I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo theo tình hình mới hiện nay, vấn đề đặt ra là phải xây dựng một nhà trường có qui mô, hoạt động tích cực, lành mạnh, và thực sự là nơi đào tạo thế hệ trẻ, phục vụ cho đất nước. Do vậy, cần phải xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia là một vấn đề rất cần thiết, nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả dạy và học, đáp ứng theo nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trường tiểu học Tân Lộc thuộc xã Tân Lộc, là một xã khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ, nằm ở khu vực vùng sâu của huyện Thới Bình. Trình độ dân trí thấp. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập của con em mình. Do vậy ảnh hưởng không ít đến công tác huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường. Chất lượng học sinh hàng năm đạt thấp, còn nhiều học sinh yếu, học sinh bỏ học theo gia đình đi làm ăn xa.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trình độ không đồng bộ. Một số cán bộ, giáo viên trách nhiệm giao chưa làm tròn. Số lượng giáo viên tuy thừa so với biên chế nhưng lại thiếu giáo viên dạy các môn chuyên. Trong giảng dạy giáo viên còn nặng nề nhồi nhét kiến thức. Phương pháp giảng dạy theo lối truyền thống, chưa phát huy được tính tích cực trong dạy và học.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. Khuôn viên trường học không đảm bảo, không có hàng rào, sân chơi, bãi tập; Các phòng chức năng chưa có Do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong nhà trường.Chất lượng dạy và học hàng năm không thể đạt được theo yêu cầu đặt ra.
Người viết: Nguyễn Thu Hương SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đơn vị: Trường tiểu học Tân Lộc Thuộc: Phòng GD&ĐT Thới Bình MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: Để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo theo tình hình mới hiện nay, vấn đề đặt ra là phải xây dựng một nhà trường có qui mô, hoạt động tích cực, lành mạnh, và thực sự là nơi đào tạo thế hệ trẻ, phục vụ cho đất nước. Do vậy, cần phải xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia là một vấn đề rất cần thiết, nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả dạy và học, đáp ứng theo nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Cơ sở thực tiễn: Trường tiểu học Tân Lộc thuộc xã Tân Lộc, là một xã khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ, nằm ở khu vực vùng sâu của huyện Thới Bình. Trình độ dân trí thấp. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập của con em mình. Do vậy ảnh hưởng không ít đến công tác huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường. Chất lượng học sinh hàng năm đạt thấp, còn nhiều học sinh yếu, học sinh bỏ học theo gia đình đi làm ăn xa. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trình độ không đồng bộ. Một số cán bộ, giáo viên trách nhiệm giao chưa làm tròn. Số lượng giáo viên tuy thừa so với biên chế nhưng lại thiếu giáo viên dạy các môn chuyên. Trong giảng dạy giáo viên còn nặng nề nhồi nhét kiến thức. Phương pháp giảng dạy theo lối truyền thống, chưa phát huy được tính tích cực trong dạy và học. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. Khuôn viên trường học không đảm bảo, không có hàng rào, sân chơi, bãi tập; Các phòng chức năng chưa cóDo vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong nhà trường.Chất lượng dạy và học hàng năm không thể đạt được theo yêu cầu đặt ra. II/ NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Căn cứ Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT về Qui chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia; đối chiếu với các tiêu chuẩn đã qui định, trường tiểu học Tân Lộc cần phải đưa ra một số nội dung cần phải khắc phục đó là: - Đổi mới công tác quản lý - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - Đổi mới phương pháp dạy và học - Phát triển cơ sở vật chất - thiết bị dạy học - Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. 1. Đổi mới công tác quản lí giáo dục: Đổi mới công tác quản lí giáo dục nhằm lập lại trật tự, kỉ cương trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Để đổi mới và nâng cao hiệu Trang 1 quả công tác quản lí giáo dục trong nhà trường, người cán bộ làm công tác quản lí luôn phải rèn luyện phẩm chất, đạo đức tốt. Lập trường tư tưởng vững vàng. Bản thân tự học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, quản lí trường học. Đi sâu vào các hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Thiết lập một lộ trình qui hoạch nhà trường theo từng năm về phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia đúng như sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên. Tham mưu với cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương, chủ động đề xuất các giải pháp, biện pháp, dự kiến đầu tư kinh phí nhằm hỗ trợ cho nhà trường thực hiện tốt theo kế hoạch đề ra. 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Người Thầy có vai trò quyết định đối với quá trình dạy và học. Do vậy, phải xây dựng một đội ngũ giáo viên có chất lượng, đáp ứng theo yêu cầu hiện nay. Để giải quyết tốt được vấn đề này, tất cả giáo viên phải thấy rõ: Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động của nhà trường. Luôn phải học tập trau đổi kiến thức, nâng cao trình độ của mình, tập trung vào việc “dạy tốt” để cho học sinh có thể “học tốt”. Mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao tay nghề, nêu gương tốt cho học sinh. Về phía nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên học tập, đưa những giáo viên có năng lực đi học các lớp đào tạo trên chuẩn, hỗ trợ giáo viên đi học từ xa. Sàng lọc những giáo viên không đủ chuẩn, yếu kém về chuyên môn chuyển đổi công tác khác. 3.Đổi mới phương pháp dạy và học: Trong quá trình thực hiện đổi mới nội dung chương trình, mối quan hệ giữa đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy học không thể tách rời nhau. Nội dung dạy học là những thành tựu khoa học được phát hiện, xác định để truyền thụ, cung cấp cho học sinh là những kiến thức cần thiết cho học sinh để vận dụng vào cuốc sống. Còn phương pháp là con đường cách thức truyền thụ và tiếp nhận kiến thức. nếu không có phương pháp tốt thì nội dung giáo dục không thể đến với người học để tiếp nhận và phát triển được một cách toàn diện được. Việc đổi mới phương pháp dạy học không phải là xóa bỏ mọi phương pháp truyền thống mà chúng ta chỉ kiên quyết từ bỏ cách dạy học theo kiểu một chiều, nhồi nhét, không phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Chúng ta phải biết kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa các phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển trong xã hội hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy và học là vấn đề quan trọng, cần thiết và rất khó khăn. Do vậy cần phải có những biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề này. Đối với giáo viên: tự nghiên cứu các tài liệu liên quan, nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình; Nghiên cứu về các phương pháp dạy - học để vận dụng vào Trang 2 các bài giảng phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài dạy có hiệu quả Nhà trường, các tổ khối chuyên môn mở các chuyên đề về sử dụng các phương pháp giảng dạy ở tất cả các môn học, nhằm trao đổi rút kinh nghiệm, vận dụng vào quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao. 4. Phát triển cở vật chất – Thiết bị dạy học trong nhà trường: Với thực trạng hiện nay, Trường tiểu học Tân Lộc còn gặp khó khăn nhất là về cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo. Do vậy cần phải có những giải pháp tốt để phát triển cơ sở vật chất nhà trường đạt được theo tiêu chuẩn qui định. Biện pháp: - Xây dựng các điều kiện vệ sinh: trồng và chăm sóc cây xanh bóng mát, vườn hoa trong khu vực trường, tạo cảnh quan sư phạm, trường xanh- sạch-đẹp.Có kế hoạch bảo trì trường học cụ thể rõ ràng, để khôi phục và nâng cấp từng phần của các công trình, nhằm đảm bảo có một môi trường thân thiện, phục vụ tốt cho các hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Khắc phục trang bị các phòng học và các phòng làm việc đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ. Trang trí đúng qui cách, phù hợp có khoa học - Tham mưu với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, chủ động đề xuất với các cơ quan quản lí cẩp trên về kiểm tra xem xét, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, xây thêm phòng học và phòng chức năng; Xây hàng rào, bờ kè, tráng sân chơiđảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động dạy học mang lại hiệu quả cao. - Giải tỏa các nhà ở trong khu vực đất thuộc nhà trường quản lí để công trình tiến hành thi công đúng tiến độ. 5. Công tác xã hội hóa giáo dục: Trong nhà trường, công xã hội hóa giáo dục không thể thiếu được. Nhà trường phải biết kết hợp với gia đình và ngoài xã hội để giáo dục học sinh thì kết quả mới hoàn toàn. Do vậy chúng ta cần đưa ra một số biện pháp sau: - Tuyên truyền về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với công tác giáo dục và đào tạo. Nắm vững về nội dung, phương pháp dạy học và cách đánh giá học sinh ở bậc Tiểu học. - Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường. Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các điểm trường, xây dựng kế hoạch hoạt động đồng đều, có hiệu quả. Huy động các lực lượng trong xã hội như: cha mẹ học sinh, các cơ sở doanh nghiệp, các mạnh thường quânđóng góp tiền của, công sức vào việc tu sửa trường lớp, làm hàng rào, trồng cây xanh, làm sân chơinhằm phục vụ cho các hoạt động học tập, vui chơi giải trí của học sinh. Tranh thủ các nguồn tài trợ của các chương trình Dự án hỗ trợ để tu sửa trường lớp, hỗ trợ những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có nguy cơ bỏ học tạo mọi điều kiện tốt nhất để tất cả mọi học sinh trong độ tuổi đều được đến trường học, hạn chế tối đa học sinh lưu ban, học sinh bỏ học. Làm tốt công tác huy động trẻ trong độ tuổi đến trường. Huy động học sinh bỏ học trở lại lớp.Giúp đỡ những học sinh nghèo vượt qua khó khăn trong học tập. Trang 3 III/ KẾT QUẢ: 1. Chất lượng đội ngũ Cán bộ - Giáo viên: Năm học TSố CB-GV Trình độ Đào tạo Sơ cấp THSP CĐ - ĐH SL TL % SL TL % SL TL % 2005-2006 48 2 4,2 42 87,5 4 8,3 2006-2007 46 0 0,0 41 89,1 5 11,0 2007-2008 46 0 0,0 40 87,0 6 13,0 2008-2009 46 0 0,0 37 84,4 9 19,6 Năm học TSố CB-GV Xếp loại Xuất sắc Khá TB Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 2005-2006 48 15 31,3 27 56,2 4 8,3 2 4,2 2006-2007 46 22 47,8 21 45,7 3 6,5 0 0,0 2007-2008 46 27 58,7 17 36,9 2 4,4 0 0,0 2008-2009 (HKI) 46 32 69,6 14 30,4 0 0,0 0 0,0 2. Chất lượng học sinh: Năm học TSố Học sinh Xếp loại Hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ Chưa thực hiện đầy đủ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 2005-2006 682 672 98,5 10 1,5 2006-2007 663 655 98,8 8 1,2 2007-2008 656 651 99,2 5 0,8 2008-2009 (HKI) 674 671 99,5 3 0,5 Năm học TSố Học sinh Xếp loại Học lực Giỏi Khá TB Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 2005-2006 682 44 6,5 228 33,4 336 49,3 74 10,1 2006-2007 663 87 13,1 205 31,0 296 44,7 35 5,3 2007-2008 656 111 16,3 266 40,5 246 37,5 33 5,1 2008-2009 (HKI) 674 141 20,9 270 40,6 228 33,8 35 5,0 Duy trì sĩ số, tỉ lệ học sinh bỏ học không quá 1 %. Trang 4 - Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình cấp Tiểu học đạt từ 90 % trở lên. - Hiệu quả đào tạo đạt 90,4 %. 3. Danh hiệu nhà trường: Năm học 2005-2006: Trung bình Năm học 2006-2007: Lao động Tiên tiến cấp cơ sở Năm học 2007-2008: Trường Tiên tiến - UBND Huyện khen 4. Đánh giá chung về kết quả đạt được: - Tiêu chuẩn I. Công tác tổ chức và quản lí: Đạt - Tiêu chẩn II. Chất lượng đội ngũ giáo viên: Đạt - Tiêu chuẩn III. Qui mô và cơ sở vật chất của trường: Chưa đạt - Tiêu chuẩn IV. Chất lượng dạy và học: Đạt - Tiêu chuẩn V. Công tác xã hội hóa giáo dục: Đạt * KẾT LUẬN CHUNG: Trong những năm qua, phấn đấu để xây dựng trường đạt chẩn Quốc gia gặp không ít khó khăn. Nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, Chính quyền đị phương, phối hợp với tất cả các ban ngành đoàn thể, các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục của địa phương, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục. Trong công tác quản lí và chỉ đạo, lãnh đạo nhà trường phải kì quyết, tập trung đầu tư tạo sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là chấn chỉnh kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động của nhà trường. Nhà trường tạo được sự đồng thuận trong nội bộ, cùng nhau phấn đấu để vượt qua những khó khăn phía trước, tiến tới mục tiêu đạt chuẩn Quốc gia Qua thống kê kết quả đạt được trong những năm học qua, trường tiểu học Tân Lộc đã có bước chuyển biến rõ rệt, chất lượng năm sau cao hơn năm trước; Đó là do sự quyết tâm cao của tập thể nhà trường, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ mọi phía để nhà trường thực hiện tốt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Đối chiếu với Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT đã qui định về trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở mức độ 1, trường tự đánh giá kết quả đã đạt được 4 tiêu chuẩn (Công tác quản lí; Đội ngũ giáo viên; Chất lượng và hiệu quả giáo dục; công tác xã hội hóa giáo dục). Còn lại 1 tiêu chuẩn về cơ sở vật chất chưa đạt. * Những kiến nghị, đề xuất: Nhà trường tiếp tục tham mưu với cấp lãnh đạo, đề xuất đầu tư kinh phí xây dựng nhà trường hoàn thiện cơ sở vật chất để đạt chuẩn Quốc gia năm 2009. Thới Bình, ngày 10 tháng 4 năm 2009 Người viết Nguyễn Thu Hương Trang 5
Tài liệu đính kèm: