Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học mô hình trường học mới Việt Nam

Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học mô hình trường học mới Việt Nam

 Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447 trường tiểu học. Từ năm học 2013-2014 sẽ có thêm nhiều trường áp dụng VNEN. Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ về hình thức tổ chức, phương pháp và đánh giá giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2013 về việc “Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô hình Trường học mới Việt Nam”.

 Để giáo viên và cán bộ quản lí thực hiện tốt công văn nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học nhằm:

- Cung cấp một số phương pháp, kĩ thuật chính về đánh giá thường xuyên và định kì kết quả giáo dục. Trong đánh giá thường xuyên, chú trọng tự đánh giá, đánh giá thông qua các hoạt động nhóm; cách nhận xét sự tiến bộ của học sinh qua các bài cụ thể của các môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý và các hoạt động giáo dục.

- Xác định các biểu hiện chính giúp cho việc nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh tiểu học.

- Thiết kế và hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của học sinh tiểu học như: Nhật kí đánh giá của giáo viên; Nhật kí tự đánh giá của học sinh; Phiếu đánh giá của phụ huynh; Phiếu đánh giá tổng hợp kết quả giáo dục cuối học kì I và cuối năm học.

- Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục các cấp điều chỉnh công tác chỉ đạo, quản lí kịp thời; đổi mới đồng bộ phương pháp tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá; phối hợp với gia đình và cộng đồng, huy động cả xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh.

 Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học VNEN là hoạt động góp phần đổi mới đồng bộ quá trình giáo dục tiểu học, làm cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

 

doc 57 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học mô hình trường học mới Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC 
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM
(Tài liệu hướng dẫn thực hiện Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH
ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
 Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1447 trường tiểu học. Từ năm học 2013-2014 sẽ có thêm nhiều trường áp dụng VNEN. Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ về hình thức tổ chức, phương pháp và đánh giá giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2013 về việc “Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô hình Trường học mới Việt Nam”. 
 Để giáo viên và cán bộ quản lí thực hiện tốt công văn nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học nhằm:
- Cung cấp một số phương pháp, kĩ thuật chính về đánh giá thường xuyên và định kì kết quả giáo dục. Trong đánh giá thường xuyên, chú trọng tự đánh giá, đánh giá thông qua các hoạt động nhóm; cách nhận xét sự tiến bộ của học sinh qua các bài cụ thể của các môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý và các hoạt động giáo dục.
- Xác định các biểu hiện chính giúp cho việc nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh tiểu học.
- Thiết kế và hướng dẫn sử dụng công cụ đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của học sinh tiểu học như: Nhật kí đánh giá của giáo viên; Nhật kí tự đánh giá của học sinh; Phiếu đánh giá của phụ huynh; Phiếu đánh giá tổng hợp kết quả giáo dục cuối học kì I và cuối năm học. 
- Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục các cấp điều chỉnh công tác chỉ đạo, quản lí kịp thời; đổi mới đồng bộ phương pháp tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá; phối hợp với gia đình và cộng đồng, huy động cả xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh.
 Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học VNEN là hoạt động góp phần đổi mới đồng bộ quá trình giáo dục tiểu học, làm cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
I. Một số đặc điểm của mô hình trường học mới Việt Nam 
Hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện thông qua hoạt động tổ chức hướng dẫn học sinh tự giáo dục. 
Học sinh tự học hoặc học nhóm theo tài liệu hướng dẫn học theo khả năng, tốc độ học riêng của mình; tự giác và hợp tác để chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên là người hỗ trợ, khuyến khích mọi cố gắng, nỗ lực, sáng kiến và những tiến bộ dù nhỏ nhất của học sinh. 
Hoạt động tự quản của học sinh được chú trọng phát triển. Học sinh được tự chủ, có trách nhiệm với hoạt động học tập của mình; được phát huy năng lực giao tiếp và lãnh đạo; phát triển các giá trị cá nhân.
Kiến thức học trong nhà trường luôn được gắn kết, liên hệ chặt chẽ với đời sống hàng ngày của học sinh. Huy động sự tham gia phối hợp chặt chẽ, tích cực của phụ huynh và cộng đồng trong quá trình giáo dục.
Việc đánh giá học sinh được thực hiện thường xuyên về cả kiến thức, kĩ năng, các năng lực và phẩm chất trong quá trình học tập/giáo dục; coi trọng đánh giá của học sinh (tự đánh giá, đánh giá bạn) và đánh giá của phụ huynh học sinh, cộng đồng. 
II. Nội dung đánh giá 
 1. Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục tiểu học theo từng môn học và hoạt động giáo dục.
 2. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của học sinh tiểu học: a) tự phục vụ, tự quản; b) giao tiếp, hợp tác; c) tự học và giải quyết vấn đề.
 3. Đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của học sinh tiểu học: a) yêu cha mẹ, gia đình; yêu bạn bè, trường, lớp; yêu quê hương, đất nước, con người; b) tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; c) trung thực, kỉ luật; d) chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao.
III. Hướng dẫn đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học 
 1. Một số đặc điểm đánh giá thường xuyên trong VNEN
- Đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhận xét (không sử dụng điểm số) về kiến thức, kĩ năng học sinh đạt được theo từng bài học/chủ đề và thông qua các biểu hiện năng lực, phẩm chất. 
- Đánh giá các hoạt động của cá nhân và nhóm học sinh; có sự phối hợp của giáo viên với học sinh, phụ huynh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá để kịp thời giúp học sinh phát huy mặt mạnh và khắc phục hạn chế nhằm cải thiện kết quả học tập và hiệu quả giáo dục. 
 2. Một số kĩ thuật chính sử dụng trong đánh giá thường xuyên
 2.1. Quan sát
 Mục đích quan sát: để thu thập thông tin một cách có hệ thống nhằm giúp giáo viên và học sinh cải thiện kết quả giáo dục, dạy học; có những thông tin đánh giá về học sinh đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ hay chưa và biết được những ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần giúp đỡ khắc phục; các hoạt động của học sinh/nhóm học sinh trong tương tác với bạn/nhóm bạn để tăng cường và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên. 
 Nội dung quan sát : 
Hành vi của học sinh: Quan sát về sắc thái, nét mặt, lời nói, hành động, cử chỉ, tương tác để đưa ra những những nhận định về việc học sinh như: đã hiểu nhiệm vụ chưa? Có chú tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ không? Hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập? Có chăm chú lắng nghe khi thảo luận không? Phản ứng khi nghe ý kiến nhận xét đánh giá của cô giáo, của các bạn, sự hợp tác với các bạn trong nhóm
Sản phẩm của học sinh:Mức độ hoàn thành theo yêu cầu của bài học.
 Thời điểm quan sát: Quan sát nhóm học sinh hoặc cá nhân học sinh có thể thực hiện trong mọi thời điểm ở những địa điểm khác nhau, trong mọi hoạt động của học sinh.
 Vị trí quan sát: Vị trí quan sát thích hợp, kiểm soát được toàn bộ, không ảnh hưởng đến học tập của học sinh. 
 Ví dụ nhận định qua quan sát:
 Quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bình thường, người lắc lư bất ổn, có thể là dấu hiệu học sinh chưa thực sự hiểu nhiệm vụ. 
 Khi học sinh nhìn thẳng, dõi theo giáo viên, có cử chỉ muốn nói điều gì đó thì tùy từng tình huống có thể suy đoán là học sinh đã thực hiện xong nhiệm vụ và muốn được chuyển hoạt động tiếp theo hoặc muốn hỏi giáo viên. 
 Học sinh nào chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, chưa hợp tác với nhóm.
 Học sinh đã thực hiện xong, thực hiện đúng nhiệm vụ hoặc những điều học sinh còn cảm thấy chưa rõ, chưa yên tâm
 Ví dụ thực hiện kĩ thuật quan sát:
 Để theo dõi một/nhóm học sinh thường bị chậm tiến độ khi thực hiện một hoạt động. Cách quan sát như sau:
 - Khi giao nhiệm vụ cho cả lớp, giáo viên quan sát xem học sinh đã sẵn sàng chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập (tài liệu, dụng cụ học tập,...) chưa? 
 - Đứng gần quan sát xem học sinh này đang tập trung vào việc học hay chưa? Có thể em đang làm việc riêng, hoặc còn chưa hiểu nhiệm vụ được giao.
 - Đến tận nhóm học sinh đang học để quan sát chung cả nhóm, xem học sinh nào đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ gì.
 Sử dụng kết quả và phản hồi sau khi quan sát:
 Các thông tin quan sát là cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định tác động, động viên, giúp đỡ kịp thời học sinh trong học tập. Sự can thiệp giúp đỡ có thể tiến hành ngay sau khi thu được thông tin quan sát, hoặc ghi lại trong Nhật kí đánh giá của giáo viên để đưa ra quyết định giúp đỡ, can thiệp sau. 
 2.2. Kiểm tra nhanh 
 Kiểm tra nhanh nhằm xác định kịp thời hiện trạng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ bài học hoặc những ý tưởng sáng tạo của học sinh,...
 Nội dung câu hỏi kiểm tra nhanh tập trung vào các kiến thức có trong bài hoặc các kiến thức cũ có liên quan. Số lượng câu hỏi tối đa là 5 câu. Kiểm tra nhanh một nội dung nhỏ thì dùng 1-2 câu hỏi.
 Ví dụ: 
Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 3cm và chiều rộng 2cm là bao nhiêu cm2?
Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?
 A. Không khí. B. Nhiệt độ. C. Chất thải. D. Ánh sáng mặt trời.
 2.3. Phỏng vấn nhanh
 Giúp giáo viên khẳng định những nhận xét ban đầu qua quan sát về mức độ đạt được theo tiến độ bài học của học sinh. Nếu học sinh thực hiện nhiệm vụ chậm hơn tiến độ chung thì cần có ngay biện pháp can thiệp như hỗ trợ trực tiếp, nhờ nhóm bạn hỗ trợ để học sinh có thể đẩy nhanh tốc độ học. Nội dung câu hỏi phỏng vấn không chỉ hỏi về kiến thức mà còn hỏi về hướng xử lí một tình huống cụ thể, về thái độ của học sinh trước tình huống,
 Ví dụ: 
Khi thấy học sinh pha màu vẽ chưa đúng, giáo viên có thể hỏi: Em cho cô và các bạn biết màu trắng pha với màu đỏ thì ta được màu gì?
 Khi thấy học sinh đang loay hoay mà chưa thể làm xong bài toán giáo viên có thể hỏi: Em thấy khó ở chỗ nào? Em có biết bạn nào có thể giúp em không? 
 2.4. Đánh giá sản phẩm của học sinh
 Đánh giá mức độ hoàn thành của học sinh so với yêu cầu của mục tiêu của nhiệm vụ đặt ra và đưa ra các tình huống xử lí thích hợp.
 Ví dụ: Học sinh nặn xong một vật theo mẫu khi cả lớp vẫn chưa xong. Có hai cách giáo viên có thể xử lí trong tình huống này:
 - Giáo viên cần đến gần và đưa nhận xét là em nặn rất đẹp, nhưng theo em thì có thể trang trí thêm gì nữa không. Học sinh sẽ suy nghĩ và thêm những họa tiết mới cho hình nặn theo ý thích của mình. Sau khi cả lớp thực hiện xong, giáo viên có thể đề nghị học sinh nói tại sao lại có ý tưởng đó và đưa ra ý kiến khen ngợi thì học sinh sẽ phấn khởi và hứng thú hơn;
 - Cho học sinh chuyển sang hoạt động tiếp theo. 
 2.5. Tham khảo kết quả tự đánh giá và đánh giá của nhóm học sinh.
 Dựa vào những nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của chính học sinh hoặc nhóm bạn học để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh. Tùy từng trường hợp mà giáo viên có thể đánh giá để đưa ra giải pháp thích hợp. 
 Ví dụ: Khi học sinh phát biểu về một vấn đề, giáo viên có thể đề nghị nhóm bạn cùng học hoặc bạn của nhóm khác có nhận xét về phát biểu đó. Học sinh có thể đưa ra ý kiến bảo vệ quan điểm và cuối cùng giáo viên gợi ý để học sinh tự thống nhất những quan điểm chung về vấn đề đó hoặc để các em được bảo lưu các ý kiến khác nhau và coi đó là những nhiệm vụ cần tiếp tục tìm hiểu, giải quyết sau.
 2.6. Tham khảo ý kiến đánh giá của phụ huynh 
 Ý kiến của phụ huynh luôn là nguồn thông tin để giáo viên tham khảo trong đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của học sinh. Một số đặc điểm riêng của học sinh được phụ huynh cung cấp sẽ giúp cho giáo viên đánh giá đ ... h kiến thức, 
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1 
Mức 2 
Mức 3 
Tổng 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)
Số câu
1
1
1
2
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
2,0
1,0
2. Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
3. Địa lí tự nhiên Việt Nam
Số câu
1
1
2
Số điểm
1,0
1,0
2,0
4. Địa lí dân cư Việt Nam
Số câu
1
1
Số điểm
1,0
1,0
5. Địa lí kinh tế Việt Nam
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
Tổng
Số câu
3
3
2
2
6
4
Số điểm
3,0
3,0
2,0
2,0
6,0
4,0
Ma trận đề kiểm tra cuối năm học, lớp 5
Mạch kiến thức, 
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954 - 1975)
Số câu
1
1
1
2
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
2,0
1,0
2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước
(1975 - nay)
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
3. Việt Nam, châu Á, châu Âu
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
4. Châu Phi, châu Mĩ
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
5. Châu Đại Dương, châu Nam Cực và các đại dương
Số câu
1
1
Số điểm
1,0
1,0
Tổng
Số câu
3
3
2
2
6
4
Số điểm
3,0
3,0
2,0
2,0
6,0
4,0
Đề minh họa
Đề kiểm tra cuối học kì I: Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
(Thời gian làm bài 40 phút)
Câu 1. (1đ) Đánh dấu X vào o nơi chỉ mốc thời gian ra đời của nước Văn Lang
Năm 1000	 Năm 700	 CN	 Năm 938
 o o o o
Câu 2. (1đ) Điền vào chỗ  trong bảng sau
Năm xảy ra
Người lãnh đạo 
.....................
Hai Bà Trưng
Trận Bạch Đằng năm 938
.
Câu 3. (1đ) Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, tướng sĩ, bô lão và các binh sĩ đều có hành động quyết tâm chống quân xâm lược. Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho thích hợp:
Cột A
Cột B
Bô lão
Thích vào tay hai chữ “Sát thát”
Trần Hưng Đạo
Viết “Hịch tướng sĩ”
Binh sĩ
Họp ở điện Diên Hồng
Câu 4. (1đ) Em hãy viết về trận đánh trên sông Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt chỉ huy chống quân Tống xâm lược (khoảng 5 dòng).
.
.
.
.
.
Câu 5. (1đ) Em hãy viết những gì mà em biết về Đinh Bộ Lĩnh (khoảng 5 dòng).
.
.
.
.
.
Câu 6. (1đ) Đánh dấu X vào o trước ý đúng 
Trung du Bắc Bộ là một vùng 
o núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. 
o núi với các đỉnh tròn, sườn thoải. 
o đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
o đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. 
Câu 7. (1đ) Đánh dấu X vào o trước ý đúng 
Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là:
o Thái, Dao, Mông. 
o Ba - na, Ê - đê, Gia - rai. 
o Kinh, Xơ - đăng, Cơ - ho. 
o Mông, Tày, Nùng.
Câu 8. (1đ) Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho thích hợp 
Cột A. Đặc điểm tự nhiên của Hoàng Liên Sơn
Cột B. Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
1. Khí hậu lạnh quanh năm
a. Khai thác khoáng sản
2. Đất dốc
b. Làm ruộng bậc thang
3. Có nhiều khoáng sản
c. Trồng rau, quả xứ lạnh
Câu 9. (1đ) Hãy cho biết vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ? 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 10. (1đ) Hãy kể những hoạt động sản xuất có ở Tây Nguyên. Trong những hoạt động sản xuất đó, hoạt động sản xuất nào không có ở địa phương em?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN KHOA HỌC
 Ma trận đề kiểm tra
 Ma trận đề kiểm tra lớp 4
Ma trận đề kiểm tra cuối học kì I, lớp 4
Mạch kiến thức, 
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1 
Mức 2 
Mức 3 
Tổng 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Trao đổi chất ở người
Số câu
1
1
Số điểm
1,0
1,0
2. Dinh dưỡng
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
1,0
0,5
0,5
2,0
3. Phòng bệnh 
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
0,5
1,0
0,5
1,0
4. An toàn trong cuộc sống
Số câu
1
1
Số điểm
0,5
0,5
5. Nước
Số câu
1
1
1
2
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
2,0
1,0
6. Không khí
Số câu
1
1
2
Số điểm
1,0
1,0
2,0
Tổng
Số câu
5
1
4
1
1
10
2
Số điểm
4,5
1,0
3,0
0,5
1,0
8,0
2,0
Ma trận đề kiểm tra cuối năm học, lớp 4
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3 
Tổng 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Không khí
Số câu
1
1
Số điểm
1,0
1,0
2. Âm thanh
Số câu
1
1
2
Số điểm
1,0
0,5
1,5
3. Ánh sáng 
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,5
1,0
1,5
4. Nhiệt
Số câu
1
1
2
Số điểm
1,0
0,5
1,5
5. Trao đổi chất ở thực vật
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
0,5
1,0
0,5
6. Trao đổi chất ở động vật
Số câu
1
1
Số điểm
1,0
1,0
7. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,5
1,5
2,0
Tổng
Số câu
6
3
1
2
9
3
Số điểm
5,5
2,5
0,5
1,5
8,0
2,0
Ma trận đề kiểm tra lớp 5
Ma trận đề kiểm tra cuối học kì I, lớp 5
Mạch kiến thức, 
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1 
Mức 2
Mức 3
Tổng 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người
Số câu
2
1
2
1
Số điểm
2,0
1,5
2,0
1,5
2. Vệ sinh phòng bệnh
Số câu
2
1
1
3
1
Số điểm
1,0
0,5
0,5
1,5
0,5
3. An toàn trong cuộc sống
Số câu
1
1
Số điểm
0,5
0,5
4. Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng
Số câu
1
2
1
3
1
Số điểm
1,0
2,0
1,0
3,0
1,0
Tổng
Số câu
5
1
4
2
9
3
Số điểm
4,0
1,5
3,0
1,5
7,0
3,0
Ma trận đề kiểm tra cuối năm học, lớp 5
Mạch kiến thức, 
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Sự biến đổi của chất
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
2. Sử dụng năng lượng
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
3. Sự sinh sản của thực vật 
Số câu
1
1
2
Số điểm
1,0
0,5
1,5
4. Sự sinh sản của động vật
Số câu
1
1
2
Số điểm
1,0
0,5
1,5
5. Môi trường và tài nguyên
Số câu
1
1
1
2
1
Số điểm
1,0
0,5
0,5
1,5
0,5
6. Mối quan hệ giữa môi trường và con người
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,5
0,5
1,0
Tổng
Số câu
6
4
1
2
10
3
Số điểm
5,5
2,0
1,0
1,5
7,5
2,5
 Đề minh họa
Đề kiểm tra cuối năm học: Môn Khoa học lớp 4
(Thời gian làm bài 40 phút)
1. (1 đ) Hãy viết chữ N vào ´ trước những việc nên làm, chữ K vào ´ trước những việc không nên làm để phòng chống tác hại do bão gây ra.
c Chặt bớt các cành cây ở những cây to gần nhà, ven đường.
c Ra khơi đánh bắt cá khi nghe tin bão sắp đến.
c Đến nơi trú ẩn an toàn nếu cần thiết.
c Cắt điện ở những nơi cần thiết.
2. (1 đ) Viết chữ Đ vào c trước ý kiến đúng, chữ S vào c trước ý kiến sai. 
 c Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên.
 c Càng đứng xa nguồn âm thì nghe thấy âm thanh càng nhỏ.
 c Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không thể truyền qua chất lỏng và chất rắn.
 c Âm thanh có thể truyền qua nước biển.
3. (0,5 đ) Viết chữ Đ vào c trước ý kiến đúng, chữ S vào c trước ý kiến sai. 
c Sử dụng các vật ngăn cách có thể làm giảm tiếng ồn.
c Xây dựng các nhà máy mới ở xa các khu nhà ở có thể hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn.
4. (0,5 đ) Quan sát các đồ vật trong các hình dưới đây.
 Trong mỗi đồ vật nói trên, hãy nêu tên một bộ phận cho ánh sáng truyền qua. Vì sao các bộ phận đó phải làm bằng vật liệu mà ánh sáng truyền qua được?
..
..
5. (1 đ) Trình bày 2 cách khác nhau để có thể xác định được các vật như quyển sách, tấm kính trong, túi nhựa, .., vật nào cho ánh sáng truyền qua hầu như hoàn toàn, vật nào cho ánh sáng truyền qua một phần hoặc không cho ánh sáng truyền qua.
.
6. (0,5 đ) Ngâm một bình sữa lạnh vào cốc nước nóng. 
Viết chữ Đ vào c trước ý kiến đúng, chữ S vào c trước ý kiến sai. 
c Cốc nước sẽ tỏa nhiệt còn bình sữa thu nhiệt.
c Nếu ngâm lâu, bình sữa sẽ nóng hơn cốc nước.
7. (1 đ) Viết chữ Đ vào c trước ý kiến đúng, chữ S vào c trước ý kiến sai. 
c Khi được đun nấu nhiệt độ của thức ăn sẽ tăng lên.
c Khi dùng nguồn nhiệt để sấy khô các vật, nước trong các vật bay hơi nhanh hơn làm cho vật mau khô hơn.
c Các nguồn năng lượng như than, dầu là vô tận, chúng ta có thể sử dụng thoải mái mà không cần phải tiết kiệm.
c Mặt trời là nguồn nhiệt quan trọng đối với cuộc sống con người.
8. (1 đ) Điền từ thích hợp vào chỗ . cho phù hợp.
- Trong quá trình hô hấp, thực vật lấy khí  và thải ra khí 
- Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy khí . và thải ra khí 
9. (0,5 ) Trong hình bên, người nông dân đang sử dụng tấm ni lông để chống rét cho cây.
Vì sao không dùng loại ni lông tối màu để che cho cây?
...........................................................................................
10. (1 đ) Đánh mũi tên và điền tên các chất còn thiếu vào chỗ ... để hoàn thành sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
 Hấp thụ	 	 Thải ra
Khí ............
Khí Ô xi
Động vật
...
...
Các chất thải
11. (0,5 đ) Đánh mũi tên vào sơ đồ dưới đây để thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
	Lá ngô Châu chấu Ếch 
12. (1,5 đ) Hãy điền vào chỗ  trong các sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây cho phù hợp.
 Con người
 Cỏ
 Sâu
 Gà
 Cá
 Con người
a)
b)
c)

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong dan danh gia HS VNEN theo 5737.doc