chốt lại kết quả
*Bài tập 3: Tổ chức thi điền từ nhanh
- Một HS đọc yêu cầu của bài 3
- GV tổ chức cho HS lên dính từ vào chỗ trống trên bài tập
- HS nhận xét. Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 *Bài tập 4: HS làm miệng
- HS đọc yêu cầu của bài 
- Gv gợi ý
- HS lần lượt phát biểu ý kiến về từng thành ngữ tục ngữ. 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
- Một số HS giỏi nêu tình huống sử dụng 4 thành ngữ, tục ngữ trên
3- Củng cố- dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
 Chiều Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
 Toán (lt)
Ôn tập tiết 14.
 I.Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh về dãy số tự nhiên, cách đọc viết số có nhiều chữ số
- HS thực hành làm các bài tập về dãy số tự nhiên.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II.Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết săn yêu cầu của bài tập 3
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1.Giới thiệu bài.
 2.Hướng dẫn học sinh luyện tập.
*Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống
 a) Ba số tự nhiên có ba chữ số, mỗi số đều có ba chữ số 6; 9 ;2 là:........................
 b) Ba số tự nhiên có năm chữ số, mỗi số đều có năm chữ số 1; 2; 3; 4; 0
 - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở
 - HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
Kết quả: a0 692; 629; 962
 b) 12340; 32410; 23401; 43201; 14320
 *Bài 2: Viết số tự nhiên liền sau vào chỗ chấm
 a) 99;.... b) 999; ......... c) 2005; ........ d) 100 000; .....
-HS đọc yêu cầu và làm bài vào nháp
- GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: a) 99; 100
 b) 999; 1000
 c) 2005; 2006;
 d) 100 000; 100 001
 *Bài 3: Viết số thích hợp vào mỗi chỗ chấm dưới đây
 a) 100; ...; 102;....; ....; .....; .....
 b) 68; ....; 72; ...; ... ; ...; ....; ....
 c) 35;.....; 39; ...; ....; ....; ....; ...
 - HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS viết vào bảng con, một HS viết vào bảng lớp.
 - GV nhận xét và chữa bài
 Kết quả đúng là: a) 100; 101; 102; 103; 104; 105; 106
 b) 68; 70; 72; 74; 76; 78; 80
 c) 35; 37; 39; 41; 43; 45; 47; 49
3.Củng cố và dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
 Tiết 3: Kiểm điểm hoạt động tuần 3
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: 
Phê bình:
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 4)
 Thể dục
 Tiết 4: Động tác quay sau - trò chơi “ Nhảy đúng nhảy nhanh 
I. mục tiêu
 - Củng cố và năng cao kỹ thuật: quay phải, quay trái,đi đều
- Học kỹ thuật động tác quay sau..
- Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh. Yêu cầu học sinh nắm cách chơi, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn.
- Giáo dục HS ý thức rèn luyện thân thể. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
2. Phần cơ bản:
a. Học động tác quay sau
-
b. Trò chơi Nhảy đúng nhảy nhanh
3. phần kết thúc: 
6-10
2
2
2
18-22
14-16
2- 4
8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV Cho HS củng cố quay phải, quay trái, đi đều
- GV điều khiển lớp 1 – 2 lần sau đó chia tổ luyện tập.
- GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS.
- Kỹ thuật động tác quay sau:
- GV làm mẫu động tác 2 lần:
.Lần 1 làm chậm, lần 2 vừa làm mẫu vừa giảng giải yếu lĩnh động tác. 
- Cho các tổ trình diễn
- GV đánh giá tuyên dương.
GV nhận xét chung qua phần luyện tập.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi nhiệt tình
- GV quan sát giúp đỡ HS
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
 Thể dục
 Tiết 5: : Đi đều, đứng lại, quay sau - trò chơi “ kéo cưa lừa xẻ” 
I. Mục tiêu
- Củng cố và năng cao kỹ thuật: đi đều, đứng lại, quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng quay, cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh..
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
Có ý thức học tập tốt.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi:Kết bạn
2. Phần cơ bản:
a) Đi đều, đứng lại, quay sau
b.Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giao bài tập về nhà.
 Thể dục
 Tiết 6 : Đi đều vòng phải, đứng lại - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” 
I. Mục tiêu
- Củng cố và năng cao kỹ thuật động tác quay sau. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.
- Học động tác mới: Đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại.
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng.
 - 4-6 chiếc khăn sạch để chơi trò “Bịt mắt bắt dê”. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: HS tự chọn
2. Phần cơ bản:
a) Đi đều vòng phải, đứng lại.
b.Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng.
- GV làm mẫu động tác, HS quan sát
- HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giao bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 3.doc