Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS nắm vững cách thực hiện phép chia hai phân số.
- HS biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
- Gây hứng thú học toán cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1. Tính rồi rút gọn :
a) : = b) : = c) : =
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm bài tập 1 vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét, GV chữa bài.
TUẦN 26 Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010 Toán LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Giúp HS nắm vững cách thực hiện phép chia hai phân số. - HS biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. - Gây hứng thú học toán cho HS. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1. Tính rồi rút gọn : a) : = b) : = c) : = 1 HS nêu yêu cầu bài tập. GV cho HS làm bài tập 1 vào vở. Gọi 3 HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét, GV chữa bài. Kết quả: a) b) c) 2 Bài 2. Tìm y : a) x y = b) : y = - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - GV giúp đỡ HS yếu. - 2 HS lên bảng chữa, HS khác nhận xét. - GV chữa chung. Kết quả : a) y = b) y = Bài 3. Một hình bình hành có diện tích m2 , chiều cao m. Tính độ dài đáy của hình đó. - Gọi HS đọc đề. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm. - GV nhận xét, chữa bài. ( Đáp số : m ) 3.Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt. Nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại các bài tập. ************************************************************************* Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010 Âm nhạc Ôn tập hai bài hát: MÙA XUÂN VỀ VÀ CHIM SÁO I.MỤC TIÊU: -Học sinh thuộc lời bài hát “Mùa xuân về” và “Chim sáo”. -Tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa. - Học sinh mạnh dạn ca hát và tham gia biểu diễn trước lớp. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ viết sẵn lời bài hát“Mùa xuân về” và “Chim sáo” . Một số động tác phụ họa bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Giới thiệu bài, ghi bảng. 2.Hướng dẫn học sinh ôn tập bài hát. Hoạt động 1. -Giáo viên cho cả lớp hát bài “Mùa xuân về”và vỗ tay theo nhịp. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh. - Học sinh hát và thực hiện sửa sai. Hoạt động 2. -Giáo viên cho cả lớp hát bài “Chim sáo” và vỗ tay theo nhịp. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh. - Học sinh hát và thực hiện sửa sai. Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh hát từng bài hát kết hợp động tác phụ họa. -Một số học sinh xung phong lên bảng hát và thực hiện các động tác phụ họa. -Giáo viên nhận xét, góp ý thêm cho học sinh. 3.Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét,tuyên dương học sinh có ý thức học tập tốt. - Dặn học sinh về nhà luyện hát thuần thục hai bài hát và tập các động tác phụ họa cho nhuần nhuyễn. ********************************************************************* Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2010 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ? I. MỤC TIÊU: - HS nắm chắc đặc điểm của câu kể Ai là gì? - Biết đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ. - Viết được đoạn văn có nội dung cho trước trong đó có câu kể Ai là gì? II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi nội dung các bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A/ Kiểm tra bài cũ: - Câu kể Ai là gì? dùng để làm gì? - Muốn xác định chủ ngữ, vị ngữ của loại câu đó ta làm thế nào? (2 HS trả lời, GV nhận xét cho điểm) B/ Dạy bài mới: 1, Giới thiệu bài, ghi bảng: 2, Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của từng câu (dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật): a)Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù. Trần Nguyên Đào b)Đào không diện áo bố ơi Hoa là áo của cây rồi đó con. Lê Hồng Thiện c) Bông cúc là nắng làm hoa Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng Lúa chín là nắng của đồng Trái thị, trái hồng... là nắng của cây. Lê Hồng Thiện - HS nêu yêu cầu của bài. - HS nối tiếp nhau đọc những câu thơ. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm những câu kể Ai là gì? - Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận. - GV nhận xét cho điểm. - GV nêu câu hỏi về tác dụng của từng câu, HS nối tiếp nhau trả lời. Bài 2: Tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn trích dưới đây. Dùng gạch chéo để tách chủ ngữ, vị ngữ của từng câu tìm được. Vị ngữ trong từng câu là danh từ hay cụm danh từ? a)Tôi là chim chích Nhà ở cành chanh. Hoàng Minh Châu b)Mùa đông Trời là cái tủ ướp lạnh. Mùa hạ Trời là cái bếp lò nung. Lò Ngân Sủn c) Áo trời là những dải mây Áo cây là lá đơm đầy cúc hoa. Lê Hồng Thiện *Thực hiện như bài tập 1. Bài 3: Em đóng vai tổ trưởng một tổ trong lớp. Em lần lượt giới thiệu các bạn trong tổ với một bạn mới chuyển từ trường khác đến. Trong lời giới thiệu có dùng câu kể ai là gì? - GV nêu yêu cầu của bài. - Cho HS trao đổi nhóm đôi để thực hiện cuộc trò chuyện. - Một vài nhóm xung phong trình bày trước lớp. VD: Tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn: Tôi là Mai, tổ trưởng tổ 4. Còn đây là Hà. Hà là một cây văn nghệ của lớp mình đấy.... - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét nhóm nào trình bày hay. 3, Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 3 vào vở. ****************************************** Hoạt dộng ngoài giờ GIÁO DỤC VỆ SINH RĂNG MIỆNG I. MỤC TIÊU : - Giúp HS nắm được tác dụng của vệ sinh răng miệng. - HS biết vệ sinh răng miệng đúng cách. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Một số hình ảnh có liên quan đến vệ sinh răng miệng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm về lợi ích, tác dụng của vệ sinh răng miệng. GV chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận. HS cách nhóm thảo luận. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2 : HS tìm hiểu cách vệ sinh răng miệng - GV cho HS thảo luận nhóm 4 về cách chải răng, số lần chải răng trong một ngày và thời gian chải răng. - HS các nhóm thảo luận. - GV đi đến các nhóm hướng dẫn thêm. - HS phát biểu,lớp nhận xét. - GV nhận xét kết luận : + Khi chải răng cần chú ý chải mặt nhai của răng, mặt ngoài và mặt trong của răng. Chú ý dùng bàn chải mềm và thay bàn chải 3 tháng một lần. + Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. + Nên dùng nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng để súc miệng phòng chống sâu răng. - GV cho HS quan sát tranh ảnh minh họa. * Củng cố, dặn dò : - GV tóm tắt nội dung bài. - Dặn HS về thực hành vệ sinh răng miệng. ************************************************************************ Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: - Giúp HS nắm vững cách thực hiện các phép tính với phân số. - Gây hứng thú học toán cho HS. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1/Giới thiệu bài. 2/Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1. Tính a) + = b) + = c) - = c) - = 1 HS nêu yêu cầu bài tập. GV cho HS làm bài tập 1 vào vở. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm. HS khác nhận xét, GV chữa bài. Bài 2. Tính a) x = b) : = c) x 2 = d, : 2 = 1 HS nêu yêu cầu bài tập. GV cho HS làm bài tập 2 vào vở. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - HS khác nhận xét, - GV hỏi HS cách thực hiện phép nhân, phép chia phân số. - HS đổi vở kiểm tra chéo. Bài 3. Một tấm vải được chia thành ba phần. Phần thứ nhất bằng tấm vải, phần thứ hai bằng tấm vải . Hỏi : a) Cả hai phần gộp lại bằng bao nhiêu phần của tấm vải ? b) Phần thứ ba bằng mấy phần của tấm vải ? - Gọi HS đọc đề. - Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải. - GV gợi ý cho HS làm phần b) - 1 HS lên bảng giải, lớp giải vở. - GV chấm một số bài, nhận xét, chữa : Đáp số : a) tấm vải b) tấm vải 3/Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt. Nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại các bài . ***************************************** Hướng dẫn thực hành Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: - HS nắm được 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp. - HS biết viết mở bài gián tiếp cho đề bài cho sẵn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghinội dung bài tập 1- 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A/ Kiểm tra bài cũ: - Có mấy cách mở bài cho bài văn miêu tả cây cối? - Thế nào là mở bài gián tiếp? (HS trả lời, GV nhận xét cho điểm) B/ Dạy bài mới: 1, Giới thiệu bài, ghi bảng. 2, Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Hãy viết mở bài theo cách mở bài gián tiếp cho một trong những đề bài sau: a)Tả một cái cây có nhiều kỉ niệm với em. b)Tả một loài hoa mà em yêu thích. c)Tả một loại quả em códịp thưởng thức. - GV nêu yêu cầu của bài. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đề. - HS lựa chọn và viết mở bài cho 1 đề mà em thích. - Gọi một số HS đọc trước lớp để nhận xét. Bài 2: Hãy viết bài văn theo đề bài sau với phần mở bài gián tiếp: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Dựa vào bài ca dao trên, em hãy tả vẻ đẹp của cây hoa sen và nêu cảm xúc của mình về loài hoa thanh cao đó. - HS đọc và phân tích đề. - Hướng dẫn HS lập dàn bài. *Mở bài: (gián tiếp) Giới thiệu đầm sen ở đâu? của ai? có từ bao giờ? *Thân bài: +Tả khung cảnh thiên nhiên. +Tả khái quát: Đầm sen rộng.... +Tả chi tiết: thân cây, lá cây, nụ, hoa, hạt, ... *Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em. - HS dựa vào dàn bài để làm bài. - GV thu chấm. 3, Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa hoàn thành bài 2 về nhà làm cho xong. ************************************************************************ Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010 Mĩ thuật VẼ TRANH ĐỀ TÀI I,MỤC TIÊU: - HS biết tìm chọn nội dung đề tài để vẽ tranh. - HS vẽ được tranh theo ý thích. - HS biết quan tâm đến cuộc sống chung quanh. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV : Một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau. HS : Giấy vẽ, chì, màu, tẩy. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Bài mới : Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài GV giới thiệu hình ảnh, gợi ý để HS nhận xét, giúp HS nhận ra đề tài tự do rất phong phú, có thể chọn vẽ theo ý thích. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh Gợi ý cho HS cách vẽ tranh. + Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài đã chọn. + Vẽ thêm các hình ảnh khác cho nội dung phong phú hơn. + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Hoạt động 3: Thực hành HS thực hành vẽ tranh. GV quan sát chung, hướng dẫn HS còn lúng túng, nhắc HS tô màu vào bài vẽ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá GV chọn một số bài dán lên bảng. HS cùng GV nhận xét, xếp loại các bài. 3. Dặn dò : Vẽ tranh theo ý thích vào khổ giấy A4. Ban giám hiệu kí duyệt Ngày/ ./ 2010
Tài liệu đính kèm: