Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học lớp 4, 5

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề giáo dục con người đã được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Trách nhiệm này được chia sẻ cho hàng ngàn, hàng vạn con người đang ngày ngày nắn nót cho các em học sinh thân yêu từng nét chữ, dạy cho các em những điều hay lẽ phải, những người vẫn ngày đêm miệt mài bên trang giáo án để truyền đạt kiến thức tới lớp lớp thế hệ học sinh. Cuộc sống xã hội là kho tàng tri thức vô tận, người thầy là người cầm chìa khoá mở cửa cho các em khám phá kho tàng tri thức vô tận đó.

 Ngay từ khi trẻ đến trường thì nhiệm vụ của các thầy cô giáo là truyền thụ kiến thức cho các em, giúp các em ngày một hoàn thiện hơn về mọi mặt, trong đó không thể thiếu vai trò của âm nhạc. Học Âm nhạc không những giúp các em có những phút được thoải mái tinh thần sau những tiết học căng thẳng mà âm nhạc còn tác dụng tạo sự hưng phấn, vui vẻ giúp các em tiếp thu kiến thức của những môn học khác tốt hơn. Vì vậy việc học Âm nhạc là rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần vào giáo dục toàn diện học sinh, bồi dưỡng cho các em tình cảm, đạo đức, xây dựng trong các em tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, bạn bè, yêu trường yêu lớp và đi học chuyên cần hơn.

 

doc 16 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 1366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề giáo dục con người đã được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Trách nhiệm này được chia sẻ cho hàng ngàn, hàng vạn con người đang ngày ngày nắn nót cho các em học sinh thân yêu từng nét chữ, dạy cho các em những điều hay lẽ phải, những người vẫn ngày đêm miệt mài bên trang giáo án để truyền đạt kiến thức tới lớp lớp thế hệ học sinh. Cuộc sống xã hội là kho tàng tri thức vô tận, người thầy là người cầm chìa khoá mở cửa cho các em khám phá kho tàng tri thức vô tận đó.
	Ngay từ khi trẻ đến trường thì nhiệm vụ của các thầy cô giáo là truyền thụ kiến thức cho các em, giúp các em ngày một hoàn thiện hơn về mọi mặt, trong đó không thể thiếu vai trò của âm nhạc. Học Âm nhạc không những giúp các em có những phút được thoải mái tinh thần sau những tiết học căng thẳng mà âm nhạc còn tác dụng tạo sự hưng phấn, vui vẻ giúp các em tiếp thu kiến thức của những môn học khác tốt hơn. Vì vậy việc học Âm nhạc là rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần vào giáo dục toàn diện học sinh, bồi dưỡng cho các em tình cảm, đạo đức, xây dựng trong các em tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, bạn bè, yêu trường yêu lớp và đi học chuyên cần hơn.
	Trong thực tế quá trình giảng dạy, tôi được phân công giảng dạy môn Âm nhạc ở các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 tại trường Tiểu học xã Ngọc Lập. Qua tiếp xúc với học sinh trong quá trình giảng dạy tôi thấy nhiều em có năng khiếu về âm nhạc nhưng do điều kiện các em ít được tiếp xúc với các loại hình âm nhạc nên đã làm hạn chế năng khiếu âm nhạc vốn có của các em, đó là những thiệt thòi lẽ ra các em không phải hứng chịu, các em cần được mở rộng tầm mắt, được phát huy hết khả năng vốn có của mình.
	Vì những lí do trên, tôi chọn sáng kiến : "Phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học lớp 4,5" với mong muốn rằng sẽ tạo nền móng vững chắc, giúp các em học tốt hơn môn Âm nhạc, tạo tiền đề cho các em phát huy hết khả năng âm nhạc của bản thân. 
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
	Dựa trên đặc điểm của học sinh trong trường, "Tập đọc nhạc" vẫn là nội dung học khó với các em vì các em rất ít khi được tiếp xúc với việc đọc nhạc. Muốn học được nhạc bắt buộc các em phải nắm vững cao độ các nốt nhạc, biết đọc đúng độ dài các nốt nhạc ví dụ như: Nốt Đơn, nốt Đen, nốt Trắng...
	Để các em nắm được những cơ sở trên những khi học tập đọc nhạc cần cho các em đọc nhạc cả thang âm 7 nốt nhạc từ Đô đến Si, tiếp theo mới đọc các nốt nhạc trong thang âm của bài học. Giúp học sinh nhớ lại độ dài các nốt nhạc bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh trả lời dựa trên tiết tấu của bài tập đọc nhạc.
	Thực tế khi đọc thang âm học sinh thường đọc sai cao độ nhất là những chỗ nửa cung như: Mi - Pha, Si - Đô. Vì vậy khi tập đọc nhạc cần có đủ dụng cụ âm nhạc như: đàn phím điện tử để lấy cao độ chuẩn cho học sinh, bài tập đọc nhạc phóng to để học sinh nhìn rõ nốt nhạc.
	Một bài tập đọc nhạc đó là sự kết nối các nốt nhạc với nhiều hình nốt khác nhau, vì vậy để học hoàn chỉnh một bài tập đọc nhạc các em cần nắm chắc cao độ, độ dài từng nốt nhạc trong bài.
	Để học sinh rèn được kĩ năng đọc nhạc ban đầu không thể thực hiện được trong chốc lát, hơn nữa đây lại là nội dung học khó đối với các em. Cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn, chú ý sửa sai, giúp đỡ các em thường xuyên. Mỗi tuần chỉ có một tiết Âm nhạc cho mỗi lớp, giáo viên nên sắp xếp thời gian hợp lí để có thời gian vài phút để kiểm tra khả năng đọc của các em, ra bài tập về nhà để các em đọc ở nhà.
	Qua kiểm tra các em học sinh ở các điểm trường, tôi thấy rằng việc nhận biết các nốt nhạc và đọc chuẩn cao độ của các em còn rất yếu, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bài tập đọc nhạc. Các em nhận biết các nốt nhạc, đọc cao độ không tốt chất lượng bài tập đọc nhạc sẽ không cao. Vì vậy để rèn kĩ năng tập đọc nhạc cho các em cần xác định rõ và bám sát mục đích, yêu cầu của bài học, tiến hành dạy đúng trình tự và đầy đủ các bước.
 2. Thực trạng của vấn đề
	Thông qua việc giảng dạy và tiếp xúc với các em học sinh tôi thấy các em học sinh lớp 4, 5 có chung một hạn chế đó là khả năng nhận biết nốt nhạc và khả năng đọc nhạc còn rất yếu, nhiều em không nhớ được vị trí của 7 nốt nhạc trên khuông nhạc, nguyên nhân do những năm trước điều kiện trang thiết bị để giảng dạy môn Âm nhạc còn thiếu thốn không đủ thiết bị cần thiết để giảng dạy.
	Thực tế cho thấy các em rất thích học môn Âm nhạc và nhận thức về âm nhạc khá nhanh, các em học hát rất say sưa và thích thú với môn học này. Ở các lớp 1, 2, 3 nội dung chính của môn học là học hát, riêng ở lớp 4, 5 môn Âm nhạc có thêm nội dung “Tập đọc nhạc”, nội dung này đa số các em học còn yếu vì ở các lớp nhỏ các em chỉ được học hát, không được đọc nốt nhạc nên khi tiếp xúc với phân môn này các em cảm thấy rất mới mẻ và lạ lẫm, riêng học sinh lớp 5 tuy đã được học tập đọc nhạc từ lớp 4 nhưng sau một thời gian nghỉ hè các em không được ôn luyện nên nhiều em đã quên các kiến thức về tập đọc nhạc. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập đọc nhạc. Qua kết quả khảo sát ban đầu tại trường cho thấy hiệu quả đọc nhạc còn thấp do các em lớp 4 năm nay mới bắt đầu được tiếp xúc với tập đọc nhạc. Với kinh nghiệm thực tế và qua tiếp xúc với các em, tôi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó rút ra một số biện pháp khắc phục tình trạng trên.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Ngay từ khi tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên tôi đã tiến hành tham khảo thông tin từ giáo viên chủ nhiệm từ đó lên kế hoạch để bồi dưỡng cho các em. 
Tiến hành điều tra để rút ra kết luận về khả năng của từng cá nhân cụ thể, từ đó đưa ra kế hoạch giảng dạy cụ thể như sau:
- Trước hết cho các em tìm hiểu lại về khuông nhạc và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, tiếp theo sẽ tìm hiểu về nốt và giá trị độ dài của mỗi hình nốt.
	- Cho các em tìm hiểu về một số nhịp đơn giản và số phách mạnh, nhẹ trong mỗi nhịp đó, ví dụ như: Nhịp 2/4, nhịp 3/4, cụ thể trong mỗi bài học tập đọc nhạc tôi thực hiện như sau:
3.1. Các bước giảng dạy:
* Tiến hành theo 5 bước cơ bản, mỗi bước tôi chia thành các bước nhỏ như sau:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài tập đọc nhạc
	Bước này giúp học sinh biết được những yếu tố cơ bản của bài tập đọc nhạc chuẩn bị học như: Nhịp, tác giả (hoặc xuất sứ), tính chất, bài có mấy câu nhạc ?...
	Sau khi giới thiệu giáo viên đọc mẫu toàn bộ bài tập đọc nhạc (cả phần nhạc và phần lời) kết hợp đệm đàn.
Hoạt động 2: Luyện đọc cao độ
Được thực hiện theo các bước như sau:
- Cho học sinh nhận biết tên các nốt nhạc trong phần luyện tập cao độ.
- Cho học sinh đọc cao độ trên thang âm của bài tập đọc nhạc theo cao độ của âm sắc nhạc cụ (đàn): Đọc từng nốt, đọc từng cặp âm, đọc xuôi, đọc ngược (Giáo viên đọc mẫu từng nốt nếu học sinh không đọc được theo cao độ của nhạc cụ).
	Đây là bước quan trọng nhằm giúp học sinh nắm được độ cao của các nốt nhạc có trong bài tập đọc nhạc.
Hoạt động 3: Luyện tập tiết tấu
Được thực hiện theo các bước như sau:
- Cho học sinh nhận biết hình nốt, phân tích giá trị độ dài của mỗi hình nốt.
- Học sinh đọc hình nốt theo thứ tự trong tiết tấu.
- Giáo viên đọc, gõ mẫu tiết tấu.
- Học sinh đọc kết hợp dùng phách gõ tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên.
- Cho học sinh chỉ gõ tiết tấu, không đọc.
	Đây cũng là bước quan trọng giúp học sinh định hình được độ dài các hình nốt trong bài, từ đó định hình sơ bộ về giai điệu của các câu nhạc trong bài tập đọc nhạc.
Hoạt động 4: Tập đọc nhạc từng câu.
Được thực hiện theo các bước như sau:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bộ phần nhạc của bài tập đọc nhạc.
- Cho học sinh đọc cao độ lần lượt các nốt nhạc trong bài theo hiệu lệnh (dùng đàn, dùng thước, vỗ tay) không theo tiết tấu.
- Giáo viên cho học sinh nghe đàn mẫu giai điệu và bắt nhịp, học sinh tập đọc từng câu ngắn kết hợp gõ đệm theo tiết tấu (giáo viên chỉ đọc mẫu từng nốt trong trường hợp câu nhạc khó, học sinh không đọc được).
- Ghép các câu ngắn và đọc hoàn chỉnh phần nhạc của bài kết hợp gõ tiết tấu. Cho học sinh thực hiện nhiều lần theo nhiều hình thức.
	Bước này học sinh sẽ được kết hợp giữa cao độ và tiết tấu vừa luyện trong bước 2 và bước 3 để đọc bài tập đọc nhạc đúng cao độ, trường độ. Đây là bước trọng tâm, quyết định chất lượng của bài tập đọc nhạc, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để giúp học sinh đọc nhạc chính xác nhất.
Hoạt động 5: Ghép lời, đọc bài hoàn chỉnh
	Thực hiện theo các bước sau:
 	- Giáo viên hát mẫu toàn bộ phần lời của bài tập đọc nhạc
- Cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu (như học hát).
- Tiến hành ghép lời từng câu.
- Ghép lời cả bài.
- Củng cố, kiểm tra: Đọc lại toàn bài (cả nhạc và lời) theo nhiều hình thức.
	Bước này học sinh kết hợp hài hòa giữa trường độ và cao độ để tạo nên giai điệu, hoàn thiện bài tập đọc nhạc.
3.2. Áp dụng trong thực tiễn giảng dạy
* Sau đây xin giới thiệu trình tự một bài tập đọc nhạc cụ thể tôi đã áp dụng trong giảng dạy tại điểm trường Ngọc Lập.
Bài tập đọc nhạc số 3 : “Cùng bước đều” (Âm nhạc lớp 4)
Hoạt động 1: Giới thiệu về bài tập đọc nhạc.
- Giáo viên treo bài tập đọc nhạc phóng to và giới thiệu: Bài tập đọc nhạc số 3 có tên “Cùng bước đều”, tác giả Phạm Kim, được viết ở nhịp 2/4, gồm 2 câu nhạc. , mỗi câu có 2 chuỗi âm ngắn (5 âm).
- Giáo viên đọc mẫu toàn bộ bài tập đọc nhạc kết hợp đệm đàn.
Hoạt động 2: Luyện đọc cao độ:
- Giáo viên đặt câu hỏi để HS nhận biết các nốt nhạc trong phần luyện tập cao độ (ghi trong bảng phụ) của bài từ thấp đến cao.
- Giáo viên đàn cho HS đọc cao độ 5 nốt nhạc trong phần luyện cao độ, (Đô, Rê, Mi, Pha, Son ) theo thứ tự từ thấp đến cao và ngược lại, luyện từng âm trước sau đó luyện theo cặp âm tăng dần rồi giảm dần. 
- Gọi 1-2 HS đọc lại – Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập tiết tấu:
- Cho học sinh nhận biết hình nốt trong phần luyện tập tiết tấu (bảng phụ).
	+ Phân tích: Nốt Trắng có giá trị độ dài gấp đôi nốt Đen.
- Giáo viên gõ mẫu tiết tấu – yêu cầu học sinh lắng nghe.
- Giáo viên chỉ định 1 em gõ lại.
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh cả lớp thực hiện theo các bước:
+ Đọc tiết tấu theo hình nốt: Đen, Đen, Đen, Đen, Trắng, Đen, Đen, Đen, Đen, Trắng.
+ Đọc kết hợp dùng phách gõ tiết tấu.
+ Dùng phách gõ tiết tấu, không đọc.
Hoạt động 4: Tập đọc nhạc từng câu (chuỗi âm thanh) ngắn.
- Giáo viên đàn mẫu toàn bộ phần nốt nhạc của bài tập đọc nhạc.
- Giáo viên đàn từng nốt nhạc trong bài (không theo tiết tấu) cho HS đọc theo để các em định hình được cao độ của các nốt nhạc trong bài, trong quá trình đọc giáo viên chú ý chỉnh sửa cao độ cho học sinh nếu các em đọc sai.
- Giáo viên đàn chuỗi âm thanh 5 âm rồi bắt nhịp 1-2, học sinh đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu 2-3 lần hoà với tiếng đàn, chuỗi 5 âm tiếp theo thực hiện tương tự sau đó ghép 2 chuỗi âm với nhau để hoàn thành câu nhạc thứ nhất. Câu nhạc thứ 2 thực hiện tương tự câu nhạc thứ nhất (trong trường hợp học sinh không đọc được thì giáo viên đọc mẫu chỗ khó và cho học sinh đọc theo).
- Giáo viên chỉ định 2-4 học sinh đọc lại từng câu đồng thời hướng dẫn các em sửa những chỗ chưa đạt. 
- Giáo viên đàn giai điệu cả bài cho các em đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu. luyện tập với các hình thức như: hát tập thể, dãy (nhóm), cá nhân.
- Sửa sai, hoàn thiện phần đọc nhạc.
Hoạt động 5: Ghép lời, đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc:
	+ Giáo viên hát mẫu phần lời của bài tập đọc nhạc
	+ Đọc lời ca từng câu
	+ Học từng câu như học hát
	+ Hát lời toàn bài
	+ Lần 1 đọc nhạc, lần 2 ghép lời toàn bài kết hợp gõ tiết tấu (giáo viên đàn giai điệu cho học sinh thực hiện theo nhiều hình thức. 
	Chú ý: Trong phần này nếu các em đã đọc tốt có thể cho các em hát kết hợp gõ đệm theo một số cách khác như: gõ theo nhịp, gõ theo phách. Giáo viên cần nhắc học sinh đọc diễn cảm, đúng tính chất mềm mại của giai điệu).
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
* Ngoài việc đầu tư, chuẩn bị cho việc học tập đọc nhạc, tôi áp dụng thêm một số biện pháp khác kết hợp sử dụng trong tiết dạy để đạt hiệu quả cao hơn, ví dụ như: 
	+ Thường xuyên kiểm tra vào các tiết học âm nhạc.
	+ Giao bài tập về nhà cho các em đọc.
	+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp cho các em ôn luyện thường xuyên bằng cách thay hát đầu giờ, giữa giờ, chuyển tiết bằng hình thức đọc lại 
- Để khắc phục được những tồn tại trên đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh, phân loại cụ thể từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp với từng đối tượng. Phân phối thời gian một cách khoa học giữa các hoạt động trong bài đồng thời phải biết sử dụng các nhạc cụ, dụng cụ hỗ trợ trong quá trình giảng dạy đặc biệt là dạy học bằng trình chiếu (Powerpoint), biện pháp này hỗ trợ rất hiệu quả cho việc giảng dạy âm nhạc. Trường hợp nhà trường không có nhạc cụ hỗ trợ hoặc không có đủ điều kiện sử dụng nhạc cụ thì giáo viên cần thường xuyên luyện tập xướng âm, luyện thanh, tiết tấu để khi dạy các em đọc nhạc giáo viên phát âm được cao độ một cách chính xác nhất.
	Thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp. Đó là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết được trong thời gian qua để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 Sáng kiến không chỉ nhằm mục đích giúp giáo viên dạy tốt nội dung "Tập đọc nhạc" mà còn giúp học sinh nhận thức sâu rộng hơn về kiến thức âm nhạc, biết vận dụng khả năng đọc nhạc vào học hát. Kết quả được đánh giá như sau: 
Năm học
Khối
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
2011- 2012
4
87
1=1,2%
71= 81,6%
15=17,2%
5
85
2=2,4%
76=89,4%
 7=8,2%
2012- 2013
4
91
15 =16,5%
76 =83,5%
0
5
87
15= 17,3%
72 =82,7%
0
- Nhìn vào bảng số liệu ta thấy. Năm học 2012-2013 ngay từ đầu năm học tôi đã áp dụng sáng kiến vào bài dạy do đó kết quả được nâng lên rõ rệt. kết quả đánh giá học lực môn Âm nhạc học kỳ II năm học 2012- 2013 của cả khối 4, 5 không có học sinh xếp loại B học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành đã được tăng lên, trong đó phần tập đọc nhạc các em thể hiện được tốt hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học, xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của phân môn, người giáo viên phải có vai trò chủ đạo trong việc tổ chức dạy học, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức chính xác còn phải lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp thì ta mới thu được những kết quả như mong muốn. Qua quan sát thực tế tôi nhận thấy các em yêu thích phân môn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả học tập đã nâng lên, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi thực hiện bài tập. 
 	Khả năng ứng dụng, triển khai sáng kiến: Có thể ứng dụng đối với những giáo viên giảng dạy Âm nhạc trong các trường Tiểu học cho khối lớp 4, 5.
 	 Trong thực tế giảng dạy một tiết học âm nhạc nói chung và nội dung học "Tập đọc nhạc" nói riêng, để bài học đạt chất lượng cao không chỉ áp dụng giảng dạy đúng theo lí thuyết mà điều đó đòi hỏi sự linh hoạt của người giáo viên giảng dạy, tôi xin đưa ra một số vấn đề cơ bản cần lưu ý khi giảng dạy âm nhạc như sau:
	Thứ nhất: Giáo viên cần thường xuyên bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp để lĩnh hội được nhiều kiến thức, phương pháp giảng dạy âm nhạc đạt hiệu quả cao.
	Thứ hai: Cần linh hoạt trong cách vận dụng phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh.
	Thứ ba: Cần linh hoạt trong cách tổ chức các hình thức học tập ở lớp để tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, cuốn hút học sinh tập trung vào nội dung học tập. Giao bài tập để học sinh tự luyện tập ở nhà.
Thứ tư: Sử dụng tốt các loại nhạc cụ đệm, gõ (đàn, kèn thổi, thanh phách, song loan...) và thường xuyên trong mọi hoạt động của tiết dạy.
Thứ năm: Giáo viên phải hòa đồng và giúp đỡ học sinh trong mọi hoạt động của tiết học âm nhạc, kịp thời uốn nắn học sinh khi các em đọc sai từ những chi tiết nhỏ.
	Thứ sáu: Tạo cơ hội để những học sinh khá, giỏi giúp đỡ những học sinh yếu. Động viên, khích lệ kịp thời để tạo hứng thú cho các em học tập.
2. Ý kiến đề xuất
	Để nâng cao chất lượng học tập phân môn tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học tôi xin có ý kiến đề xuất như sau:
 - Đối với cấp trên: Bổ sung thêm những đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn để đáp ứng nhu cầu học tập của các em.
Sáng kiến này nghiên cứu dựa trên thực tế tôi đã giảng dạy trong những năm qua tại trường Tiểu học Ngọc Lập, đúc kết những kinh nghiệm xin trình bày với quý đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý đồng nghiệp, của Hội đồng gi¸m kh¶o. Qua vấn đề này tôi muốn trao đổi với quý đồng nghiệp về vấn đề Âm nhạc, học Âm nhạc sẽ làm cho con người thoải mái, hừng thú hơn khi học tập môn học cũng như học các môn học khác, giáo dục Âm nhạc cùng với giáo dục các môn học khác lập nên một nền giáo dục toàn diện để đào tạo một thế hệ trẻ đủ năng lực, đầy tự tin trở thành người chủ tương lai của đất nước.
 Tôi xin trân thành cảm ơn!
 Ngọc Lập, Ngày 7 tháng 10 năm 2013
 Người viết sáng kiến
 Nguyễn Thị Thu Hà
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ ............................................................................................................................ . ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách "Phương pháp giảng dạy Âm nhạc Tiểu học" NXBGD
 2. Sách "Thiết kế bài giảng Âm nhạc lớp 4"" NXBGD năm 2005
3. Sách "Thiết kế bài giảng Âm nhạc lớp 5"" NXBG năm 2006
4. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 4" NXB năm 2005
	5. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 5" NXBGD năm 2006
	6. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4" NXBGD năm 2005
	7. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 5" NXBG năm 2006
	8. Sách "Nhạc lý cơ bản"" NXBGD năm 1999
MỤC LỤC
STT
Tên đề mục
Trang
1
PhầnI: Đặt vấn đề
1
2
Phần II: Giải quyết vấn đề
2
3
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2
4
2. Thực trạng của vấn đề
3
5
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3
6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
8
7
Phần III: Kết luận, kiến nghị
9
8
Tài liệu tham khảo
11
rong thực tế, để hát tốt một bài hát cần hiểu được tính chất của bài hát và quan trọng nhất là phải đúng cao độ, trường độ của bài hát có như vậy mới thể hiện được tính chất của bài. Vì vậy đọc nhạc tốt sẽ là cơ sở để các em so sánh xem mình hát đúng hay chưa, khi đã đọc chuẩn các nốt nhạc các em sẽ xác định được trong bài hát chỗ nào hát cao, hát thấp, chỗ nào ngân dài, chỗ nào luyến...
	Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu mục đích để đưa ra biện pháp dạy đọc nhạc giúp học sinh hiểu bài và nắm được bài nhanh nhất, tạo cho các em nền tảng ban đầu về âm nhạc, giúp các em có những cơ sở ban đầu để phát huy hết khả năng âm nhạc của mình. 
	Từ sáng kiến này tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy trong thời gian lâu dài để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đồng thời trao đổi kinh nghiệm với những đồng nghiệp khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN mon Am nhac.doc