Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

 Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ. Năm đầu tiên cắp sách đến trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ động từ vui chơi sang học tập. Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là của học sinh đầu cấp Tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tinh thần kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình.”

doc 28 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 2162Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – tự do – hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN 1
SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Ngày, tháng, năm sinh: 28/ 05/1975
Năm vào ngành: 1996
Chức vụ công tác: Giáo viên trường Tiểu học Tam Hưng
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học
Nhiệm vụ được phân công: Chủ nhiệm lớp 2E
Khen thưởng mức cao nhất: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
MỤC LỤC
Phần1
Sơ yếu lí lịch
Trang 1
Mục lục
2
Phần 2
Nội dung của đề tài
3
I
Đặt vấn đề
3
1
 Tên đề tài
3
2
 Lí do chọn đề tài
3
3
 Phạm vi thời gian thực hiện đề tài
4
II
 Giải quyết vấn đề
5
1
Khảo sát thực tế
5
2
Một số biện pháp thực hiện
7
2.1
Biện pháp 1: Những điều kiện về sở vật chất.
7
2.2
Biện pháp 2: Sử dụng các đồ dùng trực quan khi dạy học tập viết.
8
2.3
Biện pháp 3: Tư thế ngồi và cách cầm bút, đặt vở.
10
2.4
Biện pháp 4: Rèn kĩ năng viết cho học sinh
12
2.5
Biện pháp 5: Tạo cho học sinh có ý thức, hứng thú say mê trong việc rèn chữ.
19
III
Kết quả thực hiện so sánh đối chứng
20
1
Kết quả đạt được
22
2
Bài học kinh nghiệm
23
3
Kiến nghị, đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài.
24
Tài liệu tham khảo 
26
PHẦN 2
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I. Đặt vấn đề
1. Tên đề tài: 
“ Mộ.t số biện pháp rèn chữ viết cho họ.c sinh lớ.p 2 
2. Lí do chọn đề tài:
 Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ. Năm đầu tiên cắp sách đến trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ động từ vui chơi sang học tập. Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là của học sinh đầu cấp Tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tinh thần kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: cho học sinh có ý thức, hứng thú say mê trong việc rèn chữ.“ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình...” 
 Chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, đọc thông viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học khác tốt hơn.
 Tính đến nay, Bộ giáo dục đã nhiều lần ban hành những quy định về thay đổi chữ viết ở Tiểu học. Sau nhiều lần thay đổi, chúng ta lại quay trở về với mẫu chữ mềm mại, thanh gọn trước kia nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp và có thẩm mĩ hơn. Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm được và chưa làm được. Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai, viết quá chậm hay có những học sinh viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. 
 Là một giáo viên dạy lớp 2, tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ cho học sinh, nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 lại càng quan trọng hơn. Vậy nên, tôi rất muốn giảng dạy môn Tập viết thật tốt để học sinh viết đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn. Đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy- học ở Tiểu học nói chung và dạy – học chữ viết nói riêng. Chính vì thấy được tầm quan trọng của chữ viết, tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu tìm ra những biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp, mong các em trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước. 
3. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài.
- Đề tài được thực hiện trong thời gian 9 tháng học. Từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2011.
- Đối tượng nghiên cứu: 33 học sinh lớp 2E trường Tiểu học Tam Hưng.
- Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết đồng thời tìm ra các biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 2 để các em viết đẹp hơn, đặc biệt đối với chữ viết hoa. 
II. Giải quyết vấn đề
1. Khảo sát thực tế:
Năm học 2010 – 2011, tôi được giao giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp 2E, ngay vào tuần đầu của tháng 9, tôi đã bắt tay vào tìm hiểu thực tế tại lớp.
1.1 Tình hình thực tế khi chưa thực hiện:
Lớp 2E có tổng số học sinh là 33 em, trong đó có 15 học sinh nam và 18 học sinh nữ. Các em ở rải rác các thôn trong xã: 
 + Đại Định : 3 em + Tê Quả : 1 em
 + Hưng Giáo: 9 em + Song Khê: 12 em
 + Lê Dương : 7 em + Bùi Xá : 1 em.
 Sau kì nghỉ hè học sinh lớp 2 vừa ở lớp 1 lên các em còn bỡ ngỡ, các nề nếp chưa được ổn định. Đặc biệt, học sinh khi viết bài còn viết tự do chưa đúng quy trình viết.
 Do điều kiện gia đình học sinh đa phần làm nông nghiệp bố mẹ làm lụng vất vả nên học sinh ít được quan tâm các em còn phải phụ giúp đỡ gia đình do đó chữ viết còn rất hạn chế. 
1.2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện như sau:
 - Số lượng khảo sát cả lớp (33 em)
 - Đề bài khảo sát: 
 Tập chép
Bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim
 - Mỗ.i ngày mài thỏ.i sắt nhỏ đi mộ.t tí, sẽ có ngày nó thành 
 kim. Giống như cháu đi họ.c, mỗ.i ngày cháu họ.c mộ.t ít sẽ có 
 ngày cháu thành tài.
Sau khi chấm bài, tôi được :
* Kết quả cụ thể như sau:
 Xếp loại chữ:
Tổng số HS
Xếp loại A
Xếp loại B
Xếp loại C
SL
%
SL
%
SL
%
33
20
61
11
33
2
6
Sau khảo sát thực tế, tôi thấy nguyên nhân của thực trạng trên là do các em vừa trải qua thời gian nghỉ hè, chữ viết tự do không theo mẫu, cỡ và không đúng với quy trình viết chữ.
* Các đối tượng cần quan tâm:
- Đối tượng cần bồi dưỡng để tham dự thi viết chữ đẹp cấp trường 14 em, trong đó có 2 em thi viết chữ đẹp cấp huyện.
- Đối tượng cần quan tâm đặc biệt đó là 2 em Vương Quỳnh Trang và em Nguyễn Thanh Tú chữ viết xấu không rõ, khó đọc, sức học trung bình.
2. Một số biện pháp thực hiện: 
 (Nội dung chủ yếu của đề tài)
 Trước tình hình thực tế và chất lượng chữ viết của học sinh lớp 2E, với lòng tâm huyết yêu nghề và để thực hiện tốt kế hoạch dạy học mà nhà trường đề ra. Bước vào tiếp xúc với chương trình lớp 2, việc rèn luyện chữ cho các em viết phải thật cẩn thận, đúng và đẹp là điều mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp và phác thảo cho mình một số biện pháp giúp học sinh viết đúng và viết đẹp. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện: 
2.1 Biện pháp 1: Những điều kiện về cơ sở vật chất: 
 Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh: Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học sinh. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học trong nội thành đều đảm bảo các yêu cầu cơ bản, Ánh sáng theo tiêu chuẩn học đường có bảng chống loá, có dòng kẻ rõ ràng, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh lớp 2. 
 Đồ dùng học tập của học sinh: Từ loại bút và mực thích hợp đến cách chọn vở, chọn bảng và phấn viết cũng được tôi lưu tâm đến. Hướng dẫn phụ huynh tìm mua cho các em những quyển vở có đường kẻ in đều, rõ ràng, chất lượng giấy cao và khi viết không bị nhoè mực. Được sự ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh, nhà trường đã đặt vở viết cho toàn bộ học sinh từ các khối lớp đúng cỡ, quy định phù hợp với học sinh Tiểu học. Vở viết được làm bằng loại giấy có chất lượng cao, giấy không bị thấm mực. Đối với vở tập viết có nhãn vở, có tờ lót tay khi viết để thấm mồ hôi ở tay ra giấy trong mùa hè, mùa thu. Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra những quyển vở, bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con thì tôi thống nhất toàn lớp mua một loại để tránh tình trạng của em này thì có ô to, bảng của em kia thì có ô nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết. Rồi từ đó tôi quyết định đi đến:
2.2 Biện pháp 2: Sử dụng các đồ dùng trực quan khi dạy học Tập viết:
 * Những đồ dùng dạy Tập viết hiện nay: 
 Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học.
 Mẫu chữ trong khung chữ phóng to theo bảng mẫu chữ hiện hành treo trên lớp. Bảng mẫu chữ cần cố định thường xuyên để giáo viên có thể chủ động sử dụng khi cần thiết không chỉ trong giờ Tập viết mà ngay trong cả những môn học khác khi có học sinh viết chưa đúng mẫu chữ. 
 Bộ mẫu chữ in theo quy định cho giáo viên. (đồ dùng lật từng trang hiện ra từng nét dùng để phân tích chữ mẫu)
 * Đồ dùng tự làm đạt hiệu quả trong việc dạy - học Tập viết: 
 Để việc dạy Tập viết có hiệu quả, tôi đã tự làm các loại đồ dùng trực quan rất hữu ích cho việc dạy học Tập viết như: 
 - Chữ mẫu phần từ ứng dụng để học sinh nhìn rõ cách viết, điểm đặt bút từ đâu đến đâu để viết cho liền mạch và giúp cho thao tác của giáo viên được nhanh hơn. 
 - Đồ dùng viết hoàn chỉnh một chữ cái bằng cách di chuyển nam châm (dùng để hướng dẫn các nét tạo thành con chữ):
 Mục đích sử dụng của đồ dùng: Giúp học sinh điều chỉnh 1 chữ cái đúng yêu cầu từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc. 
 Cách làm đồ dùng: 
 + Một tờ bìa cứng khổ A4 có in mẫu chữ hoa hoặc thường theo đúng quy định. 
 + Hai viên nam châm tròn, một viên có dán giấy màu đỏ ở trên, một viên để nguyên. 
 Cách sử dụng đồ dùng: 
 Giáo viên dùng thao tác viết ở phía sau tờ bìa bằng cách di chuyển viên nam châm không có giấy màu đỏ. Di chuyển viên nam châm đúng theo quy trình viết một con chữ từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc nét bút để viên nam châm có dán giấy màu đỏ phía trước đúng khi giáo viên viết một con chữ cái. 
 Ví dụ: Hướng dẫn bài Tập viết “Chữ A hoa” 
Nét 1: Từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 3, viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ 6. 
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ ngang 2. 
Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa của thân chữ (trên đường kẻ ngang thứ 3 một chút), viết n ... ủa nét tiếp sau. Nghĩa là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu (kể cả dấu phụ của con chữ và dấu thanh). Ví dụ : Viết chữ “trường” thì viết liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành “truong” sau đó thêm dấu phụ (nét râu) trên u và o và dấu thanh (dấu huyền) trên ơ để thành “trường”.
 - Tầm quan trọng của viết dấu thanh: 
 Dấu thanh không được viết to quá, bé quá và phải viết đúng vị trí. Thực tế trong những năm dạy Tiếng Việt lớp 2 tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng các dấu thanh viết cao quá, ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết. Tôi luôn nhắc học sinh: Dấu thanh viết vừa phải và gần với chữ nhưng không được dính vào chữ. Dấu thanh phải đặt ở âm chính của vần ví dụ: lo.á, tuỳ, kho.ẻ, nho.ẻn  Và đặc biệt lưu tâm đến những em hay viết dấu sai vị trí, thường gọi lên bảng viết nhiều lần để các bạn nhận xét. 
 Với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp, thường hiếu động, thiếu kiên trì nên nhiều em không tự giác khi viết bài. Các em muốn viết thật nhanh chóng cho hết bài để chơi. Để khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh: viết từng dòng theo hiệu lệnh của cô. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viết nhanh, viết ẩu trong quá trình viết của học sinh. Đặc biệt, với những em viết đẹp, có nhiều cố gắng thì tôi sẽ cho điểm động viên, tuyên dương trước lớp để các em khác nhìn vào noi theo. Với học sinh, việc củng cố bài của giáo viên cũng góp phần rất quan trọng để tạo hứng thú cho học sinh, tôi tiến hành theo cách sau để thu hút học sinh đến với các giờ Tập viết : 
- Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn và bài viết của chính mình để các em nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa. 
- Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu. Tổ chức một số trò chơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh: Thi viết chữ đẹp, Thi viết nhanh... 
- Sau khi học sinh viết xong bài, giáo viên cần chấm điểm ngay một số vở, sửa lỗi sai cho học sinh: tuyên dương những bài viết tốt. 
 Với những bài viết chưa đẹp, viết ẩu thì ngoài việc kèm thêm ở lớp, tôi còn trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của em đó trao đổi và cùng ra hướng giải quyết hay thống nhất cách dạy nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn. Với những việc làm này, cùng với sự chỉ bảo của giáo viên ở trên lớp mà những em viết xấu, viết ẩu ở lớp tôi hiện nay cũng tiến bộ nhiều. Để khích lệ hứng thú, say mê luyện chữ của các em, tôi đi đến:
2.5 Biện pháp 5: Tạo cho học sinh có ý thức , hứng thú, say mê trong việc rèn chữ.
 Việc tạo cho học sinh có ý thức , hứng thú, say mê rèn chữ là rất quan trọng vì bất cứ việc gì thành công được hay không phần lớn nhờ vào ý thức của bản thân. Đúng như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy:
 “ Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên”
Tôi luôn cho học sinh thấy rèn chữ là nhiện vụ của bản thân. Phải chịu khó bền bỉ, kiên trì, và luôn luôn cố gắng thì chữ mới đẹp. mỗi khi cầm bút để viết là phải nhớ đến câu:
 “Chữ đẹp là tính nết
 Của những người trò ngoan”
Việc rèn chữ là phải liên tục và học sinh phải có ý thức viết đẹp ở tất cả các quyển vở mình có chứ không phải chỉ cần viết đẹp ở các quyển chọn làm vở sạch chữ đẹp.Tôi thấy việc giáo dục ý thức tốt cho học sinh đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc rèn chữ viết cho các em. 
Bên cạnh giáo dục ý thức cho học sinh tôi đưa ra các tấm gương về luyện chữ viết cho học sinh noi theo:
+ Ở lớp : Những bài viết đẹp hàng tháng, tôi cho các em trưng bày theo tổ để thi đua, học tập.
+ Thông qua các truyện kể về các danh nhân: “Thần siêu luyện chữ”, các bài hát: “Chữ đẹp mà nết càng ngoan”, bài “ Ở trường cô dạy em thế”
+ Khen thưởng kịp thời trong từng giờ học, cần động viên, khen thưởng các em có tiến bộ dù chỉ là tiến bộ là rất nhỏ. Cho các tổ thi đua với nhau, tổ nào nhất trong tháng sẽ được thưởng. Phần thưởng tuy nhỏ bé nhưng nó khích lệ tinh thần của học sinh rất nhiều. Đặc biệt có phần thưởng riêng cho học sinh có tiến bộ nhiều về chữ viết.
Bên cạnh đó, tôi cũng rất nghiêm khắc phê bình, nhắc nhở với những học sinh chưa cố gắng trong việc rèn chữ và giữ vở.
Qua nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên tôi thấy chất lượng chữ viết của các em đã đi lên rất nhiều. Cụ thể:
III. Kết quả thực hiện so sánh đối chứng
 Qua thời gian thực hiện đề tài trong lớp 2E với “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2” năm học 2010 – 2011, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ tập viết, chính tả. Nên so với đầu năm, nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ thì chữ viết của học sinh lớp tôi hiện nay tương đối đều, bài viết sạch đẹp, tốc độ viết của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng được nâng lên. 
 Vì vậy, sau khi học xong tuần 31 tôi quyết định cho học sinh làm bài kiểm tra để khảo sát chất lượng như sau:
Tr­êng TiÓu häc Tam H­ng
Hä vµ tªn: ................................. ............................
Líp: 2E
BÀI THI VIẾT CHỮ ĐẸP
 (Thêi gian: 25 phót kh«ng kÓ giao ®Ò)
§iÓm:
Xếp loại chữ:
NhËn xÐt: ..............................................................................................................................................................
A . ViÕt ch÷ c¸i hoa B, E, K, B¸c Hå, Kh¸nh Hoµ mçi ch÷ mét dßng(cì ch÷ võa). 
B
E
K
Bác Hồ
Khánh Hò.a
B. ChÐp l¹i ®o¹n sau theo cì ch÷ nhá.
ViÖt Nam cã B¸c
 B¸c lµ non n­íc trêi m©y,
ViÖt Nam cã b¸c mçi ngµy ®Ñp h¬n.
 Cßn cao h¬n ®Ønh Tr­êng S¬n,
 Ngh×n n¨m chung ®óc t©m hån «ng cha.
 §iÖu lôc b¸t, khóc d©n ca,
ViÖt Nam lµ B¸c, B¸c lµ ViÖt Nam.
 * Cách đánh giá, cho điểm như sau: Tổng toàn bài 10 điểm trong đó : Phần A: (5 điểm) và Phần B: (5 điểm)
Bài viết đủ, đúng mẫu, cỡ chữ quy định, trình bày sạch đẹp không mắc lỗi chính tả cho 10 điểm.
Bài viết đủ, đúng mẫu, cỡ chữ quy định, chữ viết rõ ràng sạch đẹp thiếu hoặc thừa 1 chữ trừ 0,5 điểm. Sai lỗi phụ âm đầu, vần, thanh, dấu câu trừ mỗi lỗi 0,25 điểm.
Bài viết rõ ràng, sạch đẹp sai từ 6 - 8 lỗi cho 5 - 6 điểm.
Chữ viết không đúng mẫu, cỡ chữ quy định, sai nhiều lỗi chính tả cho điểm dưới điểm trung bình (tùy theo lỗi mà trừ).
* Điểm đạt từ 8 - 10 điểm xếp loại A, từ 5 - 7 điểm xếp loại B, dưới điểm 5 xếp loại C.
Sau khi chấm bài, tôi thu được kết quả như sau:
Số bài được điểm 8 - 9 - 10 (xếp loại A): 28 em
Số bài được điểm 5 - 6 - 7 (xếp loại B) : 5 em
Không có em nào dưới điểm trung bình.
Với kết quả trên, tôi rất phấn khởi vì có nhiều em trước đây không thích luyện viết mà nay rất say sưa với môn học này. Điều đó thể hiện qua các đợt khảo sát:
1. Kết quả đạt được như sau:
Các lần
Tổng số HS
Xếp loại A
Xếp loại B
Xếp loại C
SL
%
SL
%
SL
%
Trước khi thực hiện đề tài
33
20
61
11
33
2
6
Sau khi thực hiện đề tài
33
28
85
5
15
0
0
 - Trong năm học 2010 – 2011, lớp tôi có 14 em dự thi viết chữ đẹp cấp trường đều đạt, trong đó có 2 em đạt giải nhì và 3 em đạt giải ba, có 2 em dự thi viết chữ đẹp cấp huyện đạt giải khuyến khích là em Kiều Thị Thu Hường và em Bùi Thanh Tươi.
 - Lớp đạt lớp Vở sạch chữ đẹp cấp trường. 
Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và sự say mê, trăn trở với nghề nghiệp đã thúc đẩy bản thân tôi từng bước nâng cao chất lượng dạy học và đặc biệt là nâng cao chất lượng chữ viết của học trò. Đó là nguồn cổ vũ động viên lớn nhất của tôi, giúp tôi có thêm tinh thần, cố gắng ra sức rèn chữ viết cho học sinh nhiều hơn.
2. Bài học kinh nghiệm.
Đối với mỗi giáo viên: 
- Đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con trẻ. Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình cũng như hứng thú cho học sinh. 
- Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn đẹp (vì tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo cô giáo). 
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo. 
- Luôn tạo hứng thú cho các em trong các giờ học bằng nhiều hình thức như: sưu tầm tranh ảnh, chữ mẫu đẹp để phục vụ bài học. 
- Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc “Rèn chữ - Giữ vở”. 
* Kết luận: 
 Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc rèn chữ cho học sinh lớp 2. Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn các em sẽ có những bài viết đẹp, đúng, sạch sẽ. Sau này, các em sẽ trở thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. 
3. Kiến nghị, đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài. 
Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuất sau: 
- Nên trang bị cho mỗi giáo viên bộ chữ hoa mẫu theo kiểu lật từng trang hiện ra từng nét chữ để giúp học sinh có hình ảnh cụ thể, sinh động về chữ mẫu cần viết. 
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Viết chữ đẹp” cho học sinh và giáo viên. 
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong trào “Vở sạch, chữ đẹp” tiêu biểu. 
Trên đây là một số biện pháp nhỏ của tôi về việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Tôi kính mong Hội đồng các cấp bổ sung, góp ý kiến để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nữa và 
hoàn thành tốt nhiện vụ được giao. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Tam Hưng, ngày 18 tháng 4 năm 2011.
 Tác giả kí tên
 Nguyễn Thị Thanh Huyền
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại
của Hội đồng khoa học cơ sở
Chủ tịch Hội đồng
(Kí tên, đóng dấu)
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại
của Hội đồng khoa học cấp trên
Chủ tịch Hội đồng
(Kí tên, đóng dấu)
Tµi liÖu tham kh¶o 
Số TT
Tài liệu tham khảo
1
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 (Tập 1, Tập 2) - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2003
2
Hỏi và đáp về dạy học Tiếng việt 2 - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2004
3
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học- Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2009
4
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở
Tiểu học -lớp 2- Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009.
5
Vở tập viết 2(Tập 1, Tập 2) - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2003.
6
Vở: Giúp em luyện viết chữ đẹp , lớp 2(Tập 1, Tập 2) - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2010.
7
Từ điển chính tả - Nhà xuất bản giáo dục, năm 1997.
8
Sách giáo viên Tiếng Việt 2 - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2003.

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT SO BIEN PHAP REN CHU GIU VO.doc