Giáo án Tuần thứ 10 Lớp 4

Giáo án Tuần thứ 10 Lớp 4

Tập đọc

 Tiết 19: Ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ I ( Tiết 1)

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 Hiểu nội dung chính của đoạn, bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài, bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng:

 Đọc rành mạch, trôi chảy, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ trong các bài Tập đọc và Học thuộc lòng đã học theo tốc độ đã qui định (75 tiếng/phút)

3. Thái độ:

 Giáo dục cho HS biết sống nhân hậu,ngay thẳng,đoàn kết với mọi người.

 II. Đồ dùng :

 GV : Phiếu ghi tên các bài Tập đọcvà Học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 3.

 III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 29 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần thứ 10 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
 Tiết 19:	Ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ I ( Tiết 1)
 I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức:
 Hiểu nội dung chính của đoạn, bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài, bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
 Đọc rành mạch, trôi chảy, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ trong các bài Tập đọc và Học thuộc lòng đã học theo tốc độ đã qui định (75 tiếng/phút)
3. Thái độ:
 	 Giáo dục cho HS biết sống nhân hậu,ngay thẳng,đoàn kết với mọi người. 
 II. Đồ dùng :
 GV : Phiếu ghi tên các bài Tập đọcvà Học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 3.
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn định lớp: Sĩ số :
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
 3.2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra 
- Cho HS lần lượt lên bốc thăm, chọn bài.
- GV gọi HS lần lượt kiểm tra.
- GV nhận xét đánh giá.
- Hát
- HS nghe 
- HS bốc thăm và chuẩn bị 1®2'
- HS thực hiện theo nội dung bốc thăm
- HS nhận xét. B
Bài 2(96)
- Gọi HS trả lời.
- Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? 
. - HS trình bày miệng - lớp bổ sung
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin.
- Đó là những bài kể 1 chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
- GV đánh giá chung
- HS kể.
- Lớp nhận xét, bình chọn 
Bài 3(96) Tìm nhanh trong 2 bài Tập đọc trên các đoạn văn tương ứng với giọng đọc
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến?
- HS nối tiếp nêu.
- Là đoạn cuối truyện "Người ăn xin"
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết... ?
- Là phần 1 truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ 
yếu. Đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình.
 c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe? 
- Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện, bênh vực Nhà Trò (Phần 2 truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Cho HS luyện đọc 3 đoạn văn trên.
- GV nhận xét- đánh giá 
4. Củng cố:
Qua bài hôm nay em hoc được những gì? Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
Về nhà tiếp tục luyện đọc và xem lại quy tắc viết hoa tên riêng.
- 3 HS thực hiện- lớp đọc thầm.
- HS nhận xét 
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
Toán
 Tiết 46: 	Luyện tập (Tr.55)
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
 Giúp học sinh củng cố về:
 Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
2. Kĩ năng:
 Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
3. Thái độ:
 HS yêu thích môn học. 
 II. Đồ dùng :
	GV-HS - Thước thẳng và ê-ke.
	 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình vuông ABCD có cạnh 4 dm.
- Tính chu vi và diện tích của hình vuông ABCD.
2. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
3.2 .Hướng dẫn luyện tập:
Bài1(55)Nêu các góc vuông ,góc nhọn, góc tù
- 2 HS lên bảng- lớp vẽ trên nháp hình vuông có cạnh 4 cm.
- GV vẽ hình a, b lên bảng cho HS điền tên và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét ,chữa bài.
- 1HS lên bảng, lớp làm SGK(bằng bút chì) .
a) - Góc vuông BAC: 
- Góc nhọn ABC; ABM; MBC; ACB; AMB.
- Góc tù BMC; Góc bẹt AMC.
- So với góc vuông thì góc nhọn bé hay lớn hơn? Góc tù lớn hơn hay bé hơn. 
b) Góc vuông DAB; DBC; ADC
- Góc nhọn ABD; BDC; BCD
- Góc tù : ABC
- 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
- 1 góc bẹt bằng 2 góc vuông.
Bài 2(56)
- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng, gọi HS nối tiếp nêu KQ.
- HS nêu
- Nêu tên đường cao của tam giác ABC.
- Đường cao của tam giác ABC là: AB 
- Vì sao AB được gọi là đường cao của tam giác ABC?
- Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A và vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC. 
- Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác ABC?
 Bài 3(56)
- Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
- Cho HS nêu các bước vẽ.
- GV đánh giá nhận xét.
- HS nêu và tự vẽ hình vuông ABCD 
-1 HS lên bảng thực hiện.
 - Lớp nhận xét A B
 3cm
 D C
Bài 4(56) Vẽ hình chữ nhật: ABCD có chiều dài AB = 6cm; chiều rộng AD = 4cm.
 D C
( ý b dành cho HS giỏi)
- GV cho HS lên bảng vừa vẽ, vừa nêu các bước vẽ.
- GV nhận xét- đánh giá 
- 1 HS lên bảng- lớp vẽ nháp.
 A B
 M N N 4cm
 D 6cm C
- Nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
4. Củng cố:
- Nêu đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật?
Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
 Giao bài tập về nhà cho HS.
- Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với đỉnh AD vì AD = 4cm nên AM = 2cm. Tìm trên và chấm 1 điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.
- Tương tự HS tìm trung điểm N của cạnh BC
- HS nêu
Khoa học
 Tiết 19: 	Ôn tập con người và sức khỏe (Tiếp)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 	 - Ôn tập các kiến thức về:
 	 - Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
 - Các chất có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các 
 - bệnh lây qua đường tiêu hóa.
2. Kĩ năng:
 - Biết chăm sóc bản thân phòng tránh một số bệnh.
 - Dinh dưỡng hợp lí.
 - Phòng tránh đuối nước.
3. Thái độ:
 Giáo dục HS yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng :
GV: Tranh ảnh các mô hình về các loại thức ăn.
HS:	 Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân.
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Kể tên các nhóm dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên?
3. Bài mới:
3.1. HĐ1: Tự đánh giá.
* Mục tiêu: HS có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận 
xét về chế độ ăn uống của mình.
- GV cho HS dựa vào chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá.
- Cho HS trao đổi nhóm đôi.
- Gọi HS nêu miệng.
- Hát
- 2 HS nêu.
- HS trao đổi nhóm đôi.tự đánh giá theo các tiêu chí nêu kết quả.
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và
 thường xuyên thay đổi món ăn.
+ Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật.
+ Các loại thức ăn có chứa các vi-ta-min và chất khoáng.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
- GV kết luận : ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và thường xuyên đổi bữa 
3.2.HĐ2: Trò chơi "Ai chọn thức ăn hợp lí”
* Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc chọn thức ăn hàng ngày.
- Cho HS thảo luận nhóm.
-. Cho HS bày bữa ăn của nhóm mình- giới thiệu các thức ăn có những chất gì trong bữa ăn
- GV nhận xét- đánh giá. 
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS sử dụng những tranh ảnh, mô hình 
thức ăn để bày
- lớp nhận xét, bình chọn 
- Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
- Ăn phối hợp các loại thức ăn có trong bữa ăn hàng ngày.
3.3. HĐ3: Ghi lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế. 
* Mục tiêu: Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
- GV cho HS làm việc cá nhân
- HS tự ghi lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng.
- HS trình bày miệng.
- GV đánh giá
4. Củng cố:
- Hàng ngày ta cần có chế độ ăn như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Lớp nhận xét - bổ sung
- 2 HS nêu.
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Toán 
 Tiết 47: 	 Luyện tập chung (T. 56)
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
 - Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.
 - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
2. Kĩ năng:
 Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
3. Thái độ:
 HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng :
	- Thước thẳng có chia vạch cm và ê-ke.
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Luyện tập:
Bài 1(56) Đặt tính rồi tính.
- Hát.
-2HS nêu
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm vào bảng con -3 HS lên bảng.
- GV nhận xét chốt ý đúng.
-3 HS chữa bài
- Lớp nhận xét - bổ sung
Bài 2(56) Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- Để tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện ta áp dụng tính chất nào?
- HS nêu.
- GV cho 2 HS chữa bài.
- GV nhận xét - đánh giá.
- 2 HS lên bảng lớp làm nháp.
6257 +989 +743 = (6257 + 743) + 989
 = 7000 + 989
 = 7989
.
5798 +322 +4678 = 5798 + (322 + 4678)
 = 5798 + 5000 
 = 10798
Bài 3 (56)
(ý a dành HS giỏi)
- Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào?
- Có chung cạnh BC
- Độ dài cạnh của hình vuông BIHC là bao nhiêu?
- Là 3cm
- Cho HS vẽ tiếp hình.
- Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào?
- HS thực hiện ra nháp, 1 HS chữa bài
- Cạnh DH vuông góc với cạnh AD; BC; IH
- Tính chu vi hình chữ nhật AIHD.
 Chiều dài của hình chữ nhật AIHD là:
 3 x 2 = 6 (cm)
- Cách tính chu vi hình chữ nhật
 Chu vi hình chữ nhật
 (6 + 3) x 2 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm
Bài 4(56)
- Gọi HS dọc và phân tích bài toán.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Chữa bài - nhận xét 
- HS thực hiện.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
(16 - 4) : 2 = 6 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
6 + 4 = 10 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 6 = 60 (cm2)
4. Củng cố:
Qua bài học các em có thể giải được bài toán về hình.
5. Dặn dò:
 Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
 Đáp số: 60 cm2
Chính tả
 Tiết 10:	Ôn tập và kiểm tra giữa kì I (Tiết 2)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 	 Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng, bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
2. Kĩ năng:
 Nghe và viết đúng chính tả (tốc độ viết 75 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
3. Thái độ:
 HS yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng :
 	 GV : Bảng phụ viết lời giải bài 2 + 3.
 III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài viết
- GV giải nghĩa từ "Trung sĩ"
- Lớp đọc thầm.
- GV đọc từ khó cho HS viết.
- Bỗng, bước, sao, trận giả.
- HS viết lên bảng con
- Khi viết lời thoại ta trình bày như thế nào?
- Với các dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, dấu hai chấm mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
- GV đọc cho HS viết bài
- GV đọc lại bài viết 
- HS viết chính tả.
- Soát bài.
2.3. Luyện tập:
Bài 2(97) Dựa vào bài chính tả trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu bài tập và trảlời câu hỏi. 
- Gọi HS trả lời.
- Em bé được giao nhiệm vụ gì?
- Vì sao trời đã tối em không về?
- Gác kho đạn.
- Em không về vì  ...  toán.
3. Thái độ:
 Giáo dục HS yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng :
 GV: Bảng phụ kẻ bảng số.
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định lớp: Sĩ số: 
2. Kiểm tra:
- Nêu cách tìm tích của phép nhân.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
a) So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau.
- GV cho HS thực hiện – nêu nhận xét kết quả 
 5 x 7 và 7 x 5
- Hát.
- 2 HS nêu.
- 1HS lên bảng- lớp làm nháp 
5 x 7 = 35 ; 7 x 5 = 35
Vậy 5 x 7 = 7 x 5
- Hướng dẫn tương tự với 4 x 3 và 3 x 4
 4 x 3 = 12 ; 3 x 4 = 12
Vậy 4 x 3 = 3 x 4
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV treo bảng số
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b và 
b x a khi a = 4 và b = 8
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32.
- So sánh giá trị của biểu thức a x b và 
b x a khi a = 6; b = 7
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42.
- GV hướng dẫn HS so sánh tương tự đến hết.
- Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a.
- Luôn bằng nhau
- Em có nhận xét gì về thừa số trong 2 tích.
- 2 tích đều có thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó như thế nào?
- Tích đó không thay đổi. 
-GV kết luận: Đây là tính chất giao hoán của phép nhân. 
- Viết công thức tổng quát ?
- 3 HS nhắc lại 
 a x b = b x a
3.3. Luyện tập:
Bài 1(58)Viết số thích hợp vào ô trống.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm SGK, nêu kết quả
- GV nhạn xét- đánh giá.
- HS nêu nối tiếp KQ, lớp nhận xét 
Bài 2(58) Tính
- Cho HS nêu yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bảng con
- GV cùng HS nx, chữa bài:
Bài 3(58) Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau
- GV hướng dẫn mẫu: 
 4 x 2 145 = (2100 + 45) x 4
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, chữa bài
- HS làm bảng con.
( Dành cho HS giỏi)
- 2 HS chữa bài, lớp làm nháp
3 964 x 6 = (2 + 4) x (3000 + 964)
102 87 x 6 = (3 + 2) x 10 287
Bài 4(58) Số?
- Cho HS làm bài tập
( Dành cho HS giỏi)
- HS làm bài nêu miệng kết quả
- Cho HS nêu tính chất nhân với 1; 0
4. Củng cố::
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
 Giao BT về nhà cho HS.
a x 1 = 1 x a = a
a x 0 = 0 x a = a
Tập làm văn
 Tiết 20:	Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I (Tiết 8)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 Nghe viết đúng chính tả bài: Chiều trên sông Hương
2. Kĩ năng:
 Biết viết một bức thư cho người thân để thăm hỏi hoặc chúc mừng năm mới
3. Thái độ:
 Giáo dục HS yêu quê hương đất nước. Biết chia sẻ thăm hỏi bạn bè người thân
 II. Đồ dùng :
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài
a.. GV yêu cầu HS lấy giấy bút để kiểm tra
- GV đọc bài viết chính tả
- GV đọc chính tả
- GV đọc lại bài viết
b. Tập làm văn
- GV chép đề lên bảng
- GV quan sát HS làm bài
- GV thu bài 
4. Củng cố: 
 Nhận xét giờ. 
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài sau
- Hát
- HS lấy giấy bút để kiểm tra
- HS nghe
- HS viết chính tả
- HS soát lỗi chính tả
- HS chép đề, soát đề
- HS làm bài
- HS nộp bài
Khoa học
 Tiết 20: 	Nước có những tính chất gì ?
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Học sinh có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách: Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
2. Kĩ năng:
 Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua 1 số vật và có thể hoà tan 1 số chất.
3. Thái độ:
 Giáo dục HS ham thích môn học. 
 II. Đồ dùng :
 - GV: Tranh ảnh như SGK, hình vẽ T42, T43.
 - HS: Chuẩn bị 1 chai, 1 cốc, 1 túi ni lon, 1 khăn lau.
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
3.1.HĐ1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước
* Mục tiêu: 
 - Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
- Phân biệt nước với các chất lỏng khác.
- Cách tiến hành :
- Cho HS thảo luận theo nhóm
- Hát
- HS thảo luận theo nhóm 4 và để các đồ dùng thí nghiệm đã chuẩn bị lên mặt bàn
- GV cho các nhóm quan sát và nhận các chất trong vật đựng từng loại
- HS thực hiện
- HS đại diện trình bày.
- Làm thế nào để phát hiện ra các chất có trong mỗi cốc?.
- Nước có tính chấtgì?
- Sử dụng các giác quan: mắt ® nhìn; lưỡi® nếm; mũi ® ngửi. 
- Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
* Kết luận: Nước có tính chất trong suốt, không màu, không mùi, không vị. 
2.HĐ2: Phát hiện ra hình dạng của nước:
* Mục tiêu : HS hiểu khái niệm: "Hình dạng nhất định"
 - Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm để tìm hiểu hình dạng của nước
- Cách tiến hành:
- Cho các nhóm đem chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau đặt lên bàn.
.
- HS quan sát và đặt chai ở vị trí khác nhau.
- Khi ta đổi chỗ vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng của cốc hoặc chai có thay đổi không?
- Hình dạng của chai, cốc không thay đổi.
- Cho HS làm thí nghiệm.
- Đổ nước vào chai, đậy nút chặt, đặt chai ở vị trí khác nhau.
- Nhận xét về hình dạng của nước?
- Nước không có hình dạng nhất định.
- GV kết luận: Nước không có hình dạng nhất định. 
3.3.HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
* Mục tiêu: - Biết làm thí nghiệm để rút ra t/c chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi.
-Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
- GV kiểm tra vật liệu thí nghiệmvà hướng dẫn HS thực hành. 
4. HĐ4: Phát hiện tính thấm qua hoặc không thấm của nước đối với 1số vật 
Mục tiêu: - Làm thí nghiệm, phát hiện nước thấm qua và không thấm qua 1 số vật 
Nêu ứng dụng thực tế.
- Đổ nước vào túi ni lông
- Nhúng vào các vật: vải, báo...
- HS làm thí nghiệm
Đổ nước vào tấm kính ® nước chảy từ cao®thấp, lan ra mọi phía.
- GV cho HS làm thí nghiệm
- Cho HS nhận xét và nêu tác dụng
- Những vật liệu không cho nước thấm qua dùng làm đồ chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa.
3.5.HĐ5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan 1 số chất:
- Cho thảo luậm nhóm đôi Yêu cầu HS làm thí nghiệm với đường, muối, cát ` nêu KQ. 
- Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét- đánh giá 
* Kết luận: Nước có thể hoà tan 1 số chất
4. Củng cố:
- Nước có những tính chất gì?
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài giờ sau
Thảo luậm nhóm đôi- trình bày KQ thí nghiệm. 
- HS pha đường, muối, cát Kết quả :
- Muối và đường tan trong nước.
- Cát không tan
- HS nêu
Kĩ thuật
 Tiết 10:	Bài Khâu viền đường gấp mép vải 
bằng mũi khâu đột thưa (Tiết 1)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
2. Kĩ năng:
 Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
3. Thái độ
 Giáo dục HS yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng :
 	 - GV Mẫu khâu viền bằng mũi khâu đột
 	 - Dụng cụ vật liệu cắt, khâu.
 - HS: Bộ đồ dùng KT 5
 III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS nhắc lại các bước thực hiện khâu đột thưa
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Quan sát mẫu và hướng dẫn HS khâu mũi đột thưa. 
a)HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu
- Giới thiệu mẫu.
- Mép vải gấp mấy lần ?
- Đường khâu bằng mũi khâu gì ?
- Yêu cầu HS quan sát hình và đọc nội dung mục 1(SGK).
b) HĐ2 : Thao tác kĩ thuật.
- Hướng dẫn HS khâu viền đường gấp mép vải trên giấy. 
- Gọi HS thực hiện thao tác vạch dấu thao tác gấp mép vải.
- Nhận xét thao tác của HS.
- Hướng dẫn HS khâu lược đường mép vải.
- Hướng dẫn HS khâu viền đường gấp mép vải.
- Nhận xét các thao tác của HS.
- Khâu viền mép vải được thực hiện theo mấy bước ?
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK
4. Củng cố:
- Nhận xét tinh thần học tập của HS.
5. Dặn dò:
Về nhà thực hành khâu. Chuẩn bị cho giờ học sau.
- Hát
- 2 HS nhắc lại.
- HS quan sát, nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu trên mẫu và trả lời câu hỏi.
- Gấp 2 lần.
- Đường khâu bằng mũi khâu đột.
- 2 HS đọc- lớp đọc thầm 
- HS quan sát hình 1, 2 , 3, 4 (SGK) và nêu các bước thực hiện.. 
- Một HS vạch 2 đường dấu.
- Một HS gấp mép vải.
- HS khâu lược đường gấp mép vải bằng mẫu khâu mũi khâu thường.
- HS khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS đọc.
Sinh hoạt lớp
 Tiết 10: Nhận xét trong tuần 10
 I. Mục tiêu:
 - HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 10.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
 II. Lên lớp:
 1. Nhận xét chung:
	 Ưu điểm:
 - Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ
	- Thực hiện tương đối tốt nội quy của nhà trường.
	- Đã có tiến bộ trong học tập:	
- Vệ sinh lớp sạch sẽ.
	- Có ý thức tự quản, tự giác tương đối tốt.
	 - Khen: Sản, Chư, .......
 Tồn tại:
	- Đi học hay quên đồ dùng: Chư, Toàn , Đại .
	- Chưa Học bài và làm đày đủ
 2. Phương hướng tuần 11:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 10.
 - Phát huy đôi bạn cùng tiến.
 -Tiếp tục luyện viết theo mẫu chữ 31
Phê duyệt của tổ chuyên môn
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 10(1).doc