Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

Tiết 16: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Mục tiêu chung:

- Hiểu một số từ ngữ trong bài: giày ba ta, vận động, cột,.

- Hiểu nội dung: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng (trả lời được các câu hỏi trong SGK); Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng hợp nội dung hồi tưởng).

- Rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm. Góp phần phát triển các năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

* Mục tiêu riêng cho HS Long:

- HS đọc được một câu trong bài: “ Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi ”

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Slide tranh minh họa SGK,silde minh họa, video bài hát.

 

docx 71 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 8
Ngày soạn: 22/10/2021
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021
TẬP ĐỌC
Tiết 16: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Mục tiêu chung:
- Hiểu một số từ ngữ trong bài: giày ba ta, vận động, cột,...
- Hiểu nội dung: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng (trả lời được các câu hỏi trong SGK); Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng hợp nội dung hồi tưởng).
- Rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm. Góp phần phát triển các năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- HS đọc được một câu trong bài: “ Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Slide tranh minh họa SGK,silde minh họa, video bài hát.
 - HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (3p)
* Khởi động
- Lớp hát bài “ Bay cao tiếng hát ước mơ”
* Kết nối
-Gọi 1 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” và trả lời các câu hỏi trong bài
+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ? Vì sao?
+ Nêu ý chính của bài thơ. 
-GV nhận xét, tuyên dương, kết nối giới thiệu tên bài.
-Cả lớp hát
-Lớp phó học tập lên điều hành
+ HS nêu theo suy nghĩ của bản thân.
+ Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ về 1 thế giới hoà bình, không có chiến tranh
-HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở
HS hát
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Luyện đọc: (8-10p) 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
+ Em hiểu lang thang có nghĩa như thế nào?(là không có nhà ở, người nuôi dưỡng, sống tạm bợ trên đường phố) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Ngày còn bé đến các bạn tôi. 
+ Đoạn 2: Sau này  đến nhảy tưng tưng.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (hàng khuy, run run, ngọ nguậy, nhảy tưng tưng,...)
 - Luyện đọc từ khó: đọc mẫu, cá nhân, lớp.
- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài 
HS đọc một câu trong bài.
 “ Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn”
*Tìm hiểu bài: (8-10p)
- Phát phiếu giao việc cho từng nhóm:
+ Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai?
+ Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì?
+ Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
+ Ước mơ của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Khi làm công tác Đội, chị phụ trách đưôc phân công làm nhiệm vụ gì?
+ Vì sao chị biết ước mơ của một cậu bé lang thang?
+ Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp?
+ Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó?
+ Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV ghi nội dung lên bảng
- HS trong nhóm lớn tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi vào phiếu giao việc
- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
+ Nhân vật tôi trong đoạn văn là chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong
+ Chị mơ ước có 1 đôi giày ba ta màu xanh nước biển như của anh họ chị. 
+ Những câu văn: Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân ôm sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt qua
+ Ước mơ của chị phụ trách Đội ngày ấy không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đội giày thì bước đi sẽ nhẹ nhàng hơn và các bạn sẽ nhìn thèm muốn. 
* Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh. 
+ Chị được giao nhiệm vụ phải vận động Lái, một cậu bé lang thang đi học. 
+ Vì chị đã đi theo Lái khắp các đường phố. 
+ Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp. 
+Vì Lái cũng có ước mơ giống hệt chị ngày nhỏ: cũng ao ước có một đôi giày ba ta màu xanh
+Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột 2 chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng, . 
* Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày. 
 Ý nghĩa: Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được chị phụ trách tặng đôi giày mới trong ngày đầu tiên đến lớp. 
- HS ghi lại nội dung
HS lắng nghe
3. Hoạt động thực hành, luyện tập.
 * Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài
- GV nhận xét chung
3. Hoạt động vận dụng (3 phút)
- Em có suy nghĩ gì về chị Tổng phụ trách trong câu chuyện?
- Liên hệ, giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.
- 1 HS nêu lại: giọng kể chậm rãi
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm đoạn 2
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
HS lắng nghe
TOÁN
TIẾT 38: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Củng cố cách giải bài toán Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Thực hiện giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Rèn tính tích cực, tự giác, ý thức trình bày bài sạch sẽ, khoa học. Phát triển các kĩ năng, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Thực hiện phép tính 23 +42 dưới sự HD của GV
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV: Bảng phụ hoặc phiếu nhóm
 2. HS: sách, vở, thước kẻ, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu (3p)
* Khởi động
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
+ Nêu cách tìm số lớn, số bé trong bài toán tổng-hiệu.
* Kết nối
- GV dẫn vào bài
-HS tham gia chơi
-HS lắng nghe và ghi tên bài
HS chơi
2. Hoạt động thực hành, luyện tập(30p)
Bài 1(a,b): Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV chốt đáp án.
- GV củng cố các bước giải...
Bài 2:
 - GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự làm bài. 
- Nhận xét, đánh giá một số bài
 Bài giải
Ta có sơ đồ:
8 tuổi
36 tuổi
 ? tuổi
Chị
Em
 ? tuổi
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần).
- GV chốt đáp án.
Bài giải
Ta có sơ đồ:
 ? SP
P. xưởng 1 
P. xưởng 2	 
 ? SP
- Chốt lại cách giải dạng toán này
Bài 3 +bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. Hoạt động vận dụng (3p)
- Ghi nhớ cách tìm số lớn, số bé
- VN tìm và giải các bài tập cùng dạng 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đ/a:
a. Số lớn là: (24 + 6): 2 = 15
 Số bé là: 15 – 6 = 9
 b. Số lớn là: (60 + 12): 2 = 36
 Số bé là: 36 – 12 = 24
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài giải
Tuổi của em là:
(36 - 8 ) : 2 = 14 ( tuổi
Tuổi của chị là:
14 + 8 = 22 (tuổi )
 Đáp số : em : 14 tuổi
 chị : 22 tuổi
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài giải
Phân xưởng I đã sản xuất:
(1200 - 120): 2 = 540 ( sản phẩm)
Phân xưởng II đã sản xuất:
540 + 120 = 660( sản phẩm)
1200
SP
 Đáp số: PX1: 540 sản phẩm
 120sp PX2: 660 sản phẩm
- HS làm bài vào vở Tự học
- TBHT kiểm tra, chữa bài theo nhóm
Bài 3: Bài giải
Số sách giáo khoa cho mượn là:
 (65 + 17) : 2 = 41 (quyển)
Số sách đọc thêm là:
 65- 41 = 24 (quyển)
 Đáp số: 41 quyển
 24 quyển
Bài 5: Bài giải
 Đổi 5 tấn 2 tạ thóc = 52 tạ
Thửa ruộng 1 thu được là:
 (52 +8) : 2 = 30 (tạ)= 3000 kg
Thửa ruộng 2 thu được là:
 52- 30 = 22 (tạ) = 2200 kg
 Đáp số: 3000 kg
 2200 kg
Hs nêu lại cách tìm số lớn, số bé.
-HS nghe và thực hiện
- Thực hiện phép tính 23 +42 dưới sự HD của GV 
KỂ CHUYỆN
TIẾT 8: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Hiểu câu chuyện mình kể và nêu được nội dung chính của câu chuyện.
- Dựa vào gợi ý (SGK), chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí; Có ước mơ đẹp và nỗ lực để thực hiện ước mơ của mình. Phê phán những ước mơ viển vông, phi lí.
- Rèn tính tự giác, tích cực. Phát triển các năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Được nghe các bạn kể chuyện và nhớ tên câu chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Một số truyện viết ước mơ.
- HS: Truyện đọc 4, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu:(5p)
- Kể lại câu chuyện: Điều ước dưới trăng.
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Lớp phó học tập điều hành lớp kể chuyện và trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết sống đẹp, biết hi sinh cho người khác rồi chúng ta sẽ được đền đáp xứng đáng
Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
*, Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện:(8P)
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
- GV hướng dẫn TBHT giúp cả lớp tìm hiểu đề bài:
+ Thế nào là ước mơ đẹp?
+ Thế nào là những ước mơ viển vông, phi lí?
+ Hãy nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị để kể.
- GV khuyến khích HS kể các câu chuyện mình đọc được ngoài SGK
- Gạch chân dưới các từ quan trọng.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí
- Nối tiếp đọc Gợi ý (SGK)
+Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc 
+ Ước mơ chinh phục thiên nhiên
+ Ước mơ thể hiện sự tham lam lam vô đáy
+ Ước mơ không phải làm việc mà vẫn được hưởng thụ,...
- HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện và nhân vật trong truyện mình sẽ kể.
Lắng nghe
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:(10p)
* Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- Gv đưa bảng nêu tiêu chí đánh giá:
+ Nội dung đúng: đạt 4 sao
+ Kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ khi kể: 4 sao
+ Nêu được ý nghĩa: 1 sao
+ Trả lời được câu hỏi của bạn:1 sao.
 Tổng đạt 10 sao
- TBHT điều khiển lớp đánh giá theo bảng đánh  ... n đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL khoa học.
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Biết khi bị bệnh cần ăn uống hợp lý
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Slide các hình minh hoạ trang 34, 35 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 + Bảng lớp ghi sẵn các câu thảo luận.
 + Phiếu ghi sẵn các tình huống.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: Một gói dung dịch ô- rê- dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu (5p)
* Khởi động: Lớp hát 1 bài.
* Kết nối:
+ Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh?
+ Khi bị bệnh cần phải làm gì?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
Cả lớp hát
+Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu; khi bị bệnh có thể có những dấu hiệu
+ Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ
Hát 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30p)
HĐ1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh. 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 34, 35 /SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
+ Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?
+ Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao?
+ Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
+ Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào?
+ Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. 
- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. 
HĐ2: Thực hành pha dung dịch Ô- rê- dôn và chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối 
Bước 1: 
 - Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 35 / SGK
- GV gọi 2 HS: một HS đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám và một HS đọc câu trả lời của bác sĩ. 
+ Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn. 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị. 
- Yêu cầu HS thực hành:
+ Đối với nhóm pha dung dịch ô- rê- dôn, cần đọc kĩ hướng dẫn cách pha trên gói và làm theo hướng dẫn. 
+ Đối với nhóm chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn ở hình 7 và làm theo hướng dẫn (không yêu cầu nấu cháo)
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- GV nhận xét, khen các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát. 
 * GV: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô- rê- dôn để chống mất nước. 
Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. 
 - GV tiến hành cho HS thi đóng vai. 
 - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. 
 - Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai. 
 - GV gọi các nhóm lên thi diễn. 
 - GV nhận xét khen cho nhóm diễn tốt nhất. 
3. Hoạt động vận dụng(3p)
- Kể tên một số thức ăn phù hợp tốt cho người bị bệnh?
- Nêu cách chế biến một món ăn ngon cho người bị bệnh.
- VN thực hành nấu cháo
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- TBHT điều hành hoạt động báo cáo.
+ Thức ăn có chứa nhiều chất như: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành. 
+Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn. 
+ Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày. 
+ Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. 
+Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô- rê- dôn, uống nước cháo muối. 
- 2 HS đọc. 
- HS lắng nghe. 
- 2 HS thực hành theo hướng dẫn của GV
+ Phải cho chấu uống dung dịch ô- rê- dôn hoặc nước cháo muối. 
- HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. 
- 3 đến 6 nhóm lên trình bày. 
- Một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
- Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn. 
- HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp. 
-HS kể tên
- Thực hành nấu cháo tại nhà
HS thực hiện
Kể tên một số món ăn khi bị ốm
Lắng nghe
Lắng nghe
KỂ CHUYỆN
TIẾT 9: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Có ước mơ đẹp và nỗ lực để thực hiện ước mơ của mình; Phê phán những ước mơ viển vông, phi lí; Góp phần bồi dưỡng các năng lực giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Mục tiêu cho HS Long: Hs nghe các bạn kể chuyện
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân. 
- HS: SGK, câu chuyện.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu:(5p)
* Khởi động. Cả lớp hát 1 bài.
* Kết nối:
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
HS hát
2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện:(8P)
Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè em, người thân. 
- GV hướng dẫn TBHT giúp cả lớp tìm hiểu đề bài:
+ Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
a. Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện. 
- Gọi HS đọc gợi ý 2. (các hướng xây dựng cốt truyện và VD)
- GV ghi nhanh 3 hướng xây dựng cốt truyện. 
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp. 
+ Những cố gắng để đạt ước mơ. 
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được. 
+ Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. 
b. Đặt tên cho câu chuyện: 
- Gv gọi HS đọc gợi ý 3. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện. 
* Gv lưu ý HS: Kể chuyện chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em. VD: ở cạnh nhà tôi có một cô chơi đàn rất hay... Kể câu chuyện em trực tiếp tham gia, em phải là nhân vật chính trong câu chuyện). 
- Đọc để bài, gạch chân dưới các từ quan trọng.
Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè em, người thân.
+ Đề bài yêu cầu đây là ước mơ phải có thật. 
+ Nhân vật chính trong truyện là em hoặc bạn bè, người thân. 
- 3 HS đọc thành tiếng gợi ý 2. 
- HS tiếp nối nhau nói đề tài KC và hướng xây dựng cốt truyện của mình
VD: Tôi muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao tôi ước mơ trở thành cô giáo. 
- HS đọc gợi ý 3. 
- HS suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện của mình. 
- Lắng nghe
HS đọc một khổ trong bài.
3 . HĐ Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:(15- 20p)
- Gv đưa bảng nêu tiêu chí đánh giá :
* Kể chuyện theo cặp: 
- GV theo dõi, hướng dẫn góp ý. 
*Thi KC trước lớp: 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS, tên truyện, ước mơ trong truyện. 
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước. 
- Nhận xét từng HS, khen/ động viên.
-Tuyên dương Hs thi kể hay.
- GV nhận xét, đánh giá, liên hệ giáo dục về ước mơ và nỗ lực thực hiện ước mơ 
4. Hoạt động ứng dụng (3p)
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Trình bày kế hoạch để thực hiện ước mơ của em
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình. 
- HS tham gia kể chuyện. 
- Hỏi và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn.
Hs thực hiện
HS lắng nghe
TOÁN
TIẾT 44: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung 
- Củng cố đặc điểm của 2 đường thẳng song song
- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
- Có ý thức học tập tích cực, tính toán chính xác, góp phần phát triển các kĩ năng Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Đọc được các số tròn chục từ 1000 đến 1400
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: ê- ke, thước.
 - HS: đồ dùng học toán, ê-ke, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu (5p)
* Khởi động. Cả lớp hát 1 bài.
* Kết nối:
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
HS đọc
2. Hình thành kiến thức (15p)
a. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước: 
 - GV nêu các thao tác vẽ
+ Vẽ đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB. 
+ Vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. 
+ Vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ. 
b. Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB?
- GV kết luận: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. 
Cá nhân- Nhóm- Lớp
- HS thực hành vào nháp- 1 HS lên bảng
- Vẽ theo yêu cầu của GV
+ Hai đt AB và CD song song với nhau
- HS nêu lại trình tự các bước vẽ như vừa thực hành
Đọc các số từ 1000 đến 1400
3. Hoạt động thực hành, luyện tập ( 18’)
Bài 1:. 
 - GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài
+Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì?
+ Sau khi đã vẽ được đường thẳng qua M và vuông góc với CD, chúng ta tiếp tục vẽ gì?
- Nhận xét, khen/ động viên.
 Bài 3
 - GV yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình. 
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD. 
- GV nhận xét, khen/ động viên.
Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV chữa, chốt cách vẽ và các cặp cạnh song song
4. Hoạt động vận dụng: 3p
- Ghi nhớ cách vẽ 2 đt song song
a. Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau trong hình vẽ của bài tập 3?
b. Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau trong bài tập 3? 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng CD. 
+ Tiếp tục vẽ đường thẳng song song với CD. 
- HS lên bảng vẽ hình theo hướng dẫn của GV. Lớp làm vào vở.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào vở
 A C
 B E
- Vẽ đường thẳng đi qua B, vuông góc với AB, đường thẳng này song song với AD. 
(Vì theo hình vẽ ta đã có BA vuông góc với AD.) 
- Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là góc vuông. 
HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoi_4_tuan_8_nam_hoc_2021_2022.docx