I/-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học. Đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung, của trường tiểu học nói riêng. Học sinh đến trường không chỉ học tập các môn học, mà còn được tham gia vào các hoạt động tập thể nói chung. Hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hai mặt quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong toàn bộ quá trình phát triển chung của các em học sinh. Tổ chức hiệu quả nhiệm vụ học tập, dạy học và kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện cần và đủ để nhà trường tiểu học hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của mình trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I/-ĐẶT VẤN ĐỀ: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học. Đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung, của trường tiểu học nói riêng. Học sinh đến trường không chỉ học tập các môn học, mà còn được tham gia vào các hoạt động tập thể nói chung. Hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hai mặt quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong toàn bộ quá trình phát triển chung của các em học sinh. Tổ chức hiệu quả nhiệm vụ học tập, dạy học và kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện cần và đủ để nhà trường tiểu học hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của mình trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. II/-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm gần đây, Trường tiểu học Châu Sơn đã tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm nhưng nội dung còn đơn sơ mang tính hình thức chưa thực sự thu hút học sinh tham gia. Chính vì thế, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường ngày càng thành công hơn. III/-MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN: A/-NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: 1-Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của học sinh tiểu học ở nhà trường, gia đình và trong cộng đồng: -Những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. -Tạo cơ hội để học sinh tiểu học phát triển các khả năng của mình trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2-Những nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học được thể hiện ở các loại hình hoạt động sau đây: a)Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Là một loại hình quan trọng, không thể thiếu được trong hoạt động tập thể của trẻ ở trường tiểu học. Đó là nhu cầu, là món ăn tinh thần của bất cứ đứa trẻ nào. Hoạt động văn hóa nghệ thuật có sức mạnh thu hút trẻ em, làm cho cuộc sống của trẻ luôn luôn vui tươi phấn khởi. Ví dụ: Để chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12; Ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5 trường sẽ tổ chức đêm văn nghệ, tất cả học sinh các lớp đều được tham gia để các em được thư giãn sau những ngày học tập mệt nhọc. b)Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục – thể thao luôn luôn là một nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là một quyền lợi của các em. Hoạt động vui chơi giải trí góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tính tổ chức, kỹ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tính thương yêu bạn bè, khả năng tự quản. Ví dụ: Trong các giờ ra chơi, sau những phút tập thể dục giữa giờ, cô Tổng phụ trách Đội sẽ tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian như: Ôn ăn quan, nhảy day, chơi chuyền, đá cầu, kéo co để rèn cho các em được khỏe mạnh, đầu óc thư giãn và giáo dục cho các em tinh thần tập thể và đoàn kết. c)Hoạt động xã hội: Đưa trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội là tạo điều kiện cho các em nâng cao hiểu biết về xã hội, giúp các em thực hành trong thực tiễn cuộc sống. Thông qua các hoạt động xã hội, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có tinh thần trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với cộng đồng. Ví dụ: Nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7 trường sẽ tổ chức cho các em thăm các gia đình thương binh và chăm sóc mộ liệt sĩ nhằm giáo dục các em biết nhớ ơn các anh hùng đã hy sinh tính mạng hoặc một phần thân thể của mình trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. d) Hoạt động lao động công ích là một loại hình đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua lao động công ích, trẻ em sẽ gắn bó với đời sống xã hội, với công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị của lao động. Từ đó, giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh Ví dụ: Hưởng ứng phong trào xây trường: Trường sẽ tổ chức cho học sinh toàn trường trồng cây và chăm sóc cây, trồng và chăm sóc hoa trước khu vực trường lớp hoặc tổ chức cho học sinh tham gia lao động làm sạch đường phố và nơi công cộng. e)Hoạt động thực hành khoa học kỹ thuật: Đối với học sinh tiểu học sẽ giúp các em tiếp cận được với những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến của nhân loại, của đất nước, của địa phương. Điều đó, sẽ tạo cho các em có niềm tham thích thêm học tập và mong muốn đạt được kết quả học tập tốt hơn. Có nhiều hình thức hoạt động cụ thể như thi hỏi – đáp về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, sưu tầm các loại cây thuốc quý, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học, những tấm gương say mê phát minh, sáng chế, nghe nói chuyện về các thành tựu khoa học kỹ thuật, tham gia câu lạc bộ. Ví dụ: Ngoài giờ học, các em được tiếp cận với công nghệ thông tin, tham gia các cuộc thi Ôlympic. g)Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh: Đội TNTP giữ vai trò nòng cốt trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung hoạt động của Đội gắn chặt với nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo nên sự thống nhất trong việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp chặt chẽ với giáo viên tổng phụ trách Đội để thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách có hiệu quả. Ví dụ: Thông qua các tiết sinh hoạt Đội các em được tìm hiểu về truyền thống Đội, tham gia các trò chơi bổ ích và hát những bài hát về Đội, về quê hương đất nước. B/-MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: -Tính phong phú, đa dạng hấp dẫn là đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Mỗi loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chứa đựng rất nhiều nội dung lại có nhiều hình thức, nhiều con đường thực hiện. -Mỗi loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều hình thức hạt động khác nhau. Các loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với các hình thức hoạt động của chúng được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động theo chủ điểm (cùng với ngày cao điểm trong tháng), tiết sinh hoạt cuối tuần và tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. Ngoài các con đường nói trên, hoạt động đa dạng, phong phú đầy hấp dẫn của Đội TNTP và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh thực sự là một con đường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả giáo dục cao. * Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: Là một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tính chất tổng hợp nhằm giáo dục tư tưởng chính trị Đạo đức cho học sinh. Nội dung hoạt động của chủ điểm sinh hoạt dưới cờ thường gắn với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng, ngoài ra có thể có các nội dung và hình thức sau: -Phát động thi đua. -Hoạt động văn hóa – Nghệ thuật. -Sơ kết thi đua. -Tổ chức lễ kỷ niệm. -An toàn giao thông. Với ngày cao điểm trong tháng, mỗi chủ điểm giáo dục có một ngày hoạt động cao điểm. Đây là dịp để học sinh thể hiện các kết quả hoạt động của chủ điểm. Ngày hoạt động cao điểm tạo cơ hội cho các em mở rộng giao tiếp trong và ngoài trường, trên cơ sở đó rèn luyện cho các em kỹ năng cơ bản cần thiết. Ví dụ: Để tổng kết thi đua theo chủ điểm “Nhớ ơn thầy cô giáo”. Trong tiết sinh hoạt đầu giờ, giáo viên sẽ tổ chức như sau: +Nhận xét tình hình các lớp trong tuần vừa qua: Học tập, lao động, nề nếp, đạo đức. +Tổng kết bông hoa điểm 10 của từng lớp và trao giải. +Thi hát về thầy cô. +Phát động phong trào thi đua về tuần tới. +Tổng kết và dặn dò. * Trong trường tiểu học, các chủ điểm giáo dục của năm học có thể bao gồm: -Truyền thống nhà trường: Tháng 8 + 9 + 10. -Kính yêu thầy cô giáo: Tháng 11. -Yêu đất nước Việt Nam: Tháng 12. -Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc: Tháng 1 + 2. -Yêu quý mẹ và cô giáo: Tháng 3. -Hòa bình và hữu nghị: Tháng 4. -Bác Hồ kính yêu: Tháng 5. -Hoạt động hè: Tháng 6 + 7. Ví dụ: Để thực hiện chủ điểm “Yêu quý mẹ và cô giáo”, trong các giờ học giáo viên chủ nhiệm sẽ lồng ghép để giáo dục học sinh. Trong tiết hoạt động tập thể cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổ chức cho các em kể chuyện, hát về mẹ và cô giáo. C/-QUY TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: Để đạt được kết quả theo yêu cầu giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải được thực hiện theo một quy trình đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ. Chính vì vậy, quy trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải bao gồm các bước đảm bảo tính lôgíc trong tư duy và đảm bảo tính thực tiễn trong việc phát triển hoạt động. *Quy trình tư duy: Kết quả giáo dục cần đạt Mục tiêu hoạt động Các khâu tổ chức hoạt động Chuẩn bị Tiến hành hoạt động. *Quy trình thực hiện: Mục tiêu hoạt động Các khâu tổ chức hoạt động Chuẩn bị Tiến hành hoạt động Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt Khi sử dụng quy trình thực hiện trong việc tổ chức hoạt động cho học sinh chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: -Mục tiêu của hoạt động được thể hiện ở ba khía cạnh sau đây: Về kiến thức, vễ kỹ năng, về thái độ. Mỗi hoạt động có mục tiêu riêng. Mục tiêu đó chỉ đạo việc xác định nội dung của hoạt động. Vì vậy, khi xác định mục tiêu cho hoạt động, chúng ta cần cụ thể hóa từng khía cạnh ở trên. Điều đó, sẽ giúp chúng ta hình dung được nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động. -Công tác chuẩn bị cho hoạt động bao gồm: Chuẩn bị về phương tiện hoạt động, chuẩn bị về tổ chức (trong đó có phân chia nhiệm vụ cho bản thân giáo viên và đồng thời cho học sinh nhằm phát huy vai trò chủ điểm của các em). -Tiến hành hoạt động: Theo chương trình đã được xây dựng, giáo viên và học sinh cùng nhau thực hiện các hoạt động đã lựa chọn. -Đánh giá kết quả hoạt động: Sau mỗi hoạt động, cần cho học sinh đánh giá và tự đánh giá mức độ đạt được của tập thể và của cá nhân theo các tiêu chí đã được xây dựng. Giới thiệu một hoạt động hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp “Hội vui học tập” Qua hội vui học tập, học sinh cần và có thể: -Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, từ đó phát triển một bước kiến thức của mình. -Đạt được sự hứng khởi trong học tập. -Phát huy vai trò làm chủ trong hoạt động, phát huy quyền được tham gia, trên cơ sở đó phát triển lòng nhân ái, tình bạn bè và sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. -Rèn luyện, phát triển các kỹ năng cơ bản (hoạt động tập thể, giao tiếp, nhận thức và kỹ năng điều khiển các hoạt động tập thể). 1-Mục tiêu: -Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học. -Tạo sự hứng thú, phấn khởi trong học tập cho cả lớp. -Phát huy tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và công việc chung. -Hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản (kỹ năng hoạt động tập thể, giao tiếp, nhận thức và điều khiển hoạt động tập thể). 2-Chuẩn bị nội dung: -Nội dung của Hội vui học bao gồm nhiều kiến thức mà học sinh đã học, thực hiện qua các môn học ở trên lớp. Vì vậy, cần lựa chọn, tập trung vào những kiến thức cơ bản, cần thiết, phục vụ thiết thực cho những mục đích cụ thể như: Chuẩn bị thi học kỳ I, chuẩn bị cho một đợt thi đua nào đó. -Giáo viên nhất thiết phải gợi ý, hướng dẫn các em lựa chọn các nội dung phù hợp, thiết thực, trọng tâm những vấn đề đảm bảo tính phong phú, đa dạng, kích thích không khí học tập. 3-Các khâu tổ chức: *Chuẩn bị: -Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Triệu tập ban cán sự lớp, chi đội trưởng trước thời gian tiến hành Hội vui học tập khoảng hai tuần. -Đối với học sinh lớp 4 – 5: Giáo viên phổ biến yêu cầu nội dung của Hội vui học tập, gợi ý hướng dẫn các em chuẩn bị các nội dung cụ thể và giao cho các em nhiệm vụ xây dựng nội dung kế hoạch của Hội vui học tập. -Sau một tuần: Giáo viên kiểm tra toàn bộ nội dung của hệ thống câu hỏi, bài tập, đáp án, thang điểm -Đối với học sinh lớp 1 – 2 – 3: Giáo viên phải tự mình xây dựng kế hoạch, nội dung chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập, đáp án, thang điểm. -Nhiệm vụ của học sinh: Ban cán sự lớp họp lớp phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung, kế hoạch Hội vui học tập cho cả lớp. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ, các tổ phân công cụ thể cho từng học sinh, các công việc chuẩn bị. -Cắt hoa, trang trí, khăn bàn, lọ hoa, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, chuẩn bị phần thưởng (giáo viên mỹ thuật, âm nhạc và phụ trách Đội). -Chỉ định người dẫn chương trình (Tổng phụ trách Đội). -Mời Ban giám hiệu nhà trường, đại diện hội phụ huynh học sinh và toàn thể giáo viên trong hội đồng sư phạm. -Thành lập Ban giám khảo gồm: +Hiệu phó. +Giáo viên chuyên dạy khoa, sử, địa khối 4 – 5. *Tiến hành Hội vui học tập: Hội vui học tập được tiến hành dưới nhiều hình thức. Ở quy mô trường thường là hình thức người dẫn chương trình nêu câu hỏi và mời các lớp trả lời. -Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu Ban giám khảo. -Ban giám khảo công bố các yêu cầu và tiêu chuẩn của Hội vui. -Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi và mời các thành viên của từng lớp trả lời (chú ý gọi đều các lớp, đủ các đối tượng). -Sau mỗi câu hỏi trả lời, người dẫn chương trình mời Ban giám khảo công bố đáp án và điểm rồi ghi ngay vào một bảng nhỏ để cho cả trường theo dõi. -Xen kẽ giữa các câu trả lời của các lớp là các tiết mục văn nghệ được các lớp chuẩn bị. -Kết thúc: Người dẫn chương trình mời Ban giám khảo công bố kết quả của từng lớp. -Mời giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Hội phụ huynh lên trao phần thưởng cho các lớp và cá nhân. Hội vui học tập kết thúc trong nhịp vỗ tay của bài hát tập thể. *Đánh giá kết quả: -Các lớp tự nhận xét về sự tham gia của lớp mình và các lớp khác. -Rút kinh nghiệm về sự điều khiển của Ban tổ chức và người dẫn chương trình. Ví dụ: Để chuẩn bị thi học kỳ I – Trường Tiểu học Châu Sơn đã tổ chức Hội vui học tập cho học sinh khối 4 – 5. 1-Chuẩn bị nội dung: -Các câu hỏi, đáp án môn khoa học, địa lý, lịch sử khối 5 (Cô Cách). -Hệ thống câu hỏi, đáp án môn Toán, Tiếng Việt khối 4 (Cô Nhung). -Hệ thống câu hỏi, đáp án môn Toán, Tiếng Việt khối 5 (Cô Liền). -Các tiết mục văn nghệ (Cô Hòa, cô Tâm). 2-Tổ chức: a)Chuẩn bị: -Giáo viên: Photo nội dung câu hỏi phát cho học sinh trước 3 tuần, Giáo viên âm nhạc tập các tiết mục văn nghệ. -Học sinh: Nhận câu hỏi và học theo đề cương đã cho. -Cắt hoa, trang trí, khăn bàn, lọ hoa, phần thưởng: Thầy Bình, Giáo viên khối 1, 2, 3. -Người dẫn chương trình: Cô Yến (khối 4), cô Lan (khối 5). -Mời đại diện nhà trường, Hội phụ huynh: Cô Tâm. -Thành lập Ban giám khảo: +Cô Hai (phó hiệu trưởng). +Cô Vị (giáo viên chuyên). +Cô Cách (giáo viên chuyên). +Cô Liền (khối 5). +Cô Nhung (khối 4). b)Tiến hành: -Tuyên bố lý do: +Kính thưa: Quý vị Đại biểu. Ban Giám hiệu nhà trường. Các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến. Thế là 4 tháng học đã trôi qua, một học kỳ cũng gần kết thúc. Để chuẩn bị tốt về kiến thức cho các em học sinh khối 4 – 5 trong kỳ thi học kỳ I, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh kết hợp cùng các giáo viên chủ nhiệm tổ chức một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đó cũng là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay. -Giới thiệu đại biểu. -Giới thiệu Ban giám khảo. -Dẫn chương trình lần lượt đọc các câu hỏi Toán, Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý của từng khối và mời học sinh trả lời. -Ban giám khảo công bố đáp án và điểm, thư ký ghi vào bảng cho toàn trường theo dõi. -Xen lần câu trả lời của các lớp là các tiết mục hát, múa. c)Kết thúc: -Ban Giám khảo công bố kết quả của từng lớp, từng cá nhân. -Người dẫn chương trình mời Đại biểu lên trao phần thưởng cho lớp, cá nhân. -Toàn trường hát bài tập thể và vỗ tay. -Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu, các thầy cô giáo, ban giám khảo và các em học sinh đã giúp Ban tổ chức hoàn thành tốt buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. IV/-BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ GIẢI PHÁP: Để tổ chức tốt buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chúng ta cần phải: -Nắm vững mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. -Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cần phải kết hợp chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm. -Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phải chuẩn bị kỹ về mặt kiến thức để học sinh học bài trước hai tuần. -Phụ trách Đội cần phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng sư phạm. -Ban tổ chức cần nắm vững quy trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. V/-KẾT LUẬN: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động không thể thiếu trong trường tiểu học. Nó là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Bên cạnh đó, nó còn góp phần hình thành phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ trách nhiệm đối với công việc chung. Hy vọng rằng đối với các giải pháp mà bản thân tôi đã nghiên cứu ở trên sẽ góp phần vào việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường đạt được những kết quả cao và thiết thực. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ./. Châu sơn, ngày 4 tháng 12 năm 2009 Người thực hiện Trần Thị Vị
Tài liệu đính kèm: