A/. PHẦN MỞ ĐẦU :
1/. Lý do chọn đề tài :
Do yêu cầu của phân môn Tập đọc , mà phần đông học sinh trong lớp đều là con người dân tộc Khmer : Nói và đọc không rành tiếng Phổ thông . Trình độ tiếp thu bài hạn chế , hiểu từ sai , phát âm sai , một số em còn đánh vần , đa số các em không đọc diễn cảm được , Từ đó rất khó , các em không cảm nhận được bài văn , bài thơ sau khi đọc . Vì những lẽ trên , để giúp các em học tốt môn Tập đọc ( nói chung ) và các môn học khác ( nói riêng ) , tôi quyết chọn đề tài " Để giúp học sinh dân tộc Khmer học tốt môn tập đọc lớp 4 " .
2/. Mục đích nghiên cứu :
Là một giáo viên tiểu học dạy tất cả các môn , tôi thấy mỗi môn học ở Tiểu học đều giúp học sinh hình thành và phát huy những cơ sở ban đầu rất quan trọng trong nhân cách con người Việt Nam . Cùng với các môn học khác , phân môn Tiếng Việt bao gồm các môn học như : Tập đọc , Chính tả , Kể chuyện , Tập làm văn , Luyện từ và câu . Trong đó , môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết về xã hội , tự nhiên và con người , về văn hoá , văn học Việt Nam và văn học nước ngoài . Mang tính chất tổng hợp và góp phần tác động tích cực cho các môn học khác .
A/. PHẦN MỞ ĐẦU : 1/. Lý do chọn đề tài : Do yêu cầu của phân môn Tập đọc , mà phần đông học sinh trong lớp đều là con người dân tộc Khmer : Nói và đọc không rành tiếng Phổ thông . Trình độ tiếp thu bài hạn chế , hiểu từ sai , phát âm sai , một số em còn đánh vần , đa số các em không đọc diễn cảm được , Từ đó rất khó , các em không cảm nhận được bài văn , bài thơ sau khi đọc . Vì những lẽ trên , để giúp các em học tốt môn Tập đọc ( nói chung ) và các môn học khác ( nói riêng ) , tôi quyết chọn đề tài " Để giúp học sinh dân tộc Khmer học tốt môn tập đọc lớp 4 " . 2/. Mục đích nghiên cứu : Là một giáo viên tiểu học dạy tất cả các môn , tôi thấy mỗi môn học ở Tiểu học đều giúp học sinh hình thành và phát huy những cơ sở ban đầu rất quan trọng trong nhân cách con người Việt Nam . Cùng với các môn học khác , phân môn Tiếng Việt bao gồm các môn học như : Tập đọc , Chính tả , Kể chuyện , Tập làm văn , Luyện từ và câu . Trong đó , môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết về xã hội , tự nhiên và con người , về văn hoá , văn học Việt Nam và văn học nước ngoài . Mang tính chất tổng hợp và góp phần tác động tích cực cho các môn học khác . Vì vậy , để giúp học sinh học tốt môn Tập đọc lớp 4 theo sách giáo khoa mới với hình thức dạy học mới " Lấy học sinh làm trung tâm " là làm sao cho các em thật sự hoà mình với trường - lớp , thầy - cô , bạn bè. Để từ đó , các em thấy hứng thú và tích cực hơn trong học tập các môn ( nói chung ) , học môn Tập đọc ( nói riêng ) . Đồng thời để đạt mục tiêu " Trường lớp thân thiện , học sinh tích cực " , đó là những vấn đề rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với tình hình chung hiện nay , đặc biệt là những nơi có điều kiện kinh tế còn khó khăn và những vùng đông học sinh người dân tộc Khmer . 3/. Khách thể và đối tượng nghiên cứu : Để các em đọc thật tốt , thật lưu loát , diễn cảm tất cả các bài ở các môn học , hiểu bài đạt yêu cầu của bộ môn . Nên đề tài của tôi bắt đầu được nghiên cứu và thực hiện tại lớp 4B Trường TH Tân Hưng A . 4/. Nhiệm vụ nghiên cứu : Hiện nay , tình hình đọc của học sinh còn nhiều vấn đề phải khiến tôi từng bước tìm ra biện pháp giúp các em học tốt phân môn Tập đọc lớp 4 . Phần lớn các câu , đoạn văn , bài văn , bài thơ các em không đọc lưu loát và diễn cảm đựơc , còn một số em đọc trôi chảy nhưng không hiểu nghĩa , không phân biệt từ nhấn giọng trong câu . Vì học sinh thân yêu , vì tinh thần trách nhiệm cao , đòi hỏi tôi phải từng bước xây dựng bài học thật tỉ mỉ , vừa sức với khả năng tiếp thu bài của các em . Bên cạnh cũng rất cần sự hỗ trợ đặc biệt từ phía cha mẹ các em và với chính quyền địa phương mới mong có được những sản phẩm là những " Con ngoan , trò giỏi " . 5/. Phạm vi nghiên cứu : Để rèn kỹ năng đọc tốt cho học sinh , trước tiên bản thân tôi tự rèn luyện cho mình kĩ năng đọc thật tốt , thật diễn cảm . Để tiếp thu sự chú ý với bài đọc của học sinh , tôi cũng chú trọng đến cử chỉ , nét mặt , điệu bộ phù hợp với từng loại bài . Từng bước luyện cho các em đọc từ khó đến đọc diễn cảm , đọc đóng vai . Tổ chức cho các em đọc theo cặp , theo nhóm rồi cá nhân để các em mạnh dạng hơn , tự tin hơn , ham thích phát huy khả năng đọc hơn . Các em phấn khởi trong việc học Tập đọc là điều mong mỏi của tôi trong dạy học. 6. Phương pháp nghiên cứu : Để đạt hiệu quả như phân môn Tập đọc đề ra , như sự mong mỏi của tôi đối với học sinh lớp mình phụ trách : điều trước tiên của tôi là phải lập trường vững vàng trong công tác chuyên môn ; Đoàn kết thống nhất với đồng chí , đồng nghiệp ; Không ngừng học tập ở thầy cô giáo giỏi ; Nghiên cứ nhiều tài liệu : SGK , sách tham khảo , Từ điển Tiếng Việt , học tập chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học ; Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ; Gần gũi , thương yêu học sinh , điều tra để biết học sinh cần gì ? chưa biết gì ? để có kế hoạch cụ thể ; Tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động , sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập ; Thường xuyên kiểm tra đọc - viết để đánh giá chất lượng học tập của học sinh ; Dùng lời nói động viên , khen ngợi để khuyến khích việc học tập của các em ; Phối hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội , nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt của học sinh và duy trì sỉ số tốt . Trên đây là phần mở đầu cho đề tài sáng kiến kinh nghhiệm của tôi , muốn hiểu rõ , cụ thể , chúng ta tiếp tục đi vào phần nội dung . B/. PHẦN NỘI DUNG : I/. CƠ SỞ LÝ LUẬN : Qua tìm hiểu công văn 896 và tham khảo sách giáo viên Tiếng Việt 4 . Tối thấy môn Tập đọc lớp 4 hiện nay , cần phải đạt những yêu cầu sau : - Biết cách đọc các loại văn bản hành chính , khoa học , báo chí , văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản , thể hiện được tình cảm thái độ tác giả , giọng điệu của nhân vật . - Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn lớp 3 . - Biết cách xác định đại ý , chia đoạn văn bản , nhận ra mối quan hệ giữa các nhân vật , sự kiện , tình tiết trong bài . Biết nhận xét một số hình ảnh , nhân vật trong các bài Tập đọc có giá trị văn chương . - Biết sử dụng từ điển học sinh ; Có thói quen và ghi chép các thông tin đã học ; Học thuộc lòng 10 bài ( trong đó có hai bài văn xuôi ) trong sách giáo khoa . Do yêu cầu cao của phân môn tập đọc như thế , mà học sinh của lớp phần đông là con em người dân tộc Khmer , trình độ tiếp thu tiếng phổ thông còn hạn chế . Hơn thế nữa , nó còn tuỳ thuộc vào điều kiện học tập của các em như : Không được giao tiếp ngôn ngữ Tiếng việt ở trong gia đình và thôn xóm ; nhiều gia đình hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn ; Phần lớn phụ huynh các em chưa thật sự quan tâm đến việc học hành của con em . Nên việc giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn , vất vả . II/. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU : Năm học 2008 - 2009 , tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4B (Điểm trường Tân Quy A ) , với sỉ số học sinh là 21 em , trong đó nữ 8 em , các em đều là con người dân tộc Khmer . Qua kiểm tra chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt phần Tập đọc cho thấy có 01 em loại giỏi - 03 em loại khá - 09 em trung bình và còn 08 em yếu . Từ kết quả trên làm cho tôi tự hỏi : Vì sao chất lượng học môn Tập đọc ở lớp chưa đạt cao ? Đây là vấn đề nan giải làm cho tôi phải quan tâm, suy nghĩ và quyết tâm nâng cao chất lượng môn Tập đọc cho học sinh lớp mình và tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là : - Đa số học sinh bị mất căn bản từ lớp dưới . - Thiếu sự quan tâm , đôn đốc của phụ huynh học sinh . - Nhiều em ỉ lại do dạy học theo phương pháp hiện đại và quyền được bảo vệ ( thầy - cô không dám đánh ) . - Không có điều kiện đọc sách , truyện , - Chưa tích cực trong giờ học , chưa mạnh dạng phát biểu xây dựng bài tập đọc . - Do hoàn cảnh gia đình , cha mẹ nghèo khó phải đi làm thuê , làm mướn , nên thiếu sự quan tâm , đôn đốc việc học ở nhà của các em . Ngoài ra , các em còn phải phụ giúp gia đình như : trông em , ra đồng mò cua bắt ốc , bắt cá , đi cấy , đi cắt , Như vậy , thời gian tự học , tự nghiên cứu chuẩn bị bài mới ở nhà của các em không còn . - Do ảnh hưởng ngôn ngữ bất đồng trong giao tiếp . Các em giao tiếp với nhau đều bằng tiếng Khmer kể cả lúc ở nhà với gia đình , thôn xóm và khi đi học . Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập đọc , cụ thể : + Các em phát âm chưa đúng , đa số đọc thêm dấu hoặc bỏ dấu . Ví dụ : Từ " soi sáng " các em đọc " sói sáng " . Từ "Anh nhìn trăng " đọc là "Ánh nhìn trăng " . Từ " cửa sổ " các em đọc là " cựa sộ " . + Các câu dài các em chưa biết ngắt nhịp , cứ đọc luôn tuồn làm cho vế câu này tạo thành ý câu khác . Ví dụ : Câu " Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém " . Các em đọc là : " Thuở đi học , Cao / Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù / hay vẫn bị thầy cho điểm kém / " . + chưa hiểu nghĩa của các từ ( Có rất nhiều từ Tiếng Việt đơn giản các em không biết ) . Ví dụ : Các từ " cây búa , cuốc , ở trần , quả bí ," + Đọc chưa lưu loát , chưa diễn cảm được bài thơ , bài văn ( đọc sai ) . Ví dụ : 1 đoạn trong bài " Truyện cổ nước mình " , nếu đọc đúng là : Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa Thương người / rồi mới thương ta Yêu nhau / dù mấy cách xa cũng tìm . Bài thơ rất hay , đọc cao giọng các từ : Tôi yêu , nhân hậu , sâu xa , thương người để thấy được lời khuyên của ông cha ta ngày xưa khuyên con cháu sống biết nhân hậu , biết yêu thương nhau Vậy mà các em đọc : Tôi yêu truyện cổ nườc tôi Vừa nhấn hậu lái tuyệt vời sấu xa Thương người rồi mới thướng ta Yêu nhau dù mấy càch xa cùng tìm . + Chưa thay đổi được giọng đọc văn đối thoại theo tính cách của nhân vật . Ví dụ : đọc bài " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu " F Giọng chị Nhà Trò - thể hiện tính cách yếu đuối , thì cần đọc với giọng đáng thương . F Giọng Dế Mèn - thể hiện tính cách nghĩa hiệp bênh vực Nhà Trò yếu đuối - thì đọc giọng mạnh mẽ , dứt khoát , thái độ kiên quyết . + Khó cảm thụ được bài văn , bài thơ . III/. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC : 1/. Xây dựng nề nếp học sinh : - Với tình hình lớp như vậy , nên điều quan tâm đầu tiên của tôi là công tác duy trì sỉ số học sinh . Vì có duy trì sỉ số tốt thì lớp học mới ổn định khâu tổ chức , mới tạo được không khí hào hứng phấn khởi trong giảng dạy và học tập giữa thầy và trò . - Vấn đề kế tiếp cũng khá quan trọng là hình thành Ban cán sự lớp để tập thói quen nề nếp sinh hoạt , tự quản , hỗ trợ nhau trong học tập ở lớp và ở nhà . - Tổ chức " Đôi bạn tiến " gồm nhiều cặp , sắp xếp chỗ ngồi cho các em từ các em giỏi - yếu , khá - yếu , để các em được học theo cặp , theo nhóm . Đồng thời , tôi sử dụng lực lượng ( Giỏi - khá ) này để kèm giúp những em yếu trong giờ học , giờ chơi , kể cả ở nhà và giờ học trái buổi . - Thường xuyên điều tra nắm tình hình học sinh về mặt được và mặt chưa được ở môn học này . - Luyện cho các em giao tiếp với bạn bè , thầy cô , gia đình và thôn xóm bằng tiếng việt . 2/. Xây dựng kế hoạch dạy học : Qua tìm hiểu cách đọc của học sinh , sau đó nghiên cứu kĩ mục tiêu , chương trình môn học ở phân môn Tập đọc cụ thể ở từng bài . Tôi thấy mỗi bài đều có nét phong phú , mỗi cách đọc diễn cảm khác nhau , mà bản thân tôi cần giúp học sinh từng bước sửa chữa để đi đến đọc đúng rồi đọc diễn cảm đồng thời còn cảm thụ tốt bài học . Từ đó , giúp cho tôi biết lập k ... ảm cũng giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn . Vì khi đọc bài , các em có ít nhiều cảm thụ được bài văn . Các em đọc bài càng hay thì mức độ cảm thụ bài văn càng sâu sắc , phong phú. Để giúp học sinh đọc diễn cảm , tôi khéo léo hướng dẫn các em từng bước : + Trước là đọc từ khó ở trong bài , để giúp các em mạnh dạng hơn , những từ khó này tôi cho các em tự tìm , tạo điều kiện cho các em có ý thức trong tự học . Tôi ghi những từ khó đọc lên bảng rồi đọc thành chuẩn , rõ ràng các âm vần . Ví dụ : khuy bấm , ra lệnh , cộc tuếch , loang loáng ,Cho các em xung phong luyện đọc , lúc này tôi chú trọng đến những em hay đọc sai đồng thời khuyến khích , khen ngợi kịp thời để các em thấy hứng thú trong học tập , không còn mặc cảm tự ti trước các bạn đọc tốt nữa . + Tiến tới đọc diễn tả đúng ngữ điệu từng loại câu ; biết hạ giọng , cao giọng , nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu , các từ gieo vần trong thơ . Ở đây , tôi hướng dẫn một lượt ( có ghi bảng ) , yêu cầu học sinh dùng bút chì đánh dấu trong sách và luyện đọc theo cặp . Ví dụ : Bài " Ông trạng thả diều " Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó / và có trí nhớ lạ thường . Có hôm , chú học thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều . + Học sinh giỏi - khá kèm bạn cách ngắt nhịp sau cho đúng các vế câu , phần này khá quan trọng . Vì các em biết cách ngắt , nghỉ hơi đúng chỗ thì các em mới cảm thụ tốt bài văn . Ví dụ : Bài " Tre Việt Nam " Yêu nhiều / nắng nỏ trời xanh Tre xanh / không đứng khuất mình bóng râm . Bão bùng / thân bọc lấy thân Tay ôm , tay níu / tre gần nhau thêm . + Về văn đối thoại , làm sao cho các em biết đọc thay đổi giọng theo tính cách của từng nhân vật ? Hầu như lớp tôi rất thích đọc loại văn này . Vì mỗi bài , tôi đều luyện đọc theo kiểu phân vai . Nhưng các em có đọc tốt hay không mới là điều quan trọng . Ví dụ : Bài " Ở vương quốc tương lai " F Bài này gồm 2 phần : Phần 1 " Trong công xưởng xanh" , Phần 2 " Trong khu vườn kì diệu " . F Phần 1 : Tôi chia lớp ra làm 3 nhóm , mỗi nhóm 7 em , giao nhóm trưởng tự phân vai : Tin Tin , Mi Tin , em bé thứ nhất , em bé thứ hai , em bé thứ ba , em bé thứ tư , em bé thứ năm . Xong , tôi đọc mẫu trước một lượt ( đọc với giọng phân vai ) kết hợp với điệu bộ , cử chỉ , ánh mắt như người diễn kịch ( các nhóm theo dõi ) . Sau đó , tôi giao việc cho các nhóm luyện đọc trước rồi tổ chức cho ba nhóm được thi đọc với nhau . Các em vốn rất ưa thích được thi đọc để phát huy năng lực của mình . Từ từng nhóm thi đọc tôi cho các nhóm theo dõi để phát biểu ý kiến nhận xét cho nhóm bạn để các em cảm nhận được cái hay , cái chưa hay từ nhóm bạn , đồng thời nhanh chóng sửa chữa cho nhóm mình trước khi đọc . Tôi thấy làm như vậy các em rất cô gắng , ở từng nhóm từng cá nhân các em , mục đích là để được nghe các bạn và cô giáo khen ngợi và được đóng vai nhân vật này - nhân vật kia , chỉ cần một tràng pháo tay thôi cũng giúp cho không khí lớp học của tôi thêm sinh động và còn tăng thêm tính đoàn kết trong học tập . - Từ những cách đọc trên , cuối cùng các em cũng đi đến đọc diễn cảm , mà mỗi bài đều có cách đọc diễn cảm khác nhau , tôi cho các em luyện đọc diễn cảm theo đoạn , luyện đọc theo nhóm trước . Sau đó cho cá nhân thi đọc diễn cảm . Mỗi bài có từ 4 - 5 em thi đọc . Tương tự , cho lớp nhận xét , rồi tôi mới nhận xét sau , không quên khen cá nhân đọc hay , đọc diễn cảm . J Tóm lại : Qua các bài tập đọc , tôi đều giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc các từ khó rồi đến đọc diễn cảm , giúp các em tự biết nhận xét cho nhau về cách đọc , cuối cùng rút ra cách đọc chung cho cả lớp . - Phần kiểm tra bài cũ cũng rất quan trọng để đánh giá chất lượng học sinh với nội dung " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành thành tích trong giáo dục " . Cho nên , tôi thường xuyên kiểm tra từng bài và gọi học sinh khác nhận xét cách đọc , thống nhất cách ghi điểm . Ngoài ra , tôi cũng cố gắng dạy tốt các môn khác như : Tập làm văn , Luyện từ và câu , Chính tả , Kể chuyện , Lịch sử , Khoa học Để củng cố thêm kiến thức cho các em . - Ngoài việc đọc tốt ra , các em cũng cần phải cảm thụ tốt bài văn , bài thơ , trả lời được các câu hỏi trong SGK . Đối với những bài có câu hỏi dễ - vừa sức các em thì tôi cho các em tự thảo luận với nhau để tìm câu trả lời đúng . Bên cạnh , cũng có bài có những câu hỏi khó , các em rất bỡ ngỡ khi trả lời , từ đó , tôi giúp các em có những bằng những câu hỏi hỗ trợ . Khi thấy các em trả lời được một đoạn văn , một đoạn thơ , tôi mới chọn câu hỏi chính xác nhất cho lớp nghiên cứu , suy nghĩ , tập trả lời cá nhân . Ví dụ : Trước khi yêu cầu HS : Tìm câu văn tả vẽ đẹp của đôi giày ba ta ? ( trong bài : Đôi giày ba ta màu xanh ) , tôi hỏi : + Nhân vật tôi trong bài là ai ? ( Là chị Tổng phụ trách Đội TNTP ) . + Ngày bé , chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì ? ( Có một đôi giày ba ta màu xanh ) . + Tìm câu văn tả vẽ đẹp của đôi giày ba ta ? ( Cổ giày ôm sát chân sợi dây trắng nhỏ vắt ngang ) . - Cuối cùng , tạo cho các em tự rút ra ý chính bài học . Tôi chỉ là người chốt ý chính cho các em . 4/. Giáo viên tự học , tự rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn : Để đạt kết quả như mong muốn , bản thân trước tiên cũng không ngừng học tập , tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm ở thầy cô giáo dạy giỏi . Thường xuyên Dự giờ + Hội giảng , nêu ý kiến trau dồi phương pháp dạy học thống nhất với thầy cô trong khối , nghiên cứu trước nội dung bài dạy để phát hiện được bài khó nhằm cùng nhau tháo gỡ để đi đến đạt mục đích chung tạo ra sản phẩm là những con ngoan trò giỏi , cháu ngoan Bác Hồ . Ngoài ra , bản thân còn luôn tìm hiểu , nghiên cứu nhiều tài liệu , SGK , sách tham khảo , từ điển Tiếng Việt nhằm tạo cho mình nhiều hình thức dạy học phù hợp nhất , chính xác nhất . Bên cạnh , tôi cũng không quên rèn cho mình những kĩ năng đọc bài văn , bài thơ thật diễn cảm . 5/. Phối hợp với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội : a). Đối với gia đình học sinh : Do tình hình , đặc điểm của lớp tôi như vậy , nên ngay từ đầu năm học tôi đã sớm tổ chức họp PHHS nhằm thông báo những thuận lợi - khó khăn của lớp cho phụ huynh nghe . Khuyến khích PHHS tạo điều kiện thật tốt để các em đến trường , cố gắng đôn đốc , nhắc nhở việc học ở nhà của các em nhằm thúc đẩy việc học tập của các em được đi lên . Tha thiết mong quý phụ huynh tập thói quen nói Tiếng Việt ở gia đình để giúp các em học tốt các môn học như : Tập đọc , tập làm văn , Luyện từ và câu , Vận động phụ huynh tạo điều kiện cho các em đến thư viện của Trường mượn sách về đọc . Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp nhằm giúp nhà trường theo dõi , đôn đốc việc học của các em nơi thôn xóm , góp phần nâng cao chất lượng mọi mặt của học sinh và duy trì sỉ số tốt . b). Đối với chính quyền địa phương : Phối hợp chặt chẽ mối quan hệ chính quyền địa phương , tạo điều kiện công ăn việc làm cho những phụ huynh lớp còn gặp nhiều khó khăn để họ không phải bôn ba tứ xứ làm ăn xa nhằm giúp con em thôn xón đi học đều . Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho nhà trường , lớp học có đủ bàn ghế vừa học sinh ngồi học , phòng học có đủ ánh sáng , Trường có sân bãi để học sinh vui chơi . đó cũng là điều kiện giúp các em học tập tốt . 6/. Kết quả : - Qua quá trình thực hiện biện pháp trên, tôi thấy rằng sau 3 tháng giảng dạy chất lượng học môn tập đọc của lớp tôi có tiến bộ rõ rệt, cụ thể : + Các em đọc chuẩn các âm, vần, dấu thanh . + Đọc to, rõ ràng, tốc độ đọc khá nhanh . + Biết hạ giọng, cao giọng, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu . + Biết đọc phân biệt lời tác giả, lời nhân vật, đặc biệt đọc theo kiểu phân vai rất tốt . + Nhiều em còn đọc diễn cảm . + Mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài . + Đa số nắm vững nội dung bài . - Kết quả thực tế kiểm tra giữa học kỳ I như sau : + 5 em xếp loại giỏi . + 8 em xếp loại khá . + 8 em xếp loại trung bình . + Không còn học sinh xếp loại yếu . Bản thân tôi sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp này để dạy học môn tập đọc trong những năm thánh còn lại của năm học 2008 - 2009 này và các năm học tới để giúp các em học tốt hơn . IV/. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ : 1/. Kết luận : Tập đọc là môn học tổng hợp ở bậc tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng. Nó là nền tảng gúp học sinh học tốt các môn học khác và từng bước học lên lớp trên, nhưng đây là môn học khó, khó hơn nữa là giảng dạy cho đối tượng học sinh là người dân tộc Khmer, các phương tiện, điều kiện học tập còn hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện thêm về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi trau đổi kinh nghiệp các thầy - cô giáo giỏi, thực hiện tốt trách nhiệm đối với học sinh, có tấm lòng yêu nghề mến trẻ, không xem nhẹ bất kì môn học nào trong bộ môn Tiếng Việt. Từ đó mới có thể giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt ( nói chung ), môn tập đọc ( nói riêng ). Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình giảng dạy môn tập đọc ở lớp 4 của tôi. Chắc chắn còn có những thiếu sót. Rất mong quí thầy - cô, Ban Giám Hiệu nhà trường góp ý thêm vào sáng kiến của tôi để được hoàn thiện hơn và dựa vào đó bản thân sẽ dạy học đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới . 2/. Đề xuất - kiến nghị : a) Đối với nhà trường : Bồi dưỡng nâng cao công tác chuyên môn cho giáo viên. Giúp giáo viên tìm ra phương pháp nhằm hạn chế học sinh yếu. Tổ chức hướng dẫn giáo viên làm sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy. Duy trì khâu kiểm tra đọc bàn giao lớp vào cuối năm học . b) Đối với giáo viên : Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội để nâng cao chất lượng mọi mặt của học sinh và duy trì sỉ số tốt. Thường xuyên kiểm tra đọc - viết đế đánh giá chất lượng của học sinh. Lập kế hoạch bài dạy theo phương pháp mới có sử dụng thiết bị dạy học. Khuyến khích học sinh đọc sách, báo ở thư viện, gia đình, tạo sinh khí thoải mái trong dạy - học . c) Đối với học sinh : Đi học đều, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Tích cực học tập với bạn, với cô giáo, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài . d) Đối với gia đình học sinh : Quan tâm đến việc học của các em nhiều hơn, đôn đốc việc học ở nhà của các em, động viên các em đi học đều và đúng giờ. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt tình hình học tập của con em mình . Ý kiến đánh giá của nhà trường Tân Hưng, ngày / / 200 Người viết THẠCH THỊ KIẾU PHƯƠNG
Tài liệu đính kèm: