Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp - Trần Thị Vân Giang

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp - Trần Thị Vân Giang

Tôi tự điều chỉnh lại thái độ của mình sao cho vừa nghiêm khắc nhưng cũng vừa phải gần gũi với học sinh tạo cho học sinh sự thoải mái, yêu thương giữa cô và trò. Mặt khác, tôi dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu tính tình, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt. Tôi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với tình hình lớp, phù hợp với đối tượng học sinh. Hằng ngày, tôi tranh thủ tới lớp trước giờ truy bài để kiểm tra, nhắc nhở thêm.

 Cuối mỗi tuần tôi đều tổng kết điểm thi đua của các tổ, nhận xét ưu, khuyết điểm của từng tổ, từng cá nhân để phát huy những kế hoạch đạt được và rút kinh nghiệm những kết quả chưa đạt được. Đối với những học sinh cá biệt, chỉ cần các em có sự tiến bộ nhỏ là tôi cho cả lớp tuyên dương, làm cho học sinh hứng thú, phấn khởi và hãnh diện với bạn bè, từ đó các em sẽ cố gắng hơn. Còn những học sinh thường xuyên vi phạm mà không có sự tiến bộ, tôi đưa ra các hình thức kỉ luật như: phạt trực nhật, tưới hoa, dọn vệ sinh đồng thời tôi tranh thủ những ngày không lên lớp đến thăm gia đình những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để động viên, gặp gỡ phụ huynh của những học sinh cá biệt để cùng phối hợp tìm phương pháp giáo dục các em.

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng nề nếp lớp - Trần Thị Vân Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: “MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP”
A.CƠ SỞ XUẤT PHÁT:
 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
 - Đảng và Nhà nước xem: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, giáo dục đạo đức cho học sinh là nền tảng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, muốn đào tạo con người toàn diện cho đất nước thì ngay từ bây giờ mỗi giáo viên chúng ta không chỉ chú trọng dạy học sinh kiến thức mà còn chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, tác phong, thể chất, thẩm mỹ Nề nếp lớp tốt sẽ góp phần rất lớn vào kết quả học tập của học sinh. 
 - Là một giáo viên trẻ vừa mới ra trường, tôi được cấp trên phân công công tác tại huyền miền núi Khánh Vĩnh. Sau 3 công tác tại trường Tiểu học Khánh Bình, tôi được chuyển về dạy tại trường Tiểu học Vĩnh Lương 1. Do đối tượng học sinh ở 2 địa bàn khác nhau nên những tuần đầu tiên về nhận công tác tại trường tôi gặp không ít khó khăn trong công tác chủ nhiệm đặc biệt là việc duy trì nề nếp lớp. Năm học 2004-2005 năm đầu tiên về trường tôi được BGH phân công chủ nhiệm lớp 5/4 - lớp cuối cấp. Trong nhiều tuần đầu lớp tôi chủ nhiệm thường xuyên xếp vị thứ thấp khi cô Tổng phụ trách tổng kết điểm thi đua vào thứ hai đầu tuần, tôi rất buồn và suy nghĩ: Vì sao lại như vậy? Có phải do mình áp dụng chưa đúng biện pháp chăng? Vì sao các bạn đồng nghiệp làm tốt ma mình không làm được?... Bao câu hỏi cứ đặt ra trong đầu khiến tôi luôn suy nghĩ. Tôi quyết định phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục và đưa lớp tiến bộ dần.
	 Qua một thời gian nghiên cứu, suy nghĩ và tìm hiểu đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp tôi đã tìm ra được nguyên nhân cơ bản khiến lơp tôi thường xuyên xếp vị thứ thấp:
1.Nguyên nhân thứ 1: Do ban cán sự lớp lơ là, chưa nhiệt tình và chưa có trách nhiệm cao trong công việc.
2.Nguyên nhân thứ 2: Trong tư tưởng của học sinh lớp tôi chua có sự thi đua, ”xếp vị thứ mấy cũng được”. Một vài học sinh đã thành thói quen vi phạm nề nếp.
3.Nguyên nhân thứ 3: Giáo viên chủ nhiệm chưa nghiêm khắc,chưa hiểu hết hoàn cảnh và tính tình của từng học sinh, chưa có sự động viên khuyến khích học sinh kịp thời, chưa tạo ra được sự thi đua giữa các học sinh trong lớp.
B.BIỆN PHÁP:
 Khi đã tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân, tôi tiếp tục suy nghĩ và tìm ra biện pháp để giải quyết.
1.Với nguyên nhân thứ 1: 
 Ngay từ đầu năm nhận lớp, trong hai, ba tuần đầu tôi theo dõi lựa chọn ra ban cán sự lớp sau đó tập huấn lại về nhiệm vụ cho ban cán sự. Khi lựa chọn ban cán sự, tôi chọn những học sinh có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt, năng nổ nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, biết ăn nói và đặc biệt là phải có tài chỉ huy.
 Các tổ trưởng, tổ phó tôi có thể chộn trong số những học sinh cá biệt để giao nhiệm vụ cho các em, làm như vậy tôi sẽ tạo cho học sinh thích thú, ít vi phạm và làm gương cho những học sinh cá biệt khác.
 Khi đã chọn được ban cán sự lớp tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho các em: Lớp trưởng bao quát chung. Lớp phó học tập theo dõi, giám sát việc học tập của các bạn. Lớp phó lao động theo dõi
 nhắc nhở việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, kê bàn ghế, chăm sóc hoa Các tổ trưởng, tổ phó kiểm tra vở bài tập, việc học bài, thực hiện nề nếp của các thành viên trong tổ.
2.Với nguyên nhân thứ hai: 
Tôi cố gắng tổ chức nhiều hình thức thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân tạo cho học sinh sự phấn khởi, hứng thú. Để làm được việc này, tôi chia đều số học sinh giỏi, khá, cá biệt về các tổ cho công bằng. Đối với học sinh có thói quen vi pham nề nếp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho một học sinh theo dõi, nhắc nhở.
3.Với nguyên nhân thứ 3: 
Tôi tự điều chỉnh lại thái độ của mình sao cho vừa nghiêm khắc nhưng cũng vưa phải gần gũi với học sinh tạo cho học sinh sự thoải mái, yêu thương giưa cô và trò. Mặt khác, tôi dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu tính tình, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với tình hình lớp, phù hợp với đối tượng học sinh. Hằng ngày, tôi tranh thủ tới lớp trước giờ truy bài để kiểm tra, nhắc nhở thêm. 
 Cuối mỗi tuần tôi đều tổng kết điểm thi đua của các tổ, nhận xét ưu, khuyết điểm của từng tổ, từng cá nhân để phát huy và rút kinh nghiệm. Đối với những học sinh cá biệt, chỉ cần các em có sự tiến bộ nhỏ là tôi cho cả lớp tuyên dương, làm cho học sinh hứng thú, phấn khởi và hãnh diện với bạn bè, từ đó các em sẽ cố gắng hơn. Còn những học sinh thường xuyên vi phạm mà không có sự tiến bộ, tôi đưa ra các hình thức kỉ luật như: phạt trực nhật, tưới hoa, dọn vệ sinh đồng thời tôi tranh thủ những ngày không lên lớp đến thăm gia đình những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để động viên, gặp gỡ phụ huynh của những học sinh cá biệt để cùng phối hợp tìm phương pháp giáo dục các em.
C. HIỆU QUẢ:
 Từ khi áp dụng những biện pháp trên vào lớp mình, tôi thấy lớp tôi có sự tiến bộ dần dần cụ thể như sau:
Năm học
Lớp CN
Kết quả thi đua
Xếp
 thứ 1
Xếp 
thứ 2
Xếp 
thứ 3
Xếp 
thứ 4
Xếp 
thứ 5
Xếp 
thứ 6
Học kì I
Cả năm
2004-2005
54
20 lần
4 lần
4 lần
1 lần
5 lần
3 lần
Xếp thứ 1
Xếp thứ 1
2005-2006
53
16 lần
6 lần
8 lần
4 lần
2 lần
Xếp thứ 1
Xếp thứ 1
2006-2007
51
26 lần
10 lần
Xếp thứ 1
Xếp thứ 1
2007-2008
55
14 lần
1 lần
1 lần
2 lần
1 lần
Xếp thứ 1
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Từ thực tế trên, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
 1. Xây dựng kế hoạch dạy học, sinh hoạt ngoại khóa phù hợp với chủ điểm của từng tháng. 
 2. Giáo viên nên chú trọng xây dựng “Bộ máy quản lý lớp” thật tốt, phải khích lệ và tạo ra sự thi đua giữa các học sinh, phải khen thưởng các em kịp thời. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh những học sinh cá biệt để giáo dục học sinh.
 3. Giáo dục ý thức tự giác thực hiện công việc mà người giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật thực hiện tốt nội qui của trường, lớp, hăng hái tham gia các phong trào do Đội Thiếu niên Tiền phong tổ chức. 
 4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi đợt thi đua. 
 5. Để làm tốt công tác chủ nhiệm, đặc biệt là việc xây dựng nề nếp lớp, người giáo viên cần phải có sự nhiệt tình, lòng thương yêu học sinh, phải dành thời gian tìm hiểu và nắm rõ tính tình, hoàn cảnh của từng học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt, ngay từ đầu năm.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
@&?
ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP
 	A. CƠ SỞ XUẤT PHÁT:
 	- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
 	- Đảng và Nhà nước xem: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, với giáo dục đạo đức cho học sinh là nền tảng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. 
 Chính vì vậy, muốn đào tạo con người toàn diện cho đất nước thì ngay từ bây giờ mỗi giáo viên chúng ta không chỉ chú trọng dạy học sinh kiến thức mà còn chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, tác phong, thể chất, thẩm mỹ Nề nếp lớp tốt sẽ góp phần rất lớn vào kết quả học tập của học sinh. 
 	- Là một giáo viên trẻ vừa mới ra trường, tôi được cấp trên phân công công tác tại huyền miền núi Khánh Vĩnh. Sau 3 công tác tại trường Tiểu học Khánh Bình, tôi được chuyển về dạy tại trường Tiểu học Vĩnh Lương 1. Do đối tượng học sinh ở 2 địa bàn khác nhau nên những tuần đầu tiên về nhận công tác tại trường tôi gặp không ít khó khăn trong công tác chủ nhiệm đặc biệt là việc duy trì nề nếp lớp. Năm học 2004-2005 năm đầu tiên về trường tôi được BGH phân công chủ nhiệm lớp 5/4 - lớp cuối cấp. Trong nhiều tuần đầu lớp tôi chủ nhiệm thường xuyên xếp vị thứ thấp, khi cô Tổng phụ trách tổng kết điểm thi đua vào thứ hai đầu tuần, tôi rất buồn và suy nghĩ: Vì sao lại như vậy? Có phải do mình áp dụng chưa đúng biện pháp chăng? Vì sao các bạn đồng nghiệp làm tốt ma mình không làm được? ... Bao câu hỏi cứ đặt ra trong đầu khiến tôi luôn suy nghĩ. Tôi quyết định phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục và đưa lớp tiến bộ dần.
 	Qua một thời gian nghiên cứu, suy nghĩ và tìm hiểu đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp tôi đã tìm ra được nguyên nhân cơ bản khiến lơp tôi thường xuyên xếp vị thứ thấp.
 	1. Nguyên nhân thứ nhất:
 	Do ban cán sự lớp lơ là, chưa nhiệt tình và chưa có trách nhiệm cao trong công việc.
	2. Nguyên nhân thứ hai: 
	Trong tư tưởng của học sinh lớp tôi chua có sự thi đua, ”xếp vị thứ mấy cũng được”. Một vài học sinh đã thành thói quen vi phạm nề nếp.
	3. Nguyên nhân thứ ba: 
	Giáo viên chủ nhiệm chưa nghiêm khắc,chưa hiểu hết hoàn cảnh và tính tình của từng học sinh, chưa có sự động viên khuyến khích học sinh kịp thời, chưa tạo ra được sự thi đua giữa các học sinh trong lớp.
	B. BIỆN PHÁP:
 	Khi đã tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân, tôi tiếp tục suy nghĩ và tìm ra biện pháp để giải quyết.
	1.Với nguyên nhân thứ nhất: 
 	Ngay từ đầu năm nhận lớp, trong hai, ba tuần đầu tôi theo dõi lựa chọn ra ban cán sự lớp sau đó tập huấn lại về nhiệm vụ cho ban cán sự. Khi lựa chọn ban cán sự, tôi chọn những học sinh có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt, năng nổ nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, biết ăn nói và đặc biệt là phải có tài chỉ huy.
 	Các tổ trưởng, tổ phó tôi có thể chọn trong số những học sinh cá biệt để giao nhiệm vụ cho các em, làm như vậy tôi sẽ tạo cho học sinh thích thú, ít vi phạm và làm gương cho những học sinh cá biệt khác.
	Khi đã chọn được ban cán sự lớp tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho các em: Lớp trưởng bao quát chung. Lớp phó học tập theo dõi, giám sát việc học tập của các 
	bạn. Lớp phó lao động theo dõi nhắc nhở việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, kê bàn ghế, chăm sóc hoa trong tổ. Các tổ trưởng, tổ phó kiểm tra vở bài tập, việc học bài, thực hiện nề nếp của các thành viên.
	2. Với nguyên nhân thứ hai: 
	Tôi cố gắng tổ chức nhiều hình thức thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân tạo cho học sinh sự phấn khởi, hứng thú. Để làm được việc này, tôi chia đều số học sinh giỏi, khá, cá biệt về các tổ cho công bằng. Đối với học sinh có thói quen vi phạm nề nếp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho một học sinh theo dõi, nhắc nhở.
	3. Với nguyên nhân thứ ba: 
	Tôi tự điều chỉnh lại thái độ của mình sao cho vừa nghiêm khắc nhưng cũng vừa phải gần gũi với học sinh tạo cho học sinh sự thoải mái, yêu thương giữa cô và trò. Mặt khác, tôi dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu tính tình, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt. Tôi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với tình hình lớp, phù hợp với đối tượng học sinh. Hằng ngày, tôi tranh thủ tới lớp trước giờ truy bài để kiểm tra, nhắc nhở thêm. 
 	Cuối mỗi tuần tôi đều tổng kết điểm thi đua của các tổ, nhận xét ưu, khuyết điểm của từng tổ, từng cá nhân để phát huy những kế hoạch đạt được và rút kinh nghiệm những kết quả chưa đạt được. Đối với những học sinh cá biệt, chỉ cần các em có sự tiến bộ nhỏ là tôi cho cả lớp tuyên dương, làm cho học sinh hứng thú, phấn khởi và hãnh diện với bạn bè, từ đó các em sẽ cố gắng hơn. Còn những học sinh thường xuyên vi phạm mà không có sự tiến bộ, tôi đưa ra các hình thức kỉ luật như: phạt trực nhật, tưới hoa, dọn vệ sinh đồng thời tôi tranh thủ những ngày không lên lớp đến thăm gia đình những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để động viên, gặp gỡ phụ huynh của những học sinh cá biệt để cùng phối hợp tìm phương pháp giáo dục các em.
 	C. HIỆU QUẢ:
 	Từ khi áp dụng những biện pháp trên vào lớp mình, tôi thấy lớp tôi có sự tiến bộ dần dần. Cụ thể trong bốn năm lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả như sau:
Năm học
Lớp CN
Kết quả thi đua
Xếp
 thứ 1
Xếp 
thứ 2
Xếp 
thứ 3
Xếp 
thứ 4
Xếp 
thứ 5
Xếp 
thứ 6
Học kì I
Cả năm
2004-2005
54
16 lần
4 lần
4 lần
4 lần
5 lần
3 lần
Xếp thứ 4
Xếp thứ 2
2005-2006
53
20 lần
6 lần
4 lần
4 lần
2 lần
Xếp thứ 2
Xếp thứ 1
2006-2007
51
26 lần
10 lần
Xếp thứ 1
Xếp thứ 1
2007-2008
55
14 lần
1 lần
1 lần
2 lần
1 lần
Xếp thứ 1
 D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Từ thực tế trên, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
 1. Xây dựng kế hoạch dạy học, sinh hoạt ngoại khóa phù hợp với chủ điểm của từng tháng. 
 2. Giáo viên nên chú trọng xây dựng “Bộ máy quản lý lớp” thật tốt, phải khích lệ và tạo ra sự thi đua giữa các học sinh, phải khen thưởng các em kịp thời. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh những học sinh cá biệt để giáo dục học sinh.
 3. Giáo dục ý thức tự giác thực hiện công việc mà người giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật thực hiện tốt nội qui của trường, lớp, hăng hái tham gia các phong trào do Đội Thiếu niên Tiền phong tổ chức.
 4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi đợt thi đua.
 5. Để làm tốt công tác chủ nhiệm, đặc biệt là việc xây dựng nề nếp lớp, người giáo viên cần phải có sự nhiệt tình, lòng thương yêu học sinh, phải dành thời gian tìm hiểu và nắm rõ tính tình, hoàn cảnh của từng học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt, ngay từ đầu năm.
	 Nha Trang, ngày 22 tháng 01 năm 2008
Người viết
Trần Thị Vân Giang

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_xay_dung_ne_nep_lo.doc