I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 8.
- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 9.
II/ CHUẨN BỊ:
- Bảng thống kê các mặt của tuần 8.
- Phương hướng hoạt động tuần 9
III/ NỘI DUNG SINH HOẠT :
1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.
2. Lớp sinh hoạt:
- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.
- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
+ tuyên dương: .
TUầN 9 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 Hoạt động tập thể sinh hoạt lớp I/ Mục đích, yêu cầu: - Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 8. - Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 9. II/ chuẩn bị: - Bảng thống kê các mặt của tuần 8. - Phương hướng hoạt động tuần 9 III/ Nội dung sinh hoạt : 1. Lớp chào cờ, hát quốc ca. 2. Lớp sinh hoạt: - Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ. - HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào. - GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở. + tuyên dương: .......................................................................................... + Phê bình:................................................................................................... 3. Cán sự lớp đọc phương hường hoạt động cho tuần 9. - Các tổ thảo luận cho ý kiến. - Cán sự lớp chốt ý kiến. 4. GV nhấn mạnh yêu cầu của tuần sau. 5. Lớp văn nghệ và củng cố giờ học. ________________________________ Tập đọc Thưa chuyện với mẹ. I- Mục đích yêu cầu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại ( lời Cương lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương lúc ngạc nhiên, khi cảm động...) - Hiểu từ ngữ mới trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông. - Hiểu nội dung ý nghĩa: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nào cũng đáng quý. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ; tranh SGK III- Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra (2-3’) - HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh. -Trong bài, chị phụ trách là người ntn? 2- Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài:( 1-2’) .... Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu câu chuyện mà bạn Cương muốn nói với mẹ về việc muốn chọn một nghề để giúp bố mẹ khỏi vất vả... b- Luyện đọc đúng. (10-12’) * 1 HS khá đọc, cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn. - Bài chia mấy đoạn? * Đọc nối tiếp đoạn. (1dãy đọc) * Rèn đọc đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu-> một nghề để kiếm sống. - Đọc đúng : lò rèn (l) - Giải nghĩa từ : Thầy (SGK); thưa: trình bày ý kiến với người trên - Hướng dẫn đọc đoạn : Đọc to, rõ ràng; phát âm đúng các tiếng có âm đầu l Nghỉ hơi lâu sau dấu ba chấm . + Đoạn 2: Phần còn lại. - Đọc đúng: dòng dõi quan sang ; cúc cắc (ăc) ->HS đọc - Giải nghĩa từ : bất giác, cây bông /SGK - Hướng dẫn đọc đoạn : Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng sau các câu dài * HS đọc theo nhóm đôi vừa đủ nghe * Đọc cả bài: - GV hướng dẫn đọc cả bài: đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm, sau các câu dài... (1-2 em ) - GV đọc mẫu lần 1. c- Hướng dẫn tìm hiểu bài. (10-12’) + Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1 - Cương xin mẹ đi học nghề gì? - Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? + Đọc thầm đọan 2và câu hỏi 2,3,4 - Mẹ Cương có đồng ý không? Mẹ Cương đã nêu lí do phản đối như thế nào? @ G giải nghĩa: dòng dõi quan sang (SGK) ; đầy tớ: người giúp việc cho chủ - Cương đã thuyết phục mẹ như thế nào? @ G giải nghĩa: kiếm sống: tìm cách, tìm việc để có cái nuôi mình - Hãy nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con? (cách xưng hô; cử chỉ) - Em có nhận xét gì về ước mơ của Cương? -> Chốt nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ - Đó là mơ ước chính đáng d- Hướng dẫn đọc diễn cảm: (10-12’) - GV hướng dẫn đọc từng đoạn: + Đoạn 1: Giọng nhẹ nhàng, lên giọng cuối câu hỏi, câu cảm. Giọng Cương: lễ phép; Lời mẹ: ngạc nhiên -> H đọc + Đoạn 2: Giọng thân mật; 3 dòng cuối: giọng suy tưởng, hồn nhiên - GV hướng dẫn đọc cả bài:đọc diễn cảm toàn bài giọng trao đổi; trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng -> G đọc mẫu lần 2 - H đọc diễn cảm từng đoạn -> đọc đoạn mình thích - HS đọc bài (1->2 H) 3- Củng cố dặn dò (2-3’) - Cương là người con ntn? - Chuẩn bị bài sau: Điều ước của vua Mi- đát Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012 chính tả ( Nghe – Viết) Thợ rèn I- Mục đích, yêu cầu. - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Thợ rèn. - Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt các tiếng có phụ âm đầu l/n II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III-Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra (2-3’): Viết bảng con : mười lăm năm, cao thẳm, dòng thác 2. Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài(1’) ghi tên bài. b- Hướng dẫn chính tả (10-12’): - G đọc bài viết – H đọc thầm theo - Nghề thợ rèn là nghề ntn? - Tập viết chữ ghi tiếng khó: - trăm nghề - diễn kịch - nghịch - bóng nhẫy - quai - quệt - H đọc; đọc phân tích từng chữ ghi tiếng khó; 1 H đọc lại 1 lượt - G xoá bảng -> đọc cho HS viết bảng con c. Viết chính tả(12-14’): - Hướng dẫn tư thế ngồi viết. - GV đọc – HS viết bài d. Hướng dẫn chấm, chữa (3-5’): - GV đọc 1 lần - HS soát lỗi bằng bút chì - HS gạch chân lỗi sai -> ghi tổng số lỗi ra lề vở - H đổi vở cho bạn để soát lỗi (bằng bút chì) -> HS tự chữa lỗi - GV chấm bài. đ. Hướng dẫn bài tập chính tả (8-10)’: *Bài 2 (a)/ 87 - HS nêu yêu cầu (Điền vào chỗ trống l/n) - Làm mẫu: 1 H nêu câu 1 hoàn chỉnh-> G ghi bảng phụ – nhận xét -> Tương tự: H làm vở - GV chấm, chữa bài (Bảng phụ) 3. Củng cố, dặn dò (1-2’): - G nhận xét giờ học; khen H viết đẹp, tiến bộ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy .................................................................................................................................................................................................................................................. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: ước mơ. I- Mục đích yêu cầu: - Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ. - Bước đầu biết phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm được ví dụ minh hoạ. - GD cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra (2-3’): Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? 2. Dạy bài mới a- Giới thiệu bài ( 1-2’): G nêu MĐ, YC tiết học b- Hướng dẫn thực hành. (32-34’) * Bài 1/87 (6’) - HS đọc yêu cầu - H mở SGK/66: đọc thầm và gạch chân dưới những từ cùng nghĩa với ước mơ trong bài tập đọc Trung thu độc lập - HS viết các từ vào bảng con: mơ tưởng, mong ước. ->Chốt: Những từ ngữ đó thuộc chủ đề ước mơ. + mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng ra điều đó sẽ đạt được trong tương lai + mong ước: mong muốn thiết tha một điều tốt đẹp trong tương lai * Bài 2/87 (10’) - HS đọc thầm bài - > nêu yêu cầu+ mẫu. - HS làm việc nhóm đôi. -> HS trình bày theo nhóm đôi – nhận xét -> Chốt: G ghi những từ đúng lên bảng – 1H đọc lại: a, ước mơ, ước muốn ước ao, ước vọng, ước mong b, mơ ước, mơ tưởng mơ mộng ? Các từ trên thuộc chủ đề nào? * Bài 3/87 (8’) - HS đọc thầm bài - Bài yêu cầu gì? - Những từ ngữ thể hện sự đánh giá tìm ở đâu? (BT đã cho ) - HS làm nhóm đôi -> Báo cáo theo cặp; Nhận xét => G chốt kiến thức đúng * Bài 4/87 (8-10’) - HS đọc yêu cầu bài - HS nêu -> nhận xét - GV liên hệ về thực tế và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi các em trình bày về ước mơ của mình. 3. Củng cố dặn dò.(2-4’) - Để nói và viết về chủ đề Ước mơ, em nhớ những từ ngữ nào? - Giáo viên nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2012 Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I- Mục đích, yêu cầu. 1. Rèn kĩ năng nói: - HS chọn đựơc một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Học sinh chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng về lời kể của bạn. II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết vắn tắt: + Ba hướng xây dựng cốt truyện. + Dàn ý bài kể chuyện. III- Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: (2-3’): - Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp - Nêu ý nghĩa của câu chuyện. 2. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài (1-2’): G nêu MĐ, YC tiết học b. Hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa của đề bài (6-8’) - Học sinh đọc đề- Giáo viên chép đề bài - Tìm từ quan trọng của đề? Giáo viên gạch chân - Em hiểu thế nào là ước mơ đẹp? - Đề bài yêu cầu gì? - Nhân vật chính của truyện là ai? - Khi kể, em xưng hô như thế nào? * Gợi ý kể chuyện: G giúp H hiểu các hướng xây dựng cốt truyện: -> 3 H nối tiếp đọc 3 gợi ý (SGK/88 ) - GV treo bảng phụ ghi ba hướng xây dựng cốt truyện: + Nguyên nhân nảy sinh ước mơ + Những cố gắng để đạt được ước mơ + Kết quả đạt được - H nêu ước mơ của mình (của bạn bè, người thân) - Đặt tên cho câu chuyện: 3H nối tiếp đọc gợi ý 3 ->Một vài H nêu tên câu chuyện định kể - Một câu chuyện gồm mấy phần? -> Giáo viên treo dàn ý kể chuyện. c. Học sinh kể (22-24’) - Học sinh kể theo nhóm đôi. - Học sinh kể trước lớp cá nhân – Yêu cầu cả lớp: lắng nghe, nhận xét: + Câu chuyện bạn kể có đúng theo đề bài chưa? + Trong câu chuyện bạn kể, em thấy nhân vật nào đáng yêu? + Nhận xét về giọng kể, cử chỉ, điệu bộ. - G ghi tên truyện em đó kể. - H; G nhận xét ; G ghi điểm d. Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa câu truyện. (3-5’) - Nêu ý nghĩa các câu chuyện bạn kể? - Theo em, bạn nào kể hay nhất? 3. Củng cố, dặn dò. (2-3’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về kể cho người thân nghe. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ............................................................................................................................................................... ... ọc ngắt nghỉ đúng ở dấu câu, câu dài- > HS đọc * HS đọc nhóm đôi vừa đủ nghe * Đọc cả bài: - Cả bài đọc trôi chảy lưu loát , chú ý đọc đúng tên riêng người nước ngoài.- > HS đọc - GV đọc mẫu. c- Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12') + Đọc thầm đoạn 1 - Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê- ô- nác- đô cảm thấy chán ngán? - Thầy Vê- rô- ki-ô cho Lê- ô- nác- đô học vẽ trứng để làm gì? + Đọc thầm đoạn 2: - Lê- ô- nác- đô đã thành đạt như thế nào? + H đọc câu hỏi 4 -> Thảo luận nhóm đôi -> Nêu ý kiến => Nội dung chính của bài là gì? d- Hướng dẫn đọc diễn cảm (10-12') - Hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn: + Đoạn 1: nhấn giọng ở: đừng tưởng, nhiều lần, chính xác, bất cứ cái gì - > HS đọc + Đoạn 2: đọc với cảm hứng ca ngợi - > HS đọc - Hướng dẫn đọc diễn cảm cả bài: Toàn bài đọc với giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng ân cần. Đoạn cuối đọc với giọng cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả - GV đọc mẫu. - HS đọc đoạn; đọc đoạn mình thích - HS đọc cả bài đ- Củng cố- dặn dò. (2-3') - Bài văn giúp em hiểu và học tập gì ở Lê- ô-nác-đô? - Về nhà: Rèn đọc Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ___________________________________________ Đạo đức Hiếu thảo với ông bà cha mẹ I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: - Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. - Kính yêu ông bà, cha mẹ. II. Đồ dùng dạy- học: một dụng cụ để H đóng vai bà III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1- Kiểm tra (3-5’): - Tại sao phải tiết kiệm thời gian? Nêu những việc làm thể hiện sự tiết kiệm thời gian của em? 2-Bài mới: *Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm: Phần thưởng (8-9’) \ Mục tiêu: H biết việc làm của Hưng là hiếu thảo với bà \ Cách tiến hành: -G chọn 2 H đóng vai bà và Hưng để diễn tiểu phẩm Phần thưởng -H xem tiểu phẩm -> thảo luận nhóm về cách ứng xử của các nhân vật - GV phỏng vấn các bạn đóng tiểu phẩm: +Vì sao em mời bà ăn bánh mà em được thưởng? + Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của cháu? =>GV kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm (8-9’) ++Bài tập 1SGK: \ Mục tiêu: H biết xử lí tình huống \ Cách tiến hành: - H nêu yêu cầu (Chọn tình huống đúng) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. - Các nhóm thảo luận - > Đại diện nhóm trình bày; các nhóm khác chất vấn, bổ sung ý kiến. =>GV kết luận: Việc làm d, b, đ là hiếu thảo; Việc làm a, c là chưa hiếu thảo *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi (7-8’) ++Bài tập 2: \ Mục tiêu: H hiểu ND bức tranh -> đặt tên đúng \ Cách tiến hành: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát; nêu ND mỗi tranh -> đặt tên cho mỗi tranh đó - Các nhóm thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác trao đổi. => GV chốt nội dung các bức tranh; khen những nhóm làm tốt **Ghi nhớ SGK: -2--> 3 HS đọc ghi nhớ SGK *Hoạt động nối tiếp (2-4’): - H tự liên hệ bản thân. - Dặn dò: Chuẩn bị bài 5, 6 SGK ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2012 Tập làm văn Kết bài trong bài văn kể chuyện. I- Mục đích yêu cầu. - Biết được hai cách kết bài : Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong bài văn kể chuyện. - Bước đầu biết kết bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách mở rộng và không mở rộng. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: 1 - Kiểm tra (3-5’) : - Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuyện? 2- Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài (1-2) : G nêu MĐ, YC tiết học b- Hình thành khái niệm. (13-15') ** Nhận xét * Bài 1/122 (3-5’) - H đọc yêu cầu. - Cả lớp đọc thầm; 1 H đọc to truyện Ông trạng thả diều/104 * Bài 2/122 (3-5’) - H đọc yêu cầu - > H thảo luận nhóm đôi. - H trả lời : Nêu phần kết của câu chuyện -> Vì sao em biết đó là phần kết của câu chuyện? (Vị trí; ND: Nêu kết cục của câu chuyện) * Bài 3/122 (5-7’) - HS đọc yêu cầu - >1HS đọc mẫu, nhận xét - GV nhấn mạnh: Đây là phần kết của câu chuyện Ông trạng thả diều mà người viết dùng lời đánh giá, nhận xét của mình để làm đoạn kết bài. - > HS làm VBT. - HS trình bày trước lớp, nhận xét -> G khen những H có lời đánh giá đúng, ngắn gọn, hay * Bài 4/122 (3-4’) - HS đọc yêu cầu. - > HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - > GV chốt : Có hai cách kết bài : đó là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng. - Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng có gì khác nhau? - > Gọi HS đọc ghi nhớ. SGK /122 c- Hướng dẫn HS luyện tập. (17-19') * Bài 1/122 (6-8’) - HS đọc thầm yêu cầu và nội dung -> Nêu yêu cầu? - H nối tiếp đọc các kết bài - Trao đổi nhóm đôi -> Các nhóm trình bày => Kết luận: a, : kết bài không mở rộng; b,c,d,e,: Kết bài mở rộng -> Trong bài văn kể chuyện có mấy cách kết bài ? *Bài 2/112 (2-4’) - HS nêu yêu cầu - H nêu kết bài chuyện Một người chính trực/ 36; Nỗi dằn vặt / 55 => Đó là những kết bài theo kiểu nào? (không mở rộng) * Bài 3/122 (7-9’) - HS đọc yêu cầu - Làm mẫu: Nêu kết bài mở rộng cho chuyện Một người chính trực/ 36; Nỗi dằn vặt / 55 -> Cho HS làm vở ++ G lưu ý: Cần viết theo lối mở rộng sao cho đoạn văn liền mạch với đoạn văn trên (vốn là kết bài không mở rộng) - GV thu chấm bài; vài H đọc bài trước lớp; nhận xét d- Củng cố dặn dò (2-3') : - Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuyện? - Về nhà: chuẩn bị giờ sau kiểm tra viết Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ________________________________________ Thứ sáu ngày 8 tháng 11 năm 2012 Luyện từ và câu Tính từ (tiếp theo) I - Mục đích yêu cầu - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. II - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III- Các hoạt độmg dạy học: 1 - Kiểm tra : - Bảng con: Tìm TT trong đoạn văn sau: - Mẹ ơi con sẽ phi Gió hồng miền đất đỏ Qua bao nhiêu ngọn gió Gió đen hút đại ngàn Gió xanh miền trung du Mấp mô triền núi đá - Tính từ là gì? 2- Dạy bài mới a- Giới thiệu bài (1-2') G nêu MĐ, YC tiết học b- Hình thành khái niệm (10-12') * Bài 1 (7’) - HS đọc yêu cầu - H thảo luận nhóm đôi -> phát biểu -> G ghi bảng ý kiến đúng a, Tờ giấy này trắng mức độ trung bình. Tính từ: trắng b Tờ giấy này trăng trắng mức độ thấp Từ láy: trăng trắng c,. Tờ giấy này trắng tinh mức độ cao Từ ghép: trắng tinh -> GV chốt : Mô tả mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy ( trăng trắng) hoặc tính từ * Bài 2/123 (5’) - HS đọc yêu cầu -> HS trả lời = > GV chốt : ý nghĩa mức độ của đặc điểm, tính chất được thể hiện bằng cách: +Thêm từ rất vào trước tính từ . + Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất . = > Gọi HS đọc ghi nhớ. c. Hướng dẫn HS luyện tập (20-22') * Bài 1/124 (7’) - HS đọc thầm bài. - Nêu yêu cầu? - H đọc mẫu -> Tìm TT trong câu? (thơm); Những từ ngữ nào biểu thị mức độ của thơm? (đậm và ngọt) -> HS gạch chân các từ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất vào SGK -> Thảo luận nhóm đôi -> Báo cáo theo cặp: 1H nêu TT- H kia nêu từ biểu thị mức độ => Chốt: Các từ biểu thị mức độ: đậm, ngọt , rất, lắm, ngọc, ngà, hơn * Bài 2/124 (8-9’) - HS đọc yêu cầu - H làm mẫu: Tìm từ miêu tả mức độ khác nhau của đỏ: đo đỏ - H làm việc cá nhân vào vở -> trao đổi nhóm đôi - H đọc bài làm; nhận xét => Các từ vừa tìm thuộc loại từ nào? * Bài 3/124 (6-7’) - HS đọc yêu cầu. - H suy nghĩ- > Nêu miệng câu của mình; nhận xét ; ghi điểm - GV khen những H đặt câu đúng, ngắn gọn, hay 3- Củng cố dặn dò. (2-3') - Tìm một số từ biểu thị mức độ của xinh? - Gọi H đọc lại phần ghi nhớ. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... _____________________________________ Tập làm văn Kể chuyện ( Kiểm tra viết ) I. Mục tiêu - HS thực hành viết một bài văn kể chuyện - Bài viết đúng nội dung , yêu cầu của đề bài , có nhân vật , sự kiện , cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc ) - Lời kể tự nhiên, chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết dàn ý vắt tắt của bài văn kể chuyện III. Các hoạt động dạy học 1 . Kiểm tra (2-3') - Kiểm tra, giấy bút của học sinh 2 . Thực hành viết (32-34') - G nêu đề bài : Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca bằng lời của cậu bé An - đrây - ca - Cho HS viết bài- G theo dõi, đôn đốc H viết - Thu , chấm một số bài - Nêu nhận xét chung **Biểu điểm: Tối đa: 10 điểm: Kể đủ 3 phần câu chuyện; đảm bảo ND, trình tự 3 . Củng cố - dặn dò (2-3') - Nhận xét giờ h Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... __________________________________
Tài liệu đính kèm: