Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022

Tiết 78: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

Giúp HS :

- Biết thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.

2. Kĩ năng

- Biết thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.

3. Phẩm chất

- Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động mở đầu: khởi động:

- HS đặt tính rồi tính:

10278 : 94 22622 : 58

* Bài mới: Giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

a) Trường hợp chia hết:

- GV vừa nêu và viết : 1944 : 162 = ?

- Hướng dẫn HS đặt tính - tính từ trái sang phải.

- GV giúp HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia (2 lần)

 1944 162

 0324 12

 000

 

docx 41 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 : 
Thời gian thực hiện: Ngày 01/ 11 / 2021 đến ngày 06/11 / 2021
Thứ 2 ngày 01/11/2021
TOÁN
 Tiết 78: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép chia cho số có ba chữ số. 
2. Kĩ năng
- Biết thực hiện phép chia cho số có ba chữ số. 
3. Phẩm chất
- Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
- HS đặt tính rồi tính:
10278 : 94	22622 : 58	
* Bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
a) Trường hợp chia hết:
- GV vừa nêu và viết : 1944 : 162 = ?
- Hướng dẫn HS đặt tính - tính từ trái sang phải.
- GV giúp HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia (2 lần)
 1944 162
 0324 12
 000
b) Trường hợp chia có dư:
- GV nêu và viết : 8469 : 241
- Tiến hành tương tự như trên.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
Bài 1: Ðặt tính rồi tính: 
b) 6420 : 321	4957 : 165 
- Lớp làm vào vở - 4 HS lên bảng làm.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: 
b) 8700 : 25 : 4
- HS nêu cách thực hiện 
- Làm vào vở - 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- GV nhận xét bài làm trong vở và trên bảng phụ của HS.
Bài 3: Giải toán có lời văn
- - HS tự suy nghĩ cá nhân tìm đáp án
- GV tổ chức cho HS giải quyết bài tập theo kĩ thuật Ổ bi: 
+ GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe.
+ Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới. 
+ Hết thời gian thảo luận, GV mời HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV đưa ra bài tập:
a. Kết quả của phép chia 6420 : 321 là:
A.18	B. 19	C. 20	 D. 21
b. Tìm x, biết 9060 : x = 453
A.30 B. 20 C. 40	 D. 50
- HS nháp nhanh, chọn đáp án.
- Nhận xét.
- Các nhóm thảo luận tự ra đề toán lời văn tương tự bài toán trong SGK.
- Hoàn thành bài tập nhóm đưa ra.
- Nhận xét.
- GV tổng kết tiết học .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC
Tiết 25: NGƯỜI TÌM ÐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- HS yêu thích môn học hơn.
- Biết học tập theo đức tính kiên trì trong học tập và trong hoạt động ngoại khóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
Cá nhân:
- 2 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc bài “Vẽ trứng”
Cả lớp: 
Câu 1: Vì sao những ngày đầu học vẽ, cậu bé Nê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
a. Vì suốt mười mấy ngày, cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
b. Vì cậu thích vẽ trứng.
c. Vì cậu vẽ ít trứng quá.
Câu 2: Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?
a. Lê-ô-nác có nhiều chiến thuật giỏi.
b. Gặp được thầy giỏi, khổ luyện nhiều năm
c. Vì nhà Lê-ô-nác có rất nhiều tiền và giàu có. 
- Cả lớp chọn đáp án làm vào bảng con.
- GV nhận xét – Tuyên dương
* Bài mới
HS quan sát tranh minh họa chân dung Xi-ôn-cốp-xki.
- HS trả lời.
- Giới thiệu: Đây là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki, ông là người Nga (1857-1935). Ông là một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ. Xi-ôn-cốp-xki đã rất vất vả, gian khổ như thế nào để tìm được đường lên các vì sao? Muốn biết được điều đó cô mời các con cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay “ Người tìm đường lên các vì sao”
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1 : Luyện đọc:
- 1 HS đọc bài – lớp đọc thầm
- HS chia đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu ....vẫn bay được.
Đoạn 2: Để tìm điều....tiết kiệm.
Đoạn 3: Đúng là....đến các vì sao.
Đoạn 4: Hơn bốn mươi năm.....chinh phục.
- 2 HS nối tiếp câu đọc bài, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
- HS phát hiện và luyện đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 2 kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm – tuyên dương.
- GV đọc cả bài, chú ý giọng đọc: 
+ Giọng đọc toàn bài trang trọng, mang theo trong mình một cảm hứng ca ngợi và đầy sự khâm phục.
- Nhấn giọng ở các từ: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục.
- GV đọc mẫu.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài (4 lượt)
- GV sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt câu.
- 1 HS đọc phần chú giải
- 1HS đọc toàn bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: 
- HS đọc đoạn 1, thảo luận nhóm 4 (5 phút) trả lời các câu hỏi sau:
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? (Xi-ôn-cốp-xki mơ ước được bay lên bầu trời).
+ Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để có thể bay được? (Khi còn nhở, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim....).
+ Theo em, hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi- ôn-cốp-xki? (Hình ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được đã gợi cho cho Xi-ôn-cốp-xki tìm cách bay vào không trung).
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì? (Đoạn 1 nói lên ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki).
- HS có số thứ tự 1 nhóm 1 di chuyển lên nhóm 8, HS số thự 1 nhóm 8 di chuyển về nhóm 7, tương tự các nhóm còn lại. Các thành viên sẽ trao đổi tiếp ý kiến với nhóm mới của mình 
(2 phút). Tiếp tục thành viên số thứ tự 2 di chuyển tương tự vòng xoay 1, thảo luận ý kiến với nhóm mới của mình (2 phút).
- HS trình bày ý kiến cá nhân của mình – HS bổ sung – Nhận xét.
- GV nhận xét – Chốt
- HS đọc đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi:
+ Ðể tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì? (Ông đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần).
- HS trả lời – Bổ sung 
- HS thảo luận nhóm 4 (3 phút) về câu hỏi sau, viết ý kiến cá nhân vào 4 góc giấy. Sau đó thư kí sẽ tổng hợp ý kiến của cả nhóm vào ô chính giữa. 
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào? (Để thực hiện ước mơ của mình ông sống rất kham khổ. Ông chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông
không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới vì sao từ chiếc pháo thăng thiên).
- Các nhóm trình bày – Bổ sung 
- GV nhận xét – Tuyên dương.
- HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? (Do ông thông minh, có ước mơ đẹp : Chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó).
GV chốt: Ý này cũng chính là nội dung của đoạn 2, 3
+ Ý chính của đoạn 4 là gì? (Nói lên sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki).
- GV giới thiệu về Xi-ôn-cốp-xki.
- Câu chuyện nói lên điều gì? (Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao).
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn của bài 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét HS
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
	- HS thảo luận nhóm đôi đặt tên khác cho bài tập đọc.
- 5,6 HS đại diện nhóm trình bày ý kiến nhóm mình.
- HS nhận xét
- Gv nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: “Văn hay chữ tốt”, đọc và tìm hiểu trước nội dung của bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ đề “Có chí thì nên.”
- Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Yêu thích phân môn luyện từ và câu hơn.
- Biết sử dụng các từ mang ý chí – nghị lực vào trong câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu.
- SGK, từ điển Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
- 1 HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
- 1 HS tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của những đặc điểm.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1 
- HS tìm các từ nói lên ý chí nghị lực của con người.
- HS thảo luận nhóm 2 (2 phút). Sau đó dãy bên trái di chuyển lên một thành viên, dãy bên phải ngồi im. HS thảo luận tiếp với thành viên tiếp theo (2 phút). 
- HS trình bày ý kiến.
a) các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết chí, quyết tâm, bền chí, bền lòng,
b) Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: khó khăn, gian khó, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai,
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2
- HS đọc yêu cầu. 
Trò chơi Ai hay hơn:
- Chia lớp thành hai đội chơi. Mỗi đội thi nhau đặt câu với từ vừa tìm được ở câu a hoặc câu b. Đội nào đặt hay và nhiều nhất sẽ chiến thắng.
- HS báo cáo kết quả làm việc.
-GV nhận xét – Tuyên dương.
Bài 3 
- HS viết được 1 đoạn văn ngắn nói về 1 người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
- HS đọc yêu cầu. 
- Một vài HS nhắc lại thành ngữ, tục ngữ đã học.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- Nhận xét, sửa chữa.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
	- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm một số tấm gương về con người có ý chí, nghị lực, vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
- Dặn HS về nhà viết lại các từ đã tìm được vào sổ tay từ ngữ và đặt câu với các từ đó- GV biểu dương những HS làm tốt.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: “Câu hỏi và dấu chấm hỏi”
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	TOÁN
 Tiết 79: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
Giúp HS: 
- Thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
- Chia 1 số cho 1 tích.
- Điểu chỉnh chương trình không làm bài tập 1b; bài 2 và bài 3
2. Kĩ năng 
- Biết vận dụng vào tính toán.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực hoạt động và yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- VBT.
- Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
- 2 HS lên bảng, lớp làm nháp.
7685 : 317,  ...  nay sẽ tìm hiểu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Tìm hiểu kháng chiến bùng nổ như thế nào.
- HS đọc SGK từ đầu đến rút về
- GV đặt câu hỏi. HS suy nghĩ trả lời:
+ LTK cho quân sang đánh Tống để làm gì?
- HS đọc tiếp theo đến kiên cố.
- GV: dùng lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt để miêu tả. Khẳng định đoạn sông Như Nguyệt có vị trí chiến lược – là án ngữ con đường phía Bắc chạy về Thăng Long, nơi chắc chắn giặc sẽ tiến vào
+ Sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt chuẩn bị cuộc kháng chiến như thế nào?
+ Tại sao Lý Thường kiệt lại chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chống Tống?
- HS: nhắc lại về tình hình quân Tống năm 1075.
- GV: Tường thuật cuộc tấn công xâm lược của quân Tống trên lược đồ.
- HS: Quan sát, nghe và trình bày lại trên lược đồ.
+ Nhận xét về tình hình quân Tống?
- GV: Sau khi mọi sự chuẩn bị của ta đã sẵn sàng, quân địch gặp khó khăn cuộc kháng chiến của ta trên phòng tuyến Như Nguyệt diễn ra như thế nào® mục 2
Tìm hiểu cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt
- GV: sử dụng lược đồ “ cuộc chiến đấu tại sông Như Nguyệt” để tường thuật sự tấn công tuyệt vọng của quân Tống:
=> Diễn biến
- Quân Tống: nhiều lần tấn công để xuống phía Nam phòng tuyến sông Như Nguyệt 
- Cuối năm 1076 - tháng 1/1077 quân Tống theo hai đường thủy, bộ vào xâm lược nước ta. Chúng theo đường bộ vào bị ta chặn đánh, buộc phải đóng ở bờ bắc sông Như Nguyệt – Quân thủy bị chặn đánh nên không thể tiếp ứng.
- Trong thời gian này, Lý Thường Kiệt cho sáng tác bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” hằng đêm cho người vào đền Trương Hống – Trương Hát ngâm vang. 
- HS: đọc bài thơ.
+ Bài thơ Nam Quốc sơn hà nói lên điều gì?
Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta
- GV: khẳng định đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của ta ,sau này còn có “Bình Ngô Đại Cáo ” của Nguyễn Trãi và tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
- Cuối tháng 3 / 1077 Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta vượt sông phản công® Quân Tống thua to.
- Quân ta chủ động giảng hoà ® Quân Tống rút về nước
- Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn: Chia lớp thành 4 nhóm. GV nêu câu hỏi: Tìm những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?
- Phân nhóm, quy định thời gian cách thức tiến hành
- HS: thảo luận nhóm 3’
- GV: Hướng dẫn, gợi ý sao cho HS nêu được các ý:
+ Thực hiện chủ trương:Tiến công trước để tự vệ.
+ Làm thơ Nam Quốc sơn hà 
+ Xây dựng phòng tuyến.
+ Chủ động kết thúc chiến tranh
- HS thảo luận, sau đó chốt ý. Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt
 + Vì sao,Lý Thường Kiệt lại chọn kết thúc chiến tranh bằng việc giảng hòa?
 => Đảm bảo mối quan hệ bang giao giữa hai nước, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo nền hòa bình dài lâu, truyền thống cốt trọng khoan dung, nhân đạo của dân tộc ta 
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
- Chia lớp thành các nhóm.
- Dựa vào lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, HS kể lại được cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta.
- HS nhận xét..
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
	- HS thảo luận nhóm đôi: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống là gì?
- HS trình bày.
Nguyên nhân thắng lợi:
- Toàn dân đánh giặc
- Bộ chỉ huy sáng suốt đứng đầu là Lý Thường Kiệt.
Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Tống
- Nền độc lập dân tộc được giữ vững
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu sự thành lập của nhà Trần.
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
ĐỊA LÍ:
Tiết 13: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh .
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn,xung quanh có sân , vườn , ao .
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng áo dài the , đầu đội khăn xếp đen ; cửa nữ là váy đen , áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ ,lưng thắt khăn lụa dài , đầu vấn tóc chít khăn mỏ quạ 
2. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
- SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
- Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên?
- Trình bày đặc điểm của địa hình & sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ?
- Đê ven sông có tác dụng gì?
- GV nhận xét
* Bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Chủ nhân của đồng bằng 
- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi:
+ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
+ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc nào?
- Thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi. Sau đó các thành viên trong nhóm sẽ tách ra và thảo luận với các thành viên nhóm khác:
+ Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (nhiều nhà hay ít nhà?)
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ?) Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
+ Làng Việt cổ có đặc điểm như thế nào?
+ Ngày nay, nhà ở & làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
- GV giúp HS hiểu thêm về nhà và làng .
Trang phục và lễ hội 
GV yêu cầu HS thảo luận dựa theo sự gợi ý sau:
- Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
- Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
- Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- HS đọc bài học SGK
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
- HS sử dụng phiếu học tập
Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng.
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có dân cư:
Tập trung khá đông.
Tập trung đông đúc.
Đông đúc nhất nước ta.
+ Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là:
Người Mường.
Người Kinh.
Người Tày.
- Đổi phiếu học tập cho bạn bên cạnh nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
	- Cho HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức về người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Một số HS trình bày sơ đồ của mình.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS về tìm hiểu một số hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	KĨ THUẬT:
Tiết 13: THÊU MÓC XÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Học sinh biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Thêu được các mũi thêu móc xích.
3. Phẩm chất
- Học sinh hứng thú khi học thêu và biết cẩn thận khi thêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu.
- Vải, khung thêu, phấn, thước, kim, chỉ, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
- Kiểm tra một số sản phẩm khâu lần trước HS đã thực hiện
- GV nhận xét 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- Giới thiệu mẫu thêu móc xích, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét mẫu:
+ Nêu nhận xét về đặc điểm mũi thêu móc xích?
=>Nhận xét : Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắc xích. Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau, gần giống các mũi khâu đột. 
+Thế nào là thêu móc xích?
=>Kết luận : Thêu móc xích là cách thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp vào nhau giống như chuỗi mắt xích.
- Giới thiệu ứng dụng của các mũi thêu móc xích: thêu trang trí hoa lá, cảnh vật, con vật, thêu tên.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
- Yêu cầu học sinh đọc sách, quan sát hình 2,3 nêu qui trình thêu móc xích => Kết luận: 
 1.Vạch dấu đường thêu..
 2.Thêu các mũi móc xích theo đường dấu..
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 2, nhắc lại cách vạch dấu đường thêu.
=>Theo dõi nhận xét..
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 3a, nêu cách bắt đầu thêu. =>Theo dõi, kết luận, thực hiện. : Lên kim ở mũi số 1.
-Yêu cầu học sinh đọc mục 2b và quan sát hình 3b, nêu các bước thêu mũi móc xích thứ nhất =>Kết luận , thực hiện thao tác mẫu trên vải:
 1.Vòng chỉ qua đương dấu để tạo thành vòng chỉ.
 2.Xuống kim ở mũi số 1 và lên kim ở mũi số 2.
 3.Rút nhẹ sợi chỉ lên được mũi thêu thứ nhất..
-Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện mũi thứ 2, theo dõi nhận xét.
- Lưu ý học sinh: Các mũi sau thực hiện tương tự như mũi thứ nhất. khi lên kim cần chú ý để mũi kim ở trên vòng chỉ.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách kết thúc đường thêu.
-Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
	- HS thảo luận nhóm tìm một số sản phẩm có sử dụng mũi khâu móc xích.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS về nhà dựa theo các bước đã học, tập khâu các mũi khâu móc xích.
- HS về nhà tập khâu mũi khâu móc xích 
- Dặn chuẩn bị dụng cụ học tập, kim, chỉ, vải, kéo. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Hoạt động tập thể:
TUẦN 9
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá hoạt động trong tuần.
- Nắm được những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần.
- HS biết tự sửa khuyết điểm và khuyến khích HS phát huy thế mạnh.
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Khởi động
Cả lớp hát một bài.
*Hoạt động 2: (22-24’): Nhận xét tuần 9
- Thực hiện theo tổ: Các tổ tự đánh giá, nhận xét tổ mình.
- Tổ trưởng nêu kết quả xếp loại của từng thành viên trong tổ mình.
- Nêu lí do xếp loại từng thành viên.
- GV nhận xét, nhắc nhở những HS vi phạm nội quy của lớp cần sửa chữa khuyết điểm.
- Những HS vi phạm nội quy của lớp cam kết không tái phạm trong tuần tới.
* Dạy hát lời một bài hát về thầy cô 20/11
*Hoạt động 3: (3-5’): Kế hoạch tuần 10
- Dạy và học theo chương trình tuần 10.
- Tiếp tục ổn định các nền nếp: xếp hàng ra, vào lớp; sinh hoạt 15 phút đầu giờ; kỉ luật trật tự trong giờ học; cách xưng hô với thầy cô và bạn bè; ...
- Thi đua học tốt lập thành tích chào mừng ngày 20/11.
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài hát, bài thơ về chủ đề “Hát về mái trường, thầy cô”.
- Hoàn thành các khoản thu nộp.
- Phát huy các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm trong tuần 10.
- Thực hiện tốt phòng chống covid.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện nhiệm vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2021_2022.docx