I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội
dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
Tự nhận thức.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận nhóm.
IV. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Tuần 20 ` Thứ 2 ngày 16 tháng 1 năm 2012 Tập đọc: Bốn anh tài (Phần 2) I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện. - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài: Tự nhận thức. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận nhóm. IV. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. V.Hoạt động dạy - học : A. Bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Nêu nội dung chính của bài thơ. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc: - Chia đoạn (2 đoạn), gọi HS luyện đọc đoạn. - Cho HS luyện đọc: lè lưỡi, núc nác. - Gv hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ đúng chỗ. Hiểu các từ được chú giải ở SGK: núc nác, núng thế. - Luyện đọc nhóm (cặp) - Gọi 1 nhóm HS đọc lại bài. - GVđọc mẫu. 3 . Tìm hiểu bài. ? Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ? ? Yêu tinh về, bà cụ đã làm gì? - Giảng: đánh hơi. ? Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? - Cho HS làm việc theo cặp: Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh. - Cho HS quan sát tranh. ? Vì sao anh em Cẩu Khây chiến đấu được yêu tinh? ? ý nghĩa của câu chuyện là gì? 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gv hướng dẫn HS giọng đọc phù hợp. - Hướng dẫn và Y/c HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. - Tổ chức cho HS thi đọc. - HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài văn (2-3lần) - Luyện đọc thành tiếng. - HS luyện đọc theo cặp - 2 HS nối tiếp đọc toàn bài. - HS đọc thầm đoạn 1. + Tới nơi anh em Cẩu Khâygặp một bà cụ còn sống sót... + Giục bốn anh em chạy trốn. + Yêu tinh có phép thuật là phun nước như mưa... - HS thuật trong nhóm, 2 HS thuật lại cuộc chiến đấu trước lớp. - HS trao đổi rồi trình bày: Vì họ biết đoàn kết, đồng tâm, hợp lực. + Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. - HS đọc nối tiếp nhau theo 2 đoạn * HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm. 5. Củng cố, dặn dò: ? Theo em, nếu chỉ một mình trong số bốn anh em Cẩu Khây có thắng nổi yêu tinh không? - GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bài. __________________________________________ Toán: Phân số I. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số. II. Chuẩn bị: Mô hình phân số trong bộ đồ dùng học toán.. III. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Yêu cầu HS tính diện tích hình bình hành với a = 20 cm, h = 12cm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. HĐ1. Giới thiệu về phân số: - Hướng dẫn HS quan sát mô hình ( hình tròn ) biểu thị phân số (SGK). ? Hình tròn được chia làm mấy phần bằng nhau? ? Có mấy phần đã được tô màu? Gv nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau. Tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu 5 phần sáu hình tròn. ? Ta đã tô màu mấy phần của hình tròn? * Hướng dẫn HS viết phân số : - Năm phần sáu viết thành ( Viết số 5 trên dấu gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5 ). - Gv chỉ vào phân số cho HS đọc - Ta gọi là phân số. - Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6. * Hướng dẫn HS nhận biết: mẫu số viết dưới gạch ngang, mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0. Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết phần đã tô màu 5 phần ( Tử số là số tự nhiên ). * Gv làm tương tự với 1 số phân số ; ;; - GV đưa ra các hình, cho HS đọc phân số, chỉ ra mẫu số, tử số. HĐ2: Luyện tập. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi lần lượt HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình. Bài 2: GV kẻ sẵn bảng. - HS quan sát mô hình. + Hình tròn được chia làm 6 phần. + Có 5 phần đã được tô màu. - HS nhắc lại. + Năm phần sáu hình tròn. - HS viết: + Năm phần sáu. ( gọi HS nhắc lại ). - HS nhắc lại. - HS nhắc lại. - HS tự nhận biết và viết các phân số. - HS đọc phân số, chỉ ra mẫu số, tử số. - HS tự làm bài. HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình. - HS suy nghĩ và làm bài rồi nêu miệng kết quả. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa của tử số và mẫu số. - Gv nhận xét tiết học. ____________________________________________ Khoa học: Không khí bị ô nhiễm I. Mục tiêu: Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn. II. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Động não (theo nhóm); Quan sát và thảo luận theo nhóm; Kĩ thuật hỏi - trả lời. IV. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: ? Hãy nêu một số cách phòng chống bão mà em biết? - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Khám phá: ? Thế nào là không khí bị ô nhiễm? ? Những nguyên nhân gì có thể làm không khí bị ô nhiễm? 2. HĐ1: Tìm hiểu về không khí sạch và không khí bị ô nhiễm. * Cho HS quan sát các hình 78,79 (SGK). Thảo luận nhóm đôi và nêu những hình thể hiện bầu không khí trong lành, hình thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm. - Gọi đại diện nhóm lên trình bày - Yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí. - Cho HS giải thích vì sao ta biết không khí bẩn - không khí sạch HĐ2: Tìm hiểu về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: những nguyên nhân nào làm nhiễm bẩn không khí? - Gọi hs trình bày - Cho HS liên hệ ở địa phương. => Kết luận các nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm. Nói thêm về tác hại. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. * HS quan sát các hình 78,79 (SGK). Thảo luận và nêu những hình thể hiện bầu không khí trong lành, hình thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm. - Đại diện nhóm lên trình bày: Hình 2: Không khí trong sạch. Hình 1,3,4: Không khí bị ô nhiễm. - Giải thích. - HS làm việc theo nhóm sau đó trình bày. + Không khí bị ô nhiễm là do khí thải của các nhà máy; Khói, khí độc của các phương tiện...; Mùi hôi thối của rác thải; Khói nhóm bếp than,... - 2 HS đọc. 3. Củng cố, dặn dò. ? Không khí bị ô nhiểm có ảnh gì đến sức khoẻ con người chúng ta? ? Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành? - GV nhận xét tiết học. ______________________________________________________ Kĩ thuật: Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa I. Mục tiêu: - Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. - Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản. II. Đồ dùng: Hạt giống, phân hóa học, cuốc, cào....... III, Các hoạt động dạy học : HĐ1. Giới thiệu bài. HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu sử dụng khi gieo trồng rau, hoa ? Hãy nêu tên một số vật liệu cần thiết thường được sử dụng để trồng rau, hoa? ( Hạt giống, phân bón, đất trồng) ? Hãy kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết? ? Phân bón có tác dụng gì đối với cây trồng? ? Có những loại phân bón nào? ? Đất trồng có tác dụng gì đối với cây trồng? - HS trả lời-GV nhận xét bổ sung. HĐ3. Hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa - Yêu cầu HS đọc SGK. Làm việc theo cặp: nêu tên dụng cụ, cách sử dụng từng dụng cụ. - Gọi HS giới thiệu từng dụng cụ. - GV lưu ý HS về vệ sinh, an toàn khi sử dụng các dụng cụ. III. Hoạt động chuyển tiếp: Củng cố bài, nhận xét tiết học. _____________________________________________________________ Thứ 3 ngày 17 tháng 1 năm 2012 Chính tả ( Nghe - viết ): Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp I.Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr / ch. II. Hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra : Gọi HS lên bảng viết: sản sinh, sắp xếp, thân thiết, nhiệt tình. - GV cùng cả lớp nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn chính tả: - Gv đọc toàn bài viết, HS đọc thầm. ? Trước đây bánh xe đạp được làm bằng gì? ( Làm bằng gỗ, nẹp sắt) ? Sự kiện nào làm Đân-lớp nảy sinh ý nghĩ làm lốp xe đạp? ( Ông suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước) - Gv cho luyện viết HS những tiếng dễ viết sai: nẹp sắt, rất xóc, suýt ngã, Đân-lớp, XIX.....; - GV đọc, HS viết bài. * Gv đọc cho HS khảo bài. 3. Chấm bài, chữa lỗi: - Gv chấm bài một số em. Nhận xét bổ sung. Hướng dẫn HS tự chữa lỗi. 4. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2a. Gọi HS đọc yêu cầu. - Gv giải thích cách làm. * HS nêu kết quả - Gv nhận xét bổ sung ghi kết quả đúng ở bảng. - Kiểm tra kết quả của lớp. Nhận xét. Bài 3a. (Hướng dẫn tương tự) Sau khi gọi HS chữa bài, GV nói tính khôi hài của truyện. 5. Củng cố, dặn dò. GV nhận xét tiết học. Dặn HS tập kể lại hai câu chuyện ở BT3. _______________________________________________ Toán: Phân số và phép chia số tự nhiên ( tiếp) I. Mục tiêu : - Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số. - Bước đầu biết so sánh phân số với 1. II. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Yêu cầu HS viết thương dưới dạng phân số: 3 : 4; 2 : 7; 5 : 8 B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2.HĐ1 :Tìm hiểu các ví dụ (SGK). * GVnêu ví dụ 1 (SGK). Giải thích ví dụ. - Cho HS thao tác trên hình. =>Hướng dẫn HS nhận xét: Ăn một quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam . Ăn thêm quả cam nữa tức là ăn thêm 1 phần. Như vậy bạn đã ăn hết quả cam. - Cho HS mô tả hình minh hoạ cho phân số . * GV nêu ví dụ 2, hướng dẫn HS phân tích ví dụ. - Yêu cầu HS tìm cách thực hiện chia 5 quả cam cho 4 người. - HS thảo luận, trình bày cách chia. ? Sau khi chia, phần cam của mỗi người là bao nhiêu? ( quả cam) ? Vậy 5 : 4 bằng bao nhiêu? ( 5 : 4 = ) =>Nhận xét: Kết quả phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể là 1 phân số (5:4 =); quả cam gồm một quả cam và quả cam. Do đó :quả cam nhiều hơn 1 quả cam. Ta viết:>1.(phân số có tử số lớn hơn mẫu số =>phân số đó >1. - Phân số có tử số = mẫu số => phân số đó =1; ta viết =1` Phân số có tử số bé hơn mẫu số phân số đó <1. Ta viết:<1. - Yêu cầu HS nêu lại nhận xét. HĐ2 :Luyện tập: -Hướng dẫn HS làm bài tập 1,3. GV theo dõi chấm chữa bài 3. Hoạt động chuyển tiếp: - Củng cố bài: Yêu cầu HS nêu lại nhận xét về phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1. - GV nhận xét tiết học. _______________________________________________ Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai làm gì? I. Mục tiêu: - Nắm vững kiến thức v ... 3. Củng cố bài: GV hệ thống lại các kiến thức trong bài và những việc nên làm và cách ứng xử trong mọi tình huống. - HS đọc lại phần ghi nhớ (SGK). - Nhận xét tiết học,dặn HS biết kính trọng người lao động. _______________________________________________ Tập đọc: Trống đồng Đông Sơn I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. - Hiểu nội dung: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam. II. Hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ. Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài: Bốn anh tài. Nêu ý nghĩa câu chuyện. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc - Chia đoạn (2 đoạn), gọi HS luyện đọc đoạn. - Cho HS luyện đọc: sắp xếp, hươu nai, vũ công. - Gv hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ đúng chỗ. Hiểu các từ được chú giải ở SGK. - Luyện đọc nhóm (cặp) - Gọi 1 nhóm HS đọc lại bài. - GVđọc mẫu. 3. Tìm hiểu bài. ? Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ? - Giảng: đa dạng. ? Hoa văn trên mặt trống được miêu tả như thế nào ? - Giảng: hình tròn đồng tâm. ? Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ? ? Vì sao nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng ? - Giảng: con người lao động làm chủ, hoà mình với thiên nhiên; con người nhân hậu, con người khát khao cuộc sống ấm no, hạnh phúc. ? Vì sao trống đồng là niềm tự hào của người dân Việt Nam ta? ? Nội dung bài là gì? 4. Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 2 HS đọc lại bài. - GV chọn đoạn luyện đọc: "Nổi bật trên hoa văn trống đồng... mang tính nhân bản sâu sắc" - Tổ chức cho HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm. 5. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bài. - HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài văn (2-3 lần) * HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc toàn bài * HS đọc đoạn 1 + Trống đồng Đông Sơn đa dạng về hình dáng, kích cở phong cách trang trí... + Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa. * Đọc đoạn còn lại + lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương. + Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hoạt động nổi rõ nhất trên hoa văn trống đồng. + Trống đồng là cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa... - HS nêu. - 2 HS đọc bài. - HS luyện đọc theo cặp và thi đọc trước lớp. _____________________________________________________ Âm nhạc: Có giáo viên dạy _________________________________________________________ Thứ 5 ngày 19 tháng 1năm 2012 Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương. I. Mục tiêu: - HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu:“Nét mới ở Vĩnh Sơn ”. - Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới nơi các em sinh sống ( BT2). II. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài: Thu thập, xử lí thông tin; Thể hiện sự tự tin. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Làm việc theo nhóm- chia sẻ thông tin. IV. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài luyện tập giới thiệu địa phương đã học. B. Bài mới: 1. Khám phá: ? Em đa bao giờ kể cho ai nghe về quê hương mình hay chưa? ? Em đã kể những gì về quê hương mình? - Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Cho hs đọc yêu cầu bài tập và lần lượt trả lời các câu hỏi ? Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào? ? Kể lại những nét đổi mới nói trên? Bài 2: Xác định yêu cầu của đề bài : Tìm nội dung cho bài giới thiệu ? Em chọn nét đổi mới nào của địa phương mình? - GV hướng dẫn những đổi mới mà các em có thể giới thiệu: đổi mới về đường sá, nhà cửa, về xây dựng thêm trường lớp; phát triển chăn nuôi; giữ gìn xóm làng sạch đẹp... ? Một bài giới thiệu cần có những phần nào? ? Mỗi phần cần đảm bảo những nội dung gì? - Cho HS làm bài vào vở bài tập - Thi giới thiệu trước lớp. 4. Củng cố, dặn dò: * HS đọc y/c BT1 - Lớp đọc thầm bài văn suy nghĩ và làm bài cá nhân + Nét đổi mới ở Vĩnh Sơn. + Người dân đã biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm, năng suất khá cao; Nghề nuôi cá phát triển;... * HS đọc yêu cầu BT2 - 1 số HS nêu trước lớp. + Cần có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. + Mở bài: Giới thiệu về tên địa phương Thân bài: Nêu nét đổi mới của địa phương. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc đổi mới và những cảm nghĩ của bản thân. - Thực hành viết bài. - Thực hành giới thiệu trong nhóm. - Các nhóm thi giới thiệu trước lớp - Bình chọn người có lời giới thiệu hay nhất. ? Với những nét đổi mới của địa phương như đã nêu, em cần phải làm gì? - GV nhận xét tiết học. _______________________________________________ Toán: Phân số bằng nhau. I. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau. II. Chuẩn bị: Hai phân số như ở SGK. III. Hoạt động dạy - học. A. Bài cũ: Yêu cầu HS nêu một phân số bé hơn 1, một phân số lớn hơn 1 và một phân số bằng 1. Nhận xét về tử số và mẫu số của các phân số đó. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. HĐ1: Nhận biết hai phân số bằng nhau. - GV đưa ra hai băng giấy ( Như hình vẽ -SGK). ? Em có nhận xét gì về hai băng giấy này? - Gv hướng dẫn HS gấp, chia và tô màu 2 băng giấy (SGK). * Nhận xét : ? Làm thế nào để từ phân số , ta có được phân số ? ? Hãy tìm cách để từ phân số ta có được ? => Rút ra tính chất cơ bản của phân số (SGK). - Cho HS đọc lại kết luận. HĐ2: Luyện tập. Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu. - Cho HS tự làm bài. Gv theo dõi. Bài 2: Yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức. ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức 18 : 3 và (18 x 4) : (3 x 4) ? ? Khi ta thực hiện nhân cả số bị chia và số chia của một phép chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không? - Hướng dẫn HS nhận xét với hai biểu thức còn lại. Bài 3: GV hướng dẫn HS làm bài. - HS quan sát 2 băng giấy. + Hai băng giấy bằng nhau. - HS làm theo hướng dẫn của GV. => Rút ra kết luận: = . + Lấy cả tử và mẫu nhân với 2: = =. + Ta chia cả tử số và mẫu số cho 2: = = . - HS đọc lại kết luận. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài. - Chữa bài. - HS làm bài vào vở. a. 18 : 3 = 6 (18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6 b. 81 : 9 = 9 (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9. + 18 : 3 = (18 x 4) : (3 x 4) + ...Thương không thay đổi. - HS làm và chữa bài. 3. Củng cố dặn dò : - HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số. - Nhận xét tiết học, dặn ghi nhớ tính chất này. ____________________________________________ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : Sức khoẻ. I. Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ ( BT3,BT4) II. Hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS đặt câu với từ tài ba. B. Bài mới: 1. Giới thiệu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS thảo luận theo nhóm 4 - Lưu ý: Tìm từ chỉ hoạt động có lợi cho sức khoẻ, chỉ đặc điểm của cơ thể khỏe mạnh. - Gọi HS nêu kết quả - Gv ghi bảng từ đúng. Bài 2: Cho HS đọc yều cầu bài tập - Cho HS thảo luận theo nhóm 2. - Gv lưu ý HS: Tìm từ chỉ các môn thể thao - Gọi 3 HS ở các nhóm thi đua nhau lên bảng viết từ tìm được. Bài 3: Cho HS đọc yều cầu bài tập - Hướng dẫn điền từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu thành ngữ. ? Em hiểu Khoẻ như voi có nghĩa thế nào? ? Nhanh như cắt có nghĩa là gì? - Yêu cầu HS đặt câu với một trong các thành ngữ đó. Bài 4: Giải thích câu tục ngữ. ? Khi nào thì người không ăn không ngủ được? ? Không ăn, không ngủ được thì khổ như thế nào? ? Tiên sống như thế nào? ? Người ăn được ngủ được là người như thế nào? ? Ăn được ngủ được là tiên nghĩa là gì? ? Câu tục ngữ này nói lên điều gì? 3. Củng cố, dặn dò: Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ, thành ngữ đã học. * HS nêu y/c BT1. - Trao đổi và làm bài - Nêu kết quả - HS nêu yêu cầu BT - HS thảo luận làm bài. + bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, chạy, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, bắn súng, bơi, đấu vật, đấu kiếm,... - Lớp nhận xét. Xem nhóm nào viết được nhiều từ đúng nhất * HS nêu y/c BT3: - HS làm bài cá nhân, đọc các câu thành ngữ đã hoàn chỉnh. + ... rất khoẻ mạnh, sung sức. + ... rất nhanh, chỉ một thoáng, một khoảnh khắc, ví như con chim cắt. + Khi bị ốm yếu, già cả. + Lo lắng về bệnh tật, sức khoẻ, lo lắng tiền của để mua thuốc... + ...sống an nhàn, thư thái, muốn gì cũng được. + Người hoàn toàn khoẻ mạnh. + Người có sức khoẻ tốt, sống sung sướng như tiên. +có sức khoẻ thì sống sung sướng như tiên. _________________________________________________ Mú thuaọt Có giáo viên dạy _____________________________________________ Thể dục: Đi chuyển hướng phải, trái. Trò chơi “Lăn bóng ”. I. Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng đi chuyển hướng phải, trái. - Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi Lăn bóng. II. Địa điểm, phương tiện: Gv chuẩn bị còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. 1. Phần mở đầu: - Tập trung HS ra sân, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Cho HS tập một số động tác khởi động. - Chạy nhẹ nhàng một vòng trên sân. 2. Phần cơ bản: a. Ôn đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện thể dục cơ bản. - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Đi đều theo 3 hàng dọc. Lớp trưởng chỉ huy cả lớp luyện tập- Gv quan sát sửa sai. - Ôn đi chuyển hướng phải, trái. + HS luyện tập theo tổ. Tổ trưởng điều khiển tổ của mình luyện tập. + Gv quan sát và sửa sai cho từng tổ. * Các tổ thi đua biểu diễn: (Tập hợp , dóng hàng, đi đều, đi chuyển hướng phải, trái ). - Cả lớp và giáo viên nhận xét. Bầu tổ luyện tập đẹp nhất. b. Tổ chức trò chơi “ Lăn bóng ”. - GV nhắc lại cách chơi. GV trực tiếp điều khiển và nhắc nhở HS chơi. - Các tổ chơi thi đua với nhau. 3. Phần kết thúc: - HS đi theo vòng tròn xung quanh sân tập và hít thở sâu. - Hệ thống lại nội dung bài. - Nhận xét - dặn dò ______________________________________________________ Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011 (Nghổ teỏt aõm lũch) Sinh hoạt lớp : Tổng kết tuần 20 I, Nhận xét , đánh giá các hoạt động của HS trong tuần 20 - HS trong tổ nhận xét ,đánh giá lẫn nhau về các mặt:học tập , nề nếp, vệ sinh,... - Các tổ trưởng báo cáo kết quả của các tổ - Các tổ bình chọn tổ xuất sắc của tổ, lớp II. GV phổ biến và triển khai công tác tuần 21. - Duy trì tốt mọi hoạt động của lớp ; tăng cường học bài cũ; rèn luyện chữ viết - Tiếp tục phụ đạo HS yếu. _______
Tài liệu đính kèm: