Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

CHÚ ĐẤT NUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Mục tiêu chung:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục HS tính kiên trì, bền bỉ. Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

 * KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự tự tin

* Mục tiêu riêng cho HS Long:

- HS đọc được một câu trong bài: “- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.”

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Slide tranh minh họa SGK.

 - HS: SGK

 

docx 68 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 13
Ngày soạn: 26/11/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2021
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Mục tiêu chung:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- Giáo dục HS tính kiên trì, bền bỉ. Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
 * KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự tự tin 
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- HS đọc được một câu trong bài: “- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Slide tranh minh họa SGK.
 - HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (5p)
* Khởi động: 
- Cho lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
* Kết nối:
 - Đọc bài Văn hay chữ tốt
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
+ Nêu ý nghĩa bài học 
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài và chủ điểm Tiếng sáo diều
- Cả lớp hát đồng thanh
- HS trả lời
+ Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù có hay thầy vẫn cho điểm kém. 
+ 1 HS nêu ý nghĩa bài học 
- HS nghe và ghi tên bài vào vở
HS hát
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Hướng dẫn luyện đọc: (8-10p)
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui, hồn nhiên. Lời anh chàng kị sĩ: kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ, ôn tồn. Lời chú bé Đất: chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu. 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- Giải thích về tục nặn tò he bằng bột vào các ngày Tết trung thu xưa.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Tết Trung thu  đi chăn trâu 
+ Đoạn 2: Cu Chắt  lọ thủy tinh. 
+ Đoạn 3: Còn một mình  đến hết. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (kĩ sĩ, mái lầu son, nắp tráp chái bếp đống rấm, ,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
HS đọc một câu trong bài.
 “- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.”
* Tìm hiểu bài: (8-10p)
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
- Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa tía, dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng đấy. 
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
+ Ý chính của đoạn 2?
+ Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
- Chúng ta thấy sự thay đổi thái độ của cu Đất. Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng Đất có thể nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được nung. Điều đó khẳng định rằng: Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích. 
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
- Ông cha ta thường nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc có ích cho cuộc sống. 
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
- Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cu Chắt có các đồ chơi: một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh,một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất. 
+ Chàng kị sĩ, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu. 
- Lắng nghe. 
- Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.
+ Cu Chắt cất đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng 
+ Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa. 
- Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột
+ Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. 
+ Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét, chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm 
+ Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú là nhát / Vì chú muốn đuợc xông pha, làm nhiều việc có ích. 
- Lắng nghe
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho: Gian khổ và thử thách, con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích. 
- Kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành đất nung.
Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. 
- HS ghi lại nội dung bài
HS lắng nghe
4. Hoạt động luyện tập, thực hành:
* Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc phân vai đoạn 3, lưu ý phân biệt lời các nhân vật.
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động vận dụng (3 phút)
+ Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất Nung?
- Liên hệ giáo dục: kiên trì, bền bỉ trải qua thử thách để học được những bài học hay.
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc theo nhóm
- Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu
- Tìm đọc toàn bộ câu chuyện Chú Đất Nung của nhà văn Nguyễn Kiên.
HS lắng nghe
TOÁN
Tiết 68: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Củng cố KT về chia cho số có 1 chữ số, bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. HS thực hiện thành thạo phép chia cho số có 1 chữ số. Củng cố cách chia 1 tổng cho 1 số.
- Vận dụng kĩ năng tính toán vào giải tốt dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó và áp dụng tính toán thành thạo.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm; góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic, năng lực quan sát,...
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Thực hiện vẽ hình chữ nhật dưới sự HD của GV
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu nhóm, Slide minh họa bài học.
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (3p)
* Khởi động 
- Tổ chức cho lớp hát
* Kết nối:	
- GV giới thiệu bài mới
- Lớp phó VN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
HS chơi
2. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV chốt đáp án, củng cố cách đặt tính và tính
+ Các phép chia nào là phép chia hết, các phép chia nào là phép chia có dư? Số dư có đặc điểm gì?
 Bài 2a. HSNK có thể hoàn thành cả bài. 
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số bé số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- Nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
Bài 4a. HSNK có thể hoàn thành cả bài. 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Củng cố cách chia một tổng cho 1 số
Bài 3: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động vận dụng (3p)
- Ghi nhớ các KT trong tiết học
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải.
- Cá nhân- Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. 
Đáp án: 
 67497 7 42789 5
 44 27
 29 9642 28 8557
 17 39
 3 4
359361 9 238057 8
 89 78
 83 39929 60 29757
 26 45
 81 57
 0 1
+.............số dư bé hơn số chia
 + Số bé = (Tổng _ Hiệu): 2
 + Số lớn = (Tổng + Hiệu): 2 
Đáp án: 
a) Số bé là: (42506- 18472): 2 = 12017
 Số lớn là: 12017 + 18472 = 30489
b) SB: 26 304
 SL: 111 591
- Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Lớp
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. 
Đáp án:
 a)C1: (33164 + 28528): 4 
 = 61692 : 4 
 = 15423 
 C2: 33164: 4+ 28528: 4 
 = 8291 + 7132 
 = 15423 
- HS làm vở– Chia sẻ lớp
Bài giải
3 toa đầu chở số kg hàng là:
14 580 x 3 = 43 740 (kg)
6 toa sau chở số kg hàng là:
13 275 x 6 = 81450 (kg)
TB mỗi toa chở số kg hàng là:
(43 740 + 81 450) : (3 + 6) = 20 865 (kg)
 Đ/s:20 865 kg hàng
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Thực hiện vẽ hình chữ nhật dưới sự HD của GV
KỂ CHUYỆN
TIẾT 13: BÚP BÊ CỦA AI?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quí đồ chơi. Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê.
- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông diễn cảm và tự nhiên kết hợp cả cử chỉ, thái độ.
- Giáo dục HS phải biết quý trọng, giữ gìn đồ chơi, biết yêu quý mọi vật quanh mình, góp phần bồi dưỡng các năng lực giao tiếp và hợp tác, sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mĩ,...
* Không hỏi câu hỏi 3
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Được nghe các bạn kể chuyện và nhớ tên câu chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Slide minh họa truyện trong SGK.
- HS: SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động khởi động: (5p)
* Khởi động:
- HS hát bài: Búp bê bằng bông
* Kết nối:
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Lớp hát, vận động tại chỗ
- HS nghe và ghi tên bài
Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)
* HĐ nghe kể:
 GV kể chuyện: 
- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. 
- Lời búp bê lúc đầu: tủi thân, sau: sung sướng. 
- Lời lật đật: oán trách. 
- Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. 
- Lời cô bé: dịu dàng, ân cần. 
- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. 
- HS lắng nghe, phân biệt, nhận biết lời các nhân vật
- GV lắn ...  uống được chưa? Vì sao?
+ Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì?
+ Than bột có tác dụng gì?
+ Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì?
* Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại các vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác. Cô sẽ giới thiệu cho cả lớp mình dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Nước này đảm bảo là đã diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. 
HĐ3: Tìm hiểu qui trình sản xuất nước sạch: 
 - GV vừa giảng bài vừa chỉ vào hình minh hoạ 2: Nước được lấy từ nguồn như nước giếng, nước sông,  đưa vào trạm bơm đợt một. Sau đó chảy qua dàn khử sắt, bể lắng để loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước. Tiếp tục qua bể lọc để loại các chất không tan trong nước. Rồi qua bể sát trùng và được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt hai để chảy về nơi cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt. 
* Kết luận: Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng. 
HĐ4: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. 
+ Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa?Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
+ Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì?
3. HĐ vận dụng (3p)
+ Nêu cách cách đề bảo vệ nguồn nước?
- Tìm hiểu về cách lọc nước giếng khoan ở một số hộ gia đình.
Cá nhân- Lớp
**Những cách làm sạch nước là: 
+ Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc. Dùng bình lọc nước. Dùng bông lót ở phễu để lọc. Dùng nước vôi trong. Dùng phèn chua. Dùng than củi. Đun sôi nước. 
+ Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh cho con người. 
- HS lắng nghe. 
Nhóm 4 - Lớp
- HS đọc nội dung SGK 
- HS thực hành theo hướng dẫn SGK. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
+ Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát,.. Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất. 
+ Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. 
+ Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần phải có than bột, cát hay sỏi. 
+ Than bột có tác dụng khử mùi và màu của nước. 
+ Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước. 
- HS lắng nghe. 
Nhóm 2 – Lớp
- HS quan sát tranh SGK, nêu quy trình sản xuất nước sạch
- HS quan sát, lắng nghe. 
Cá nhân – Lớp
+ Đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. 
+ Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch. 
- HS nêu
Kể tên một số món ăn khi bị ốm
Lắng nghe
Lắng nghe
 Tiếng việt - LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
I. MỤC TIÊU: 	
* Mục tiêu chung:
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). 
 - GD có ý thức thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp. Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu Tiếng Việt góp phần phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
 * KNS: Thể hiện thái độ lích sự trong giao tiếp/Lắng nghe tích cực
* Mục tiêu riêng cho HS Long: Nghe các bạn đặt câu.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Slide tranh minh họa.
 - HS: Vở BT, sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (5p)
* Khởi động 
- Gọi HS đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, làm gì, vì sao,...
* Kết nối:
- Dẫn vào bài mới
- HS nối tiếp đặt câu
Hát 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)
a. Nhận xét
Bài 1: Đọc lại đoạn đối thoại ... 
- Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú Đất trong truyện Chú Đất Nung. Tìm câu hỏi trong đoạn văn. 
Bài 2: 
+ Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng để làm gì
+ Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì?
+ Câu: “Chứ sao” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?
* Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó. 
Bài 3
- Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi. 
- Gọi HS trả lời, bổ sung. 
+ Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì?
b. Ghi nhớ: 
Cá nhân- Nhóm 2- Lớp
- HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi. 
- Sao chú mày nhát thế?
Nung ấy à?
Chứ sao?
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau để trả lời – Chia sẻ trước lớp
+ Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê chú bé Đất. 
+ Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê chú bé Đất nhát. 
+ Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa
- Lắng nghe
- HS trao đổi nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp
+ Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn. 
+ Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó. 
- HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm. 
- HS lấy VD về dùng câu hỏi vào mục đích khác.
Lắng nghe
Viết đại chỉ nhà ở
3. Hoạt động luyện tập, thực hành (18p)
Bài 1: Các câu hỏi sau đây dùng làm gì?
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau. Trong khi nói, viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt cho lời nói, câu văn bản thêm hay và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn. 
Bài 2: Đặt câu phù hợp với các tình huống 
- Nhận xét, kết luận đáp án đúng.
- Lưu ý cách đặt câu phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bài 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi. 
- Nhận xét, kết luận đáp án đúng.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 bày tỏ mong muốn.
4. HĐ vận dụng (2p)
- Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đ/a:
- Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để yêu cầu con nín khóc. 
Câu b: Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách. 
Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống. 
Câu d: Câu hỏi bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ. 
- Lắng nghe
- Thực hiện theo nhóm 4 – Chia sẻ lớp
Đ/a:
a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?
c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?
d) Chơi diều cũng thích chứ?
- Cá nhân – Chia sẻ lớp
Đ/a:
a) Tỏ thái độ khen, chê: 
- Con mèo nhà em hay ăn vụng. Em mắng nó: 
 “Sao mày hư thế?”
- Tối qua, bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá, kêu lên: “Sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa”. 
b) Khẳng định, phủ định: 
- Một bạn chỉ thích học tiếng Pháp. Em nói với bạn: “Tiếng Anh cũng hay chứ?”
- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: “Tiếng Anh thì hay gì?”
c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn. 
- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em dang chăm chú học bài. Em bảo: 
 “Em ra ngoài cho chị học bài được không?”
- Sử dụng câu hỏi vào các mục đích khác trong giao tiếp hàng ngày để thể hiện phép lịch sự.
- Tạo đoạn hội thoại giữa em và các bạn. Trong đoạn có sử dụng các câu hỏi vào mục đích khác.
TOÁN
Tiết 73: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Biết cách chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số.
- Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). Vận dụng giải các bài tập liên quan
- Rèn tính tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học, góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 3a
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Được biết về phép chia cho số có 2 CS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Slide minh họa bài học
- HS: Vở BT, bút, sgk 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu (3p)
- GV giới thiệu bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
HS hát
2. Hoạt động hình thành kiến thức (15p)
a. Phép chia 8 192: 64 
- GV ghi lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. GV theo dõi giúp đỡ. 
+ Phép chia 8192: 64 là phép chia hết hay phép chia có dư? 
b. GV ghi lên bảng phép chia: 
1 154: 62 = ?
- Gọi HS thực hiện. GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ HS
+ Phép chia 1 154: 62 là phép chia hết hay phép chia có dư?
+ Trong phép chia có dư chúng cần chú ý điều gì? 
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 cách ước lượng thương
- Cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
 8192 64 
 64 128
 179
 128
 512
 512
 0
+ Là phép chia hết. 
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
 1154 62
 62 18 
 534
 496
 38
+ Là phép chia có số dư bằng 38. 
+ Số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
3. HĐ luyện tập, thực hành (18p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính chia cho số có hai chữ số. 
* Lưu ý trợ giúp hs M1+M2
Bài 3a: HSNK có thể hoàn thành cả bài. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- Củng cố cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 ghi nhớ cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 2: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động vận dụng (2p)
- Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp
Đáp án:
 4674 82 2488 35
 410 57 245 71
 574 38
 574 35
 0 3
 5781 47 
 47 123 
 108 
 94 
 141 
 141 
 0 
- Làm cá nhân – Chia sẻ lớp
a) 75 x X = 1800 b) 1855 : X = 35 
 X = 1800: 75 X = 1855 : 35 
 X = 24 X = 53 
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài giải
Ta có: 3500 : 12 = 291 (dư 8)
Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và còn thừa 8 cái bút chì.
 Đ/s: 291 tá, thừa 8 bút chì
- Ghi nhớ cách đặt tính, cách ước lượng thương
* Bài tập PTNL HS: (M3+M4)
1. Tính giá trị của biểu thức sau:
1653 : 57 x 402 = 3196 : 68 x 27 =
2. Một tổ có 23 công nhân làm việc trong 24 ngày may được 8280 chiếc áo. Hỏi mỗi ngày mỗi công nhân may được bao nhiêu chiếc áo? Biết năng suất làm việc của mọi người như nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoi_4_tuan_13_nam_hoc_2021_2022.docx