Những bài tập làm văn lớp 4

Những bài tập làm văn lớp 4

Phần I KỂ CHUYỆN

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. LƯU Ý:

Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.

Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.

Muốn làm tốt những bài văn kể chuyện, cần phải:

- Nắm được cốt truyện (mở đầu câu chuyện, diễn biến của câu chuyện, kết thúc câu chuyện).

- Nắm được các nhân vật trong truyện (nhân vật chính, nhân vật phụ, ngoại hình của nhân vật, hành động của nhân vật, lời nói và ý nghĩa của nhân vật).

- Xây dựng được đoạn văn kể chuyện, sắp xếp các đoạn văn thể hiện sự phát triển câu chuyện một cách hợp lí (theo trình tự thời gian hoặc trình tự không gian).

II. CẤU TẠO CHUNG CỦA BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

1. Mở bài

Có thể mở bài bằng một trong hai cách sau:

a. Giới thiệu sự việc mở đầu câu chuyện (mở bài trực tiếp).

b. Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể (mở bài gián tiếp).

2. Thân bài

Phát triển câu chuyện bằng cách kể lại diễn biến của câu chuyện lần lượt theo các sự vật nối tiếp nhau hoặc đồng thời diễn ra ở những nơi chốn khác nhau.

3. kết bài

Có thể kết bài bằng một trong những cách sau:

a. Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện, về nhân vật trong truyện (kết bài mở).

b. Chỉ nêu kết cục câu chuyện, không bình luận gì thêm (kết bài không mở rộng).

 

doc 70 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài tập làm văn lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG BÀI TẬP LÀM VĂN 4
(Theo chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Để giúp các em có điều kiện rèn luyện kĩ năng làm văn, một môn học có tính chất tổng hợp sáng tạo, thực hành toàn diện làm cơ sở để các em vượt qua chặng đường đầu tiên trên con đường học vấn.
Tôi biên soạn cuốn những bài tập làm văn 4 sát với chương trình hiện hành nhằm mang lại cho các em thêm một nguồn tư liệu để các em dễ dàng làm một bài văn hoàn chỉnh. Đó là tiền đề giúp các em làm văn tốt hơn.
Chúc các em học giỏi!
Võ Thị Lan Anh.
Phần I	KỂ CHUYỆN
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. LƯU Ý:
Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
Muốn làm tốt những bài văn kể chuyện, cần phải:
- Nắm được cốt truyện (mở đầu câu chuyện, diễn biến của câu chuyện, kết thúc câu chuyện).
- Nắm được các nhân vật trong truyện (nhân vật chính, nhân vật phụ, ngoại hình của nhân vật, hành động của nhân vật, lời nói và ý nghĩa của nhân vật).
- Xây dựng được đoạn văn kể chuyện, sắp xếp các đoạn văn thể hiện sự phát triển câu chuyện một cách hợp lí (theo trình tự thời gian hoặc trình tự không gian).
II. CẤU TẠO CHUNG CỦA BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
1. Mở bài
Có thể mở bài bằng một trong hai cách sau:
a. Giới thiệu sự việc mở đầu câu chuyện (mở bài trực tiếp).
b. Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể (mở bài gián tiếp).
2. Thân bài
Phát triển câu chuyện bằng cách kể lại diễn biến của câu chuyện lần lượt theo các sự vật nối tiếp nhau hoặc đồng thời diễn ra ở những nơi chốn khác nhau.
3. kết bài
Có thể kết bài bằng một trong những cách sau:
a. Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện, về nhân vật trong truyện (kết bài mở).
b. Chỉ nêu kết cục câu chuyện, không bình luận gì thêm (kết bài không mở rộng).
B. TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC, ĐÃ CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
Đề: Hãy kể cho các bạn cùng nghe một câu chuyện về gương “ người tốt việc tốt “ mà em đã chứng kiến.
BÀI LÀM
 Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an:
 - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây!
Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ:
 - Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị.
Người phụ nữ nức nở:
 - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với!
Chú công an hỏi:
 - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? Aên mặc thế nào?
Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép ...
Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh:
 - Oâi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi!
Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất mục lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít:
 - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao?
Chị Lan nhẹ nhàng đáp:
 - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ.
Người phụ nữ nói tiếp:
 - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy?
Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về. Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến.
Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.
Đề: Em hãy kể một câu chuyện em và các bạn giúp đỡ người tàn tật.
BÀI LÀM
 Ơû khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm.
Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lai chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc. Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫn quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
- Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủi nhật là được rỗi. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười: 
- Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
 Ba chúng em đều thích vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
 Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
 Chúng em cũng vậy, niền vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “.
 Đề: Kể câu chuyện đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
BÀI LÀM
 Trong những việc tôi đã đọc về tính trung thực thì câu chuyện những hạt thóc giống để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
 Ơû làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
 - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
 - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
 Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.
Đề: Em hãy kể một câu chuyện em đã đọc ở sách báo, đã nghe kể lại hoặc chứng kiến về một hành động dũng cảm.
BÀI LÀM
 Mấy hôm nay các bạn cứ bàn tán về hành động dũng cảm của bạn Tâm. Vì hai đứa là bạn thân nên em đề nghị Tâm kể lại câu chuyện tham gia bắt cướp của tâm.
“ Mới bảy giờ tối mà xóm ngõ đã vắng hoe vì nhà ai cũng đang ngồi quây quần xem ti vi. Hơn một tháng nay xóm làng đã có điện nên nhiều nhà sắm ti vi.
Bỗng có tiếng hô: “ cướp, cướp, bà con ơi “ tiếp theo là tiếng chân người chạy thình thịch. Mình ra cổng thì trông thấy một người mặc áo đen chạy trước, đuổi theo sau là một người mặc đồ bộ đội cũ.
Đến đoạn đường cụt trước cửa nhà mình, tên cướp quay lại giơ con dao nhọn sáng loáng và dọa:
- Đứa nào đến đây ông đâm chết ngay.
Thế rồi với giọng ngang tàng và con dao găm dài, hắn khống chế lại người đuổi bắt hắn là bắc Tư trưởng thôn.
 Người ta kéo ra rất đông, đều đứng ở trong cửa nhìn ra...
 Lúc đó mình đứng ở trong cổng chỉ cách tên cướp khoảng 10 bước chân. Mình thấy nó giơ dao lên cũng sợ. Nhưng mình căm ghét bọn “ ăn cướp tàn ác, bất nhân “ lấy của cải người ta làm ra từ mồ hôi nước mắt. Lợi dụng tên cướp không chú ý ở sau lưng, bất thần mình nhảy ra ôm chặt hai cánh tay hắn từ phía sau. Nhanh như chớp bác tư nhảy đến tước con dao và vật hắn ngã xuống.
Bà con túm lại trói tên cướp lại giải lên trụ sở ủy ban nhân dân xã.
Lúc này bà Thơm mới kể lại câu chu ... ạn ủng hộ đến hai trăm nghìn cơ đấy! Ngọc Khuê đừng buồn nhé! Cứ viết thư kể cho mình biết tình hình hiện nay của cậu và gia đình. Mình sẵn sàng chia sẻ với cậu và cậu nhớ rằng các bạn học sinh cũng như đồng bào cả nước đang hướng về miền Trung để chia sẻ, giúp đỡ. Mình tin là qua đợt, Ngọc Khuê sẽ ổn định trở lại và tiếp tục vươn lên trong học tập, đạt kết quả tốt cuối kì I này. Chả gì cậu cũng là học sinh giỏi của trường đang được chọn đi thi thành phố, đúng không?
Thôi, mình dừng bút đây. Lát nữa qua bưu điện gởi thư mình sẽ tặng bạn cuốn truyện cổ tích của An-đéc-xen cậu hằng yêu thích ( mình nhờ mẹ đóng gói sẵn rồi ). Chúc cậu vui, khỏe khi trở lại trường và nhớ là phải viết thư lại cho mình, dài thật dài nhé!
Thương mến
 Hoa
Trần Mai Hoa 
MỤC LỤC
PHẦN I. VĂN KỂ CHUYỆN
Lời nói đầu,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
B. TẬP LÀM VĂN,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC, ĐÃ CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy kể cho các bạn cùng nghe một câu chuyện về gương “ người tốt, việc tốt “ mà em đã chứng kiến,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy kể một câu chuyện em cùng các bạn giúp đỡ người tàn tật,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Kể câu chuyện đã được nghe, được đọc về tính trung thực,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy kể một câu chuyện em đã đọc ở sách báo, đã nghe kể lại hoặc chứng kiến về một hành động dũng cảm,,
Đề: Em đã được đọc hay được biết về những người có nghị lực, có ý chí vượt mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, hãy kể về người ấy,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái hay hiếu thảo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy kể lại một câu chuyện thể hiện tấm lòng nhân ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người trong cuộc sống,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy kể lại một câu chuyện thể hiện tinh thần tự trọng mà em đã chứng kiến hoặc tham gia,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy kể lại một câu chuyện em được nghe kể lại, hoặc được đọc ở sách báo về trí thông minh,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy kể chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Dựa vào bài thơ Nàng tiên Oác hãy kể lại bằng lời của em và nêu ý nghĩa câu chuyện,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Dựa vào bài thơ “ Gà Trống và Cáo “ hãy viết thành một bài văn kể chuyện thể hiện được tính cách của hai nhân vật Gà Trống và Cáo,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy kể lại chuyện đã đọc: Sơn Tinh, Thủy Tinh,,,,,
Đề: Trong các truyện đọc về các danh nhân em thích nhất truyện nào? Hãy kể lại và cho biết cảm nghĩ của em,,,,,,,,,,
Đề: Hãy kể lại một câu chuyện cảm động nói về tình bạn mà em đã được chứng kiến trong thời gian học ở cấp I,,,,,,,
Đề: Kể lại một việc tốt mà em và bạn em đã làm,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy kể lại câu chuyện một việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng, có thể đối chiếu với việc làm sai trái ở nơi đó, lúc đó,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy kể lại một câu chuyện gây cho em nhiều thích thú bất ngờ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy tưởng tượng và kể lại một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con và một bà tiên,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Trong các bạn em, ai là người vui tính nhất? Em quan sát và tả bạn đó trong lúc bạn đang trò chuyện, cười đùa,,,,
Đề: Sắp xếp lại sự việc đã cho trong truyện cổ tích Cây khế,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Dựa vào cốt truyện trên, em hãy kể lại truyện Cây khế,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
QUAN SÁT TRANH KỂ CHUYỆN
Đề: Quan sát những bức tranh đã vẽ trong SGK trang 8,tập 1, kể lại cốt truyện: Sự tích hồ Ba Bể,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Quan sát những bức tranh đã vẽ trong SGK trang 64,tập 1, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Quan sát những bức tranh đã vẽ trong SGK trang 69,tập 1, kể lại cốt truyện Lời ước dưới trăng,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Quan sát tranh rồi kể lại câu chuyện Bàn chân kì diệu trong SGK trang 107, tiếng Việt 4, tập 1,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Quan sát tranh Búp bê của ai? Đã vẽ trong SGK trang 138, tiếng Việt 4, tập 1 ghi lời thuyết minh cho các tranh,,,
Đề: Quan sát tranh SGK trang 167, tiếng Việt 4, tập 1 kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Dựa vào lời kể của thầy cô, em hãy thuyết minh cho nội dung bức tranh SGK trang 8, tiếng Việt 4, tập 2, từ một câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần . Kể lại toàn bộ câu chuyện. Nêu ý nghĩa của chuyện,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Quan sát bức tranh vẽ SGK trang 37, tiếng Việt 4, tập 2 về câu chuyện Vịt con xấu xí. Sắp xếp lại cho đúng thứ tự diễn biến câu chuyện. Kể lại từng đoạn câu chuyện, câu chuyện khuyên em điều gì,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Dựa vào tranh vẽ SGK trang 70, tiếng Việt 4, tập 2 kể lại câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Quan sát tranh trong SGK trang 136, tiếng Việt 4, tập 2, kể lại câu chuyện Khát vọng sống,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
Đề: Lớp có nhiều chuyện vui. Em hãy kể lại một chuyện mà em cho là lý thú nhất,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
PHẦN II
VĂN MIÊU TẢ
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
B. TẬP LÀM VĂN,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
TẢ ĐỒ VẬT,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả cái đồng hồ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả món quà sinh nhật (TẢ BÚP BÊ, TẢ RÔ BỐT),,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy tả cây bút chì mà em đang dùng,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy tả cái bàn học ở nhà,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy tả cái bàn em học ở trường,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy tả cái bảng con của em,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy tả cây bút máy em đang dùng,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy tả cây thước em đang dùng,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy tả cái cặp em đang dùng,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy tả cái trống của trường em,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
MỘT SỐ ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT ĐỂ CÁC EM THAM KHẢO,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
TẢ CÂY CỐI,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Hãy tả cây ăn quả trong vườn nhà em hoặc một người quen em biết (TẢ CÂY MÍT, TẢ CÂY DỪA),,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả cây phượng,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả cây si,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả cây hoa sứ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả cây hoa hồng,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Tả một vườn rau hay luống rau,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả lại vẻ đẹp của cây hoa đại ( bông sứ ), hoa đào hoặc hoa mai vào một buổi nào đó trong ngày ( Ví dụ: khi nắng sớm, lúc ban chiều gió mát ),,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
MỘT SỐ ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI ĐỂ CÁC EM THAM KHẢO,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
TẢ CON VẬT,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả con chó nuôi trong nhà,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả con gà,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả một con lợn,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy tả con mèo,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Trong các loài vật nuôi trong nhà, em thích con nào nhất? Em hãy tả con vật đó với tất cả vẻ đáng yêu từ hình dáng bên ngoài đến tính nết và hoạt động của nó,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Địa phương em có nuôi nhiều con vật đẻ. Em hãy tả một con vịt đang kiếm mồi ở trong ao, hồ hoặc đầm,,,,,,,,,,,
MỘT SỐ ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT ĐỂ CÁC EM THAM KHẢO,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
PHẦN III. VĂN VIẾT THƯ
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
B. TẬP LÀM VĂN,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy viết một lá thư gởi cho ông ở quê,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy viết thư cho cô giáo cũ đã dạy em,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy viết một bức thư gởi cho bạn,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: viết thư gởi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình lớp và trường em hiện nay,,,,,,,,,
Đề: Em hãy viết một bức thư cho một bạn ở nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình cảm của mình,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Đề: Em hãy viết một bức thư gởi bạn khi nghe tin quê bạn bị bão lớn,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

Tài liệu đính kèm:

  • docCac_bai_van_mau_lop_4_hay.doc