Kế hoạch bài học môn: Tập đọc - Lớp 4 - Văn hay chữ tốt

Kế hoạch bài học môn: Tập đọc - Lớp 4 - Văn hay chữ tốt

I. Yêu cầu cần đạt

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được CH trong SGK).

- Giáo dục học sinh có ý thức kiên trì, nhẫn nại luyện viết chữ đẹp.

II. Chuẩn bị

- GV: Một số vở sạch chữ đẹp của HS; Tranh minh họa bài đọc.

- HS: SGK; tập bài học.

 

docx 4 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn: Tập đọc - Lớp 4 - Văn hay chữ tốt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: TẬP ĐỌC - LỚP 4
VĂN HAY CHỮ TỐT
Ngày dạy: 04 tháng 11 năm 2013
I. Yêu cầu cần đạt
Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được CH trong SGK).
Giáo dục học sinh có ý thức kiên trì, nhẫn nại luyện viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị
GV: Một số vở sạch chữ đẹp của HS; Tranh minh họa bài đọc.
HS: SGK; tập bài học.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ?
- Đọc đoạn 2 - 3 và trả lời câu hỏi: Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ?
- Đọc đoạn 4 và nêu nội dung chính của bài ?
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS 1: Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay trên bầu trời.
- HS 2: Ông sống rất kham khổ dể dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao.
- HS 3: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. 
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- GV đưa ra tranh minh họa trong SGK và hỏi: Bức tranh vẽ gì ?
- GV chỉ tranh giới thiệu: Đây là tranh vẽ minh họa ông Cao Bá Quát đang ngồi học. Cao Bá Quát là một nho sĩ sống dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Thời bấy giờ ông là một trong hai người văn hay, chữ đẹp nổi tiếng được người đời ca tụng là Thánh Quát (Cao Bá Quát). Vậy lúc đầu chữ ông ta đẹp như thế không ? Chúng ta sẽ học bài tập đọc Văn hay chữ tốt để hiểu rõ điều này.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cháu xin sẵn lòng.
+ Đoạn 2: Lá đơn ... sao cho đẹp.
+ Đoạn 3: Sáng sáng, ... chữ tốt.
- Bức tranh vẽ một nho sinh đang mãi mê ngồi viết dưới đèn.
- Quan sát tranh minh họa bài đọc, nhắc lại tựa bài.
- HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
* Gọi HS đọc nối tiếp lần 1.
* Gọi HS đọc nối tiếp lần 2. 
- Trong đoạn có từ "khẩn khoản" chỉ giọng nói của bà cụ, vậy theo em giọng nói khẩn khoản là giọng nói như thế nào ?
- Trong đoạn văn có "huyện đường", vậy huyện đường có nghĩa là gì ?
- Ân hận có nghĩa là gì ? 
* Gọi HS đọc nối tiếp lần 3. 
- GV đọc mẫu cả bài
b. Tìm hiểu bài 
- Đoạn 1: Từ đầu . . . cháu xin sẵn lòng. 
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ? 
+ Thái độ của Cao Ba Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn ?
- Đoạn 2: Lá đơn . . . sao cho đẹp. 
+ Sự việc gì đã sảy ra khi cao Bá Quát viết hộ lá đơn cho bà cụ ?
+ Khi nghe bà cụ kể lại, Cao Bá Quát có thái độ như thế nào ? Vì sao ông lại có thái độ như vậy ? 
- Đoạn 3: Phần còn lại 
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ?
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của chuyện ?
c. Đọc diễn cảm 
- Chọn đoạn 1, gọi 1 HS đọc.
- Nhận xét.
- Đọc diễn cảm đoạn 1.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn. 
"Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
 Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết cho lá đơn, có được không ?
 Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. "
- Cho HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
+ Đây là hình ảnh Cao Bá Quát ngồi viết chữ dưới ánh đèn khuya, qua hình ảnh này và nội dung bài tập đọc em có nhận xét gì ?
D. Củng cố - Dặn dò: 
- Câu chuyện ca ngợi ai ?
- Em học tập được gì ở Cao Bá Quát ?
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài: Chú Đất Nung.
 + 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
+ 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- Khẩn khoản: là tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình.
- Huyện đường: nơi làm việc của quan huyện trước đây.
- Ân hận: băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra.
+ 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1, các em còn lại theo dõi.
+ Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay.
+ Cao Bá Quát vui vẻ nhận lời.
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Cao Bá Quát viết hộ lá đơn bà cụ hàng xóm, nhưng quan không đọc được vì chữ quá xấu, nên đuổi bà cụ về.
+ Cáo Bá Quát Vô cùng ân hận bởi vì chữ của ông xấu đến mức không đọc được nên không giải oan được cho bà cụ.
- Đọc lướt đoạn còn lại.
+ Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục trong nhiều năm.
- Thảo luận nhóm đôi.
+ Mở bài: Từ đầu - thầy cho điểm kém.
- Thân bài: Từ “ Một hôm . . . khác nhau”
- Kết bài: Đoạn còn lại: 
- 1 HS đọc, các em còn lại theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Đọc bài theo vai (một người đọc lời dẫn truyện, một người đọc giọng bà cụ, một người đọc giọng Cao Bá Quát).
- Thi đọc.
- Cảm nhận được tính kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát 
- Ca ngợi Cao Bá Quát.
+ Kiên trì luyện viết, nhất định chữ sẽ đẹp.
+ Kiên trì làm một việc gì đó, nhất định sẽ thành công.	
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
HIỆU TRƯỞNG
Người soạn
Bùi Thanh Cường

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai van hay chu tot - thi.docx