Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

Tiết 1 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Đọc, viết được các số đến 100 000.

- Biết phân tích cấu tạo số .

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số

3.Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy lập luận logic, NL quan sát,.

4.Phẩm chất

- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: Kết nối (10’)

- GV viết số 83251

 + HS đọc số, nêu rõ chữ số ứng với mỗi hàng

 + HS đọc và phân tích các số: 83001, 80201, 80001.

- HS nêu quan hệ giữa các hàng liền kề (2 -3 em nêu)

- Vài HS nêu các số: tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn

 

docx 37 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 : 
Thời gian thực hiện: Ngày 06/ 09 / 2021 đến ngày 11 /09 / 2021
Thứ 2 ngày 06/09/2021
TOÁN
Tiết 1 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số .
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số
3.Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy lập luận logic, NL quan sát,...
4.Phẩm chất
- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Máy chiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Kết nối (10’)
- GV viết số 83251
 + HS đọc số, nêu rõ chữ số ứng với mỗi hàng
 + HS đọc và phân tích các số: 83001, 80201, 80001.
- HS nêu quan hệ giữa các hàng liền kề (2 -3 em nêu)
- Vài HS nêu các số: tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (25 - 27’)
*Bài 1: Củng cố cách viết số thích hợp vào tia số - 8’
- HS đọc yêu cầu 
- Nêu nhận xét, tìm ra quy luật của dãy số
(GV gợi ý cho HS : Số liền sau hơn số đứng trước nó bao nhiêu đơn vị?)
- HS viết số vào mỗi vạch của tia số.
=> GV chốt lại lời giải đúng: a, 2000; ; 4000; 5000; 6000
 b, 3600; 3700; 3800; 3900; 4000
*Bài 2: Củng cố cách đọc,viết số - 10’
 - HS đọc yêu cầu của bài
 - HS xác định hàng, giá trị của từng hàng
 - HS làm bài (cá nhân) 
 - Một HS chữa bài trên lớp.
 - Cả lớp nhận xét, giáo viên chốt lại lời giải đúng.
*Bài 3 : Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu).-5’
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài và bài mẫu.
- HS tự làm bài cá nhân rồi chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận:
Hoạt động 4: Vận dụng (2’)
- Ghi nhớ nội dung bài học
-GV nhận xét , tổng kết tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:( nếu có)
Nội dung điều chỉnh: BT cần làm (bài 1; 2; 3a-viết được 2 số;
3b-dòng 1)
TẬP ĐỌC
Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
 Nội dung điều chỉnh: Không hỏi ý 2(câu 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,...
- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
4.Năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
3.Phẩm chất
- Giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải.
* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy chiếu
- Bảng phụ ; tranh SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Kết nối (3’)
- HS quan sát tranh chủ điểm - nêu tên chủ điểm và nội dung tranh
- GV giới thiệu chủ điểm và bài đọc qua tranh minh hoạ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Luyện đọc đúng (10)
- HS đọc 
- HS chia đoạn: 4 đoạn 
- HS luyện đọc đoạn : GV cho HS đọc nối tiếp đoạn ( 2 lần )
 + Lần 1: Lưu ý HS phát âm: Nhà Trò, xoè, quãng. 
 + Lần 2: Giúp HS hiểu nghĩa từ khó (HS đọc thầm chú giải). GV có thể giải nghĩa thêm từ: ngắn chùn chùn, thui thủi
- Khởi động theo cặp 
-Thi đọc. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
2. Tìm hiểu bài (11’)
- Một HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 1, đoạn 2 và trả lời câu hỏi 1+2 (SGK)
- GVgiảng các từ: ngắn chùn chùn, đe bắt.
=> ý 1: Chị NhàTrò rất yếu ớt bị bọn Nhện ức hiếp
- HS đọc thầm đoạn 3, 4, trả lời câu hỏi 3 (SGK)
- GV giảng các từ: xoè cả hai càng ra, dắt.
=> ý 2: Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- HS trả lời câu hỏi 4 (SGK)-Tôn trọng ý kiến HS
- HS đọc lại toàn bài,GV nêu yêu cầu giúp HS rút ra nội dung chính.
=> Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Luyện đọc diễn cảm (11’)
- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn 
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3: Dùng bảng phụ
- HS đọc, phát hiện cách ngắt nghỉ
- GV lưu ý nhấn giọng: đánh em, bắt em, vặt chân, vặt cánh, đừng sợ, độc ác, ăn hiếp  
- HS luyện đọc theo cặp .
- HS thi đọc diễn cảm
-Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hoạt động 3 : Vận dụng
- Qua bài đọc giúp các em học được điều gì từ nhân vật Dế Mèn?
- GV nhận xét, tổng kết tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :(nếu có)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức 
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu. Giải được câu đố trong SGK
2. Kĩ năng
- Rèn KN xác định cấu tạo của tiếng 
3. Năng lực
- NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4.Phẩm chất
- Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
- Máy chiếu
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình; Bộ chữ cái ghép tiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
GV kết nối bài học
Hoạt động 2 :Hình thành kiến thức mới 
1.Tìm hiểu phần nhận xét
1. Tìm số tiếng trong câu tục ngữ 
 - HS đọc nối tiếp yêu cầu 1(SGK)- GV viết bảng
- Yêu cầu HS nhận xét số tiếng trong câu tục ngữ.
* GV chốt lại: Hai câu tục ngữ có: 14 tiếng
2. Quy tắc đánh vần
 - HS đọc yêu cầu 2. GV viết yêu cầu lên bảng.
 - HS làm việc (cá nhân): Đánh vần rồi viết vào bảng con. Một số HS nêu trước lớp.
 - GV nhận xét và chốt lại cách đánh vần đúng:(bờ-âu-bâu-huyền-bầu).
3. Xác định các bộ phận tạo thành tiếng
- Cho HS đọc yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng “bầu”
- HS làm việc cá nhân vào vở nháp; Cho HS trình bày. 
 - GV chốt lại: viết lên bảng: Tiếng “bầu” gồm 3 phần : b - âm đầu; âu – vần; Thanh huyền.
4. Phân tích các bộ phận tạo thành tiếng – Rút ra nhận xét 
 - Cho HS đọc yêu cầu 4
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi (mỗi nhóm 2 tiếng)
- Cho HS trình bày. Rút ra kết luận: Tiếng gồm: Âm đầu, vần, thanh. 
 - GV nhận xét và chốt lại : Trong mỗi tiếng, bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - HS thuộc lòng ghi nhớ ngay tại lớp
- Yêu cầu lấy VD về tiếng và phân tích cấu tạo
Tiếng Âm đầu Vần Thanh
Hoạt động 3: Luyện tập,thực hành 
 Bài tập 1: 
Nhiễu nh iêu ~
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1(SGK)
- 1HS làm mẫu trên bảng.
- GV g. việc: Cho HS làm việc theo nhóm 4
- HS nối tiếp lên trình bày kết quả vào bảng:
 * GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: Giải câu đố
- HS đọc yêu cầu. HS làm bài theo nhóm đôi.
- Cho HS trình bày.
 - GV chốt lại: chữ sao
Hoạt động 4 : Vận dụng :
- Ghi nhớ cấu tạo của tiếng
- Tìm các câu đố chữ và viết lời giải đố
- GV nhận xét, tổng kết tiết học . 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (nếu có)
CHÍNH TẢ: Nghe – viết: 
TIẾT 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả theo hình thức đoạn văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả 2a phân biệt l/n. BT 3a giải câu đố
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng.
3.Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4.Năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,....
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	 Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Họat động 1: Khởi động
HS hát một bài, vận động tại chỗ.
GV giới thiệu bài
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức mới
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả một lượt.
- HS đọc thầm lại đoạn văn viết chính tả.
- GV: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? (HS trả lời) 
- GV cho HS viết bảng con các từ ngữ dễ viết sai: cỏ xước, tiếng khóc, nức nở mãi, khoẻ,( GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chưa tốt)
- GV nhắc HS cách trình bày bài và cách viết một số từ khó.
Hoạt động 3: Luyên tập,thực hành 
1. GV đọc cho HS viết chính tả:
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2- 3 lượt.
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. HS soát lại bài.
2.- Chấm chữa bài:
- GV nhận xét từ 5-7 bài.
- GV nêu nhận xét chung. 
3.HD HS làm bài tập
Bài 2b: Điền vào chỗ trống an hay ang.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Giao việc cho HS 
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả
- GV chốt lại lời giải đúng: ngan, dàn, ngang ; bàng, đang, giang, mang đang 
Tổ chức trò chơi: Giải câu đố 
- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi: Chia 2 đội, mỗi đội 2HS
 (Một bên nêu- bên kia giải câu đố)
- HS tham gia trò chơi. Lớp cổ vũ động viên.
- GV chốt lại kết quả đúng: hoa ban. Phân đội thắng thua.
Hoạt động 3:Vận dụng
- Viết 5 tiếng, từ chứa l/n
- GV nhận xét, tổng kết tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:( nếu có)
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 1: 	TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU: 	
 1. Kiến thức
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. 
2. Kĩ năng
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
3. Năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
4.Phẩm chất
- Có thái độ trung thực trong học tập
* GDKNS: KN tự nhận thức về sự trung thực của bản thân trong học tập
 KN bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập
 KN làm chủ bản thân trong học tập
*TT HCM: Khiêm tốn học hỏi
* GT: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- Máy chiếu
- HS: Vở BT Đạo đức, thẻ bày tỏ ý kiến
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- GV giới thiệu môn học, giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
1.Xử lí tình huống (SGK ).
- HS cùng xem tranh và đọc nd tình huống, thảo luận nhóm 2 và đưa ra ý kiến – Chia sẻ lớp về cách giải quyết
Bước 1: HS xem tranh, thảo luận cách giải quyết
Bước 2: Gọi HS đặt tình huống là Long để đưa ra ý kiến
+ Tại sao cần trung thực trong học tập?
+ Hãy nêu một vài biểu hiện khác của trung thực trong học tập
- GV kết luận, tổng kết bài học, giáo dục tư tưởng HCM: Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
- HS đọc nội dung bài học
- HS nêu lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
2.Chọn lựa hành vi đúng
- HS và lựa chọn ý đúng nhất – Chia sẻ trước lớp và giải thíc ... tự như vậy, GV lập thêm vài số có sáu chữ số nữa trên bảng, cho HS lên bảng viết và đọc số.
- GV viết số 356 243, sau đó yêu cầu HS ghi số 100.000, 10.000, 1000, 100, 10, 1 và các chữ số 3, 5, 6, vào các cột tương ứng trên bảng. 
Hoạt động 3:	 Luyện tập, thực hành (20-22’)
*Bài 1: Củng cố kĩ năng phân tích cấu tạo số có 6 chữ số -5’
- GV cho 1 HS phân tích mẫu .
- GV đã hình vẽ như SGK, HS nêu kết quả cần viết vào ô trống 523 453.
- Cả lớp đọc số 523 453.
*Bài 2: Củng cố kĩ năng viết số có 6 chữ số : 7’ 
- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập - GV bao quát lớp.
- Một vài em trình bày kết quả .
- Các em khác và GV nhận xét và thống nhất kết quả.
- GV lưu ý: Để viết số đúng ta phải nắm được giá trị của các chữ số trong từng hàng.
*Bài 3: Củng cố về kĩ năng đọc số : 6’ HS lần lượt đọc các số (cá nhân - cả lớp đọc)
*Bài 4: (HSNK làm cả bài) Củng cố kĩ năng viết số: 5’
GV cho HS viết các số tương ứng vào vở.
- 4 em lên bảng làm bài = > HS và GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
- GV nhấn mạnh: Để viết số đúng ta phải nắm được giá trị của các chữ số trong từng hàng.
Hoạt động 4: Vận dụng (2’) ( 2’) 
- Thực hành đọc, viết các số có 6 chữ số
- GV nhận xét, tổng kết tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:( nếu có)
Nội dung điều chỉnh: Bài tập cần làm (bài 1; 2; 3 ; 4 - a,b)
TOÁN
TIẾT 7: LUYỆN TẬP
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT::
1. Kiến thức
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc, viết các số có 6 chữ số
3. Năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
4. Phẩm chất
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- Máy chiếu
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1:Khởi động
- Trò chơi Truyền điện
+ Nội dung: Đọc viết các số có 6 chữ số
+ TBHT điều hành
- GV nhận xét chung, chuyển ý vào bài mới 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (32’)
Bài 1: Rèn kĩ năng viết số theo mẫu (8’)
- GV treo bảng phụ, cả lớp suy nghĩ, nêu miệng kết quả, 2 HS điền kết quả vào bảng.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Rèn kĩ năng đọc số (10’)
HS xác định yêu cầu của bài .
HS đọc số theo nhóm đôi.
Gọi 1 HS đọc trước lớp và xác định hàng tương ứng với chữ số 5 của từng số.
 2453 65243 762543 53620
 5 chục 5 nghìn 5 trăm 5 chục nghìn
Bài 3: (HSNK hoàn thành cả bài): Rèn kĩ năng viết số (8’)
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS viết trên bảng nhóm
- HS nhận xét 
=>GV theo dõi, kết luận: 4300 ; 24316 ; 24301 ; 180715 ; 307421 ; 999999
Bài 4: (HSNK hoàn thành cả bài): Rèn kĩ năng viết số thích hợp vào chỗ trống( 6’ )
- HS nhận xét quy luật, viết tiếp các số trong từng dãy số.
- HS viết vào vở.
- 1số HS trình KQ: a) 300000 ; 400000 ; 500000 ; 600000 ; 700000
 .............................................................
 e) 456784 ; 456785 ; 456786 ; 456787 ; 456788.
Hoạt động 4 : Vận dụng: 
- VN tiếp tục đọc và viết các số có 6 chữ số
 - GV nhận xét, tổng kết tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ( nếu có)
Nội dung điều chỉnh: Bài tập cần làm (bài 1; bài 2; bài 3-a,b,c; bài 4-a,b)
TẬP ĐỌC
TIẾT 3 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- HS hiểu được ND: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật Dế Mèn.
3. Năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- GD HS tinh thần dũng cảm bảo vệ lẽ phải, bênh vực kẻ yếu
* KỸ NĂNG SỐNG ;
- Thể hiện sự thông cảm.
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức về bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động (4 – 5’)
Củng cố kĩ năng đọc diễn cảm bài : Mẹ ốm 
- 1 HS đọc phần một của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, nêu ý nghĩa truyện
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (11’)
1. Luyện đọc đúng
- Một HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm SGK.
+ HS chia đoạn. 
Đoạn1: Bốn dòng đầu
Đoạn 2: Từ “Tôi cất tiếng....chày giã gạo”
Đoạn 3: phần còn lại
+ HS đọc nối tiếp đoạn (cá nhân) – 2 lần.
+ Lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc câu hỏi, câu cảm trong bài.
+ Lần 2: Giúp HS hiểu từ ngữ mới: chóp bu, nặc nô ( HS đọc chú giải, đặt câu với từ “chóp bu”)
- HS luyện đọc theo cặp – Thi đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài (11-12’)
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
- 1 HS đọc 4 câu hỏi
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Trận địa mai phục của bạn nhện đáng sợ như thế nào?
+ Chúng giăng trận địa như vậy để làm gì?
=> Nội dung đoạn 1?
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
+ Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?
+ Bọn Nhện sau đó đã hành động như thế nào?
=> Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì?
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào?
=> Nêu nội dung chính của đoạn?
+ Em thấy có thể tặng Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu Sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?
+ Nêu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực kẻ yếu.
- HS ghi lại ý nghĩa của bài
Hoạt động3: Luyện tập, thực hành
 - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay
- GV nhận xét, đánh giá chung
Hoạt động 4 : Vận dụng, trải nghiệm : (1-2’)
+ Em học được điều gì từ Dế Mèn?
- GV giáo dục HS học tập thái độ bảo vệ lẽ phải, bảo vệ kẻ yếu của Dế Mèn
- VN tìm đọc tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài
- GV nhận xét, tổng kết tiết học. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (nếu có)
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức 
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, ) nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3).
2. Kĩ năng
- HS biết vận dụng từ ngữ trong đặt câu, viết câu
3. Năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1:Khởi động
 Củng cố về cấu tạo của tiếng (4’)
2 HS viết bảng, cả lớp viết vào vở những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: có 1 âm, có 2 âm.
GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
 Hướng dẫn HS làm bài tập (34 – 35’)
Bài 1: Tìm các từ ngữ: Nhóm 6- Lớp
- Hs nêu yêu cầu bài.
- Hs thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu bài tập – Chia sẻ trước lớp
Thể hiện lòng nhân hậu...
Trái nghĩa với Nhân hậu hoặc...
Thể hiện tinh thần đùm bọc...
Trái nghĩa với Đùm bọc hoặc...
Lòng thương người, nhân ái, nhân đức,...
Độc ác, tàn ác, tàn bạo, hung tàn,...
Cưu mang, che chở, đỡ đần,...
ức hiếp, hiếp đáp, bắt nạt, doạ nạt,...
- Chữa bài, nhận xét, yêu cầu HS đặt câu hoặc giải nghĩa một trong các từ mà các em tìm được
Bài 2: Cho các từ sau: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại,...Hãy cho biết.
+ Giải nghĩa từ.
+ Sắp xếp các từ vào nhóm cho phù hợp.
- HS cùng giải nghĩa từ
- Hs làm bài nhóm 2 vào phiếu BT cá nhân.
"nhân" có nghĩa là người.
"nhân" có nghĩa là lòng thương người
Nhân dân, nhân loại, công nhân, nhân tài.
Nhân hậu, nhân đức, nhân ái, nhân từ.
- Gv nhận xét, chữa bài.
+ Yêu cầu tìm thêm các từ có chứa tiếng "nhân" khác và cho biết nghĩa của tiếng trong từ.
- HS nối tiếp nêu: nhân đạo, ân nhân, nhân vô thập toàn, quý nhân, nhân văn,...
Bài 3: Đặt câu với một từ ở bài tập 2 (8’)
- HS (làm bài cá nhân) : đặt câu vào VBT
- HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
- GV theo dõi kết luận đúng/ sữa sai.
 Hoạt động 4 : Vận dụng: 
- Ghi nhớ các từ ngữ được mở rộng 
- GV nhận xét, tổng kết tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (nếu có)
 Nội dung điều chỉnh: BT cần làm(bài 1; 2; 3)
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 3: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật, nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Biết dựa và tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện
3. Năng lực :
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
4. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác làm việc 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động 1: . Khởi động:(5p)
 - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Tính cách nhân vật trong truyện được thể hiện qua điều gì?
- GV kết nối - dẫn vào bài mới
Hoạt động 2:Hình thành kién thức mới
1.Tìm hiểu phần nhận xét
- Đọc chuyện "Bài văn bị điểm không" và yêu cầu 1.
- Tổ chức cho hs đọc bài cá nhân.
- Hs đọc bài cá nhân.
- Đọc diễn cảm bài văn.
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm 4 yêu cầu 2 ; 3.
+ Ghi vắn tắt hành động và ý nghĩa của hành động
- Nhóm 4 hs làm bài. Đại diện nhóm nêu kết quả.
Hành đông của cậu bé
Ý nghĩa của hành đông 
Giờ làm bài: nộp giấy trắng
Cậu bé trung thực...
Giờ trả bài: làm thinh khi cô hỏi
Cậu rất buồn....
Lúc ra về: cúi đầu, khóc
Tâm trạng buồn vì nhớ ba
+ Các hành động kể theo thứ tự nào?
+ Thứ tự kể hành động : hành động xảy ra trước kể trước, hành động xảy ra sau kể sau.
b. Ghi nhớ:
- GV chốt lại nội dung
- 2 HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3 : Thực hành
- Điền tên Sẻ và Chích vào chỗ trống.
- Hs đọc đề bài.
- Hs trao đổi theo cặp, điền tên chim sẻ, chim chích; sắp xếp các hành động phù hợp với từng nhân vật
- Sắp xếp các hành động đã cho thành một nhân vật.
- Kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại theo dàn ý.
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 
+ Cần phải biết quan tâm, chia sẻ với những người bạn
 Hoạt động 4 : Vận dụng : 
- Kể lại câu chuyện Sẻ và Chích cho người thân nghe
- Sưu tầm và kể các câu chuyện về tình bạn 
 - GV nhận xét, tổng kết tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2021_2022.docx