Kiểm tra định kì giữa kỳ 1 Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Kim An (Có đáp án)

Kiểm tra định kì giữa kỳ 1 Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Kim An (Có đáp án)

Câu 1. Trong các số dưới đây chữ số 7 trong số nào có giá trị là 7000:

A. 71 608 B. 57 312 C. 570 064

Câu 2. Số lớn nhất trong các số 79 217; 79 381; 73 416; 73 954 là:

A. 79 217 B. 79 381 C. 73 416

Câu 3. ''Ba m¬ươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn''. Đúng với số nào?

A. 35 462 000 B. 35 046 200 C. 30 546 200

Câu 4. 8 giờ bằng bao nhiêu phút?

A. 400 B. 460 C. 480

Câu 5. 3 tấn 72kg = . kg.

A. 372 B. 3072 C. 3027

 

docx 5 trang Người đăng thanhthao14 Ngày đăng 07/06/2024 Lượt xem 69Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra định kì giữa kỳ 1 Toán và Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Kim An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH KIM AN
Họ và tên: ..............................................
Lớp: .............................
Thứ ............ ngày ...... tháng .... năm 2019
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Môn: Toán - Lớp 4
Thời gian: 40 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I / Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Trong các số dưới đây chữ số 7 trong số nào có giá trị là 7000:
A. 71 608                      B. 57 312                        C. 570 064
Câu 2. Số lớn nhất trong các số 79 217; 79 381; 73 416; 73 954 là:
A. 79 217                      B. 79 381                          C. 73 416
Câu 3. ''Ba mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn''. Đúng với số nào?
A. 35 462 000              B. 35 046 200                C. 30 546 200
Câu 4. 8 giờ bằng bao nhiêu phút?
A. 400                          B. 460                          C. 480
Câu 5. 3 tấn 72kg = ............ kg.
A. 372                         B. 3072                         C. 3027
II/ Phần tự luận:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a, 467 218 + 546 728
b, 435 704 - 2627
c, 2460 × 3
d, 4260 : 2
Bài 2: Một ô tô giờ thứ nhất chạy được 40km, giờ thứ hai chạy được 48 km, giờ thứ ba chạy được 53 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được bao nhiêu km?
Bài 3: Một lớp học có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái 6 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái?
Bài 4: Tìm tổng của các số từ 4 đến 16 bằng cách thuận tiện nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 1: MÔN TOÁN LỚP 4
I/ Phần trắc nghiệm (2,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
B
A
C
B
II/ Phần tự luận (6,5 điểm)
Bài 1: Đặt tính rồi tính (2 điểm)
Bài 2: (1,5 điểm)
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô chạy được số ki - lô - mét là: (0,5 điểm)
(40 + 48 + 53) : 3 = 47 (km) (0,75 điểm)
Đáp số: 47 km (0,25 điểm)
Bài 3: (2 điểm)
Tóm tắt (0,25 điểm)
Bài giải
Số học sinh trai là: (0,25 điểm)
(28 + 6) : 2 = 17 (học sinh) (0,5 điểm)
Số học sinh gái là: (0,25 điểm)
17 – 6 =11 (học sinh) (0,5 điểm)
Đáp số: 17 HS trai; 11 HS gái (0,25 điểm)
Bài 4: (1 điểm)
4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 8 + 9 + 10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16
= (4 + 16) + (5 + 15) + (6 + 14) + (7 + 13) + (8 + 12) + (9 + 11) + 10
= 20 + 20 + 20 + 20 + 20 + 20 + 10
= (20 × 6) + 10
= 120 + 10 = 130
Đề thi giữa học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt 
TRƯỜNG TH KIM AN
Họ và tên: ...............................................
Lớp:..........
Thứ .............. ngày ........ tháng 11   năm 2016
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn: Tiếng Việt 
Thời gian: 40 phút
I. Đọc (10 điểm)
1. Đọc một đoạn trong các bài TĐ từ tuần 1 đến tuần 9 (5 điểm)
2. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
BÀN CHÂN KÌ DIỆU
Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay nhưng em rất ham học. Hàng ngày, khi chưa được nhận vào lớp, kí thường cặp một mẩu gạch vào ngón chân và tập viết. Thấy kí ham học, cô giáo đã nhận và dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho em ngồi tập viết. Kí cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Ôi! Biết bao nhiêu khó khăn. Cây bút như không chịu làm theo ý muốn của Kí. Bàn chân Kí giẫm lên trang giấy cựa quậy một lúc là nhàu nát cả. Mực giây bê bết. Mấy ngón chân mỏi nhừ. Cô giáo thay cây bút cho Kí. Kí lại kiên nhẫn tập viết. Mấy ngón chân của Kí quắp lại, giữ cho được cây bút chì đã khó rồi, còn điều khiển cho nó viết thành chữ lại càng khó hơn. Có lần Kí bị chuột rút, bàn chân co quắp lại, không duỗi ra được. Kí đau đến tái người, mặt mũi nhăn nhó, em quẳng bút chì vào xó nhà định thôi học. Nhưng được cô giáo Cương và các bạn an ủi, động viên, Kí lại quắp bút vào ngón chân và hì hục tập viết. Kí bền bỉ vượt mọi khó khăn. Dù trời nắng hay mưa, dù người mệt mỏi, ngón chân đau nhức... Kí vẫn không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ, Kí hì hục tập viết hoài.
Nhờ kiên trì luyện tập, Kí đã thành công. Em đã đuổi kịp các bạn, chữ viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Nguyễn Ngọc Kí đã hai lần được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu của Người.
II. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây
Câu 1. Nguyễn Ngọc Kí có điểm gì khác các bạn trong lớp?
A. Hay bị mỏi chân, mỏi tay.
B. Bị liệt cả hai tay nên phải tập viết bằng chân.
C. Hay bị chuột rút, chân co quắp đau đớn.
Câu 2. Chữ viết của Kí ngày càng đẹp là do:
A. Do Kí ham học.
B. Do được các bạn động viên.
C. Do Kí kiên trì luyện tập, có lòng ham học và được cô giáo cùng các bạn động viên.
Câu 3. Thành ngữ nào có nghĩa phù hợp với nội dung bài đọc?
A. Có chí thì nên.
B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
C. Lá lành đùm lá rách.
Câu 4. Tập hợp nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A. Khó khăn, hì hục, mệt mỏi, bê bết, nhăn nhó, an ủi, bền bỉ.
B. Hì hục, mặt mũi, bền bỉ, cựa quậy, bê bết, nhăn nhó, cựa quậy.
C. Bê bết, bền bỉ, khó khăn, băn khoăn, lo lắng, luyện tập, huy hiệu.
Câu 5. Trong câu: "Nguyễn Ngọc Kí đã hai lần được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu." có mấy danh từ riêng?
A. Một danh từ                B. Hai danh từ                       C. Bốn danh từ
Đó là: ..........................................................................................................................
III. Chính tả (5 điểm) Viết bài: Chiều trên quê hương (tr 102) TV lớp 4 tập 1
IV. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Đã lâu chưa có dịp về quê thăm ông, bà (hoặc chú, bác, cô dì,...), em hãy viết một bức thư thăm hỏi và cho biết tình hình đời sống hằng ngày của gia đình em.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN TIẾNG VIỆT
I. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
C
A
A
B
II. Bài viết: 10 điểm
1. Chính tả (5 điểm)
+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 đ
+ Mỗi loại chính tả trong bài viết  (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định ...) trừ 0,5 điểm.
+ Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn ... bị trừ một điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Bức thư đảm bảo những nội dung sau:
* Phần đầu thư: 1 điểm
- Địa điểm thời gian viết thư. Lời xưng hô với người nhận thư.
* Phần chính: 3 điểm
- Nêu được mục đích, lí do viết thư
- Thăm hỏi tình hình, thông báo tình hình.
- Nêu ý kiến trao đổi, bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
* Phần cuối: 1 điểm.
- Lời chúc, lời cảm ơn.
- Chữ kí và tên hoặc họ và tên.
* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 5 - 4,5 - 4,0 - 3,5 - 3,0 – 2,5 – 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_dinh_ki_giua_ky_1_toan_va_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.docx