Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải toán ở lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải toán ở lớp 4

Trong dạy học toán ở tiểu học, giải toán có một vị trí quan trọng. Các nhà phương pháp dạy học hàng đầu Việt Nam đã đánh giá dạy học giải toán như là “hòn đá thử vàng” của dạy học toán. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau. Trong nhiều trường hợp, học sinh phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy, có thể coi giải toán là một một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.

Dạy học giải toán ở tiểu học trước hết giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, các kĩ năng tính toán vào thực tiễn. Qua đó, giáo viên phát hiện được rõ hơn những gì học sinh đã lĩnh hội, những gì học sinh chưa nắm chắc để có biện pháp giúp học sinh phát huy hoặc khắc phục; từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi cho học sinh.

 

doc 40 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 841Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải toán ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4
5. Phương pháp nghiên cứu
4
Nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận
1. Yêu cầu của việc dạy học giải toán ở tiểu học
5
2. Các bước của quá trình giải toán
7
3. Nội dung dạy học giải toán ở chương trình toán lớp 4
10
4. Thực trạng dạy học giải toán ở trường tiểu học Trần Phú
10
Chương 2. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy 
 học giải toán
1. Nội dung và phương pháp dạy học giải toán
12
2. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán
17
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
1. Mục đích thực nghiệm
18
2. Nội dung thực nghiệm
18
Kết luận
38
Tài liệu tham khảo
39
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong dạy học toán ở tiểu học, giải toán có một vị trí quan trọng. Các nhà phương pháp dạy học hàng đầu Việt Nam đã đánh giá dạy học giải toán như là “hòn đá thử vàng” của dạy học toán. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau. Trong nhiều trường hợp, học sinh phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy, có thể coi giải toán là một một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.
Dạy học giải toán ở tiểu học trước hết giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, các kĩ năng tính toán vào thực tiễn. Qua đó, giáo viên phát hiện được rõ hơn những gì học sinh đã lĩnh hội, những gì học sinh chưa nắm chắc để có biện pháp giúp học sinh phát huy hoặc khắc phục; từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi cho học sinh.
Qua giải toán, học sinh rèn luyện những đặc tính và phong cách làm việc đáng quý như ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, chu đáo, cụ thể, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng; từng bước hình thành thói quen và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt; khắc phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn; xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo ở mức độ khác nhau.
Dạy học giải toán được xây dựng trên quan điểm đồng tâm dựa trên mục tiêu của việc dạy học toán ở tiểu học, có tính đến trình độ phát triển tư duy qua từng lớp của học sinh. 
Ở lớp 4, việc dạy học giải toán có thể coi là một cánh cửa mở vào kho các dạng toán cơ bản ở tiểu học. Ngoài việc tiếp tục dạy học giải các dạng toán đã học ở lớp 1, 2, 3, đặc biệt là các bài toán có lời văn liên quan đến các phép tính với phân số hoặc là số đo đại lượng mới học ở lớp 4, toán lớp 4 đề cập đến các bài toán về “tìm số trung bình cộng”, “tìm hai số biết tổng và hiệu hai số đó”, “ tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”, “tìm phân số của một số”; giải các bài toán có nội dung hình học; giải các bài toán có liên quan đến biểu đồ, ứng dụng tỉ lệ bản đồ,...
Để giúp học sinh lớp 4 có khả năng thực hành giải toán tốt, tôi tìm hiểu vấn đề “dạy học giải toán ở lớp 4” và xây dựng vấn đề này làm bài tập nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ sư phạm.
2. Mục đích nghiên cứu
 	Nghiên cứu phương pháp, thực tiễn dạy học giải toán ở lớp 4, giúp giáo viên và học sinh có được những phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, với hoàn cảnh và khả năng tiếp thu của học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu việc dạy học giải toán ở lớp 4.
- Tìm hiểu các phương pháp dạy học giải toán. 
- Điều tra thực trạng việc dạy học giải toán ở lớp 4. 
- Đề xuất một số biện pháp sư phạm giúp giáo viên và học sinh dạy học tốt những dạng toán cơ bản ở lớp 4 nói riêng và ở tiểu học nói chung.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học giải toán của giáo viên và học sinh lớp 4 trường tiểu học Trần Phú, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận.
- Quan sát, điều tra, đàm thoại với giáo viên và học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm.
NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lí luận
 	1. Yêu cầu của việc dạy học giải toán ở tiểu học
1.1. Trong dạy học giải toán, các yêu cầu cơ bản được sắp xếp có chủ định trong từng lớp, tạo thành một hệ thống các yêu cầu từ thấp đến cao, từ lớp 1 đến lớp 5, trong sự kết hợp chặt chẽ với lí thuyết trong chương trình sách và giáo khoa. Nhiều yêu cầu cơ bản của giải toán được trải ra ở nhiều lớp (giải toán đơn, toán hợp, dạy học hiểu đầu bài toán và tóm tắt, sơ đồ hóa đề bài; sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và các phương pháp giải khác nhau...) nên việc nắm chắc yêu cầu ở từng lớp là rất quyết định: ở các lớp dưới, ngoài việc thực hiện yêu cầu ở mức độ thấp, đôi khi còn bao hàm yêu cầu chuẩn bị cho mức độ cao hơn ở lớp tiếp theo. Những mức độ yêu cầu đối với từng loại vấn đề ở từng lớp đã được nêu cụ thể trong sách hướng dẫn giảng dạy và các loại tài liệu khác mà giáo viên cần nghiên cứu đề nắm vững.
1.2. Sự kết hợp khác nhau giữa các phép tính trong bài toán phản ánh các điều kiện khác nhau của bài toán đưa đến cấu trúc khác nhau giữa các bài toán. Do tư duy của học sinh tiển học còn cụ thể, học sinh phát hiện cấu trúc của bài toán còn dựa vào nội dung cụ thể của các dữ kiện và điều kiện của bài toán, do đó hai bài toán có cấu trúc giống nhau nhưng nội dung cụ thể khác nhau vẫn có thể được học sinh coi là hai bài toán khác nhau.
Đối với bậc tiểu học, tính chất (đơn giản hay phức tạp, trực tiếp hay gián tiếp, tường minh hay không tường minh) của các dữ kiện hay điều kiện cũng như các nhiệm vụ cần được thực hiện (số lượng phép tính, quy mô dữ kiện, số lượng điều kiện, các nhiệm vụ trung gian cần được thực hiện như việc biến đổi bài toán, phát hiện các yếu tố chưa tường minh...) quy định tính chất dễ hay khó của bài toán.
Khi nói về tính chất dễ, khó của bài toán, không những ta nói đến trình độ phát triển của tư duy ở lứa tuổi nào đấy mà còn cần chú ý đến các quy luật tâm lí đặc trưng ở lứa tuổi này. Chẳng hạn trong lĩnh vực tư duy, học sinh nhỏ ý thức về sự giống nhau muộn hơn ý thức về sự khác nhau. Vì vậy khi giải một bài toán hợp mà học sinh phải phân tích thành hai bài toán đơn, thì việc phân tích sẽ dễ dàng hơn khi hai bài toán đơn dùng phép tính khác nhau và khó khăn hơn khi hai bài toán đơn dùng phép tính giống nhau.
1.3. Học hết tiểu học, trong giải toán, học sinh cần đạt được các yêu cầu chung sau đây:
1) Đối với học sinh các lớp 1 - 2
a) Biết các đọc và hiểu đầu bài toán: nắm được ý nghĩa chung của đầu bài; hiểu nghĩa của từ, nhất là các thuật ngữ, từng bước biết gạt bỏ các nội dung không liên quan đến việc giải bài toán (căn cứ vào câu hỏi của bài toán) đồng thời phát hiện và tập trung vào các từ có liên quan đến điều kiện của bài toán, hiểu được ý nghĩa toán học của các từ ngữ trong bài và chọn được phép tính cần sử dụng.
b) Phân biệt được, sau đó phân biệt đúng cái gì đã cho (dữ kiện), cái gì là điều kiện, cái gì cần tìm (ẩn số) của bài toán (yếu tố cơ bản của bài toán).
Nếu cần có thể đọc lại đầu bài, nập tâm đầu bài, nhỡ rõ các yếu tố cơ bản của bài toán. Sau đó có thể nhắc lại các yếu tố đó không cần đọc đề bài.
c) Biết tóm tắt đầu bài ngày một rõ ràng, cô đọng. Tập trung suy nghĩ trên bảng tóm tắt. Kết hợp với trừu tượng hóa, từng bước có thể diễn tả điều kiện bài toán bằng sơ đồ trực quan (chủ yếu là bằng sơ đồ đoạn thẳng) và tìm ra phép tính thích hợp.
d) Thực hiện phép tính không sai lầm, đi đến kết quả đúng. Kiểm tra lại việc thực hiện phép tính.
Đối với học sinh lớp 2, khi giải bài toán hợp, một số học sinh trên trung bình có thể giải một số bài toán bằng nhiều cách khác nhau. Số học sinh giỏi có thể chọn được cách giải hay hơn trên cơ sở phân tích kĩ đầu bài.
2) Đối với học sinh lớp 3, 4
Ngoài việc thực hiện các yêu cầu trên với mức độ chắc chắn hơn, tiến tới thành thạo, linh hoạt đối với các bài toán đơn và toán hợp đơn giản, cần đạt:
a) Biết phân tích các bài toán hợp thành các bài toán đơn, biết phát hiện quan hệ logic giữa các bài toán đơn hợp thành, đưa các bài toán đơn về các trường hợp đã biết giải, diễn tả tổng hợp bài toán hợp dưới dạng tóm tắt (tiến tới bằng ngôn ngữ kí hiệu) và khi cần thiết, minh hoạ bằng sơ đồ (chủ yếu là sơ đồ đoạn thẳng, tiến tới biết sử dụng sơ đồ cây) hay tia số.
Đối với học sinh khá giỏi ở lớp 4, từng bước biết biến đổi bài toán, đưa bài toán phức tạp về các bài toán đơn giản hơn mà các em đã biết giải.
b) Biết thực hiện thành thói quen các bước trong quá trình giải. Chú ý tới việc thực hiện bước tìm hiểu đầu bài và kiểm tra bài giải.
c) Biết vận dụng phép phân tích, tổng hợp trong quá trình tìm, xây dựng kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải; có khả năng trình bày bài giải một cách mạch lạc, rõ ràng.
d) Biết vận dụng các phương pháp chung và các phép giải bài toán thường dùng ở tiểu học.
e) Qua các yêu cầu trên, nâng cao dần khả năng suy luận suy diễn từng bước phát triển tư duy linh hoạt, độc lập và từng bước nâng cao hứng thú tìm nhiều cách giải cho bài toán.
3) Đối với học sinh lớp 5
Qua việc giải bài toán theo yêu cầu của lớp 5, luyện tập khả năng thực hiện toàn bộ các yêu cầu đối với các lớp 3, 4 để lĩnh hội chắc chắn phương pháp giải toán. Rèn luyện thói quen sử dụng đúng đắn, linh hoạt các phương pháp giải toán ở tiểu học, từng bước nâng cao hứng thú tìm tòi, sáng tạo khi học toán cho học sinh.
2. Các bước của quá trình giải toán ở tiểu học
Trong việc dạy học sinh giải toán, giáo viên cần giải quyết hai vấn đề then chốt:
- Làm cho học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước đó một cách thành thạo.
- Làm cho học sinh nắm được và có kĩ năng vận dụng các phương pháp chung cũng như các thủ thuật thích hợp với từng loại toán ở tiểu học để đi đến kết quả mong muốn.
Có thể tổng kết quá trình giải toán trong sơ đồ 4 bước như sau:
Tìm hiểu kĩ đầu bài
Lập kế hoạch giải
Thực hiện kế hoạch giải
Kiểm tra và đánh giá cách giải
Thực tiễn dạy học giải toán đã khẳng định sự đúng đắn của sơ đồ giải toán nói trên. Để làm cho học sinh có thói quen và kĩ năng áp dụng sơ đồ, cần làm cho học sinh từng bước nắm được và thực hiện theo sơ đồ ngay từ lớp đầu tiểu học.
2.1. Tìm hiểu đầu bài
Muốn hiểu được đầu bài, cần hiểu rõ cách diễn đạt bằng lời văn của bài toán, nắm được ý nghĩa và nộ ... hiệu của hai số đó nên chúng ta gọi đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
b) Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ bài toán
- Vẽ đoạn thẳng biểu diễn số lớn.
- Hỏi học sinh : độ dài biểu diễn đoạn thẳng số bé sẽ như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn ?
- Vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé.
- Yêu cầu học sinh lên bảng biểu diễn điều kiện của đầu bài trên sơ đồ.
- Thống nhất với học sinh và hoàn thành sơ đồ tóm tắt bài toán.
- Học sinh đọc đầu bài toán : Tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. Tìm hai số đó.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10.
+ Tìm hai số.
- Chú ý nghe giáo viên giới thiệu.
- Trả lời câu hỏi : độ dài biểu diễn đoạn thẳng số bé sẽ ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn 
+ Trung bình mỗi can có 5 lít dầu.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
?
70
10
 Số lớn : | | | 
?
 Số bé : | |
c) Hướng dẫn cách giải bài toán (cách 1)
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần số bé.
- Chỉ định học sinh phát biểu ý kiến.
- Nêu câu hỏi:
+ Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào với số bé?
+ Lúc đó trên sơ đồ, ta còn lại hai đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần số bé. Vậy ta còn lại mấy lần số bé?
+ Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số?
+ Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào?
+ Tổng mới là bao nhiêu?
+ Tổng mới chính là hai lần của số bé, vậy ta có hai lần số bé bằng bao nhiêu?
+ Hãy tìm số bé.
+ Hãy tìm số lớn.
- Yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
- Tổ chức cho lớp nhận xét bài để rút ra cách tìm số bé.
- Nêu kết luận và ghi công thức tìm số bé lên bảng; yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Quan sát sơ đồ và suy nghĩ.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn bằng với số bé.
+ Ta còn lại hai lần số bé.
+ Là hiệu của hai số.
+ Tổng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé.
+ Tổng mới là: 70 – 10 = 60.
+ 2 lần số bé là: 70 – 10 = 60.
+ Số bé là: 60 : 2 = 30
+ Số lớn là: 30 + 10 = 40 (hay 70 – 30 = 40)
- Học sinh lên bảng trình bày bài giải.
- Lớp trình bày bài vào phiếu bài tập.
- Nhận xét và bổ sung bài cho bạn.
- Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
d) Hướng dẫn cách giải bài toán (cách 2)
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần số lớn.
- Chỉ định học sinh phát biểu ý kiến.
- Nêu câu hỏi:
+ Nếu thêm vào số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế nào so với số lớn?
+ Lúc đó trên sơ đồ, ta có hai đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần số lớn. Vậy ta có lại mấy lần số lớn?
+ Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số?
+ Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào?
+ Tổng mới là bao nhiêu?
+ Tổng mới chính là hai lần của số lớn, vậy ta có hai lần số lớn bằng bao nhiêu?
+ Hãy tìm số lớn.
+ Hãy tìm số bé.
- Yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
- Tổ chức cho lớp nhận xét bài để rút ra cách tìm số lớn.
- Nêu kết luận và ghi công thức tìm số lớn lên bảng; yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Quan sát sơ đồ và suy nghĩ.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ Nếu thêm vào số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé bằng với số lớn.
+ Ta có hai lần số lớn.
+ Là hiệu của hai số.
+ Tổng tăng thêm đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé.
+ Tổng mới là: 70 + 10 = 80.
+ 2 lần số lớn là: 70 + 10 = 80.
+ Số lớn là: 80 : 2 = 40
+ Số bé là: 40 - 10 = 30 (hay 70 – 40 = 30)
- Học sinh lên bảng trình bày bài giải.
- Lớp trình bày bài vào phiếu bài tập.
- Nhận xét và bổ sung bài cho bạn.
- Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
- Kết luận về cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Học sinh nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai só đó.
3. Luyện tập - thực hành
Bài 1.
- Chỉ định học sinh nêu đầu bài toán.
- Nêu câu hỏi và chỉ định học sinh trả lời để phân tích đầu bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ? vì sao em biết điều đó ?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Theo dõi học sinh làm bài ;
- Chỉ định 2 học sinh lên bảng trình bày bài theo 2 cách;
- Nêu nhận xét và đánh giá.
- Nêu đầu bài toán : Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi ?
- Thực hiện theo sự phân công của giáo viên ;
+ Bài toán cho biết tuổi của bố cộng với tuổi của con là 58, tuổi bố hơn tuổi con là 38.
+ Hỏi tuổi của mỗi người.
+ Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Vì bài toán cho biết tổng số tuổi của hai bố con là 58, hiệu số tuổi của hai bố con (bố hơn con) là 38 và yêu cầu tìm tuổi mỗi người.
- Lên bảng chữa bài ;
- Theo dõi bạn chữa bài và nêu nhận xét, bổ sung.
Tóm tắt
?
38
58
 Tuổi bố : | | | 
?
 Tuổi con : | |
Bài giải
Hai lần tuổi bố là :
58 + 38 = 96 (tuổi)
Tuổi của bố là :
96 : 2 = 48 (tuổi)
Tuổi của con là :
48 – 38 = 10 (tuổi)
 Đáp số : Bố 48 tuổi
 Con : 10 tuổi
Bài giải
Hai lần tuổi con là :
58 - 38 = 20 (tuổi)
Tuổi của con là :
20 : 2 = 10 (tuổi)
Tuổi của bố là :
58 – 10 = 48 (tuổi)
 Đáp số : Con : 10 tuổi
 Bố 48 tuổi 
Bài 2.
- Chỉ định học sinh nêu đầu bài toán.
- Nêu câu hỏi và chỉ định học sinh trả lời để nhận dạng toán.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ? 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Theo dõi học sinh làm bài ;
- Chỉ định 2 học sinh lên bảng trình bày bài theo 2 cách;
- Nêu nhận xét và đánh giá.
- Nêu đầu bài toán : Một lớp học có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái là 4 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái ?
- Thực hiện theo sự phân công của giáo viên ;
+ Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- Lên bảng chữa bài ;
- Theo dõi bạn chữa bài và nêu nhận xét, bổ sung.
Tóm tắt?
28 em
4 em
 HS trai  : | | | 
?
 HS gái  : | |
Bài giải
Hai lần số học sinh trai là :
28 + 4 = 32 (học sinh)
Số học sinh trai là :
32 : 2 = 16 (học sinh)
Số học sinh gái là :
16 – 4 = 12 (học sinh)
 Đáp số : 16 hs trai
 12 HS gái
Bài giải
Hai lần số học sinh gái là :
28 - 4 = 24 (học sinh)
Số học sinh gái là :
24 : 2 = 12 (học sinh)
Số học sinh trai là :
12 + 4 = 16 (học sinh)
 Đáp số : 12 HS gái
 16 hs trai 
Bài 3. 
Thực hiện tương tự bài tập 1
Tóm tắt
? cây
50 cây
600 cây
 4A : | |
 4B  : | | | 
? cây
Bài giải
Hai lần số cây của lớp 4B là :
600 + 50 = 650 (cây)
Số cây của lớp 4B là :
650 : 2 = 325 (cây)
Số cây của lớp 4A là :
325 – 50 = 275 (cây)
 Đáp số : 325 cây
 275 cây
Bài giải
Hai lần số cây của lớp 4A là :
600 - 50 = 550 (cây)
Số cây của lớp 4A là :
550 : 2 = 275 (cây)
Số cây của lớp 4A là :
275 + 50 = 325 (cây)
 Đáp số : 275 cây
 325 cây 
Bài 4 
- Nêu yêu cầu : học sinh tự nhẩm và nêu hai số tìm được.
- Nêu câu hỏi :
+ Một số khi cộng với 0 cho kết quả gì ?
+ Một số khi trừ đi 0 cho kết quả gì ?
+ áp dụng điều đã biết, hãy cho biết hai số có tổng của chúng bằng hiệu của chúng và bằng 123 là hai số nào ?
+ Một số khi cộng với 0 cho kết quả là chính số đó.
+ Một số khi trừ đi 0 cũng cho kết quả là chính số đó.
+ Số 123 và 0.
C. Củng cố, dặn dò
- Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Nhắc HS về nhà ôn lại kiến thức và chuẩn bị bài sau.
- Trả lời các câu hỏi do GV nêu ;
- Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
Nội dung bài kiểm tra khảo sát
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số (thời gian 7 phút)
a) Đề bài :
Giải bài toán dựa vào tóm tắt sau :
? tạ
Tóm tắt
18 tạ
60 tạ
 Gạo tẻ : | |
 Gạo nếp  : | | | 
? tạ
b) Đáp án (học sinh giải theo 1 trong hai cách):
Bài giải
Hai lần số gạo nếp là :
60 + 18 = 78 (tạ)
Số gạo nếp là :
78 : 2 = 39 (tạ)
Số gạo tẻ là :
60 – 39 = 21 (tạ)
 Đáp số : 39 tạ gạo nếp
 21 tạ gạo tẻ
Bài giải
Hai lần số gạo tẻ là :
60 - 18 = 42 (tạ)
Số gạo tẻ là :
42 : 2 = 21 (tạ)
Số gạo nếp là :
21 + 18 = 39 (tạ)
 Đáp số : 21 tạ gạo tẻ
 39 tạ gạo nếp 
c) Kết quả thống kê :
Số HS dự kiểm tra
Điểm 9, 10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm dưới 5
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
29
19
65,52
6
20,69
4
13,79
0
KẾT LUẬN
 	Tìm hiểu và nghiên cứu về nội dung, phương pháp dạy học giải toán ở lớp 4, giúp giáo viên và học sinh có được những phương pháp dạy - học phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, với hoàn cảnh và khả năng tiếp thu của học sinh là mục tiêu mà đề tài đặt ra để nghiên cứu và thực nghiệm. Đề tài đã đề cập đến những kiến thức cơ bản nhất về giải toán mà giáo viên phải tổ chức cho học sinh học tập để tiếp thu được. Các bước của quá trình giải toán ở tiểu học luôn là những bước đi đồng hành cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt nội dung dạy và học giải toán. Nội dung đó cần được quan tâm và chú trọng để học sinh áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, tiếp tục phát triển ở bậc học trên. Thói quen đặt câu hỏi tìm những dữ kiện đã cho, biết tìm và giải quyết đúng những yêu cầu của đề toán là việc làm góp phần hình thành nên những gì quý giá nhất trong tư duy toán học của học sinh. Những kĩ năng sư phạm mà giáo viên cần thể hiện trong những tiết dạy liên quan đến kiến thức về giải toán trong chương trình toán lớp 4 ở tiểu học đã được đưa ra trong đề tài là một số ý kiến được bản thân tôi thực hiện trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Mặc dù đã được Lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng cho hoàn chỉnh hơn nhưng với bước đầu nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo cho đề tài để đề tài này được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Sĩ Hồ, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu; Phương pháp dạy học toán, tập 1; nhà xuất bản Giáo dục; 2002.
2. Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn; Phương pháp dạy học toán ở tiểu học; tài liệu “Dự án phát triển giáo viên tiểu học”; 2005.
3. Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Áng, Vũ Quốc Chung, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Đỗ Trung Hiệu, Lê Tiến Thành, Vũ Dương Thụy (2005), Toán 4, NXB Giáo dục.
4. Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu, Vũ Dương Thụy, Lê Tiến Thành, Vũ Quốc Chung, Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai (2005), Tài liệu hướng dẫn dạy học toán 4, NXB Giáo dục. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem lop 4.doc