I. LÍ DO :
Trong quá trình dạy học giáo viên thường quan tâm đến vấn đề được coi là quan trọng, đó là kết quả học tập của học sinh. Kết quả này có đạt được cần phải xem xét năng lực học tập của học sinh. Về học sinh thì trình độ nhận thức không đồng đều gây không ít khó khăn cho việc dạy và học.
Có em, giáo viên nêu yêu cầu đề bài thì hiểu ngay và thậm chí có thể trả lời được. Trong lúc đó có em đọc yêu cầu đề bài không hiểu yêu cầu, nếu có hiểu thì không biết làm cách nào để thực hiện. Đây là những học sinh thường gặp trong quá trình dạy học. Như vậy do đâu? Trong quá trình học các em có phải là thờ ơ sao lãng, thấy không có việc gì để làm, đợi thầy, cô các bạn sữa bài rồi viết vào vở, thầy cô hỏi thì trả lời không hỏi thì thôi, ít phát biểu, thụ động lười suy nghĩ dẫn đến kết quả học tập kém. Đó là lí do để tôi nghiên cứu đề rèn học sinh kĩ năng nhận diện từ
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH MINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN AN “B” Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 Đề tài: RÈN KĨ NĂNG NHẬN DIỆN TỪ VÀ PHÂN LOẠI TỪ THEO TỪ LOẠI CHO HỌC SINH YẾU Giáo viên: Nguyễn Phước Hậu Năm học 2006 - 2007 I. LÍ DO : Trong quá trình dạy học giáo viên thường quan tâm đến vấn đề được coi là quan trọng, đó là kết quả học tập của học sinh. Kết quả này có đạt được cần phải xem xét năng lực học tập của học sinh. Về học sinh thì trình độ nhận thức không đồng đều gây không ít khó khăn cho việc dạy và học. Có em, giáo viên nêu yêu cầu đề bài thì hiểu ngay và thậm chí có thể trả lời được. Trong lúc đó có em đọc yêu cầu đề bài không hiểu yêu cầu, nếu có hiểu thì không biết làm cách nào để thực hiện. Đây là những học sinh thường gặp trong quá trình dạy học. Như vậy do đâu? Trong quá trình học các em có phải là thờ ơ sao lãng, thấy không có việc gì để làm, đợi thầy, cô các bạn sữa bài rồi viết vào vở, thầy cô hỏi thì trả lời không hỏi thì thôi, ít phát biểu, thụ động lười suy nghĩ dẫn đến kết quả học tập kém. Đó là lí do để tôi nghiên cứu đề rèn học sinh kĩ năng nhận diện từ II. THỰC TRẠNG : Qua kinh nghiệm giảng dạy và thử nghiệm ở phân môn luyện từ và câu lớp 4 năm học 2005-2006 về “từ loại” như nhận diện từ theo từ loại, luyện tập và sử dụng từ đạt kết quả như sau : Gỏi : 5/28 học sinh - tỉ lệ 17,9% Khá: 7/28 học sinh - tỉ lệ 25% TB : 12/28 học sinh - tỉ le 42,8% Yếu : 4/28 học sinh - tỉ lệ 14,3% Trong đó học sinh yếu là những em thụ động, trí tuệ chậm phát triển, tư duy để phân tích – tổng hợp khái quát hóa một vấn đề rất yếu, không theo kịp các bạn trong lớp, hay quên không ghi nhớ được kiến thức. Chính vì những lí do trên, trong quá trình dạy học tôi tìm hiểu sâu sắc về nội dung, mục tiêu, cũng như quan điểm dạy học mới, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức học, cũng như cách sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài đạt hiệu quả hơn. Tôi đã hệ thống các dạng bài tập phân môn luyện từ và câu lớp 4 như sau : Ở phân môn Luyện từ và câu lớp 4 nội dung kiến thức được đưa vào các kiểu bài sau : cung cấp kiến thức mới mở rộng vốn từ, luyện tập thực hành, được phân bố theo một hệ thống chủ điểm nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về vốn từ thông dụng gồm các đơn vị học như sau : về tiếng, về cấu tạo từ, về từ loại, về câu, về dấu câu các kiến thức này được lòng ghép vào các dạng bài tập của phân môn nhằm rèn học sinh những kĩ năng nghe – nói – đọc – viết để các em học tập nói chung. Ngoài ra bản thân tôi giúp các em nắm được những kiến thức sơ giản về từ loại và làm giàu thêm vốn từ ngoài thông dụng cần thiết trong hoạt động học tập cũng như trong giao tiếp. Về từ loại : Gồm 9 tiết/ năm, yêu cầu cung cấp một số kiến thức sơ giản, cơ bản về “từ loại” của tiếng việt : danh từ dạy tiết từ tuần 5,6,7,8 gồm cả danh từ riêng động từ dạy 2 tiết, tuần 9,11. tính từ dạy 2 tiết, tuần 11,12. tất cả kiến thực được thông qua các dạng bài tập như sau : 1. Nhận diện từ theo từ loại Luyện viết danh từ riêng 2. Tìm và phân loại từ theo từ loại 3. Luyện – sử dụng từ III. BIỆN PHÁP : Ví dụ : Kiểu bài cung cấp kiến thức mới Bài 1 : Danh từ (tuần 5 trang 52 – TV, tập 1) * Bước 1 : Giáo viên đưa tình huống như bài 1 sách giáo khoa (Phần nhận xét) Bài tập 1 : Tìm từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau (bài tập này có dạng nhận diện từ theo từ loại) + Đọc nội dung yêu cầu bài tậo. Xác định yêu cầu. * Bước 2 : Phương tiện và hình thức học tập + Giáo viên phát phiếu học tập, học sinh làm việc cá nhân, sau đó hợp tác theo cặp 2,3 để loại bỏ từ chọn không đúng, gạch chân các từ em cho là đúng. + Học sinh trình bày kết quả – lớp nhận xét, sửa chữa bổ sung + Giáo viên đưa ra lời giải đúng được ghi ở thẻ rừ, và hình ảnh kèm theo. Dòng 1 : Bài thơ : Truyện cổ Dòng 2 : : Cuộc sống, tiếng, xưa Dòng 3 : : Cơn, nắng, mưa Dòng 4 : : Đời, cha ông Dòng 6 : : Con, sông, chân trời Dòng 7 : : Truyện cổ Dòng 8 : Ông cha Bài tập 2 : Xếp các từ mới tìm được vào nhóm thích hợp (Bài tập này có dạng phân loại từ theo từ loại) - Xếp các từ trên theo nhóm sau + Từ chỉ người : ông , cha, cha ông + Từ chỉ vật : Sông, dừa, chim trời + Từ chỉ hiện tượng : Mưa, nắng + từ chỉ khái niệm : Cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa + từ chỉ đơn vị : cơn, con, rặng - Là giáo viên cả lớp gọi học sinh lên bảng sắp xếp (như trên) - Giáo viên đặt câu hỏi Hỏi : Qua hai ví dụ trên em rút ra nhận xét gì? (nếu học sinh không trả lời được) Hỏi tiếp : Danh từ là gì (nếu học sinh không trả lời được) Hỏi : Danh từ là những từ chỉ gì? .. (học sinh ftrả lời) Học sinh rút ra khái niệm như sách giáo khoa Ví dụ 2 : Kiểu bài mở rộng vốn từ : Trung thực” M : Từ cùng nghĩa “thật thà, thẳng thắng, ngay thẳng, chân chật, thật thà . M : từ trái nghĩa : Gian dối, dối trá, gian trá, lừa bịp, lừa dối *Bước 2 :Phương tiện và hình thức - Giáo viên phát phiếu học tập cho từ học sinh, hợp tác theo cặp 2, hoặc cặp 3 bạn trao đổi làm bài. - Học sinh trình bày kết quả, giáo viên và học sinh nhận xét - Giáo viên chốt lại lời giải đúng như trên học sinh làm vào vở theo lời giải đúng. Bài tập 2: Đặt câu với từ cùng nghĩa với từ “trung thực” hoặc một rừ trái nghĩa với từ “trung thực” cho học sinh chuẩn bị trong 1, 2 phút và nối tiếp nhau, đọc những câu đã đặt, giáo viên nhận xét nhanh (bài tập này có dạng luyện sử dụng từ) (làm trên phiếu học tập đã phát – làm việc cá nhân) Ví dụ : + Bạn Lan rất thật thà, Tô Hiến Thành nổi tiếng là người chính trực + Trên đời này không có gì tệ hại hơn sự dối trá . Bài tập 3 : Dòng nào dưới đâu nêu đúng ý nghĩa của từ “tự trọng” a) Tin vào bản thân b) Quyết định lấy công việc của mình c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác (Bài tập này có dạng nhận diện từ có đúng nghĩa) * Bước 1 : Phương tiện và hình thức + Giáo viên viết sẵn bài tập 3 trên bảng phụ + Giáo viên : Pho to vài trang từ điền đủ dùng cho 5, 6 nhóm + Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi trắc nghiệm chọn ý em cho là đúng . Cả lớp tham gia ( ý đúng C ) . Bài tập 4 : Có thể dùng thành ngữ tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng : (Bài tập này có dạng nhận diện từ theo nghĩa) * Bước 1 : Hình thức học nhóm – thảo luận – dán lên bảng nhóm * Bước 2 : Phương tiện giáo viên dùng thẻ câu ghi sẵn đủ dùng cho 5,6 nhóm TRÌNH BÀY Nói về lòng trung thực Nói về lòng tự trọng Cây ngay không sợ chết đứng Đói cho sạch rách cho thơm Thẳng như ruột ngựa Giấy rách phải giữ lấy lề Để cho tiện cả lớp đánh giá – nhận xét Ví dụ 3 : Kiểu bài : Luyện tập thực hành Bài : Luyện tập viết tên người tên địa lí Việt Nam (sách TV4 trang 74 tập 1) Bài tập 1 : Viết lại cho đúng tên riêng trong bài ca dao sau : (Bài này có dạng luyện – sử dụng từ) * Bước 1 : Giáo viên đưa tình huống yêu cầu bài tập 1 (phiếu bài tập 1) - Học sinh đọc nội dung yêu cầu bài tập 1 – đọc thầm phất hiện những tên riêng, viết không đúng qui tắc chính tả – gạch chân tên riêng viết sai. Học sinh nêu lên cả lớp nghe xác định đúng chưa? * Bước 2 : Phương tiện đồ dùng dạy học : Bảng nhóm – thẻ từ, đủ dùng cho 5,6 nhóm * Bước 3 : Hình thức học tập cá nhân – hợp tác nhóm, giao việc mỗi nhóm ít nhất 02 câu, mỗi em viết ít nhất 1, 2 tên riêng, cài lên bảng nhóm tiện cho cả lớp nhận xét sửa chữa. Phúc kiến, Hàng Thanh, hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng Mã Vĩ, Hàng Giày, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè Bài tập 2 : Trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam a) Đố – Tìm và viết tên các tỉnh, thành phố a) Đố tìm và viết đúng những danh từ, thắng cảnh duy tích lịch sử nổi tiếng (Bài tập này có dạng : Luyện – tử dụng từ) *Bước 1 : Giáo viên tạo tình huống, bằng cách Treo bản đồ Việt Nam lên bảng, cho học sinh thứ tự từng nhóm lên quan sát, mỗi nhóm cử một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu, học sinh khác đem sổ tay ghi chép. * Bước 2: Phương tiện và hình thức học tập: Giáo viên cho cả lớp tham gia trò chơi thi tiếp sức: viết các tỉnh, thành phố ( ½ lớp ghép thành một đội A; ½ lớp ghép thành đội B) điền tên các tỉnh. Vòng 2: Điền tên riêng các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. * Giáo viên nhận xét, đánh giá bằng điểm số và thắng cuộc, khuyến khích đội còn lại. a) Tên tình: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Tuyên Quang: Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang . b) Danh lam thắng cảnh khu di tích lịch sử: - Vịnh Hạ Long, hồ Ba bể, hồ Hoàn Kiếm. - NúiTam Đảo, núi Ba Vì, động Tam Thanh. - Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám .. a) Tên tỉnh: Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên . An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang .. b) Danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử: - Hồ Than Thở, sông Hương. - Núi Ngự Bình, núi Bà Đen, động Nhị Thanh, động Phong Nha,. . - Hoàng Thành Huế, hang Pác Bó, cây đa Tân Trào. - Giáo viên chú ý đến những học sinh yếu kém, cho các em cùng tham gia khích lệ. IV. KẾT QUẢ Sau khi đổi mới cách tổ chức, hình thức dạy học tích cực ở năm học 2005 – 2006, cho thấy ácc em rất yêu thích môn Luyện từ và câu lớp 4. Khi học ở phân môn này thực sự cảm thấy vui, hứng thú, tiết học không nặng nề, các em thấy tự do, thoải mái, vận dụng theo cách làm, cách nghĩ dưới sự hướng dẫn có chỉ định của thầy cô và đem lại kết quả như sau: - Loại Giỏi : 7 tỉ lệ 25% Khá: 13 46,4% Trung bình: 8 28,6% Yếu 0 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Khi dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4, giáo viên cần nắm những yêu cầu cơ bản và quan trọng sau: - Nắm được mục tiêu nội dung, cấu trúc của từng loại bài. - Hệ thống được các dạng bài tập của phân môn Luyện từ và câu theo từng đơn vị học. - Biết phối hợp, vận dụng nhiều hình thức học tập tích cực, phù hợp với từng nội dung bài tập, đồng thời tác động đến từng đối tượng học sinh, chú ý nhất là học sinh thụ động (kém). - Đồng thời, kết hợp với nhiều phương tiện khác nhau và đủ cho các hoạt động học tập. Từ đó, giúp các em chiếm lĩnh được kiến thức nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và đạt kết quả cao hơn. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi sẽ cố gắng nhân rộng ra nhiều phân môn và môn học khác để hoàn thành tốt nhiệm cao cả của người giáo viên mà Đảng và Nhà nước tín nhiệm giao cho. Tổ trưởng khối chuyên môn Thuận An, ngày 15 tháng 01 năm 2007 Người viết Nguyễn Phước Hậu Xác nhận Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: