TOÁN
TIẾT 8 : HÀNG VÀ LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn
- Biết giá trị của các chữ số theo vị trí của từng số đó trong mỗi số .
- Biết viết số thành tổng theo hàng.
2. Kĩ năng
- Vận dụng làm được các bài tập liên quan
3. Năng lực :
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
4. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: khởi động
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
- GV dẫn vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn
- GV nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
+ Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị;
+ Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
- GV đưa ra bảng phụ đã kẻ sẵn, lần lượt viết các số : 321 ; 654000 ; 654321 ; vào cột “số”.
TUẦN 2 : Thời gian thực hiện: Ngày 13/ 09 / 2021 đến ngày 18 /09 / 2021 Thứ 2 ngày 13/09/2021 TOÁN TIẾT 8 : HÀNG VÀ LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn - Biết giá trị của các chữ số theo vị trí của từng số đó trong mỗi số . - Biết viết số thành tổng theo hàng. 2. Kĩ năng - Vận dụng làm được các bài tập liên quan 3. Năng lực : - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. 4. Phẩm chất - Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Máy chiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: khởi động - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ - GV dẫn vào bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn - GV nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn + Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị; + Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn. - GV đưa ra bảng phụ đã kẻ sẵn, lần lượt viết các số : 321 ; 654000 ; 654321 ; vào cột “số”. - 3 HS lần lượt lên viết từng chữ số vào các cột ghi hàng của mỗi số. - Một số HS xác định mỗi chữ số thuộc hàng nào, lớp nào ? - Chốt lại các hàng và lớp Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Bài 1: Củng cố khái niệm cách viết số 5’ - GV treo bảng ghi BT1, HS quan sát và đọc thầm. - 1 số HS nêu miệng kết quả ; 1-2 HS điền trên bảng. - Gv chốt: Để viết đúng các số ta phân các chữ số theo lớp, theo hàng. Bài 2: Củng cố khái niệm đọc số và cho biết giá trị của chữ số 7’ a) HS đọc nối tiếp các số và nêu chữ số 3 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào. b) 1 HS đọc các số trong bảng, xác định giá trị của chữ số 7 và ghi vào bảng: Lớp nhận xét, chữa bài. =>KL: Để viết đúng giá trị của chữ số 7 ta xem chữ số 7 thuộc hàng nào trong từng số đó. Bài 3: Củng cố khái niệm cách viết số thành tổng: 7’ - HS xác định yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân vào vở theo mẫu: 503060 = 500000 + 3000 + 60 - 3 HS lên bảng làm bài => GVvà HS nhận xét, chữa bài. =>KL: Để viết các số thành tổng ta xác định mỗics trong số đó thuộc hàng nào. Bài 4+ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - HS làm cá nhân vào vở Tự học – Báo cáo kết quả Hoạt động 4 : Vận dụng: - Ghi nhớ các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn - GV nhận xét, tổng kết tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (nếu có) Nội dung điều chỉnh: BT cần làm (bài 1; bài 2-làm 3 số; bài3) TẬP ĐỌC TIẾT 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối). 2. Kĩ năng - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn khổ thơ với giọng tự hào, tình cảm. 3. Năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 4. Phẩm chất - Biết trân trọng, yêu quý và có ý thức giữ gìn các câu chuyện cổ của nước ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Khởi động - 3 HS đọc nối tiếp bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” và nêu nội dung bài. - GV nhận xét đánh giá. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1. Luyện đọc đúng - 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: 5 đoạn ( 4 đoạn đầu mỗi đoạn 4 dòng; đoạn5: 2 dòng cuối) - 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn: 2lần + Lần 1: GVgiúp HS phát âm tiếng khó: truyện cổ, Tuyệt vời, sâu xa. + Lần 2: GV giúp HS ngắt nhịp một số câu thơ; hiểu nghĩa từ mới: độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang.(HS đọc thầm chú giải và nêu nghĩa từ) + HS đọc trong nhóm ( nhóm đôi ). Thi đọc. + Giáo viên đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm của tác giả. 2.Tìm hiểu bài - GV phát phiếu học tập cho từng nhóm - HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: + Vì sao tác giải yêu truyện cổ nước nhà ? + Em hiểu câu thơ : Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” như thế nào? * Nhận mặt: Giúp con cháu nhận ra tuyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc của ông cha từ bao đời nay + Bài thơ gợi cho em nhớ tới truyện cổ nào, Chi tiết nào cho em biết điều đó ? + Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện đó ? + Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ? Nêu ý nghĩa của truyện đó ? + Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? + Qua bài thơ trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? * Nội dung: Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta: nhân hậu, độ lượng, công bằng. - HS ghi lại nội dung bài * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài Hoạt động 3:Luyện tập, thực hành + Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài - Yêu cầu các nhóm tự chọn đoạn đọc diễn cảm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - Học thuộc lòng bài thơ - GV nhận xét chung Hoạt động 4 : Vận dụng, trải nghiệm: - Em học được điều gì qua các câu chuyện cổ? - Sưu tầm và kể lại một vài câu chuyên cổ tích Việt Nam mà em thích - GV nhận xét, tổng kết tiết học.. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (nếu có) LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 4: DẤU HAI CHẤM I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ). 2. Kĩ năng - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2). 3. Năng lực - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo 4. Phẩm chất - Tích cực, tự giác học bài * GDĐĐHCM : Bác Hồ là tấm gương cao đẹp, trọn đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Khởi động Củng cố về mở rộng vốn từ: Nhân hậu - đoàn kết - 1 HS lên bảng làm bài tập 2 (tiết trước) - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2:Hình thành kiến thức mới 1.Tìm hiểu phần nhận xét - 3 HS đọc nối tiếp 3 yêu cầu bài tập 1. - HS đọc lần lượt trong câu văn, thơ và nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó. - HS làm việc cá nhân, trả lời miệng trước lớp. - GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng: Câu a: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Câu b: Dấu hai chấm của Dế Mèn. Câu c: Dấu hai chấm lời giải thích rõ những điều lạ. - HD HS rút ra ghi nhớ:Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là gì? - HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành - HS làm bài 1- 2 trong SGK: Bài tập 1: Trong các câu sau mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì? - HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập ở bảng phụ. - HS làm vào vở bài tập và nêu miệng trước lớp. - GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng: a) Dấu hai chấm thứ nhất, thứ hai có tác dụng dẫn lời nhân vật. b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Bài tập 2: Viết một đoạn văn theo truyện: Nàng tiên Ốc, trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm. - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc cá nhân. - Học sinh làm vào vở bài tập ô li. - Học sinh đọc đoạn văn của mình - HS và GV nhận xét sửa sai cho học sinh Hoạt động 4 : Vận dụng : - HS nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét chung tiết học. HS nhắc lại nội dung bài IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (nếu có) CHÍNH TẢ: Nghe – viết TIÊT 2: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nghe -viết đúng bài CT; trình bày đúng các hình thức đoạn văn - Làm đúng BT2 phân biệt s/x, ăn/ăng, giải được câu đố BT 3a 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả. 3. Năng lực: - NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 4. Phẩm chât: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:: Hoạt động 1: Khởi động - TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ - GV dẫn vào bài mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1. Khám phá nội dung đoạn viết - GV đọc toàn bài chính tả 1 lần- HS theo dõi - GV hỏi; Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì? 1 – 2 HS trả lời. - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa - GV đọc một số từ khó dễ viết sai cho HS viết: khúc khuỷu, gập ghềnh,Trường Sinh, ki-lô- mét,... Hoạt động 3:Luyện tập , thực hành 1.HS viết bài - GVđọc từng câu, cụm từ (3lần) cho HS viết. - HS soát bài: GV đọc lại 1 lần để HS soát bài - Từng cặp HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau. - GV nhận xét 7-10 bài. - GV nêu nhận xét chung, chữa một số lỗi sai tiêu biểu. 2. HD HS làm BT Bài 2: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn: - HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc thầm lại truyện vui: “Tìm chỗ ngồi”. - HS làm bài vào VBT (dùng bút chì gạch chân những tiếng sai) - GV treo bảng phụ, mời 1 HS lên bảng làm. HS đổi chéo vở cho nhau kiểm tra, chữa bài. - 3 HS đọc lại truyện sau khi đã điền từ hoàn chỉnh. - GV chốt lại thứ tự cần điền: lát sau, rằng, phải chăng, xin bà, băn khoăn, không sao! Bài 3a: Giải câu đố: - HS đọc yêu cầu (2câu đố) - HS làm bài, sử dụng bảng con (Thi giải nhanh,viết đúng chính tả) - HS giơ bảng con. GV chốt lại lời giải đúng: sáo, sao. - Bình chọn bạn nhanh nhất. Hoạt động 4 : Vận dụng: (1 – 2’) - Tìm thêm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x. - GV nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: (nếu có) ĐẠO ĐỨC TIẾT 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS hiểu được tác dụng của trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống 2. Kĩ năng - Đưa ra được các cách xử lí tình huống liên quan đến trung thực trong học tập - Kể được các câu chuyện về trung thực trong học tập 3. Năng lực - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo 4. Phẩm chất - Giáo dục HS trung thực trong học tập và cuộc sống * KỸ NĂNG SỐNG: - Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập. - Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập. - Làm chủ trong học tập. * TT HCM: Khiêm tốn học hỏi *GT: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có tán thành hoặc không tán thành. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: .Khởi động: - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Nêu các biểu hiên của trung thực trong học tập + Vì sao cần trung thực trong học tập? - GV nhận xét, dẫn vào bài mới Hoạt động 2: Thực hành 1.Xử ... triệu 6 chữ số 0 1 chục nghìn 4 chữ số 0 1 tỉ 7 chữ số 0 1 chục triệu 5 chữ số 0 1 trăm nghìn 9 chữ số 0 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Không TOÁN TIẾT 12: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Củng cố cách đọc, viết số đến lớp triệu. 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất: - GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, phiếu học tập III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Hoạt động mở đầu Trò chơi: Hái táo - Gọi HS lên hái quả táo mình thích, đọc và trả lời câu hỏi sau quả táo: 1) Viết số: Tám trăm linh năm triệu không nghìn không trăm linh sáu (cá nhân). + 3 HS lên hái táo và trả lời. 2) Đọc số: 123 456 789 9 (cá nhân) 3) Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 23698, 46079, 460798, 23998 (Cả lớp làm). + Cả lớp làm bảng con câu 3. - GV nhận xét.. * Bài mới: - Giới thiệu bài: Trong tiết toán này các em sẽ được củng cố đọc số, viết số đến lớp triệu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - Nêu lại hàng và lớp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. + Hàng trăm có mấy chữ số? + Hàng chục triệu có mấy chữ số? + Hàng triệu có mấy chữ số? - GV chọn 1 số bất kì, hỏi về giá trị của một chữ số trong số đó. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. - Gọi HS lên bảng viết số. - GV nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi HS nối tiếp đọc các số đã cho. + 1HS đọc + Làm việc theo cặp (1HS đọc, 1HS khác viết số) + 2 HS viết số. Cả lớp đọc số. - GV kết hợp hỏi về cấu tạo hàng, lớp của số: + Số 8 500 658 gồm mấy triệu, mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? + 1 HS đọc đề bài. + HS nối tiếp, mỗi em đọc 1 số. - GV nhận xét. Số 8 500 658 gồm 8 triệu, 5 trăm nghìn, 6 trăm, 5 chục, 8 đơn vị... Bài 3: - GV đọc từng số. - Cho HS viết vào bảng con, 2 HS lên bảng. - GV nhận xét. - 1HS đọc đề bài. - HS viết. a. 613 000 000 b. 131 405 000 c. 512 326 103 d. 86 004 702 e.800 004 720 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV hỏi: - Trong số 715 638, chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào? hàng nghìn, lớp nghìn. - Vậy giá trị của chữ số 5 trong số 715 638 là bao nhiêu? + 1HS đọc đề bài. + HS lên bảng làm bài. - GV: Là 5000. - Giá trị của chữ số 5 trong số 571 638 là bao nhiêu? Vì sao? - Giá trị của chữ số 5 trong số 836 571 là bao nhiêu? Vì sao? - Gọi 1 số HS nêu miệng kết quả. - GV: Nhận xét. Chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn nên có giá trị là 5000. Chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn nên có giá trị là 500 000. Chữ số 5 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị nên có giá trị là 500. - GV nhận xét – Tuyên dương IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Không TẬP ĐỌC TUẦN 7 : MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghi đại phu,.... - Hiểu ND bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK) 2. Kĩ năng - Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. 3. Năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,... 4. Phẩm chất - Giáo dục HS biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực *GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân, tư duy phê phán . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Khởi động - HS cùng hát: Đội ca - GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: 1.Luyện đọc đúng (10 – 11’) - GVgiới thiệu chủ điểm “ Măng mọc thẳng” ;bài học bằng tranh (SGK). - 1HS đọc toàn bài - HS chia đoạn: 3đoạn + Đoạn 1: Từ đầu.... Lý Cao Tông + Đoạn 2: Tiếp đến... Tô Hiến Thành được. + Đoạn 3: Phần còn lại - HS nối tiếp đọc 3 đoạn truyện (2 lượt): + Hết lượt 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm. + Hết lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa từ mới (HS đọc chú giải, HS đặt câu với từ: chính trực) - HS luyện đọc theo cặp. Thi đọc. - GV đọc diễn cảm toàn bài. 2.Tìm hiểu bài (10 – 11’) - HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1 (SGK): => Ý 1: Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua. - HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: ?Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người chăm sóc ông? (Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông) - HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 2 (SGK) - HS rút ý 2. => Ý 2: Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước. - HS trả lời câu hỏi 3 (SGK): Tôn trọng ý kiến từng HS - Gọi 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm và tìm ND chính của bài. => Ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước củaTô Hiến Thành -Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. - HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa * GDKNS: Chúng ta phải có tấm lòng chính trực và phê phán những hành vi vụ lợi, gian dối Hoạt động 3: Luyện tập , thực hành Luyện đọc diễn cảm (9 – 10’) - Gọi 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn của bài. - GV hướng dẫn cách đọc đoạn 3: ''Một hôm, thái hậu..thần xin cử Trần Trung Tá'' - HS luyện đọc trong nhóm. - HS thi luyện đọc phân vai, HS cả lớp nghe và bình chọn nhóm đọc tốt. - GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt. Hoạt động 4 : Vận dụng : (1 – 2’) - HS rút ra bài học cho bản thân. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nều có) LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT6: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết (BT2, BT3, BT4) ; biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu 3.Năng lực : - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL phát hiện và giải quyết vấn đề 4. Phẩm chất - Tích cực, tự giác học bài. Biết sống nhân hậu, đoàn kết * GD BVMT: Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh (biết sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Khởi động (4’) Củng cố về Từ đơn và từ ghép YC HS trả lời: Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Lấy ví dụ. Hoạt động 2: Luyện tập,thực hành: (32-33’) 1.Hệ thống vốn từ *Bài 1: mở rộng vốn từ có tiếng “hiền” ; tiếng “ác” (5’) - HS thảo luận để tìm các từ chứa tiếng “hiền và tiếng ác”. - Vài đại diện đọc kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất kết quả: *Bài 2: rèn kĩ năng xếp các từ đã cho vào 2 nhóm từ :Nhân hậu - đoàn kết - HS thảo luận nhóm (theo bàn) để xếp các từ vào 2 cột: + Nhân hậu hoặc đoàn kết. + Trái nghĩa với nhân hậu, đoàn kết. - 2 HS làm vào bảng nhóm . - HS nhận xét, bổ sung bài trên bảng nhóm. => GV kết luận: Nhân hậu: nhân ái, hiền hậu, phúc hậu Trái nghĩa với nhân hậu: tàn ác, hung ác, độc ác *Bài 3: Tìm hiểu thêm 1 số thành ngữ thuộc chủ điểm ( 6’) - HS đọc thầm yêu cầu. - GV cho cả lớp thi chọn từ ngữ: “đất, cọp, bụt, chị em gái” điền vào ô nhanh vào trống. Trong thời gian 1,5’ ai có kết quả nhanh nhất, đúng sẽ thắng cuộc. *Bài 4: Tập hiểu nghĩa của thành ngữ thuộc chủ điểm (10’) - 1 HS đọc yêu cầu. - GV gợi ý: Để hiểu đúng nghĩa các thành ngữ phải hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng - HS lần lượt phát biểu ý kiến về từng thành ngữ, tục ngữ => Cả lớp nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng: a, Môi hở răng lạnh + Nghĩa đen: Môi và răng là hai bộ phận trong miệng người. Môi che chở, bao bọc bên ngoài răng. Môi hở thì răng lạnh. + Nghĩa bóng: Những người ruột thịt, gần gũi, xóm giềng của nhau phải che chở, đùm bọc nhau. Một người yếu kém hoặc bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng xấu theo. *GDMT : Giáo dục học sinh biết được lòng yêu thương người qua tinh thần đoàn kết. ( HS lấy VD minh hoạ) Hoạt động 4 : Vận dụng : (2’) - Học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong tiết học - GV tổng kết tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có) TẬP LÀM VĂN TIẾT 6 : VIẾT THƯ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhớ) 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thămm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III). 3.Năng lực : - NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo 4. Phẩm chất - Tích cực, tự giác làm bài. * KNS: - Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp. - Tìm kiếm và xử lí thông tin - Tư duy sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Khởi động (4’) Củng cố KT ở bài học trước - GV kiểm tra 1 HS làm bài tập 3. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: (9-10’) HD HS nắm được nội dung cơ bản của bức thư - 1 HS đọc bài Thư thăm bạn. - HS thảo luận nhóm 3 em (theo bàn) các câu hỏi 1,2,3 trong SGK- GV bao quát lớp, có thể gợi ý HS: +? Bạn Lương viết thư thăm ai? +? Mục đích Viết thư để làm gì? - Vài đại diện trình bày kết quả- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV:? Một bức thư thường có mở đầu và kết thúc như thế nào? HS trả lời GV:? Một bức thư thường có mấy phần? Nội dung từng phần cần viết gì? Vài HS trả lời. - 1- 2HS đọc nội dung ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập (24-25’) - GV treo bảng phụ đã chép sẵn đề bài - 1 HS đọc đề. - GV đặt một số câu hỏi gợi ý:? Đề bài yêu cầu viết thư cho ai? Mục đích viết thư để làm gì?để giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề bài. - GV gạch chân các từ quan trọng: một bạn trường khác, thăm hỏi, kể tình hình lớp, trường - HS thực hành viết thư. + HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư. + 1- 2em dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thư - GV nhận xét. + HS viết vào vở bài tập- GV bao quát lớp. + 1- 2 HS đọc lá thư - GV chấm chữa một số bài. - GV đọc 1- 2 bài viết khá cho cả lớp rút kinh nghiệm. Hoạt động 4 : Vận dụng : (2’) - VN tiếp tục hoàn thiện lá thư - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà hoàn chỉnh bức thư. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nều có)
Tài liệu đính kèm: