Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022

TOÁN

Tiết 44: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức

- Củng cố đặc điểm của 2 đường thẳng song song

2. Kĩ năng

- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).

3. Năng lực

- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề

4. Phẩm chất

- Học tập tích cực, tính toán chính xác

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Ê- ke, thước

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: Khởi động (4’)

- Gọi 2 HS lên bảng vẽ, mỗi HS vẽ 2 đường thẳng song song với nhau.

? Hai đường thẳng song song có cắt nhau không? GV nhận xét, đánh giá

- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( 12’)

 

docx 48 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 : 
Thời gian thực hiện: Ngày 11/ 10 / 2021 đến ngày 16/10 / 2021
Thứ 2 ngày 11/10/2021
TOÁN
Tiết 44: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- Củng cố đặc điểm của 2 đường thẳng song song
2. Kĩ năng
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
3. Năng lực
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
4. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Ê- ke, thước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động (4’)
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ, mỗi HS vẽ 2 đường thẳng song song với nhau.
? Hai đường thẳng song song có cắt nhau không? GV nhận xét, đánh giá
- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( 12’)
1.Khám phá cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước
 - GV thực hiện các bước vẽ như SGK giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS quan sát ( vẽ theo từng trường hợp )
 - Đặt một cạnh vuông góc của ê ke trùng với đường thẳng AB.
 - Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB.
 *Điểm E nằm trên đường thẳng AB.	
 - Tổ chức cho HS thực hành vẽ: Gọi 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp.
 +YC HS vẽ đường thẳng AB bất kì
 +Lấy điểm E trên đường thẳng AB ( hoặc nằm ngoài đường thẳng AB )
 +Dùng ê ke vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB
 - GV giúp đỡ những HS chưa vẽ được hình và nhận xét.
2. Khám phá cách vẽ đường cao của hình tam giác
 - GV vẽ lên bảng tam giác ABC như phần bài học của SGK
 - YC HS đọc tên hình tam giác
 - YC 1 HS lên bảng vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại H của hình tam giác ABC, HS dưới lớp vẽ vào vở nháp.
 - GV nêu: Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góp với cạnh BC, cát cạnh BC tại điểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC.
 - YC HS nhắc lại và vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC.
 ? Một hình tam giác có mấy đường cao? HS trả lời và nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện tập (17’)
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS hoạt động cá nhân, 3 HS lên bảng vẽ
 - HS nhận xét kết quả trên bảng, GV chốt kết quả đúng.
 Bài 3: Gọi 1 HS đọc nội dung, yêu cầu bài toán. 
 - YC HS làm bài tập vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
 HS cả lớp chú ý nhận xét kết quả, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- HS tự làm vào vở Tự học.
 GV chữa, chốt cách vẽ và các cặp cạnh song song
 Hoạt động 4: Trải nghiệm
-HS lấy ví du, kể tên các đồ vật, mô hình có biểu tượng hai đường thẳng song song.
-Tổng kết bài học.
TIẾNG VIỆT:
TẬP ĐỌC
Tiết 14: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1,2, trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch một đoạn kịch ; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên, tươi vui.
3. Năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4.Phẩm chất
- GD học sinh có niềm mơ ước ca đẹp, chính đáng và quyết tâm biến mơ ước thành hiện thực
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
Gọi 3 HS đọc tiếp nối toàn bài Trung thu độc lập, trả lời câu hỏi:? Bài văn nói về điều gì? GV nhận xét.
- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
GV giới thiệu bằng tranh; HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1.Luyện đọc và tìm hiểu màn 1: Trong công xưởng xanh 
a. Luyện đọc
- GV đọc mẫu. 
- YC HS đọc tiếp nối theo đoạn (3 lượt) theo trình tự:
 HS 1: Lời thoại của Tin tin với em bé thứ nhất
 HS 2: Lời thoại của Mi tin và Tin-tin với em bé thứ nhất và em bé thư hai
 HS 3: Lời thoại của em bé thứ 3, em bé thứ 4, em bé thứ 5.
 GV chú ý sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
 - Gọi 1 HS đọc phần chú giải. - Gọi 3 HS đọc bài
b. Tìm hiểu bài
 - YC 1HS quan sát hình minh hoạ và giới thiệu từng nhân vật có mặt trong màn 1.
 - YC HS thảo luận theo cặp các câu hỏi sau:
? Câu chuyện diễn ra ở đâu?
? Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
? Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
? Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
? Theo em sáng chế có nghĩa là gì?
? Con người ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
 - Các cặp thảo luận, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung, GV chốt câu trả lời đúng và ghi bảng.
-> ND màn 1:Những phát minh của các bạn nhỏ thể hiện ước mơ của con người
2.Luyện đọc và tìm hiểu màn 2: Trong khu vườn kì diệu
a. Luyện đọc
 - GV đọc mẫu. - YC HS đọc tiếp nối trong 2 lượt theo trình tự sau:
 HS 1: Lời thoại của Tin-tin với em bé cầm nho
 HS 2: Lời thoại của Tin-tin với em bé cầm táo
 HS 3: Lời thoại của Tin-tin với em bé cầm dưa
b. Tìm hiểu bài
 YC HS quan sát tranh minh hoạ chỉ rõ từng nhân vật và những quả to, lạ trong tranh
 YC HS thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau:
? Câu chuyện diễn ra ở đâu?. 
? Màn 2 cho em biết điều gì?
 HS trình bày câu trả lời và nhận xét lẫn nhau, GV chốt câu trả lời đúng
 GV ghi ý chính màn 2, gọi nhiều HS nhắc lại.
? Nội dung của cả 2 đoạn kịch này là gì?
 HS trả lời , GV nhận xét, ghi bảng, nhiều HS nhắc lại
->ND màn 2: Giới thiệu những trái cây kì lạ ở Vương quốc tương lai.
ND toàn bài: Đoạn kịch nói lên những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở vương quốc tương lai.
Hoạt động 3 :Luyện tập (8’)
Luyện đọc diễn cảm
Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng các nhân vật.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai từng màn kịch.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
Hoạt động 4 :Vận dụng (2’)
Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?
? Hãy nói về những ước mơ của em.
GV tổng kết bài học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TIẾNG VIỆT:
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 15: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ).
- Có hiểu biết sơ giản về những danh nhân nước ngoài, địa danh nước ngoài nổi tiếng
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III).
 *HS năng khiếu: ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3).
3. Năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4.Phẩm chất.
- HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV: + Giấy khổ to viết sẵn nội dung: một bên ghi tên nước, tên thủ đô bỏ trống, 1 bên ghi tên thủ đô tên nước bỏ trống và bút dạ (Nội dung không trùng nhau). 
 + Bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
 + Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
 + Lấy VD.
-GV nhận xét, gt bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:(15p)
1.Khám phá phần nhận xét.
 Bài 1 -GV đọc mẫu tên người và tên địa lý trên bảng, hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lý trên bảng.
 -GV treo bảng phụ kẻ các cột đã chuẩn bị lên bảng, yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập và bài mẫu, GV hướng dẫn thêm
 -HS hoạt động cá nhân, 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ
 -HS cả lớp theo dõi, chú ý nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
 Bài 2 -Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu và thảo luận cặp đôi yêu cầu của bài tập.
 -Gọi HS đại diện các nhóm trình kết quả thảo luận, HS khác bổ sung. GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 Bài 3 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi yêu cầu bài tập
 -Gọi HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.GV chốt kết quả đúng.
2. Rút ra ghi nhớ
 YC HS đọc phần ghi nhớ, lấy ví dụ minh hoạ cho từng nội dung.
Hoạt động 3 (13’): Luyện tập
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
 -HS hoạt động cá nhân, chia sẻ nhóm 2, làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài tập trên bảng phụ, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng :
+ Ác - boa, Lu- i Pa- xtơ, Ác- boa, Quy- dăng- xơ. 
+ Đoạn văn viết về gia đình Lu- i Pa- xtơ thời ông còn nhỏ. Lu- i Pa- xtơ (1822- 1895) nhà bác học nổi tiếng thế giới- người đã chế ra các loại vắc- xin trị bệnh, trong đó có bệnh than, bệnh dại. 
Bài 2 : Viết lại những tên riêng sau cho đúng qui tắc.
- GV gọi 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở. GV đi chỉnh sửa cho từng em. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng. 
- Kết luận lời giải đúng. 
Hoạt động 4: Trải nghiệm ( 5’)
Bài 3: Trò chơi du lịch: Thi ghép tên.. 
GV giải thích cách chơi: Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên nước Trung Quốc, bạn viết lên bảng tên thủ đô Trung Quốc là Bắc Kinh. 
Bạn trai cầm là phiếu có tên thủ đô Pa- ri, bạn viết lên bảng tên nước có thủ đô Pa- ri là nước Pháp. 
- GV gắn một số thẻ ghi tên một số nước và tên thủ đô của các nước ấy đã được đảo lộn.
- Tổ chức cho HS thi ghép đúng tên nước với thủ đô của nước ấy.
- GV nhận xét, khen/ động viên 
- GV tổng kết tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC
Thứ 3 ngày 12/10/2021
TOÁN
	TIẾT 48: THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS 
- Bằng thước thẳng và ê ke, vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
2. Năng lực
- Làm các bài tập 1, 2.
3. Phẩm chất
- Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu 
Trò chơi Ai nhanh - Ai đúng
- GV yêu cầu HS vẽ HCN có CD = 6cm, CR = 4cm.
- Chu vi hình chữ nhật là:
a) 10cm b) 24cm c) 20cm d) 24cm2
* Bài mới: Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Hứng thú và yêu thích môn học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
- GV nêu bài toán : “ Vẽ hình vuông ABCD có cạnh bằng 3cm”.
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông. (Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, có 4 đỉnh và 4 góc vuông) 
- GV hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng (vẽ lên bảng hình vuông có cạnh là 3cm).
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3cm
 ... ông”.
- Tiếp tục phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”.
- Phát huy các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm trong tuần 7.
*Hoạt động 3: (2-3’): Nhận xét giờ học
GV nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện nhiệm vụ.
	Thứ 7 ngày 16/10/2021
TOÁN:
TIẾT 53: NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS 
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
2. Năng lực
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Làm các bài tập 1, 2.
3. Phẩm chất 
- HS say mê học toán, tìm tòi học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 3 HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
- HS tính: 	125 x 4 x 8
 25 x 5 x 4
- Cả lớp làm bảng con, sau đó nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững tính chất kết hợp của phép nhân để vận dụng làm bài tốt 
* Bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1 Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Giáo viên nêu ví dụ: 1 324 x 20 = ?
- Có thể nhân 1 324 với 10 được không?
- Hướng dẫn học sinh nhân: 20 = 2 x1
 1 324 x 20 = 1 324 x (2 x10) = (1 324 x 2) x 10 
- Viết thêm vào ta có 13 240 x 20 = 26 480.
 1 324
 x 20
 26480
- Hướng dẫn học sinh đặt tính
- Viết 0 vào hàng đơn vị
- Thực hiện nhân: 2 x 4 = 8, viết 8 vào bên trái 0 
- Vài HS nhắc lại cách nhân.
2.2 Nhân các thừa số có tận cùng là chữ số 0.
- Giáo viên viết bảng 230 x 70.
- Hướng dẫn học sinh nhân như trên.
230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) = (23 x 7) x (10 x 10)
 = 161 x 100 = 16 100.
 230
 x 70
 16100
- Hướng dẫn HS đặt tính.
- Viết 2 chữ số 0 vào hàng đơn vị và hàng chục.
- Thực hiện nhân 7 x 23
- Vài HS nhắc lại cách nhân.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS biết cách nhân nhanh với số có tận cùng là chữ số 0.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành 
Bài 1:
- 3 HS lên bảng làm 3 phép tính - HS dưới lớp thực hiện vào bảng con.
- Nhận xét.
Bài 2:
- HS làm vở, 3 HS lên bảng làm.
- Vài HS nêu cách làm.
Bài 3: 
- 1 HS đọc đề toán: Một bao gạo cân nặng 50kg, một bao ngô cân nặng 60kg. Một xe ô tô chở 30 bao gạo và 40 bao ngô. Hỏi xe ô tô đó chở được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô?
- HS phân tích đề toán
- GV cho HS thảo luận nhóm 5 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để giải bài toán:
+ HS trình bày bài làm theo ý kiến cá nhân vào ô số phần của mình đã đánh dấu trên bảng phụ.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, tất cả các thành viên thống nhất lại kết quả và trình bày bài giải vào vị trí giữa khăn trải bàn bảng phụ.
+ Các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình
- Nhận xét.
- HS làm bài giải vào vở.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS làm tốt tất cả các bài tập nhờ vận dụng kiến thức nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV đưa ra 2 bài tập, yêu cầu HS tính:
Câu 1: Giá trị biểu thức 235 x (30 + 5) là:
	A.8325	B. 8522
	C. 8252	D. 8225
Câu 2: Giá trị biểu thức 278 x (50 - 9) là:
	A.11 398	B. 11 938
	C. 11 893	D. 11 389
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS làm tốt tất cả các bài tập ngoài sách giáo khoa nhờ vận dụng kiến thức nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TOÁN:	
TIẾT 54: ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông (dm2).
- Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo dm2.
- Biết 1dm2 = 100cm2 và ngược lại.
2. Năng lực
- Làm các bài tập 1, 2, 3, 4.
3. Phẩm chất
- Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 1 HS nêu cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Học sinh làm bảng con, 2 học sinh lên bảng.
3 500 x 400
7 800 x 90
- Nhận xét kiểm tra bài cũ.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 để vận dụng làm bài tốt.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Giáo viên giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông.
- Học sinh lấy hình vuông, 1 học sinh lên bảng đo hình vuông cạnh 1dm, giáo viên nói và chỉ bề mặt hình vuông: dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm. Ðây là dm2.
- Giáo viên giới thiệu cách đọc và viết dm2.
- Học sinh quan sát và đếm số ô vuông nhỏ (1cm2) từ đó nhận ra 1dm2 = 100cm2.
- Học sinh thực hành đọc viết: 15dm2, 7dm2…
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được cách đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đo dm2
3. Hoạt động luyện tập, thực hành	
Bài 1:
- GV viết các số 32dm2 , 911dm2 , 1952dm2, 492000dm2, 45680dm2, 112111dm2 lên bảng phụ.
- Yêu cầu mỗi HS bất kì đọc một số trên bảng phụ.
- Nhận xét.
Bài 2:
- HS thảo luận nhóm đôi điền vào sách.
- GV mời một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét.
Bài 3: 
- HS đọc đề. 
- HS suy nghĩ và làm vở - 2 HS làm bảng phụ.
- GV chấm nhanh một số bài làm xong đầu tiên.
- Nhận xét bài làm trên bảng phụ.
Bài 4:
- HS thảo luận nhóm 6 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để điền dấu thích hợp vào bài so sánh: 
+ Mỗi HS trả lời theo ý cá nhân trong vòng vài phút, trình bày câu trả lời vào ô số của mình trên bảng phụ.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất câu trả lời và ghi vào ô ý kiến chung của cả nhóm.
- GV mời 1 nhóm trả lời 
- Nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS ghi nhớ để vận dụng vào bài đọc, viết, so sánh một cách chính xác. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV đưa ra một bài tập tương tự trong vở bài tập.
- HS giải quyết các bài tập.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS giải quyết tốt các bài tập thêm trong vở bài tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TIẾNG VIỆT:
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 18: ĐỘNG TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức 
- Hiểu được ý nghĩa của động từ.
- Biết dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói hoặc viết.
2. Năng lực 
- Tìm được động từ trong câu văn, đoạn văn.
- Dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói hoặc viết.
3. Phẩm chất 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- Gọi HS đọc thuộc lòng và tình huống sử dụng các câu tục ngữ.
- GV nhận xét học sinh 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động:Yêu thích môn học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Gọi HS đọc phần nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4 theo kĩ thuật Khăn trải bàn. 
+ Mỗi HS làm bài cá nhân trong vòng vài phút, trình bày bài làm vào ô số của mình trên vị trí ở bảng phụ.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất cách làm và ghi vào ô ý kiến chung bài làm của cả nhóm.
- Các nhóm trình bày bài làm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV kết luận lời giải đúng: nhiều, nghĩ, thấy, đổ, bay. 
- Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người của vật. Ðó là động từ. Vậy động từ là gì?
- Gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ
- Vậy từ bẻ, biến thành có là động từ không, vì sao? (Có, vì bẻ là từ chỉ hoạt động của người, biến thành là từ chỉ trạng thái của vật.)
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái. 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Hiểu được ý nghĩa của động từ.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu.
- Học sinh hoạt động nhóm 6 làm vào bảng phụ viết tên những hoạt động thường làm hàng ngày ở nhà và ở trường, gạch chân dưới động từ.
- Các nhóm treo bảng phụ, trình bày bài làm.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV cho HS làm bài tập theo kĩ thuật Ổ bi:
+ HS tự suy nghĩ độc lập suy nghĩ tìm từ cần ghép vào từng ý cho phù hợp.
+ GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe.
+ Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
+ HS trình bày kết quả, nhận xét.
- GV kết luận lời giải đúng:
a) đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn.
b) mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có. 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Hoàn thành tốt tất cả bài tập.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
Bài 3:
- GV treo tranh minh hoạ và gọi học sinh lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.
- Ví dụ: 
+ Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống, bạn nữ đoán họat động là: cúi
	+ Bạn nữ làm động tác gối đầu vào tay mắt nhắm lại, bạn nam đoán đó là họat động: ngủ
- HS hoạt động nhóm. Sau đó GV tổ chức cho HS chơi.
- Nhận xét tuyên dương.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS hứng thú với trò chơi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TIẾNG VIỆT:
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 22: MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
- Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách: gián tiếp và trực tiếp.
2. Năng lực
- Rèn kĩ năng nói, viết.
3. Phẩm chất 
- HS yêu thích làm văn kể chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 4 HS thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- HS nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS trình bày tự nhiên, lưu loát.
* Bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
- 2 HS đọc nối tiếp bài tập 1, 2.
- HS đọc thầm tìm đoạn mở bài.
- 1 HS đọc bài 3, HS so sánh 2 cách mở bài và phát biểu.
- GV chốt: đó là 2 cách mở cho bài văn KC: mở bài trực tiếp và mở đầu bài gián tiếp.=> rút ra ghi nhớ.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- GV đưa thêm VD cho HS nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS hiểu rõ mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp là như thế nào để có thể áp dụng viết vào bài văn sau này cho hay.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1:
- 4 HS đọc nối tiếp 4 cách mở bài.
- HS đọc thêm, suy nghĩ, phát biểu.
- GV chốt ý. Vài HS nhìn SGK tập kể.
Bài 2:
- 1HS đọc bài.
- HS đọc thầm, phát biểu. 
- GV chốt ý.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS bước đầu viết được mở bài gián tiếp theo đề yêu cầu.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS xem lại câu chuyện Nàng tiên Ốc.
- HS viết đoạn mở bài gián tiếp cho câu chuyện này.
- HS đọc bài - GV nhận xét, chỉnh sửa nếu chưa phù hợp.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS viết được mở bài gián tiếp phù hợp cho câu chuyện.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS có kinh nghiệm để viết mở bài cho hay.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2021_2022.docx