I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do khách quan
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính của dân tộc Việt Nam, là ngôn ngữ trung gian giao tiếp giữa các ngôn ngữ của các dân tộc khác sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Tất cả các trường Tiểu học của Việt Nam đều dạy học trực tiếp bằng tiếng Việt, trong khi ñoù không phải tất cả học sinh tiểu học đều biết tiếng Việt trước tuổi đến trường. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ nhất đối với dân tộc Kinh nhưng là ngôn ngữ thứ hai đối với học sinh dân tộc thiểu số.
Học sinh dân tộc thiểu số đến trường, học tập bằng ngôn ngữ thứ hai - một ngôn ngữ mới - đa số các em gặp nhiều khó khăn.
Các em học ngôn ngữ thứ hai bằng giao tiếp hoặc áp đặt từ việc nắm ngôn ngữ chính qua bài học đến việc vận dụng nó trong sinh hoạt hằng ngày, do đó các em không tự tin trong giao tiếp và học tập.
KINH NGHIỆM DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ ***************************** I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lí do khách quan Tiếng Việt là ngôn ngữ chính của dân tộc Việt Nam, là ngôn ngữ trung gian giao tiếp giữa các ngôn ngữ của các dân tộc khác sinh sống trên đất nước Việt Nam. Tất cả các trường Tiểu học của Việt Nam đều dạy học trực tiếp bằng tiếng Việt, trong khi ñoù không phải tất cả học sinh tiểu học đều biết tiếng Việt trước tuổi đến trường. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ nhất đối với dân tộc Kinh nhưng là ngôn ngữ thứ hai đối với học sinh dân tộc thiểu số. Học sinh dân tộc thiểu số đến trường, học tập bằng ngôn ngữ thứ hai - một ngôn ngữ mới - đa số các em gặp nhiều khó khăn. Các em học ngôn ngữ thứ hai bằng giao tiếp hoặc áp đặt từ việc nắm ngôn ngữ chính qua bài học đến việc vận dụng nó trong sinh hoạt hằng ngày, do đó các em không tự tin trong giao tiếp và học tập. Học sinh dân tộc thiểu số học ngôn ngữ thứ hai nên không hình thành được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết, giữa âm thanh và chữ nghĩa. Môn tiếng Việt là môn học liên quan, quan trọng đối với các môn học khác, nếu học sinh học tiếng Việt không tốt thì rất khó học các môn khác, đặc biệt ở Tiểu học tiếng Việt là nền tảng để học sinh học hiểu các môn học khác và để bước tiếp lên lớp trên. 2. Lí do chủ quan Học sinh dân tộc thiểu số chưa nói được tiếng Việt hoặc nói được tiếng Việt rất ít nên có những hạn chế trong học tập, trong giao tiếp. Vì vậy kết quả học tập môn Tiếng Việt và các môn học khác của các em đạt kết quả không cao. Học sinh dân tộc thiểu số chỉ thích học toán đơn mà không thích học tiếng Việt và làm toán giải. II. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4G - Trường Tiểu học Trần Phú. 2. Cơ sở nghiên cứu: Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4, sách hướng dẫn tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Qua hai năm nghiên cứu học sinh dân tộc thiểu số của lớp mình chủ nhiệm tại phân hiệu II Trường Tiểu học Trần Phú. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1 Điều tra Điều tra đặc điểm tình hình của lớp: Lớp gồm 26 học sinh trong đó: 23 học sinh dân tộc Ê- đê, 1 học sinh dân tộc Mường, 1 học sinh dân tộc Nùng, 1 học sinh dân tộc Kinh. Điều tra hoàn cảnh sống của các em: Học sinh sống thành buôn làng, ít đi ra ngoài, ít tiếp xúc với người Kinh. Đời sống gia đình các em gặp nhiều khó khăn, đa số gia đình các em còn thiếu phương tiện nghe, nhìn như ti-vi, ra-đi -ô Phần lớn thời gian nghỉ học của các em là ở rẫy. Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt của các em ( khảo sát đầu năm): Viết chính tả: 90 % học sinh viết sai dấu thanh ở các tiếng. Tập làm văn: 70% học sinh không viết được 1 một câu. Kết quả khảo sát ĐIỂM MÔN 1 -2 3 -4 5 -6 7 -8 9-10 TRÊN 5 DƯỚI 5 TIẾNG VIỆT 10 38,5% 12 46,2% 4 15,3% 0 0 4 15,3% 22 84,7% 3.2 Đối thoại, phỏng vấn Sau khi đối thoại, phỏng vấn tôi thấy hầu hết các em nói, đọc đều thiếu các dấu thanh hoặc những tiếng có thanh ngang thì các em thêm dấu thanh khác vào. Ví dụ: Từ “sốt sắng” các em đọc thành “sôt săng” (các em bỏ mất dấu sắc) hoặc từ “long lanh” các em đọc thành “long lành”( thêm dấu huyền). Các em đọc dấu hỏi thành dấu ngã, tiếng có thanh ngang thành các tiếng có dấu thanh khác ( huyền, sắc, nặng). Các em nói các tiếng có vần uyên, uyêt, ưng rất khó khăn, nhiều em không nói được. Khi nói chuyện với các em thì các em thiếu ngôn ngữ để trao đổi, không mạnh dạn trong giao tiếp, các em trao đổi với nhau toàn bằng tiếng mẹ đẻ. III. NỘI DUNG - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Nội dung : 1.1. Luyện học sinh đọc đúng, nói đúng và hiểu văn bản. Sau khi điều tra những lỗi học sinh thường mắc phải, giáo viên chọn ra những từ, ngữ, câu trong bài để hướng dẫn học sinh đọc đúng: Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc Thắng biển, nếu là học sinh dân tộc Kinh thì giáo viên dạy theo phương pháp : Học sinh khá giỏi đọc mẫu rồi yêu cầu học sinh chia đoạn để đọc. Sau khi học sinh đọc, giáo viên chọn ra các từ mà học sinh đọc sai do phương ngữ như các tiếng bắt đầu bằng l/n, hoặc sai dấu hỏi /dấu ngãđể luyện học sinh đọc đúng. Nhưng đối với học sinh dân tộc thiểu số, để học sinh đọc trôi chảy bao giờ tôi cũng đọc dẫn từng câu và đọc toàn bài để các em đọc theo (cô đọc trước, học sinh đọc đồng thanh sau, sau đó các em đọc đồng thanh một lần nữa ). Sau khi học sinh đọc đoạn, giáo viên chọn ra các tiếng có dấu thanh hoặc những tiếng có thanh ngang hoặc những tiếng có chứa vần uyên, uyêt, ưng mà các em phát âm sai để các em luyện đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra những chỗ học sinh đọc hay sai để các em luyện phát âm. Giáo viên đọc các từ, các tiếng ấy trước rồi yêu cầu học sinh đọc theo ( giống như học ngoại ngữ). Những tiếng có vần uyên, uyết, ưng học sinh không phát âm được như tiếng khuyên, huyền, khuyết, khúc khuỷu thì giáo viên hướng dẫn các em uốn lưỡi, tròn miệng để đọc. Trong các tiết kể chuyện tôi thường sử dụng trực quan để học sinh nhìn theo tranh mô tả nội dung tranh sau đó các em kể chuyện. Sau khi giáo viên kể chuyện, nếu học sinh không kể được hoặc các em không mạnh dạn kể chuyện, tôi dẫn các em từng câu ( tôi nói trước- các em nói sau) và tôi chỉ yêu cầu các em nói từng câu ngắn. 1.2. Luyện học sinh đọc đúng câu, ngắt hơi, nghỉ hơi đúng vị trí. Sau khi học sinh đọc đúng từ, tôi chọn câu khó để hướng dẫn học sinh đọc đúng. Để luyện học sinh nói đúng các câu: Giáo viên yêu cầu học sinh nói với bạn, với cô bằng tiếng Việt về gia đình của mình, nơi sinh sống của mình, giới thiệu về địa phương mình hoặc địa phương bạn mà em biết. Thông thường các em hay dùng từ “nó” hoặc từ “người ta” để chỉ những người ở ngôi thứ ba. Ví dụ: Khi tôi hỏi “ Bố em làm nghề gì” thì các em trả lời: “Nó làm rẫy”. Tôi liền sửa ngay cho các em và yêu cầu các em nói lại theo cô: “ Thưa cô, bố em làm rẫy”. Sau khi học sinh giới thiệu, tôi sửa sai cho các em. Trong các tiết học, giờ học, buổi học tôi hướng dẫn các em nói thành câu, nói phải đầy đủ, có đầu, có cuối, thể hiện sự lịch sự. Nếu học sinh nói sai tôi sửa ngay cho các em. Giáo viên thường xuyên trò chuyện cởi mở với học sinh. Ví dụ : Hình chữ nhật ABCD có 4 góc vuông Khi giáo viên nêu câu hỏi : “Hình chữ nhật ABCD có mấy góc vuông”, yêu cầu học sinh trả lời đúng câu, không trả lời cộc lốc: “Thưa cô Hình chữ nhật ABCD có 4 góc vuông”chứ không được trả lời “ bốn góc vuông”. Nếu học sinh trả lời như vậy thì giáo viên sửa ngay cho các em. 1.3. Luyện cho học sinh đọc hiểu. Trong khi dạy Tập đọc, muốn học sinh đọc hiểu, tôi rút ra các từ ngữ mà các em không hiểu (trong khi đó các từ ấy rất gần gũi với người Kinh) để giải nghĩa. Thông thường muốn giải nghĩa từ có kết quả hơn đối với học sinh dân tộc thiểu số thì giáo viên dùng tranh ảnh để học sinh quan sát. Ví dụ: Khi dạy bài “ Thắng biển”, biết học sinh dân tộc không hiểu từ “đê” là gì thì tôi rút từ “đê” và đưa tranh minh hoạ để giải thích. Trong tìm hiểu bài, tôi chia nhỏ các câu hỏi chính để các em dễ tìm hiểu, đôi khi học sinh không tìm được câu trả lời tôi dùng cách trắc nghiệm đúng, sai.(đối với người Kinh thì không nhất thiết phải làm như vậy.Vì học sinh người Kinh có khả năng diễn đạt thành câu tốt hơn.) Ví dụ: Bài thơ “Gà Trống và Cáo” nói lên điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau. Kể chuyện Cáo gian ngoan mắc mưu Gà Trống. Kể chuyện Gà Trống đã làm Cáo sợ mất vía. Khuyên người ta đừng vội tin vào những lời ngọt ngào. 1.4. Liên hệ giữa bài học với đặc điểm địa phương. Khi dạy các bài tập đọc, hoặc các môn học khác nếu có thể tôi liên hệ với các đặc điểm của địa phương để các em thấy gần gũi hơn: Ví dụ: Khi dạy bài “Trống đồng Đông Sơn” tôi liên hệ đến cồng chiêng ở Tây Nguyên và ở địa phương Buôn Trấp. Khi dạy bài “Sầu riêng”, tôi liên hệ thực tế đến cây sầu riêng ở gia đình các em. Khi dạy bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” tôi yêu cầu học sinh nói về việc mẹ vừa cõng con vừa đi làm của người dân tộc Ê –đê để dạy hình ảnh “ mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Khi dạy Địa lí bài “Tây Nguyên”, tôi yêu cầu học sinh liên hệ thực tế để khai thác nội dung bài học.Ví dụ như kể đặc điểm sinh hoạt của người dân Tây Nguyên, kể các cây công nghiệp ở Tây nguyên thì tôi yêu cầu học sinh nói về hoạt động sản xuất của gia đình mình, của buôn mình 1.5. Luyện học sinh viết đúng. Để học sinh viết đúng bài chính tả, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn viết và tìm các chữ mà các em viết hay sai rồi viết các chữ đó vào bảng con, bảng lớp. Khi hướng dẫn học sinh viết các chữ có thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng, thanh ngang thì giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại các chữ đó và khắc sâu cho học sinh những điều cần nhớ: “ Khi viết các chữ này các em chú ý điều gì?” Khi chấm chữa bài cho học sinh, để học sinh viết đúng dấu thanh giáo viên đọc các chữ và yêu cầu học sinh đồng thanh nêu các dấu thanh của các chữ đó. ( Đối với học sinh người Kinh thì không có bước này) Khi chấm bài, giáo viên chỉ cho các em lỗi mà các em mắc phải và yêu cầu các sửa ngay. Tổ chức các trò chơi “Điền dấu thanh vào các chữ” Chuẩn bị: Các thẻ từ (15 thẻ) chứa các chữ chưa có dấu thanh và các thẻ chứa dấu thanh khác. Cách tiến hành: Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội 5 em, yêu cầu các em nối tiếp lên gắn các dấu thanh vào các chữ, đội nào gắn nhanh hơn và chính xác thì được điểm cao. Dù các em gắn nhanh hay chậm thì giáo viên đều động viên khuyến khích các em. Khi làm các bài tập chính tả, giáo viên chọn các bài tập phù hợp với đặc điểm của học sinh. Ví dụ : Đặt trên những chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã: Môi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rơ. Lớp lớp hoa giấy rai kín mặt sân, nhưng chi cần một làn gió thoang, chúng liền tan mát bay đi mất. 1.6. Tăng cường vốn từ cho học sinh. Khi làm bài tập tìm từ ngữ, tôi yêu cầu học sinh mở từ điển tìm các từ sao cho hợp nghĩa. Sau đó, tôi yêu cầu học sinh đọc thuộc các từ ngữ vừa tìm được. Cho học sinh làm các bài tập về từ ngữ theo mức độ từ dễ đến khó. *Dễ Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm cho hợp nghĩa. Anh Kim Đồng là mộtrất. Tuy không chiến đấu ở, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức . Anh đã hi sinh,sáng của anh vẫn còn mãi mãi. (can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận) Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép từ ... i hướng dẫn học sinh viết câu đầy đủ nội dung sao cho khi các em đọc câu thì các em hiểu câu đó có nội dung gì, sau đó kết hợp với các tiết luyện từ và câu hướng dẫn các viết câu đầy đủ hai bộ phận ( chủ ngữ và vị ngữ): bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai, Cái gì? Con gì? Bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi làm gì? , thế nào? là gì? Khi viết, mỗi câu đầy đủ nội dung và đủ hai bộ phận thì các em sử dụng dấu chấm câu. Tổ chức cho các em chơi trò chơi “thi đặt câu” Đặt câu theo tranh hoặc theo hành động của bạn. Ví dụ: Đặt câu theo tranh: Tôi đưa ra một bức tranh về ngày mùa .Yêu cầu học sinh đặt câu nói về việc làm của con người trong cảnh hoặc nói về vẻ đẹp của bức tranh. Đặt câu theo hành động: tôi yêu cầu một học sinh thực hiện một số động tác và yêu cầu học sinh đặt câu theo hành động của bạn. Dạy học sinh viết đoạn văn: Trọng tâm tập làm văn lớp 4 là tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật và một phần nhỏ viết thư và giới thiệu về địa phương. Trong dạy Tập làm văn cho học sinh dân tộc, khi nào tôi cũng viết mẫu cho học sinh một đoạn văn để học sinh tham khảo. Khi dạy học sinh viết thư, cả lớp tôi không em nào viết được ( dù đây là bài ôn lại của lớp 3). Tôi yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của bức thư. Phần địa chỉ, tôi hỏi các em ở đâu ?- HS trả lời – tôi hướng dẫn các em ghi nơi mình ở. Phần nội dung : Tôi hỏi các em muốn kể những gì với bạn (về tình hình học tập, lớp, gia đình mình) – học sinh trả lời – tôi hướng dẫn các em ghi vào thư Em muốn bạn kể cho em về điều gì thì em hỏi thăm bạn về những vấn đề ấy. Sau khi học sinh trả lời, tôi và học sinh hoàn chỉnh một bức thư mẫu ở trên bảng để học sinh làm theo. Tả đồ vật, cây cối tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ các đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa và ghi lại những từ ngữ em thích, em thấy hay và giải thích vì sao hay. Sau đó tôi yêu cầu học sinh nêu các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng. Đôi khi học sinh không biết các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh, tôi yêu cầu học sinh nêu các đặc điểm của đồ vật, của cây giống con người, những đặc điểm của đồ vật, của cây được so với đồ vật khác, cây khác. Khi hướng dẫn học sinh quan sát tôi định hướng học sinh quan sát theo trình tự nhất định. Khi quan sát đồ vật, tôi định hướng học sinh quan sát từ bao quát đến chi tiết, từ lớn đến bé, từ ngoài vào trong. Bao giờ hướng dẫn quan sát, tôi luôn đưa ra nhiều đồ vật cùng loại nhưng có đặc điểm khác nhau để học sinh nhận ra sự khác biệt giữa các đồ vật Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát chiếc cặp, tôi đưa ra ba chiếc cặp có màu sắc, hình dáng khác nhau và yêu cầu học sinh quan sát. Trên cùng một chiếc cặp, cùng một bộ phận, tôi yêu cầu các học sinh dùng các từ miêu tả khác nhau như: Có em thì tả chiếc cặp to bằng hai cái bảng con, có em thì tả chiếc cặp hình chữ nhật to hơn hai quyển sách, có em thì tả chiếc cặp dài 30cm, rộng 20 cm Khi yêu cầu học sinh nói về tình cảm của mình với chiếc cặp, tôi cũng yêu cầu nhiều em nói với nhiều cách khác nhau: Cặp như người bạn thân, hoặc em sẽ giữ gìn cặp cẩn thận Khi hướng dẫn học sinh quan sát đồ chơi, tôi hướng dẫn học sinh quan sát kĩ từng bộ phận, hướng dẫn học sinh chọn từ ngữ để miêu tả các bộ phận ấy theo các cách khác nhau để học sinh biết cách dùng từ đặt câu sao cho các câu văn sinh động hơn. Ví dụ : Khi quan sát đồ chơi là một chú gấu bông màu vàng, tôi đưa ra các câu hỏi: Em thấy bộ lông của gấu màu gì? – (Màu vàng.) Em nói thế nào? ( Bộ lông của gấu màu vàng) Em có thể nói theo cách khác không? ( gấu khoác chiếc áo màu vàng rơm) Trong các cách nói ấy thì cách nào hay hơn? Khi hướng dẫn học sinh quan sát cây, tôi hướng dẫn học sinh quan sát theo nhiều cách khác nhau: Quan sát theo thời gian (đối với cây thay đổi theo thời gian) quan sát theo bộ phận. Định hướng cho học sinh quan sát theo trình tự: từ trên xuống hoặc từ dưới lên, từ xa, tới gần.Đôi khi cùng một loại cây tôi chia lớp ra thành các nhóm và hướng dẫn các nhóm quan sát để học sinh thấy sự khác biệt giữa các cây cùng loài. Ví dụ : Tôi yêu cầu học sinh quan sát 3 cây bàng giữa sân để học sinh thấy sự khác nhau của 3 cây bàng.( cây có dáng cong, cây thẳng như cột nhà, cây chia ra nhiều nhánh giống cây bon sai) Hướng dẫn học sinh đặc tả một bộ phận của cây theo đặc điểm: Cây ăn quả thì đặc tả quả, cây hoa thì đặc tả hoa, cây bóng mát thì đặc tả tán cây, lá cây, cây cảnh thì tả dáng cây. Tất cả những nét đặc tả tôi hướng dẫn học sinh viết thành một đoạn văn. Khi hướng dẫn học sinh quan sát con vật, tôi hướng dẫn học sinh quan sát kĩ đặc điểm tiêu biểu của con vật, chọn ra những chi tiết đặc sắc nhất của con vật để phân biệt sự khác biệt giữa các con vật trong cùng một loài. Hướng dẫn học sinh lựa chọn các từ ngữ để miêu tả con vật sao cho thực tế và phù hợp. Trong tiết trả bài, tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ lại bài, lời nhận xét của cô và nói với bạn những lỗi của mình rồi cùng bạn đọc lại bài cùng thảo luận tìm ra những sai sót của bài mình rồi ghi vào vở những lỗi mắc phải và cách sửa những lỗi đó. Lúc đầu, học sinh không biết sửa sai tôi chép lại một bài của học sinh lên bảng phụ rồi hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa sai. 1.8. Hướng dẫn học sinh học tập đoạn văn hay. Tôi đọc mẫu đoạn văn ( đọc rất chậm, trong những bài đầu, tôi còn chép đoạn văn mẫu lên bảng phụ) yêu cầu học sinh chỉ ra được cái hay của đoạn văn. 1.9.Tăng cường tiếng Việt kết hợp với các môn học và các hoạt động khác. Để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thì không chỉ tăng cường trong phân môn tiếng Việt mà còn phải tích hợp trong các môn học. Dạy tích hợp trong các môn học: Cho học sinh đọc kĩ sách giáo khoa nhằm luyện đọc. Phân tích các ý để học sinh rút ra khái niệm - Yêu cầu HS đọc thuộc khái niệm nhằm luyện đọc cho học sinh. Trong các giờ học các môn khác, tôi đều yêu cầu học sinh nói phải thành câu. Khi dạy các môn khác tôi đều yêu cầu học sinh tập nói nội dung của bài học nhằm tăng cường tiếng Việt và sự tự tin cho học sinh. Nếu học sinh không nói được thì tôi dẫn học sinh nói( giáo viên nói trước – cho học sinh nói sau) . Phát hiện ra điểm mạnh của học sinh để phát huy tính mạnh dạn của học sinh như học sinh dân tộc thiểu số hát rất hay và rất khoẻ - tôi yêu cầu học sinh hát trong các giờ sinh hoạt. Học sinh dân tộc thiểu số thích lao động, tôi tổ chức cho học sinh lao động cuối tuần. Sau khi lao động, tôi yêu cầu học sinh kể những việc mình vừa làm. Dạy học gần gũi, gắn thực tế để học sinh hiểu bài nhanh hơn. Ví dụ: Khi dạy học sinh kĩ thuật trồng rau, tôi biết vùng tôi dạy hầu hết các gia đình sinh sống gần sông nên đều trồng rau, tôi yêu cầu học sinh kể các bước mà gia đình các em thực hiện rồi đọc sách giáo khoa xem ở gia đình thực hiện có giống với sách viết không qua đó học sinh biết các công việc trồng và chăm sóc rau được nói bằng tiếng Việt. Muốn tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và cả người Kinh thì việc thực hiện “Trường học thân thiện- học sinh tích cực” đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nắm được điều quan trọng đó, trong các giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian của người Kinh và của dân tộc thiểu số, tôi phát báo Đội để các em về nhà đọc. Kết hợp với Tổng phụ trách đội tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Tìm hiểu về các ngày lễ lớn, viết thư UPU Trong việc trang trí lớp học cũng góp một phần không nhỏ vào tăng cường vốn tiếng Việt cho các em. Hiểu được vấn đề đó, tôi đã trang trí góc ngôn ngữ, dán các tranh ảnh về đất nước con người Việt Nam để hằng ngày học sinh quan sát và hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam.( nếu như người Kinh thì các em không cần nhìn tranh mà bằng hiểu biết của mình về quê hương thì các em đã kể được nhưng đối với các em học sinh dân tộc thiểu số thì sự hiểu biết của các em về đất nước còn hạn chế, các em không diễn đạt bằng tiếng Việt được.) Để tăng cường vốn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thì công tác chủ nhiệm cũng góp một phần không nhỏ như là tổ chức, sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh. Nếu lớp có cả học sinh dân tộc thiểu số và người Kinh thì sắp cho học sinh dân tộc thiểu số ngồi xen kẽ với học sinh dân tộc Kinh. Giáo viên dành các thời gian rảnh để nói chuyện, tiếp xúc với các em nhằm tạo sự gần gũi với các em. 2. Kết quả: Sau khi thực hiện theo kinh nghiệm trên, tôi thu được kết quả khá cao. Trên 80% học sinh trong lớp đạt điểm Tiếng Việt trên trung bình, có nhiều em đạt điểm khá. Cả lớp đều viết được đoạn văn miêu tả, viết câu đầy đủ hai bộ phận. Nhiều em biết sử dụng các hình ảnh sinh động, biện pháp nghệ thuật để miêu tả. 30% học sinh trong lớp viết không sai một lỗi chính tả. Một số em mạnh dạn kể chuyện và kể đã có sự sáng tạo. Các em đã mạnh dạn trong giao tiếp. Kết quả kiểm tra cuối kì I. ĐIỂM MÔN 1 -2 3 -4 5 -6 7 -8 9-10 TRÊN 5 DƯỚI 5 TIẾNG VIỆT 4 15,3% 14 53,8% 8 30,9% 22 84,7% 4 15,3% IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ Khi tuyển sinh vào lớp 1; Nếu có thể: nhà trường nên phân mỗi lớp đều có học sinh dân tộc thiểu số và học sinh người dân tộc Kinh. Cuối mỗi năm học, nên để học simh dân tộc thiểu số giữ lại sách đã được cấp phát, để các em có điều kiện ôn tập trong hè. Mỗi giáo viên phải thường xuyên quan tâm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong tất cả các môn học. V. KẾT LUẬN Để tăng cường Tiếng Việt cho các em học sinh dân tộc thiểu số có hiệu quả thì giáo viên phải: -Tạo không khí lớp học vui tươi, không gò bó, không làm cho các em sợ môn Tiếng Việt. Phải tạo mọi hoàn cảnh để học sinh được tăng cường giao tiếp. - Nắm vững đặc điểm đối tượng học sinh. - Sử dụng các đồ dùng trực quan để dạy. - Dạy gắn với đời sống thực tế của học sinh. - Dạy tích hợp trong các môn học. - Luyện đọc nhiều, nói nhiều cho các em. - Phân chia các câu hỏi nhỏ, tạo ra các câu hỏi phù hợp với hiểu biết các em. -Thực hiện “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” - Kết hợp với các giáo viên, Tổng phụ trách Đội. - Tăng cường cho các em đọc báo Đội . - Tổ chức các trò chơi cho các em. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong công tác dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số không tránh được sự sai sót. Rất mong được sự góp ý của các đồng chí đồng nghiệp. Krông Ana, ngày 1/3/2010 Đoàn Thị Thanh Thuỷ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRÊN .
Tài liệu đính kèm: