3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:.
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng, vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và học tập tiếp môn toán ở Trung học. Giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học.
a. Ưu điểm
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và sự quan tâm của phụ huynh học sinh.
- Các em đều được quan tâm tương đối đủ dụng cụ học tập, đọc trôi chảy và viết thành thạo.
b. Hạn chế
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi): ................................... Tên sáng kiến: Rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu lớp 4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng, vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và học tập tiếp môn toán ở Trung học. Giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học. a. Ưu điểm - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và sự quan tâm của phụ huynh học sinh. - Các em đều được quan tâm tương đối đủ dụng cụ học tập, đọc trôi chảy và viết thành thạo. b. Hạn chế * Đối với giáo viên: - Giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. - Chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh, dạy một chiều. * Đối với học sinh: - Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được lượng kiến thức bài học, chóng quên và kĩ năng tính toán chưa nhanh - nhất là đối với kỹ năng chia. - Qua kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu năm 30 em học sinh lớp 4/1 với đề bài như sau: *Đặt tính rồi tính kết quả: (Mỗi bài tính đúng cho 2,5 điểm) a. 130 : 5 b. 816 : 4 c. 28472 : 6 d. 740 : 2 *Kết quả thu được như sau: Tổng số em tham gia khảo sát Số em đặt tính đúng Số em làm đúng hết Số em làm sai một bài Số em làm sai hai bài Số em làm sai ba bài Số em làm sai cả 4 bài 30 28 4 6 7 5 8 Từ bảng khảo sát trên, ta có thể biết được tỉ lệ học sinh, chưa biết chia còn cao, nhiều em kĩ năng thao tác còn chưa chắc chắn. Qua khảo sát thực tế học sinh tôi nhận thấy một bộ phận đông học sinh trung bình, yếu về kiến thức chia chưa thực hiện được nên việc vận dụng vào thực tế là rất khó khăn. Chính vì vậy, ngay đầu năm học tôi lựa chọn đề tài: “Rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu lớp 4.” 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kỉến: a. Mục đích của giải pháp: - Có những kiến thức cơ sở ban đầu về kĩ năng chia, đặc biệt là đối với học sinh trung bình, yếu lớp 4. - Bước đầu hình thành và phát triển khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản; góp phần rèn luyện phương pháp học tập làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo. - Hình thành nhân cách phát triển năng lực trí tuệ ,góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: - Các học sinh trung bình yếu ham thích làm chia hơn, nắm được kiến thức và ghi nhớ lâu hơn. - Giúp các em có tính độc lập khi giải quyết bài tập chia, phép tính được chính xác và nhanh hơn. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: - Trước đây học sinh thường quên nhanh kiến thức đã học. Các buổi học sau học sinh không nhớ cách thực hiện phép tính chia, bắt buộc giáo viên phải giảng lại gây mất thời gian. - Bây giờ học sinh nắm cách chia thành thạo và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. - Mỗi tiết học các em không còn tiếp thụ kiến thức một cách thụ động thay vào đó các em chủ động lắng nghe đóng góp và tích cực xây dựng bài học. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: - Đọc tài liệu các modun, sách tham khảo. - Xây dựng tiết dạy một cách khoa học, phù hợp với tình hình học sinh của lớp. - Học hỏi kinh nghiệm của giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và phụ đạo học sinh. b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến (giải pháp mới): Qua thực tế của lớp mình, tôi đã hướng dẫn, giúp đỡ các em theo trình tự sau: * Kiểm tra, phân loại đối tượng học sinh trong lớp . Giỏi, khá, trung bình, yếu, tìm hiểu nguyên nhân việc thực hiện làm tính sai của từng em như : - Chưa tập trung theo dõi bài. - Chưa thuộc bảng nhân, bảng chia. - Phương tiện học còn thiếu hay ước lượng thương còn yếu ở các em Với những em chưa tập trung chú ý các kĩ năng thao tác tính dẫn đến làm tính chia sai thì giáo viên nhắc nhở, dành thời gian, hướng dẫn giúp đỡ các em nắm lại các bước tính. Thường thì những em này tiếp thu lại rất nhanh. Còn những em chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, thì không thực hiện được chia ngoài bảng là điều tất yếu, cùng với những đối tượng ước lượng thương kém dẫn đến tính sai, vở nháp không có giáo viên dành nhiều thời gian giúp đỡ các em này nhiểu hơn, trong các giờ trống, đầu các buổi học. Đặc biệt giáo viên cần liên hệ với gia đình các em, giao việc một cách chặt chẻ ở nhà để các em có ý thức thực hiện tốt ,đạt kết quả cao trong học tập. * Hướng dẫn cách thực hiện. - Cách đặt tính :Học sinh cần nắm được một cách chính xác. (Số bị chia ) (Số chia) (Thương) - Cách tính: Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia,nhân,trừ. (từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất). *Lưu ý: Lần chia đầu tiên, nếu lấy một chữ số đầu tiên của số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số . Lần chia thứ hai (trừ lần cuối) nếu số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 vào thương. Từ cách hướng dẫn thực hiện như trên. Chúng tôi chia ra thành các giai đoạn và giải pháp sau: GIAI ĐOẠN 1. Ôn tập lại các nội dung cơ bản của 17 tiết chia ngoài bảng chia ở lớp 3: Trong một thời gian thực hiện: Tôi chia lớp ra nhiều nhóm, mỗi nhóm có lượng bài khác nhau, mức độ khác nhau và được thể hiện trong các giải pháp sau. Giải pháp 1. Kiểm tra việc học thuộc bảng nhân, bảng chia của học sinh: Để thực hiện được chia ngoài bảng, việc đầu tiên là yêu cầu học sinh phải thuộc nhân chia trong bảng. Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc học thuộc nhóm chia trong bảng, thường xuyên kiểm tra việc học thuộc lòng các bảng nhân, chia của học sinh (kiểm tra 15 phút đầu giờ, học sinh tự kiểm tra theo nhóm, tổ, cá nhân) cho đến khi các em thật thuộc, thật nhớ. Giải pháp 2. Ôn lại một số tính chất của phép nhân, phép chia: * Tính chất giao hoán của phép nhân. *Tính chất kết hợp của phép nhân. + Nhân với 1, nhân với 0. + 0 chia cho một số bất kì, *Chia một tổng cho một số. *Chia một hiệu cho một số.... Việc ôn lại một số tính chất cơ bản này giúp học sinh có thao tác, kĩ năng tính đúng, tính nhanh. Giải pháp 3. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia. Khi học sinh đã nắm được một số yêu cầu cơ bản trên, giáo viên hướng dẫn học sinh làm một số bài tập đơn giản nhưng cơ bản làm cơ sở ban đầu cho phép chia ngoài bảng. Bài 1: (dạng 1). 3 : 3 = 9 : 4 = 4 : 3 = 8 : 4 = Học sinh dễ dàng làm các phép tính trên. Cũng với bài tập trên, yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính. Giáo viên hướng dẫn: Trong mỗi phép chia, khi thực hiện, giáo viên nhấn mạnh có 3 bước tính: Bước 1: Chia Bước 2: Nhân Bước 3: Trừ Ví dụ: 6 3 Bước 1: 6 chia 3 được 2, viết 2. 6 2 Bước 2: 2 nhân 3 bằng 6. 0 Bước 3: 6 trừ 6 bằng 0. 9 4 Bước 1: 9 chia 4 được 2, viết 2. 8 2 Bước 2: 2 nhân 4 bằng 8. 1 Bước 3: 9 trừ 8 bằng 1. Vậy thương là 2, số dư là 1 Học sinh tự làm các phép tính còn lại: Ví dụ: 4 3 7 4 3 1(dư 1) 4 1(dư 3) 1 3 Bài 2: ( Dạng 2): 15 : 5 = 20 : 5 = 35 : 7 = Học sinh vận dụng chia tìm được kết quả các phép tính: 15 : 5 = 3 20 : 5 = 4 35 : 7 = 5 Giáo viên lưu ý với các trường hợp còn lại: * 15 chia 5 bằng 3. Vậy các số từ 16 đến 19 chia 5 cũng được 3 nhưng sẽ có dư (số dư bằng các số đó trừ đi tích của 3 và 5) 20 chia cho 5 mới được 4. 16 : 5 = 3 (dư 1) 17 : 5 = 3 (dư 2) * 42 chia 7 bằng 6; 35 chia 7 bằng 5. Vậy các số từ 36 đến 41 chia cho 7 đều bằng 5 và có dư. 40 : 7 = 5 (dư 5) 39 : 7 = 5 (dư 4) Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính: Giáo viên hướng dẫn một số phép tính: 16 5 Bước 1: 16 chia 5 được 3, viết 3 15 3 Bước 2: 3 nhân 5 bằng 15. 1 Bước 3: 16 trừ 15 bằng 1 Vậy thương là 3, số dư là 1. Giáo viên cho học sinh thực hiện ở bảng con với các phép tính còn lại. Giáo viên sửa sai và uốn nắn học sinh kịp thời: Em nào thực hiện sai yêu cầu thực hiện lại. 20 5 42 7 40 7 36 7 20 4 42 6 35 5(dư 5) 35 5(dư 1) 0 0 5 1 Khi học sinh đã làm thành thạo các bài tập dạng trên, nắm vững các thao tác thực hiện phép chia. Giáo viên cho học sinh vận dụng với các bài tập có số bị chia lớn hơn. Ví dụ 48 4 Gợi ý: Phép tính này có mấy lượt chia? (2 lượt). Mỗi lượt chia thực hiện mấy bước tính? (3 bước: Chia- nhân- trừ). Bắt đầu từ số nào chia? Hướng dẫn học sinh thực hiện: 48 4 Lượt 1: 4 chia 4 được 1, viết 1 4 12 1 nhân 4 được 4. 08 4 trừ 4 bằng 0. 8 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 4 được 2, viết 2. 0 2 nhân 4 được 8. 8 trừ 8 bằng 0. Vậy thương là 12. Cho học sinh vận dụng các bài cùng dạng: 55 : 5 = 488 : 4 = 55 5 488 4 05 11 08 122 0 08 0 Ví dụ 2: 98 : 3 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện: 98 3 Lượt 1: 9 chia 3 được 3, viết 3 9 32 3 nhân 3 được 9. 08 9 trừ 9 bằng 0. 6 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 3 được 2, viết 2. 2 2 nhân 3 được 6. 8 trừ 6 bằng 2. Vậy thương là 32,số dư là 2. Học sinh làm các bài cùng dạng: 57 : 5 968 : 2 57 5 968 2 07 11(dư 2) 16 434 2 08 0 Với dạng bài tập thương có chữ 0, giáo viên cũng đi từ phép chia đơn giản, từ số bị chia có 2 chữ số đến số bị chia có 3, 4, 5 chữ số. Cho học sinh nhắc lại: 0 chia cho số nào cũng bằng 0. 0 nhân số nào cũng bằng 0. Ví dụ: 0 : 9 = 0 1 : 9 = 0 (dư 1) 4 : 9 = 0 (dư 4). Hướng dẫn học sinh vận dụng vào bài tập: 62 : 3 = 816 : 4 = 62 3 816 4 02 20(dư 2) 016 208 0 0 2 GIAI ĐOẠN 2 Dạy 18 tiết phép chia lớp 4 Giải pháp 1: Dạy chia cho số 1 chữ số, 2 chữ số , 3 chữ số dựa trên: + Kế thừa: Học sinh biết cách đặt phép tính, cách thực hiện phép tính. + Cách dạy: Cho học sinh thực hành, luyện tập là cơ bản. Cụ thể: Giáo viên đưa bài tính: Ví dụ 1: 128472 : 6 = ? Đây là phép chia số mấy chữ số cho số có mấy chữ số ? * Số bị chia có số 6 chữ số. * Số chia là số có 1 chữ số. Để tìm thương ta làm như thế nào? * Đặt tính. * Chia theo thứ tự từ trái sang phải để tìm thương. - Giáo viên cần lưu ý để học sinh biết khi chia cho số có một chữ số thường ta lấy một chữ số để chia. Tuy nhiên số 1 không chia được cho 6 nên phải chọn 2 chữ số là 12 Em hãy thực hiện tính để tìm thương. 128472 6 Học sinh nêu kết quả, cách thực hiện. 08 21412 Lượt 1: 12 chia 6 được 2, viết 2 24 2 nhân 6 được 12. 07 12 trừ 12 bằng 0. 12 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 6 được 1, viết . 0 1 nhân 6 được 6. 8 trừ 6 bằng 2, viết 2. Lượt 3: Hạ 4, dược 24 chia 6 được 4, viết 4 . 4 nhân 6 được 24. 24 trừ 24 bằng 0. Lượt 4: Hạ 7, 7 chia 6 được 1, viết 1. 1 nhân 6 được 6. 7 trừ 6 bằng 1, viết 1. Lượt 5: Hạ 2, được 12 chia 6 được 2, viết 2. 2 nhân 6 được 12. 12 trừ 12 bằng 0. Vậy thương là 21412. Học sinh thực hiện tương tự: Ví dụ: 475908 : 5 475908 5 25 95181(dư 3) 09 40 08 3 Gợi ý học sinh phân tích: Ở lượt lấy là 9 không lấy 8 nếu chọn thương là 8 thì số dư ở số bị chia lớn hơn số chia; nếu lấy thương lớn hơn 9 thì số chia lớn hơn số bị chia. Học sinh tiếp tục chia đến hết. => Chia hết là trường hợp chia có số dư là mấy? ( bằng 0). Số dư lớn nhất có thể có được trong phép chia khi số dư bằng mấy? ( Bằng số chia trừ đi 1). Ví dụ 2: 9060 : 453 Nhận dạng? Số bị chia là số có 4 chữ số. Số chia là số có 3 chữ số. Cách thực hiện? + Đặt tính + Chia theo thứ tự từ trái sang phải. + Cách tìm thương? Làm phép thử chọn. Cách nhẩm: 9 chia 4 được 2Thử thương là 2 ; 2 nhân 453 bằng 906; 906 trừ 906 bằng 0, viết 0; hạ 0, 0 chia 453 bằng 0, viết 0. 9060 453 00 20 0 Giáo viên cho học sinh thực hiện chia nhiều bài, luyện kĩ cách tìm thương vì số chia càng lớn việc thử chọn tìm thương càng khó hơn. Giải pháp 2.Vận dụng vào thực tiễn. Trong quá trình hướng dẫn học sinh, giáo viên phải kiên trì, đi từng dạng bài tập. Với mỗi dạng, giáo viên hướng dẫn thật kĩ. Sau khi làm thành thạo thì cho học sinh áp dụng làm nhiều bài tập với từng dạng bài đó. Khi đã nắm vững kĩ năng, thao tác từng bước tính thì hướng dẫn học sinh thực hiện bước tính trừ nhẩm để phép tính được trình bày ở dạng ngắn gọn hơn. Sau mỗi bài toán, khi tìm được kết quả phép tính, giáo viên nên tập cho học sinh thử lại kết quả: Lấy thương nhân số chia, cộng số dư (nếu có), nếu cho kết quả bằng số bị chia thì phép chia đó đúng Ngoài ra việc tổ chức “ Trò chơi” trong quá trình học tập cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc củng cố các lượt chia, cách viết đúng. Ví dụ: Bài 1: Khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất của mỗi lượt chia sau 8469 : 241= ? Lượt 1: A. 846 : 241 = 3 dư 113 B. 846 : 241 = 3 dư 123 C. 846 : 241 = 3 dư 122 Lượt 2: Hạ 9; 1239 : 241 A. 1239 : 241 = 5 dư 34 B. 1239 : 241 = 4 dư 275 C. 1239 : 241 = 5 dư 43 Bài 2: Khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất và giải thích. 83120 : 92 =? A. 83120 : 92 = 93 (dư 44). B. 83120 : 92 = 903 (dư 40). C. 83120 : 92 = 903 (dư 44) Qua cá bài cho thấy học sinh rất hứng thú mỗi khi giáo viên tổ chức xen kẻ trong các tiết học nhất là trò chơi mang tính toán học như trên. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Áp dụng cho tất cả học sinh lớp 4 trong nhà trường và tất cả học sinh Khối 4 toàn huyện để rèn kỹ năng chia học sinh trung bình, yếu. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Trên đây chúng tôi đã trình bày một số thủ thuật của mình khi hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện tính chia (với đối tượng học sinh trung bình, yếu). Với cách làm này chất lượng môn toán của lớp tôi giảng dạy đã được nâng cao lên rõ rệt. Nhiều em từ chỗ chưa chia được đã thực hiện phép chia một cách thành thạo, chắc chắn, các em như: Nguyễn Hoài Minh Sang, Võ Huỳnh Tấn Sang, Phan Đoàn Minh Thuyền,chia thành thạo Cuối HKI, của năm học: 2019 – 2020 qua khảo sát lần hai kết quả đạt được: * Đặt tính rồi tính kết quả: 579 : 36 4674 : 82 301849 : 7 81350 : 187 Mỗi bài tính đúng 2,5 điểm. Kết quả thu được như sau: Tổng số bài Đúng 4 bài Sai 1 bài Sai 2 bài Sai 3 bài Sai 4 bài 30 23 4 3 0 0 3.5.Tài liệu kèm theo gồm: - Không có Chợ Lách, ngày 10 tháng 03 năm 2020.
Tài liệu đính kèm: