Giáo án Tuần 6 - Lớp 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch

Giáo án Tuần 6 - Lớp 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch

I. Mục đích yêu cầu

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện trong tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi SGK).

II. Kỹ năng sống:

- Kĩ Năng tư duy phê phán

- Kĩ Năng thể hiện sự cảm thông

- Kĩ Năng đảm nhận trách nhiệm

III. Đồ dùng D-H

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

IV. Các hoạt động D-H

 

doc 29 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 6 - Lớp 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Tiết 1- Tập đọc
NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY – CA
 (Xu- Khôm- lin –Xki)
I. Mục đích yêu cầu
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện trong tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi SGK).
II. Kỹ năng sống: 
-	Kĩ Năng tư duy phê phán
-	Kĩ Năng thể hiện sự cảm thông
- 	Kĩ Năng đảm nhận trách nhiệm
III. Đồ dùng D-H
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
IV. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ:
- 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài “Gà Trống và Cáo” và trả lời câu hỏi:
+ Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào?
+ Cáo là con vật có tính cách như thế nào?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
B. Bài mới
1.Giôùi thieäu baøi.
- HS: nhìn vào tranh của bài tập đọc và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc.
- T: Chia đoạn bài đọc: + Đoạn 1: An- đrây- ca  mang về nhà. 
 + Đoạn 2: Phần còn lại
- HS: nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp
- HS: Nối tiếp đọc đoạn trước lớp, lặp lại nhiều lần, GV kết hợp hướng dẫn HS.
	+Lượt 1: 
+Lượt 2: Luyện phát âm các từ khó: An-đrây-ca, nhanh nhẹn, hoảng hốt.
	+ Lượt 3: Tìm hiểu giong đọc các nhân vật và giọng đọc toàn bài.
	Luyện đọc câu: Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn,em vội chạy một mạch đến cửa hàng / mua thuốc / rồi mang về nhà.
	+ Lượt 4: Chú giải các từ ở SGK
- HS: Luyện đọc nhóm đôi
- HS: 2em đọc toàn bài
- GV: Đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- HS: Đọc nhẩm nhanh đoạn 1, suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
+ Khi câu chuyện xảy ra An- đrây- ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An- đrây- ca đi mua thuốc cho ông thái độ của em như thế nào?
+ An-ñraây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Đoạn 1 ý nói gì? (An- đrây- ca mãi chơi quên lời mẹ dặn.)
- GV: Câu chuyện tiếp diễn ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
- HS: 1 em đọc đoạn 2.
+ Chuyện gì xảy ra khi An- đrây- ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An- đrây- ca lúc đó như thế nào?
+ An- đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào? (Dù mẹ đã an ủi nói ràng cậu không có lỗi nhưng An- đrây- ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn cậu vẫn tự dằn vặt mình) 
+ Câu chuyện cho em thấy An- đrây- ca là người như thế nào? 
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì? (Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca )
c. Luyện đọc diễn cảm.
- HS: 2 em nối tiếp nhau đọc bài, 1 em nhắc lại giọng đọc bài văn.
- GV: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn: Bước vào phòng....vừa ra khỏi nhà.
- HS: Luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai trong nhóm đôi.
- HS: Các nhóm thi đọc diễn cảm theo cách phân vai
- Lớp: Nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất, bạn đọc tốt nhất.
3. Củng cố dặn dò
- GV: Câu chuyện muốn nói điều gì? (Caäu beù An-ñraây-ca laø ngöôøi yeâu thöông oâng, coù yù thöùc traùch nhieäm vôùi ngöôøi thaân. Caäu raát trung thöïc vaø nghieâm khaéc vôùi baûn thaân veà loãi laàm cuûa mình.)
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS luyện đọc ở nhà và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2 -Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ
II. Đồ dùng D-H
- Các biểu đồ trong bài học
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- 3 HS lên bảng làm bài tập.
- GV: kiểm tra vở bài tập của HS.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS: nêu yêu cầu của bài tập.
+ Biểu đồ biểu diễn gì?
- 1 HS lên bảng giải.
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao?
+ Tuần 2 cửa hàng bán được 400 m vải đúng hay sai? Vì sao?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất đúng hay sai? Vì sao?
+ Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu m?
+ Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư?
+ Nêu ý kiến của em về ý thứ năm?
- GV: nhận xét, chốt lại lời giải đúng
* Bài 2:
- HS: quan sát biểu đồ trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Biểu đồ biểu diễn gì?
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV: yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
3.Củng cố dặn dò
- GV: Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện.
 ----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3 - Lịch sử
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40)
I. Mục tiêu:
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước thù nhà)
+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
II. Đồ dùng D-H
- Hình trong SGK; Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng
III. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
+ Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
- GV: nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa
- HS: đọc phần 1 ở SGK.
- GV: giải thích khái niệm:
+ Quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt quận Giao Chỉ. (GV chỉ vào bản đồ Việt Nam)
- HS: thảo luận nhóm: Tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- HS: nêu ý kiến, GV nhận xét, bổ sung ghi bảng ý chính. 
+ GV: kết luận: Oán hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Việc thái thú Tô Định giết chết chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.
3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa
- GV: treo lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng và giới thiệu: Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa: cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi nghĩa.
- HS: làm việc theo nhóm 4: xem nội dung và lược đồ để nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- HS: đại diện một số nhóm thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa (dựa vào lược đồ)
3. Kết quả và ý nghĩa: 
- HS thảo luận theo cặp:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý ngĩa như thế nào?
+ Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
- GV: chốt lại ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Sau hơn 2 thế kỉ bị nước ngoài đô hộ, từ năm 179 TCN đến năm 40, lần dầu tiên nhân dân ta dã gành được độc lập.
+ Khẳng định tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta nói chung và tinh thần yêu nước của phụ nữ Việt Nam nói riêng.
4. Hoạt động tiếp nối
- HS: nói về lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng.
- HS: trình bày các mẫu chuyện, thơ bài hát về Hai Bà Trưng, trình bày về các tư liệu về tên đường, tên phố, đền thờ Hai Bà Trưng.
- Với chiến công oanh liệt như trên, Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- GV: nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem trước bài sau.
 ----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4 - Đạo đức
BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Kỹ năng sống: 
-	Kĩ Năng Giao tiếp hiệu quả
-	Kĩ Năng tìm kiếm và xử lí thông tin
-	Kĩ Năng tự nhận thức
III. Các hoạt động D- H
1. Hoạt động 1: Trò chơi “có - không”
- GV: Hướng dẫn và phát thẻ cho các nhóm. HS thảo luận nhóm và giơ thẻ.
- GV: nêu tình huống.
1. Bạn Tâm lớp ta cần được giúp đở, chúng ta phải làm gì?
2. Anh trai của Lan vứt bỏ đồ chơi của Lan đi mà Lan không được biết.
3. Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An.
4. Bố mẹ quyết định cho Mai sang ở nhà bác mà Mai không biết.
5. Em được tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam.
6. Bố mẹ quyết định chuyển Mai sang học tập ở trường khác nhưng không cho Mai biết.
- GV: Nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm.
+ Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
+ Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
2. Hoạt động 2: Em sẽ nói như thế nào? (Kỉ thuật “Khăn trải bàn”)
- HS: hoạt động nhóm. 
- GV: giao cho mỗi nhóm 1 tình huống
- HS: các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét.
- GV: nhận xét kết luận.
+ Khi bày tỏ ý kiến,các em phải có thái độ như thế nào?
+ Hãy kể một tình huống trong đố em đã nêu ý kiến của mình?
+ Khi nêu ý kiến đó, em có thái độ như thế nào?
3. Hoạt động 3: Trò chơi: “phỏng vấn”
- HS: thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về vấn đề sau:
+ Tình hình vệ sinh lớp, trường bạn như thế nào?
+ Những hoạt động mà bạn muốn tham gia ở lớp, trường.
+ Những công việc mà bạn muốn làm ở lớp, trường.
+ Những nơi mà bạn muốn đi thăm.
+ Những dự định của bạn trong mùa hè này.
- Vài cặp lên thực hiện cho các bạn quan sát.
+ Việc nêu ý kiến của em có cần thiết không? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
* Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mìnhcho người khác để trẻ em có những điều kiện tốt nhất.
4. Hoạt động kết thúc
- HS: nhắc lại nội dung bài học.
- GV: nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài và xem trước bài mới.
 ----------------------------------a&b------------------------------
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 - Chính tả
Nghe- viết: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. 
- Làm đúng BT2 (CT chung), BTCT phương ngữ 3b.
II. Kỹ năng sống: 
-	Kĩ Năng lắng nghe tích cực.
Kĩ năng viết.
-	Kĩ năng trình bày.
III. Đồ dùng D-H
- Từ điển
IV. Các hoạt động D-H
A. Bài cũ:
- GV: đọc cho HS viết bảng con.
+ Lang ben, cái kẻng, leng keng, len lén, hàng xén, léng phéng, ...
GV: nhận xét, sửa lỗi
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe – viết chính tả.
a ) Tìm hiểu về nội  ... oaïn 3 caâu truyeän vaøo vôû.
 ----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 4 – Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI THIẾU NIÊN
I.Mục tiêu: 
- Đánh giá hoạt động tuần 6.
- Chuẩn bị kế hoạch cho tuần 7
II. Nội dung sinh hoạt
 	1/ Đánh giá của ban cán sự lớp, ban chỉ huy chi đội
 	 2/ Đánh giá của GVCN:
a.Học tập:
- Nhìn chung vẫn duy trì được nề nếp học tập, có tinh thần xây dựng bài sôi nổi.
- Nhiều em có sự tiến bộ rõ rệt: Hoài, Ly
- Tuy nhiên vẫn còn 1 số em lực học yếu nhưng chưa cố gắng, còn rất lười học: Khuê, Cảnh, Duyên,...
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở.
 b. Các hoạt động khác:
- Vệ sinh lớp và sân trường tốt. 
- Cơ bản hoàn thành các khoản thu nộp.
 	c. Tồn tại:
 	- Tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học còn nhiều và có chiều hướng gia tăng: Thái, Thành,...
 	3/ Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ
 	4/ Kế hoạch tuần 7
	- Tăng cường hơn nề nếp học tập.
- Tập trung mọi thời gian cho việc học bài.
- Tăng cường kèm cặp bạn yếu.
- Hạn chế và dần đến chấm dứt tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học
- Tiến hành trang trí lớp học.
 ----------------------------------a&b------------------------------
Kí duyệt:
BUỔI CHIỀU
TUẦN 6
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 - Luyện nói
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
I. Mục đích yêu cầu
-HS biết bày tỏ ý kiến trong một số tình huống. 
II. Đồ dùng D- H 
- Bảng phụ viết sẳn tình huống
III. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài
- GV: giới thiệu về mục đích, yêu cầu của bài học
2. Hướng dẫn HS luyện nói.
- GV: nêu yêu cầu: thỏa luận cách xử lí các tình huống sau
+ Nghỉ hè bố mẹ cho em đi học ngoại khóa em thích học vẽ nhưng bố mẹ muốn anh học cờ vua. Em sẽ nói gì để thuyết phục bố mẹ.
+ Cô giáo yêu cầu em chuẩn bị cán cờ cho buổi khai giảng, nhưng em không thể chuẩn bị được. Em sẻ nói gì với cô giáo.
+ Em muốn tham gia vào đội cờ đỏ của trường. Em nói gì để cô giáo đồng ý.
HS thảo luận nhóm đôi
2. Luyện nói trước lớp
Các nhóm trình bày,
Các nhóm nhân xét
Lớp cùng GV bình chọn HS giải quyết tình huống thuyết phục nhất.
3. Củng cố dặn dò.
- GV: nhận xét tiết học, tuyên dương nhũng học sinh có cách giải quyết tốt.
----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 2 - Luyện đọc
NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY- CA
I.Mục tiêu:
HS: Luyện đọc diễn cảm bài tập đọc: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca.
II.Các hoạt động Dạy – Học chủ yêu.
1.GV giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu giờ luyện đọc.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
Bài: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca.
HS: 1 em giỏi đọc lại bài 
HS: Luyện đọc theo nhóm 2.
GV: Theo dõi, nhắc nhở các em luyện đọc
-HS: Thi đọc trước lớp theo từng đoạn và cả bài. , quay vòng để tất cả mọi
-HS đều được đọc ít nhất 1 đoạn, ưu tiên cho những em đọc yếu được đọc nhiều 
GV: Theo dõi và nhắc nhở HS.
HS: 2 em giỏi đọc toàn bài
GV cùng HS bình chọn bạn đọc tốt nhất
Nhận xét , tuyên dương những em cố gắng.
HS: Nhắc lại nội dung bài tập đọc
3.Củng cố, dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
Dặn HS luyện đọc thêm ở nhà.
 ----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 3–Luyện Toán
BIỂU ĐỒ 
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết về biểu đồ hình cột.	
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ hình cột.
- Luyện tập tìm số trung bình cộng.
II. Đồ dùng D-H
Hình trong SGK
 Bảng phụ vẽ biểu đồ ở bài tập 2.
III. Các hoạt động D-H
1.HS làm bài ở VBT
* Bài 1: 
- HS: đọc yêu cầu
- HS phân tích biểu đồ
- HS: Tự làm bài vào vở, nối tiếp một số em nêu câu trả lời trước lớp
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng
a ) Thôn Thượng diệt được nhiều chuột nhất và thôn Trung diệt được ít chuột nhất.
b ) Cả bốn thôn diệt được 8550 con chuột.
c ) Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông 200 con chuột.
d ) Có 2 thôn diệt được trên 2000 con chuột, đó là các thôn: Đoài, Thượng
* Bài 2: 
- GV: hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- HS: thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS: Quan sát biểu đồ và làm bài vào vở.
a ) đáp án B; b ) đáp án C; c ) đáp án B
2. Bài dành cho HS yếu
* Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số tròn chục có hai chữ số:
- GV: hướng dẫn
+ Các số tròn chục có hai chữ số là những số nào?
+ Tìm số trung bình cộng của các số.
- HS: làm bài cá nhân, GV chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài
3. Bài dành cho HS khá, giỏi
* Bài 1: Tìm ba số X biết số trung bình cộng của X và 2004 là 2007.
- HS: làm bài cá nhân.	
- 2 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Tổng của hai số đó là: 
2007 x 2 = 4014
Số X là:
4014 – 2007 =2010
Đáp số: 2010
- GV: nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
- GV: tổng kết giờ học. tuyên dương những HS làm bài tốt.
* Dặn : HS làm bài ở VBT và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2011
Tiết 1- Luyện Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Luyện tập tìm số trung bình cộng
- Giải toán có lời văn về một số dạng toán đã học
II. Các hoạt động D-H
1.HS làm bài ở VBT
* Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: Dựa vào cách làm bài buổi sáng, tự làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS yếu.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS: làm bài cá nhân.
- HS lên bảng chữa bài. a) B; b) B; c) C.
2. Bài dành cho HS yếu
* Bài 1: Số trung bình cộng của hai số là 48. Biết một trong hai số đó là 54. Tìm số kia.
- GV: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
 	Đã biết sô trung bình cộng của hai số là 45, làm thế nào để tìm số còn lại?
- HS: Thảo luận và tìm ra cách giải
- HS: Làm bài vào vở, 1 em làm bảng lớp
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
Kết quả là: 36 và 54
3. Bài dành cho HS khá, giỏi
* Bài 1: Tuổi trung bình của các cầu thủ trong một đội bóng chuyền (gồm 6 người) là 25. Hỏi:
	a) Tổng số tuổi của cả đội là bao nhiêu?
	b) Tuổi của thủ quân đội bóng đó là bao nhiêu , biết rằng tuổi trung bình của 5 người còn lại là 24.
- HS: Tự suy nghĩ và làm bài
- GV: Tổ chức chữa bài
	Bài giải
Tổng số tuổi của cả đội bóng đó là
25 x 6 = 150 (tuổi)
	b. Tổng số tuổi của 5 người còn lại là
	24 x 5 = 120 (tuổi)
	 Tuổi của thủ quân đội bóng đó là:
	150 – 120 = 30 (tuổi)
	Đáp số: a: 150 tuổi; b: 30 tuổi.
GV ra bài tập, tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài
III. Nhận xét dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện.
 ----------------------------------a&b------------------------------
Tiết 1 – Luyện Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
-Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. 
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. 
- Tìm được số trung bình cộng.
II. Các hoạt động D-H
1.HS làm bài ở VBT
* GV: Tổ chức cho HS tự làm ở VBT bài rồi chữa bài
Bài 1: HS tự làm bài dựa vào những kiến thức đã được học .
HS: Một số em nêu kết quả và giải thích kết quả
VD: a. Đáp án D; b. Đáp án B; c.Đáp án C; d. Đáp án C; e. Đáp án C.
Bài 3: 
- HS đọc bài tập
GV: Bài toán cho biết gì?
 	 Bài toán hỏi gì?
GV Tóm tắt bài toán lên bảng
GV: Để tính được giờ thứ 3 ô tô chạy được bao nhiêu km, cần biết những gì
HS: Tự làm bài vào vở, sau đó 1 em lên bảng chữa bài
Lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài giải
Quảng đường ô tô chạy được trong giờ thứ hai là:
40 + 20 = 60 (km)
Quảng đường ô tô chạy được trong giờ thứ ba là:
(40 + 60) : 2 = 50 (km)
	 Đáp số: 50 km 
2. Bài dành cho HS yếu
* Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 12 và 16 	b) 37 và 17 	c) 10, 5 và 6
- HS: làm bài cá nhân, GV chấm bài một số em, nhận xét, chữa bài
3. Bài dành cho HS khá, giỏi
* Bài 1: Một ô tô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 45 km, trong 2 giờ đầu, mỗi giờ đi được 50 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
 - HS: làm bài cá nhân.	
- 2 HS lên bảng chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các dạng bài đã học.
Tiết 1 - Luyện Luyện từ và câu
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I.Mục tiêu
- Luyện tập củng cố về cách xác địng danh từ, danh tà chung, danh từ riêng
- Hệ thống các từ thuộc chủ điểm Trung thực- tự trọng
II. Các hoạt động D-H
*Bài tập 1: Xác định các danh từ có trong đoạn văn sau:
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 m so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
- HS đọc bài tập
- HS: Nối tiếp 2 em nhắc lại Thế nào là danh từ?
- HS: Trao đổi trong nhóm đôi và làm bài vào vở, GV kiểm tra hướng dẫn thêm cho những HS còn yếu
- HS: 2em làm bài bảng lớp
- Lớp cùng GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
	Các danh từ có trong bài là: hồ, Ba Bể, vách đá,mét, nước biển, chiều dài, buổi, thuyền độc mộc, ngọn núi, Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
* Bài tập 2: Tìm các D.T riêng có trong đoạn văn sau và viết lại cho đúng chính tả
	Núi non hùng vĩ
	Vượt hai con sông hùng vĩ của miền bắc, qua đất tam đường núi nhu nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình , băng qua dãy hoàng liên sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh phan- xi – păng. Mây ô qui hồ đang đội mũ cho phan –xi – păng. Hết đèo ô qui hồ là sa pa, thẳng ruổi về thành phố biên phòng lào cai.
- HS: Đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân vào vở
- GV: Kiểm tra, gợi ý thêm cho những HS còn yếu
- HS: 2em chữa bài bảng lớp, lớp nhận xét, so sánh
- HS: Chữa bài theo kết quả đúng: Bắc, Tam Đường, Hoàng Liên Sơn, Phan – xi – păng, Ô Qui Hồ, Sa pa, Lào Cai
* Bài 3: Đặt câu với mỗi từ sau: Trung thực,trung hậu, trung kiên, trung thành
Với HS giỏi: Viết đoạn văn nói về lòng trung thực trong đó có sử dụng một số từ trên
- GV: Hướng dẫn cách làm bài
- HS làm bài vào vở
- HS: Những em thuộc diện đặt câu nối tiếp nêu câu của mình trước lớp.
- GV: nhận xét, chữa nhanh những câu chưa chính xác, ghi bảng một số câu hay để cả lớp học tập
	VD: Nhân dân miền Nam một lòng trung kiên với cách mạng.
	 Phụ nữ Việt Nam vốn trung hậu, đảm đang
- HS: Những em thuộc diện viết đoạn văn, nối tiếp đọc đoạn văn của mình trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét, biểu dương những em có đoạn văn viết tốt.
III. Củng cố dặn dò
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem kĩ các bài tập đã luyện.
 ----------------------------------a&b------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 6.doc