SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC PHẦN
“LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM”
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Năm học 2010-2011 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5B. trong năm học này toàn trường tập trung triển khai và đẩy mạnh phong trào “ xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung của ngành. Đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, đặc biệt quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Mục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết. Phân môn tập đọc ở lớp 5 có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng đọc, nghe và nói, có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỷ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện trí tưởng tượng phán đoán ghi nhớ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC PHẦN “LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM” A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Năm học 2010-2011 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5B. trong năm học này toàn trường tập trung triển khai và đẩy mạnh phong trào “ xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung của ngành. Đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, đặc biệt quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Mục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết. Phân môn tập đọc ở lớp 5 có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng đọc, nghe và nói, có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỷ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện trí tưởng tượng phán đoán ghi nhớ Thế nhưng nhiều học sinh lúng túng, chưa nắm được cách đọc và chưa có kỹ năng đọc diễn cảm. Vì vậy dạy cho học sinh biết cách đọc và có kỹ năng đọc diễn cảm là một yêu cầu rất quan trọng khi dạy phân môn tập đọc. 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN - Sau 5 năm thực hiện cuộc vận động “ Hai không” gồm bốn nội dung do BGD – ĐT phát động. Ngành giáo dục của huyện ta đã có nhiều bước tiến mới. Công tác tổ chức thi và chấm thi đã nghiêm túc không còn tiêu cực. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đã chính xác không còn chạy theo thành tích. Chất lượng giáo dục mang tính thực chất. Tuy nhiên lại xảy ra sự bất cập. Từng lớp lại phát sinh nhiều học sinh yếu ( chiếm từ 15 – 20%). Đa số học sinh đều học yếu môn Tiếng Việt,dù Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ nhưng nhiều học sinh lớp 5 đọc không thông viết không thạo. Nhiều em khi đọc bài phải nhẩm đánh vần rồi mới đọc trơn từng tiếng, đọc không trôi chảy, tốc độ đọc rất chậm, không thể có kỹ năng đọc hiểu được nội dung, ý nghĩa, không phát hiện được giá trị nghệ thuật, không có hiểu biết về con người, về tự nhiên xã hội, về khoa học, đất nước chứa đựng trong bài học.Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học thì phân môn tập đọc là môn học căn bản cho tất cả các môn còn lại, là nền tảng để học sinh bước lên cấp II. Vì có đọc thông ,viết thạo các em mới có thể đọc hiểu và học tốt tất cả các môn đòi hỏi tư duy cao như toán, khoa học, lịch sử, địa lí, tập làm văn, luyện từ và câu. - Phân môn Tập đọc chỉ được giảng dạy ở bậc tiểu học và lớp 5 là lớp cuối cùng, yêu cầu của phân môn tập đọc rất đa dạng , không đơn giản chỉ đọc hiểu như các lớp 2, 3. Ngoài ra, tuy tất cả học sinh lớp 5 của các lớp cùng học một chương trình, sử dụng cùng một bộ sách giáo khoa nhưng do có sự phát triển khác nhau về kinh tế, về môi trường sống, về năng lực học tập, sự quan tâm của cha mẹ, hoàn cảnh sốngNên chất lượng học sinh vùng sâu, vùng xa như chúng ta còn thấp hơn nhiều so với học sinh thành thị, ở tỉnh thành, tỉ lệ học sinh yếu của chúng ta cũng cao hơn. Học sinh chúng ta không thích đọc sách, báo ( vì đọc không trôi chảy ) không có thói quen đọc sách , không biết ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc II.MỤC ĐÍCH , ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5 “ phần luyện đọc diễn cảm” tìm ra một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc phần “luyện đọc diễn cảm” Tổng số học sinh của lớp tôi là 28/13, đa số là con em lao động vùng quê nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc tự học, tự rèn luyện ở nhà, tiếp thu còn hạn chế . Đầu năm học khi nhận lớp, tôi cho các em làm bài kiểm tra chất lượng đầu năm để nắm kỹ kiến thức, đa số học sinh chưa nắm được phương pháp học phân môn tập đọc đặc biệt là phần “ luyện đọc diễn cảm”. Nhìn chung các em chưa có ý thức cao về nhu cầu học tập nên việc dạy phân môn tập đọc còn gặp nhiều khó khăn. Do nắm được thực trạng của lớp, nhận thức được tầm quan trọng của việc giảng dạy phân môn tập đọc ở cuối cấp tôi mạnh dạng nghiên cứu đề tài : “Một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn tập đọc phần “ luyện đọc diễn cảm” lớp 5B trường tiểu học Long Hưng C 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Là học sinh lớp 5B tôi đang giảng dạy có tổng số học sinh là 28/13 và một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn tập đọc phần “ luyện đọc diễn cảm” 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Để thực hiện đạt được hiệu quả trong việc giảng dạy phân môn tập đọc phần “ luyện đọc diễn cảm” lớp 5B tôi đã sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp thực hành: Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp. - Phương pháp thực nghiệm: kiểm tra chất lượng học sinh yếu, số học sinh không thích học phân môn tập đọc và số học sinh không có kỹ năng đọc diễn cảm. - Phương pháp quan sát: quan sát thái độ học tập của học sinh, quan sát các buổi sinh hoạt, học tổ, học nhóm của học sinh. - Phương pháp đọc sách: xem tài liệu, sách tham khảo, nội dung liên quan đến đề tài nhằm giúp học sinh có kỹ năng đọc diễn cảm khi học phân môn tập đọc. III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. - Một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn tập đọc phần “ luyện đọc diễn cảm” lớp 5B trường tiểu học Long Hưng C IV. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU. Qua thực tế giảng dạy tôi đưa ra một số giả thuyết như sau: Khi đọc đoạn 1 trong bài tập đọc “ Mùa thảo quả” học sinh đọc với giọng ngang ngang không nhấn giọng ở các từ ngữ trọng tâm trong đoạn, không biết nghỉ hơi ở các câu văn ngắn như: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Sẽ làm cho đoạn văn không hay, không đặc sắc và thấy nhàm chán khi nghe. Nhưng cũng với đoạn văn đó học sinh biết cách đọc, biết nhấn giọng các từ ngữ trọng tâm trong đoạn, biết nghỉ hơi ở các câu văn ngắn trong đoạn sẽ làm cho người nghe thấy đoạn văn hay hơn, sinh động hơn. VD: Khi hướng dẫn học sinh đọc đoạn 1 bài “ Mùa thảo quả” Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi ở các câu văn ngắn: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm, và nhấn giọng các từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây của thảo quả như: ngọt lựng, thơm nồng, hương thơm đậm, ủ ấp, gió, đất trời. Bài: Mùa thảo quả tuần 12 tiết 23 ( SGK trang 113) Thảo quả trên rừng Đản khao đã vào mùa. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng, vào những thôn xóm Chia San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn. Như vậy, khi đọc đoạn văn sẽ hay hơn, sinh động hơn và thu hút được người nghe. Đó là một số giả thuyết tôi đưa ra để thấy rằng việc dạy phân môn tập đọc phần “ luyện đọc diễn cảm” là rất quan trọng đối với học sinh V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN. - Tháng 09: Chọn đề tài và xây dựng đề tài - Tháng 10: Xây dựng đề cương ( nộp cho khối trưởng xem xét, bổ sung) - Tháng 11: Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm ( nộp cho hội đồng khoa học nhà trường) B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT. Trong quá trình giảng dạy lớp 5, cũng như qua việc quan sát, dự giờ ở nhà trường tôi có nhận xét như sau: 1. VIỆC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN. Giáo viên khá coi trọng việc giảng dạy phát huy tính tính cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Giáo viên cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc nhưng chất lượng chưa cao. Bởi vì giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề là đọc thành tiếng to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua, không có tranh để giới thiệu bài, rèn đọc diễn cảm cho học sinh còn ít. * CÁCH DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 VÀO CÁC NĂM TRƯỚC a) Yêu cầu học sinh đọc bài trước ở nhà b) Vào lớp giảng dạy theo trình tự của giáo án ( soạn bám sát sách giáo viên) c) Đối với học sinh yếu gọi lên đọc bài vào mỗi tiết, tôi theo dõi, điều chỉnh cách phát âm, rèn tốc độ đọc. d) khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tôi thường gọi học sinh trả lời, mục đích giúp các em rèn kỹ năng nói, kỹ năng đọc hiểu, đọc lướt để chọn thông tin. Khi học sinh yếu trả lời không được thì gọi học sinh khá, giỏi góp ý, bổ sung. * KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Ưu điểm: Học sinh đầu năm đọc yếu dần dần đọc đúng trôi chảy hơn, các em có thể trả lời được những câu hỏi dễ, nội dung trả lời có trong sách giáo khoa. - Học sinh khá, giỏi đạt được các yêu cầu của bài học, nâng cao kỹ năng đọc, viết, nghe, nói. Các em học khá tốt các môn còn lại của chương trình do đọc thông, viết thạo. Khuyết điểm: Học sinh tiến bộ rất chậm, chỉ tiếng từ đọc chậm, đọc sai đến đọc đúng . Sự tiến bộ chậm này ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác. Áp lực học phân môn tập đọc đè nặng lên việc học tập ở lớp, khiến các em không thích học phân môn tập đọc. Số học sinh yếu của lớp đọc rất chậm, thậm chí xảy ra hiện tượng “ học sinh ngồi nhầm lớp” một vài em .Học sinh khá ,giỏi chỉ đạt được mục đích, yêu cầu của bài học, chưa vận dụng vào các môn học khác, chưa liên hệ được với thực tế, không có thói quen đọc sách, báo,học sinh chưa có kỹ năng đọc diễn cảm. 2.VIỆC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. - Xã Long Hưng là xã vùng sâu của huyện điều kiện kinh tế khó khăn, đa số phụ huynh là nông dân lao động họ phải làm việc vất vả vì kinh tế gia đình nên ít quan tâm đôn đốc con em mình học tập. Thậm chí đôi lúc họ còn buộc con mình phải nghỉ học để phụ giúp gia đình . Vì thế việc học sinh chuẩn bị bài ở nhà rất sơ sài, có nhiều em không chuẩn bị gì cả, cứ đến giờ là xách cặp đi học, không chuẩn bị bài trước ở nhà vào lớp học rất thụ động, tiếp thu bài rất chậm - Gia đình các em chưa có biện pháp tích cực nhằm giúp đỡ các em trong việc học tập như: Góc học tập, thời gian biểu, dụng cụ học tập, nhiều em còn thiếu cả sách giáo khoa để phục vụ cho việc học tập. - Vào mùa vụ, việc học tập của đa số các em bị giảm sút do chưa biết sắp xếp thời gian để giúp gia đình, thời gian để học bài sao cho hợp lí, khoa học. - Do trình độ phụ huynh còn hạn chế, một số phụ huynh có trình độ nhưng không biết cách hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập và cách dạy cho các em lúc tự học ở nhà . - Trình độ học sinh không đều, đa số học sinh đều không có kĩ năng đọc từ các lớp dưới. Thậm chí các em phải nhẩm đánh vần rồi mới đọ ... iều chỉnh cách phát âm và giọng đọc cho các em ) - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp ( đầu năm tôi đã xắp xếp cho học sinh đọc yếu ngồi cạnh học sinh đọc khá, đọc tốt để các em có thể luyện đọc cho nhau ) - Gọi học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 2 trước lớp ( cà lớp theo dõi bình chọn bạn có giọng đọc diễn cảm hay nhất ) b). Đối với bài có yêu cầu học thuộc lòng . - Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp thơ, dòng thơ, vần thơ. - Tiếp theo tôi yêu cầu học sinh tự nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ hay đoạn văn theo chỉ định trong sách giáo khoa. Sau đó yêu cầu học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ hay đoạn văn . VD : Khi dạy bài tiếng đàn ba la lai ca trên sông Đà ( tuần 7 tiết 14 SGK trang 69) tôi hướng dẫn học sinh như sau : Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ ( trong lúc học sinh đọc, tôi theo dõi, điều chỉnh cách phát âm giọng đọc cho các em sau mỗi khổ thơ ). Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm khổ thơ cuối và học thuộc lòng bài thơ . - Ngày mai. Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên Sông đà chia ánh sáng đi muôn ngả Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên . Với khổ thơ này cần hướng dẫn học sinh nhấn giọng các từ ngữ: nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia, muôn ngả, lớn, đầu tiên. Giáo viên đọc mẫu bài thơ, giọng chậm rãi ngân nga,thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà mơ tưởng về tương lai tươi đẹp. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm từng khổ thơ và nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ , cả bài thơ và thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ. * Việc đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường dùng cử chỉ , nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn như thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận Khổ thơ có nhiều ý vui vẻ, xúc động hay phẩn nộ đau thương khi đọc kèm theo cử chỉ, nét mặt để thể hiện sắc thái đó VD: Khi hướng dẫn học sinh đọc khổ thơ 2 bài : Ê -mi- li con ( SGK trang 49) khổ thơ là lời chú Mo- ri Xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn- Xơn cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng phẩn nộ, đau thương kết hợp cử chỉ mạnh dạng, nét mặt trang nghiêm Giôn – Xơn Tội ác bay chồng chất Nhân danh ai Bay mang những B.52 Những napan, hơi độc Đến Việt Nam . Để đốt những nhà thương, trường học Giết những con người chỉ biết yêu thương Giết những trẻ em chỉ biết đến trường Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc hoạ ? * Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước thầy . * Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường chú ý đến . - Những học sinh rụt rè nhút nhát , tôi thường xuyên khuyến khích, không gắt gỏng để các em luống cuống . - Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, tôi thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp . - Đối với học sinh yếu, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, cụm từ,với câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng chủ đề, ra yêu cầu rèn đọc ở nhà, kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải được tiến hành thường xuyên không được ngắt quãng . Sau mỗi giờ tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học sinh thông qua đọc thành tiếng ( cả 3 đối tượng :giỏi, khá, trung bình ) xem các em đã đọc diễn cảm chưa . c). Xây dựng cho học sinh ham thích đọc sách, báo và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc . - Từ giữa học học kì I trở đi 100 % học sinh của lớp tôi đã đọc khá trôi chảy, các em biết đọc diễn cảm và đã biết tìm hiểu nội dung bài và phát hiện ra những cái mới, cái lạ hấp dẫn xung quanh, các em thích học phân môn tập đọc không còn thụ động như trước . Tôi thường nhắc nhở các em tìm mượn nhiều loại sách phù hợp với lứa tuổi các em chẳng hản như truyện tranh, truyện thiếu nhi, truyện khoa họcđể đọc thêm. Tôi cũng hướng dẫn các em cách ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc. VD: Ghi lại những câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có sử dụng biện pháp như : nhân hoá, so sánh) để làm giàu vốn từ, tăng cường kĩ năng viết văn, biết được nhiều câu chuyện với những chủ đề khác nhau. ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn tôi sẽ kiến nghị với ban giám hiệu , chính quyền địa phương để có biện pháp giúp đỡ kịp thời Kết hợp hợp với chi hội phụ huynh thường xuyên đến từng nhà tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, hướng dẫn và giúp đỡ phụ huynh cách hướng dẫn các em tự học ở nhà. Kết hợp chặt chẽ thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình thông báo tình hình học tập của các em bằng sổ liên lạc hàng tháng cho gia đình nắm . III. HIỆU QUẢ PHẠM VI. QUI MÔ ÁP DỤNG. Khi thực hiện tiết dạy tập đọc phần luyện đọc diễn cảm theo cách trên tôi đã đạt được kết quả khả quan như sau : Giúp học sinh hình thành thói quen chuẩn bị bài trước ở nhà ( với tất cả các môn ).Truy bài đầu giờ, ham thích đọc sách báo, biết ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc . Học sinh rất thích học phân môn tập đọc vì các em đã đọc thông, viết thạo, hiểu được nội dung bài, vận dụng vào các môn học khác, vào đời sống. Các em sẽ có kiến thức vững vàng để học tiếp môn Tiếng Việt ở cấp II. Tất cả học sinh đều hoạt đông trong tiết học, lớp học sinh động. Số học sinh yếu giảm dần, học sinh đọc trôi chảy tiến tới đọc diễn cảm. Hình thành nhân cách cho học sinh, xây dựng cho các em tình yêu quê hương, yêu con người, tin tưởng vào tương lai của đất nước. Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ áp dụng những biện pháp rèn kĩ năng đọc như đã nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát và có số liệu như sau : SSHS: 28/13 ĐỌC NHỎ, ẤP ÚNG ĐỌC TO, RÕ,LƯU LOÁT ĐỌC DIỄN CẢM ĐẦU NĂM 6 =21,4 % 17 = 60,7 % 5 = 17,8% GIỮA HKI 2 = 7,14 % 18 = 64,2 % 8 =28,5 % C. KẾT LUẬN . I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC . Với những biện pháp nêu trên tôi thấy rất thiết thực đối với học sinh. Nếu giáo viên luôn quan tâm, biết vận dụng vào việc giảng dạy thì sẽ có kết quả cao so với yêu cầu. Giáo viên phải thường xuyên động viên và khuyến khích các em mạnh dạn, tích cực học tập. Có như vậy học sinh mới có thể học tốt phân môn tập đọc phần “ luyện đọc diễn cảm” Học sinh tích cực học tập, mong muốn, chờ đợi học tiết tập đọc . Tiết học sinh đông, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, kết quả học tập được nâng cao. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỚI BÀI HỌC KINH NGHIỆM . Trên đây là một vài phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, để đạt được những kết quả trên qua kinh nghiệm giảng dạy tôi tự rút ra một số bài học như sau: Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt trước hết giáo viên phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, đặc biệt việc đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi lắng nghe giáo viên đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước, để so sánh đánh giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ nói và đọc phải chuẩn mực. - Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy tính tích cực trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh. -Giáo viên cần tìm hiểu nắm chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn để nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu. - Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ nhiệt tình, gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, phát hiện kịp việc thời đọc sai, đọc ngọng trong học sinh. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn, sữa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo. - Luôn động viên, khuyến khích học sinh để các em tiến bộ. Rèn cho các em đọc trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường vào ngày sinh hoạt tập thể, kỹ niệm ngày lễ lớn. yêu cầu mỗi học sinh phải có quyển sổ ghi chép để chép những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Phối hợp nhịp nhàng chương trình môn tập đọc với các phân môn khác như tập làm văn, kể chuyện. - Giáo viên cần chủ động, sáng tạo, tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy. - Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, thông báo kịp thời những tiến bộ của các em. 2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỚI. - Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể của tôi về vấn đề rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5B trường tiểu học Long Hưng C. với phương pháp rèn đọc này tôi nghĩ là rất thiết thực đối với học sinh. Trong thời gian tới tôi xin ý kiến của lãnh đạo nhà trường, đem đề tài tổ chức sinh hoạt chuyên đề để đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung thêm cho đề tài hoàn chỉnh hơn. Nếu được phép của lãnh đạo nhà trường cho tôi đem đề tài nhân rộng để cả khối cùng thực hiện. III. ĐỀ XUẤT. 1. ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG. - Mở chuyên đề hội giảng, thao giảng với tất cả các môn đặc biệt là phân môn tập đọc. -Đại hội phụ huynh học sinh theo từng thời điểm, thông báo kịp thời những tiến bộ của học sinh. -Tìm hiểu và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 2. ĐỐI VỚI PHÒNG GIÁO DỤC. - Mở nhiều lớp tập huấn, tăng cường chuyên đề giảng dạy phân môn tập đọc lớp 5. - Cấp đủ thiết bị dạy học, tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giáo viên tiện lợi trong việc giảng dạy. - Hàng năm tổ chức phong trào thi kể chuyện, đọc diễn cảm cho giáo viên, cho học sinh trong khối, trong trường và toàn huyện - Cần quan tâm hơn nữa đối với giáo viên tiểu học, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn, nhất là phân môn tập đọc. * TÀI LIỆU THAM KHẢO. -Để viết đề tài này tôi đã tham khảo một số tài liệu như sau. 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – NXB giáo dục. 2. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 – NXB giáo dục 3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 – NXB giáo dục 4. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp. 5. Giáo trình phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học- NXB giáo dục Việt Nam. Long Hưng: Ngày 11/12/2010. Người viết BÙI THỊ PHƯỢNG HẰNG
Tài liệu đính kèm: