Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 5

 Hiện nay ,trước những yêu cầu của xã hội về phát triển toàn diện con người . Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình tiểu học nói riêng không những quan tâm đến việc trang bị kiến thức , rèn luyện kỹ năng cho học sinh mà còn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức ,bồi dưỡng tình yêu quê hương đât nước , giáo dục các em sống có trách nhiệm về hành động của mình ,có ý thức vượt khó , vươn lên trong cuộc sống . Ngay từ bậc tiểu học , môn đạo đức là một trong những môn bao hàm phần lớn nội dung giáo dục này . Chính vì vậy , phương pháp dạy học môn học này cũng là một trong những vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm . Bởi lẽ , như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy

 Hiền dữ đâu phải là tính sẵn

 Phần nhiều do giáo dục mà nên .

 Vậy làm thế nào để từ những thông tin , nhữnh mẩu chuyện ,nhũng tình huống cụ thể hình thành được tình cảm niềm tin và hành vi đạo đức cho học sinh ? Là một giáo viên dạy khối 5, qua ba năm thực hiện chương trình thay sách các môn học nói chung và môn Đạo đức lớp 5 nói riêng , tôi đã băn khoăn , trăn trở, đã tìm tòi trao đổi với bạn bè đồng nghiệp một số phương pháp, hình thức dạy học đạo đức có hiệu quả . Với phạm vi sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này , tôi xin mạnh dạn giới thiệu phương pháp , hình thức dạy học đạo đức lớp 5 qua một tiết học cụ thể :

 Tiết 1 - Bài 11 : Em yêu tổ quốc Việt Nam

 

doc 11 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 5
Bài 11 - Em yêu tổ quốc Việt Nam (tiết 1)
 Phần một : Đặt vấn đề 
 Hiện nay ,trước những yêu cầu của xã hội về phát triển toàn diện con người . Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình tiểu học nói riêng không những quan tâm đến việc trang bị kiến thức , rèn luyện kỹ năng cho học sinh mà còn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức ,bồi dưỡng tình yêu quê hương đât nước , giáo dục các em sống có trách nhiệm về hành động của mình ,có ý thức vượt khó , vươn lên trong cuộc sống ... Ngay từ bậc tiểu học , môn đạo đức là một trong những môn bao hàm phần lớn nội dung giáo dục này . Chính vì vậy , phương pháp dạy học môn học này cũng là một trong những vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm . Bởi lẽ , như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy 
 Hiền dữ đâu phải là tính sẵn 
 Phần nhiều do giáo dục mà nên .
 Vậy làm thế nào để từ những thông tin , nhữnh mẩu chuyện ,nhũng tình huống cụ thể hình thành được tình cảm niềm tin và hành vi đạo đức cho học sinh ? Là một giáo viên dạy khối 5, qua ba năm thực hiện chương trình thay sách các môn học nói chung và môn Đạo đức lớp 5 nói riêng , tôi đã băn khoăn , trăn trở, đã tìm tòi trao đổi với bạn bè đồng nghiệp một số phương pháp, hình thức dạy học đạo đức có hiệu quả . Với phạm vi sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này , tôi xin mạnh dạn giới thiệu phương pháp , hình thức dạy học đạo đức lớp 5 qua một tiết học cụ thể :
 Tiết 1 - Bài 11 : Em yêu tổ quốc Việt Nam 
Qua kinh nghiệm này , tôi cũng rất mong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô , để tôi có thể đúc rút kinh nghiệm cho bản thân , thực hiện ngày một tốt hơn nữa nhiệm vụ "trồng người " vinh quang mà Đảng và nhân dân trao gửi .
Phần hai : Thực trạng
1. Đặc điểm môn Đạo đức lớp 5 :
 - Chương trình Đạo đức lớp 5 được thực hiện 1 tiết / tuần (35 tiết /năm)
Trong đó có 14 bài học Đạo đức được dạy trong 28 tiết , 2 tiết ôn tập kiểm tra và 3 tiết dành để các trường giải quyết những vấn đề Đạo đức cần quan tâm ở địa phương .
- Chương trình Đạo đức lớp 5 gồm 14 chuẩn mực , hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi học sinh trong mối quan hệ của các em với bản thân , gia đình , nhà trường , cộng đồng và môi trường tự nhiên .
- Các chuẩn mực , hành vi đạo đức trong chương trình thể hiện sự thống nhất giữa tính dân tộc với tính nhân loại , tính truyền thống vói tính hiện đại , có tác dụng giáo dục chohọc sinh ý thức tự trọng , tự tin , có ý chí vươn lên , yêu thương tôn trọng con người , yêu quê hương , yêu đất nước , giữ gìn bản sắc dân tộc , tôn trọng các dân tộc khác cùng chung sống hoà bình và phát triển .
- Nội dung chương trình môn đạo đức lóp 5 kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục bổn phận trẻ em .
- Một số quyền trẻ em được tích hợp trong môn đạo đức lớp 5 là :
+ Quyền trẻ em được tự quyết định về những việc có liên quan đến bản thân phù hợp với lứa tuổi ( bài 2 :Có trách nhiệm về việc làm của mình )
+ Quyền được phát triển của trẻ em ( Bài 3 : có chí thì nên ).
+ Quyền được đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái ( bài 7 : Tôn trọng phụ nữ )
+ Quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá quê hương (bài 9:Em yêu quê hương )
+ Quyền trẻ em được tham gia ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em ( Bài 10 : Uỷ ban nhân dân xã phường em )
+ Quyền trẻ em được sống trong hoà bình , được quan tâm , chăm sóc , được học tập vui chơi .
+ Quyền trẻ em được có quốc tịch , quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ( Bài 11 : Em yêu tổ quốc Việt Nam ) 
- Dạy học môn đạo đức lớp 5 có thể bắt đầu bằng nhiều cách :
+ Phân tích các thông tin, sự kiện .
+ Xử lý tình huống .
+ Quan sát tranh ảnh , băng hình và thảo luận .
+ Đóng vai .
+ Phân tích truyện .
+ Tìm hiểu và thảo luận , phân tích một sự kiện có thực ở lớp học , nhà trường hoặc ở địa phương .
- Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn đạo đức ở tiểu học nói chung , ở lớp 5 nói riêng rất phong phú đa dạng . Bao gồm các phương pháp truyền thống như : Kể chuyện, đàm thoại , nêu gương ... và các phương pháp dạy học hiện đại như : Đóng vai , thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi , xử lý tình huống , động não ... , bao gồm hình thức học theo lớp , theo nhóm và cá nhân ; Hình thức học ở trong lớp , ngoài sân trường , vườn trường hoặc ở một địa điểm ngoài trường có liên quan đến nội dung học tập .
2 Thực trạng :
* Tuy là một trong những môn học có vai trò lớn trong việc giáo dục , hình thành các hành vi thói quen đạo đức cho học sinh .Song vì nhiều lý do : chủ quan , khách quan , nên việc dạy học môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng còn tồn tại một số thực trạng sau :
- Nhiều đồng chí giáo viên còn xem nhẹ môn Đạo đức , bởi lẽ , theo quan niệm của các đồng chí này : môn Đạo đức không liên quan nhiều , rõ rệt đến chất lượng đại trà như môn Toán, Tiếng Việt . Cũng chính vì vậy , việc đầu tư thời gian cho môn học này của các đồng chí giáo viên còn ít .
- Đồ dùng đồng bộ dành cho môn đạo đức lớp 5 chỉ gồm 1 tờ tranh dùng để dạy bài 3 (Có chí thì nên ) , mà nội dung môn Đạo đức lại bao hàm nhiều mối quan hệ của học sinh với bản thân , với gia đình , với nhà trường , với cộng đồng xã hội . Vì vậy đa số các tiêt học Đạo đức , giáo viên còn dạy chay , dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao.
- Sách giáo viên Đạo đức 5 là một tài liệu hỗ trợ ,gợi ý , góp phần định hướng cho các đồng chí giáo viên trong quá trình dạy học . Song nhiều đồng chí lại sử dụng sách giáo viên một cách rập khuôn , cho dù nội dung có hay không phù hợp với trình độ học sinh , đặc điểm vùng miền , cơ sở vật chất lớp học .
* Qua ba năm thực hiện đổi mới chương trình và thay sách lớp 5, qua thực tế giảng dạy , qua các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp ,qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn nhiều đồng chí giáo viên có ý kiến : Trong chương trình Đạo đức lớp 5 - Bài 11 : Em yêu tổ quốc Việt Nam , là một trong những bài khó dạy , đặc biệt là tiết một - tiết hình thành kiến thức cơ bản của bài , rút ra nội dung phần ghi nhớ .
- Sở dĩ nhiều đồng chí giáo viên có ý kiến như vậy, bởi vì : nội dung của bài 11(tiết 1) - cơ sở để giáo viên cung cấp, hình thành kiến thức cho học sinh chỉ là bốn thông tin ngắn gọn về truyền thống dân tộc , một số thành tựu của đất nước và hai bức tranh ( Lễ hội đền Gióng ,vịnh Hạ Long) . Từ những thông tin ít ỏi và hai bức tranh cụ thể ấy , mà giáo viên phải giúp học sinh thấy được Việt Nam là một đất nước tươi đẹp , có truyền thống văn hoá lâu đời ,Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày . Qua đó hình thành , giáo dục các em niềm tự hào dân tộc ,tích cực 
học tập rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước . Chính vì vậy :
+ Các đồng chí giáo viên ngại dạy bài học này .
+ Đa số các tiết học dạy (tiết 1 ) của bài Em yêu tổ quốc Việt Nam mà tôi được dự , các đồng chí giáo viên tiến hành trung thành với hướng dẫn của sách giáo viên , dẫn đến không khí tiết dạy trầm , đang còn sử dụng nhiều phương pháp hỏi đáp, giảng giải . Học sinh còn thụ động chủ yếu suy nghĩ , làm việc cá nhân , trả lời câu hỏi . Đồ dùng phục vụ cho tiết dạy không đáng kể (đèu do giáo viên sưu tầm ).
+ Kết quả xếp loại các giờ dạy đó chưa cao (đạt loại khá, từ 14 -15 điểm)
 Phần ba : Thiết kế bài 11 - Đạo đức lớp 5
 Em yêu tổ quốc Việt Nam ( tiết 1 )
 Là một giáo viên đứng lớp 5 liên tục trong ba năm thay sách , trước thực tế giảng dạy và ý kiến của bạn bè đồng nghiệp , tôi đã tìm tòi nghiên cứu các phương pháp ,hình thức tổ chức ứng dụng vào dạy bài 11 : Em yêu tổ quốc Việt Nam ( tiết 1 )- Đạo đức lớp 5 . Tiết học đã được dạy thể nghiệm trước hội đồng chuyên môn ,hội đồng sư phạm nhà trường , tôi xin mạnh dạn giới thiệu thiết kế bài học này :
 Thiết kế bài 11- Đạo đức 5
 Em yêu tổ quốc Việt Nam ( tiết 1)
1 Mục tiêu :
- Học xong bài này , học sinh biết :
+ Kiến thức : Tổ quốc của em là Việt Nam , tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế .
+ Kỹ năng : Tích cực học tập , rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương , đất nước .
+ Thái độ : Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống , về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc.
2 Chuẩn bị :
- Giáo viên : 
+ Sưu tầm tư liệu về truyền thống ,về quá trình phát triển của đất nước .
+ Sưu tầm tranh ảnh các di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh , các công trình xây dựng lớn của đất nước .
+ Một số sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước .
- Học sinh : chuẩn bị theo nhóm .
+ Nhóm 1 ;2 : Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống văn hoá của đất nước .
+ Nhóm 3;4 : Sưu tầm tranh ảnh về các thành tựu phát triển kinh tế , giáo dục của đất nước .
+ Nhóm 5;6 : Sưu tầm tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử của đất nước .
+ Bảng con , phấn .
3 Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra : 
? 1 Nêu ghi nhớ bài : Uỷ ban nhân dân xã (phường ) em ?
? 2 Em hãy nêu một số việc mà uỷ ban nhân dân xã em đã làm để chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của trẻ em ?
B. Bài mới :
- Tổ chức cho lớp hát tập thể bài : Em yêu hoà bình, yêu đất nước Việt Nam ,
yêu từng gốc đa , bờ tre đường làng ... (Âm nhạc lớp 4 ).
-? Bài hát nói về điều gì ? - 
Bài hát nói về lòng yêu hoà bình , 
yêu quê hương ,đất nước của bạn nhỏ 
GV : Bạn nhỏ yêu hoà bình yêu quê hương, đất nước . Tình cảm của bạn thể hiện qua tình yêu những gì gần gũi, thân thuộc : bờ tre ,đường làng , mái trường, dòng sông , những cánh đồng thơm mùi hương lúa ... còn các em thì sao ? Các em có yêu quê hương đất nước mình không ? Tình yêu đó được thể hiện như thế nào ? Cô rất muốn biết và muốn các em chia sẻ điều đó với cô và các bạn qua bài học hôm nay .
- Ghi tên bài 
(1) Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (trang 34 - SGK )
- Mục tiêu : Học sinh có những hiểu biết ban đầuvề văn hoá, kinh tế ,về truyền thống và con người Việt Nam .
- Cách tiến hành :
+Yêu cầu học sinhđọc thầm - Đọc thông tin , quan sát tranh SGK
 thông tin và quan sát tranh
trang 34 -SGK 
+ Gọi 4 em lần lượt giới thiệu , mỗi - Bốn em lần lượt giới thiệu thông 
em một thông tin tin SGK ( theo cách trình bày của 
 mình )
+GV giới thiệu bổ sung thêm một - Học sinh theo dõi 
 sốthông tin về : truỳền thống , về
nền văn hoá lâu đời của dân tộc ,
 về quá trình phát triển dựng xây
 đất nước .
+ các em vừa được nghe một số - Dự kiến câu trả lời của học sinh :
thông tin về đất nước chúng mình , + Em rất tự hào về đất nước .
qua các thông tin trên , em có + Dân tộc Việt Nam là một dân 
cảm nghĩ gì về đất nước , con tộc anh hùng . 
người Việt Nam ? + Con người Việt Nam cần cù chịu
 khó .
 + ...
- GV kết luận : Chúng ta thật tự hào với truyền thống dựng nước , giữ nước và xây dựng đất nước của cha anh . Hiện nay , đất nước ta đang trên đà phát triển ,hội nhập và đi lên cùng bè bạn trên thế giới .
(2) Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm 4 
- Mục tiêu : Học sinh có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam .
- Cách tiến hành :
+ Chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng , thư ký.
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm :
 * nhóm 1;2 : Thảo luận , tìm hiểu về các truyền thống văn hoá của đất nước.
 * nhóm 3;4 : Thảo luận ,tìm hiểu về các thành tựu ,về sự phát triển kinh tế ,giáo dục của đất nước .
 * nhóm 5;6 : Thảo luận ,tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh của đất nước .
+ GV lệnh cho các nhóm hoạt động + Các nhóm trưởng điều khiển 
trong thời gian 5 phút nhóm hoạt động , thư ký ghi lại 
 ý kiến của các bạn .
+ Sau thời gian thảo luận , gọi đại + đại diện nhóm trình bày , giới 
diện nhóm trình bày nội dung thảo thiệu tranh ,ảnh sưu tầm dược .
luận , treo tranh sưu tầm , giới thiệu 
với cả lớp. 
+Gọi các nhóm khác nhận xét bổ +nhận xét bổ sung cho nhóm bạn 
sung 
+ Cho học sinh quan sát lại tất cả các 
bức tranh đã được các bạn giới thiệu .
+ Đất nước mình thật đẹp , thật đáng - Dự kiến câu trả lời của học sinh 
 tự hào phải không các em ? Thế + Dân cư phân bố không đều 
 nhưng , trong quá trình xây dựng và +Nguồn tài nguyên đang cạn dần
phát triển đất nước ta cũng gặp phải +Thiếu các kỹ sư có tay nghề cao
không ít những khó khăn , theo em , + Môi trường bị ô nhiễm 
đó là những khó khăn gì ? +...
+ Vậy ,ngay từ bây giờ , các em cần - Em sẽ :
 làm gì để góp phần xây dựng đất + cố gắng học tập ,rèn luyện tốt
 nước ? + tiết kiệm sách vở , đồ dùng ht
 +tham gia các hoạt động bảo 
 vệ môi trường, bảo vệ di tích 
 lịch sử , các công trình công
 cộng...
- GV kết luận : Cô tin rằng các em sẽ không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện để sau này trở thành những chủ nhân tương lai xây dựng đất nước ta ngày một đàng hoàng hơn , to đẹp hơn như lời Bác Hồ hằng mong muốn : " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không ... của các em ".
* Rút ra ghi nhớ : ( SGK - trang 35 )
 + gọi 2- 4 em đọc ghi nhớ +Học sinh đọc ghi nhớ 
(3) Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi (làm bài tập 2 - SGK )
- Mục tiêu : Củng cố cho học sinh những hiểu biết về tổ quốc Việt Nam .
- Cách tiến hành : 
+ G V yêu cầu học sinh thảo luận +Hai em nhắc lại yêu cầu thảo 
 nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu: luận .
 Em hãy tìm những hình ảnh về +Học sinh thảo luận nhóm đôi 
Việt Nam trong các tranh ảnh ở tìm những hình ảnh về Việt 
bài 2 - trang 36 , SGK Nam.
+Gọi một số em đại diện trình bày +Đại diện nhóm trình bày trước 
trước lớp ,các nhóm khác nhận xét, lớp ; nhận xét bổ sung cho 
bổ sung . nhóm bạn 
- Hãy trình bày những hiểu biết của - Dự kiến câu trả lời của học em về : Lá quốc kỳ của đất nước ? sinh :
 về Bác Hồ kính yêu ? về Văn Miếu ? - Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ 
 về áo dài Việt Nam ? . sao vàng, màu cờ đỏ tượng trưng 
 cho màu máu của những người 
 con anh hùng đã hy sinh vì đất 
 nước. Văn Miếu nằm ở thủ đô 	Hà Nội , là trường đại học đầu 	tiên của nước ta .+ áo dài Việt 	Nam là một nét văn hoá truyền 	thống của dân tộc ta .
(4) Hoạt động 4 : Trò chơi" Rung chuông vàng "
- GV chia lớp thành ba đội chơi , mỗi đội cử một trọng tài ; phân công trọng tài theo dõi chéo đội .
- Hướng dẫn luật chơi : GV sẽ nêu lần lượt một số sự kiện lịch sử của đất nước , các thành viên trong từng đội sẽ ghi nhanh mốc thời gian hoặc địa danh có liên quan đến sự kiện vào bảng con . Khi có chuông báo hết giờ thì giơ bảng , giáo viên nêu đáp án , các trọng tài quan sát giữ lại những bạn có đáp án đúng , còn loại những bạn sai ra khỏi cuộc chơi . Sau lượt chơi cuối cùng ,đội nào có số bạn được giữ lại nhiều hơn là đội đó thắng cuộc.
*Một số gợi ý trò chơi :
 sự kiện Lịch sử thời gian (địa danh )
- Ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc + ngày 2 tháng 9 năm 1945 
lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà ?
- Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ ? + ngày 7 tháng 5 năm 1954
- Ngày giải phóng Miền nam ? + ngày 30 tháng 4 năm 1975
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương ? + ngày 10 tháng 3 
- Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ? + Bến cảng Nhà Rồng 
- Con sông gắn với chiến thắng của Ngô
Quyền chống quân Nam Hán và chiến + Sông Bạch Đằng 
thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến 
chống quân xâm lược Mông - Nguyên ?
* Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi thi đua giữa các tổ .
- Các trọng tài theo dõi , thông báo kết quả các đội chơi .
- GV tổng kết , nhận xét trò chơi .
C. Củng cố , dặn dò :
- GV và học sinh hệ thống bài 
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết 2 : Sưu tầm các bài hát , bài thơ ,tranh, ảnh , sự kiện Lịch sử ... có liên quan đến chủ đề" Em yêu tổ quốc Việt Nam"; vẽ tranh về đất nước , con người Việt Nam .
- GV nhận xét tiết học .
 Phần bốn : Kết quả đạt được :
 Sau khi dự giờ tiết dạy của tôi được Hội đồng chuyên môn nhà trường đánh giá cao : 
- Tiết học sinh động ,nhẹ nhàng,hấp dẫn học sinh, hiệu quả .
- Giáo viên linh hoạt trong lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp , hình thức tổ chức dạy học .
- Các hoạt động được thiết kế phù hợp với nội dung cần truyền thụ , giáo viên thực sự chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn , học sinh tích cực trong việc chuẩn bị , sưu tầm tranh ảnh , tư liệu Lịch sử ... , hăng hái tham gia các hoạt động học tập , chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức .
- Giáo viên bám sát mục tiêu ,tự chủ trong việc lựa chọn kiến thức , chú ý đều tới các đối tượng học sinh , có nhiều sáng tạo , khai thác sâu nội dung bài .
- Tiết dạy được xếp loại giỏi với số điểm 19/ 20 
Phần năm: Bài học kinh nghiệm :
	Trong quá trình giảng dạy đạo đức lớp 5 nói chung và dạy bài 11 (tiết 1- đạo đức lớp 5: Em yêu Tổ quốc Việt Nam) nói riêng, bản thân tôi thấy rằng để có được một giờ dạy tốt thì khau chuẩn bị, thiết kế bài giảng của giáo viên là vô cùng quan trọng. Vì vậy, trước khi thiết kế một bài học các đồng chí giáo viên cần:
	+ Nghiên cứu kỹ nội dung bài, phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học. Từ chỗ nắm được mục tiêu, yêu càu cần đạt của bài học, dưa vào trình độ của học sinh, thực tế địa phương, cơ sở vật chất lớp học, nt, thực tế địa phương, cơ sở vật chất lớp học, nhà trường, các đồng chí giáo viên nên mạnh dạn, tự chủ thiết kế các hoạt động của tiết học sao cho phù hợp với các yếu tố trên, không khuôn mẫu theo sách giáo viên và đảm bảo: nội dung của từng hoạt động phải thiết thực, mỗi hoạt động phải truyền tải hay củng cố một (hoặc một số) nội dung của bài học; Học sinh tham gia được và thực hiện được các yêu cầu của hoạt động do giáo viên đề ra, tránh ôm đồm, hình thức.
	Trong qúa trình lên lớp, khi đã có thiết kế bài giảng phù hợp thì một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy là thái độ, là sự dẫn dắt linh hoạt của người giáo viên, mhất là trong tiết học đạo đức- Mỗi thầy giáo cô giáo chính là một tám gương mẫu mực, thiết thực đẻ các em noi theo. Vì thế trong tiết học các đồng chí giáo viên nên ân cần, thể hiện sự hài hoà giữa cô và trò qua lời nói, cử chỉ hành động.
	+ Khi tổ chức cho học sinh hoạt động, giáo viên cần linh hoạt sử dụng hệ thống câu hỏi : dễ- để gợi ý cho học sinh yếu kém, nâng 
cao mở rộng cho học sinh khá giỏi.; tránh sa vào giảng giải, thuyết trình tạo ra sự thụ động cho học sinh.
	+ Để kiến thức của bài học được truyền tải một cách lôgic, có hệ thống, sau mỗi hoạt động, giáo viên cần chốt lại nội dung kiến thức trọng tâm của hoạt động và lựa chọn lời dẫn dắt phù hợp đưa học sinh vào hoạt động tiếp theo. Không những thế, các giáo viên còn cần lưu ý đặt bài học trong mối liên hệ với nội dung của bài học trước đó, bài học sau đó cũng như trong cũng như trong hệ thống các bài học đạo đức của chương trình.
Phần sáu: Lời kết
Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và môn Đạo đức lớp 5 nói riêng là quá trình chuyển các giá trị Đạo đức xã hội thành tình cảm ,niềm tin và hành vi Đạo đức của học sinh . Điều đó chỉ có thể đạt được khi học sinh hứng thú và tích cực , chủ động tham gia vào quá trình dạy học . Do đó , giáoviên cần căn cứ vào mục tiêu bài đạo đức , căn cứ vào trình độ học sinh , vào sở trường của giáo viên, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp , của trường , của địa phương mà thiết kế tiết học thành các hoạt động phù hợp. Đồng thời tổ chức ,hướng dẫn học sinh hoạt động , phát huy vốn kinh nghiệm , thói quen đạo đức đã có , để qua đó , các em có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng mới .
	Qua thực tế giảng dạy, sưu tầm, tìm tòi học hỏi, bản thân tôi mạnh dạn ghi lại một số kinh nghiệm về dạy học đạo đức như trên. Hy vọng rằng những kinh nghiệm này sẽ trở thành tài liệu tham khảo nhỏ đối với các đồng chí giáo viên trong qúa trình giảng dạy môn đạo đức ở tiểu học nói chung và 
môn đạo đức ở lớp 5 nói riêng. Tuy nhiên, do khả năng bản thân còn hạn chế nên khi trình bày kinh nghiệm không tránh khỏi nhiều thiếu sót, hạn ché rất mong được sự góp ý phê bình của quý thầy cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn./.
 Nam Đàn , ngày 1 tháng 3 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(113).doc